intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thực hành 10: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

231
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành giúp học sinh biết bố trí thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho enzim hoạt động. Rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm, giải thích được một số hiện tượng thông thường về tiêu hóa ở khoang miệng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thực hành 10: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt

  1. Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy  môn sinh học 8, một khó khăn khá lớn đối   với Giáo viên và Học sinh đó là: làm thế nào để thực hiện tốt các thí nghiệm và các   bài thực hành trong chương trình­ SGK sinh học 8?  Cẩm nang bổ trợ, tháo gỡ những khó khăn đó mời bạn đến với  cuốn  "Thí   nghiệm thực hành sinh học 8"  mang tới cho các thày giáo, cô giáo viên các em   học sinh thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy,  làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ  chương trình, làm cơ  sở để  tập huấn   cho học sinh tham gia các kì thi HSG thực hành.  Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí   nghiệm sinh học, kế  họach bài dạy thực hành, các thí nghiệm,  những kiến thức   mở rộng giúp  hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy và học. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thí nghiệm và thực hành trong chương trình sinh học 8,   mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ  dùng thiết   bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài  tập cho học sinh tự  làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự  luận, có câu hỏi nâng cao, mở  rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi­trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, có thêm thông tin, tạo  hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học.  Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong  được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Bùi Văn Thêm­ Quế Nham­ Tân Yên­Bắc Giang  ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn. Sách đã được NXB GD in ấn và phát hành toàn quốc tháng 02/2012 Các thí nghiệm, bài thực hành  cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 8 TN, Tiết  Bài, phần  SGK  TT Nội dung TH trong CT trong bài trang 1. TH Hình vẽ về Tế bào 3 3 11 2. TH Quan sát tế bào và mô 5 5 18 Tìm hiểu thành phần HH của  3. TN 8 8­PhầnIII 30 xương 4. TN Tính chất của cơ 9 9­Phần II 32 5. TN Sự mỏi cơ 10 10­Phần II 34 Tập sơ cứu và băng bó cho  6. TH 12 12 40 người gãy xương Tìm hiểu thành phần cấu tạo của  7. TN 13 13­Phần I 42 máu 8. TH Sơ cứu cầm máu 20 19 61 9. TH Hô hấp nhân tạo 24 23 75 Tìm hiểu hoạt động của en zim  10. TH 27 26 84 trong nước bọt Phân tích một khẩu phần ăn cho  11. TH 39 37 116 trước
  2. Tìm hiểu chức năng của tuỷ  139 12. TH 46 44 sống 13. 10.Th: tìm hiểu hoạt động của enzim  trong nước bọt (Tiết 27 ­ Bài 26    ­ SGK.Tr 84) I­Mục tiêu:  Biết bố  trí thí nghiệm để  tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho enzim   hoạt động. Rút ra kết luận từ  kết quả  thí nghiệm, giải thích được một số  hiện   tượng thông thường về tiêu hoá ở khoang miệng. II­Nội dung: A­Dụng cụ, phương tiện cho mỗi nhóm (tổ) ­ 12 ống nghiệm nhỏ 10ml. ­ 1 bình thuỷ  tinh 5l, đũa thuỷ  tinh, nhiệt kế, cặp  ­ 2 giá để ống nghiệm. ống nghiệm, may so đun nước (hoặc phích đựng  ­ 2 đèn cồn và giá đun. nước nóng). ­ 2 ống đong chia độ 10ml. ­ Nước bọt 25% lọc qua bông. ­ 1 cuộn giấy đo độ pH. ­ Hồ tinh bột 1%. ­ 2 phễu nhỏ và bông lọc ­ Dung dịch HCl loãng 2%. ­ Thuốc thử  strôme  10ml. ­ Dung dịch iốt loãng 1%. B­Các bước tiến hành thí nghiệm.  Hoạt động 1: Chuẩn bị TN và các bước tiến hành ­Tổ  trưởng phân công nhiệm vụ  cho các thành viên trong tổ  theo nội dung bài 26   trong  SGK Sinh học 8 trang 84. ­Nhận và kiểm tra dụng cụ, vật liệu đã được chuẩn bị như ở phần II. ­Các thành viên chuẩn bị  công việc cho thí nghiệm như trong hình 26 SGK. Hoạt động 2: Cách tiến hànhTN  ­Dùng ống đong hồ tinh bột rót vào các ống nghiệm A, B, C, D, mỗi ống 2ml  ­Dùng mỗi ống đong khác nhau lấy các vật liệu khác nhau: 2ml nước lã cho vào ống A. 2ml Nước bọt cho vào ống B. 2ml nước bọt đã đun sôi cho vào ống C. 2ml nước bọt cho vào ống D, và vài giọt HCl 2%    ­Đặt giá ống nghiệm đã chứa các vật liệu vào  bình thuỷ tinh chứa nước ấm 37 oC  (như hình 26 SGK) trong 25 phút.  ­Các nhóm quan sát kết quả biến đổi của hồ tinh bột trong các ống A, B, C, D ống nghiệm Hiện tượng (độ trong) Giải thích ống A Vẫn bình thường Không có quá trình biến đổi
  3. Có sự  thay  đổi, trong hơn  có quá trình biến đổi hóa học  ống B các ống khác  nhờ men trong nước bọt Không có quá trình biến đổi Khi đun sôI, các men bị phân  ống  C Vẫn bình thường hủy không hoạt động dược Vẫn bình thường Không có quá trình biến đổi ống D Môi   trường   bị   a   xít   do   có  HCl 2%  Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả: B1­Mỗi nhóm chia phần dịch trong mỗi ống nghiệm thành 2 ống, để thành 2 lô      Lưu ý:         ­Các ống A chia vào 2 ống A1 và A2 có dán nhãn.             ­Các ống B chia vào 2 ống B1 và B2 có dán nhãn. ­Các ống C chia vào 2 ống C1 và C2 có dán nhãn. ­Các ống D chia vào 2 ống D1 và D2 có dán nhãn. B2­Nhỏ dung dịch iốt 1% vào các ống nghiệm của lô 1, mỗi ống 5­ 6 giọt, rồi lắc  đều. ­Nhỏ dung dịch strôme vào các ống nghiệm của lô 2, mỗi ống 5­6 giọt, rồi lắc đều. B3­Đun sôi các ống nghiệm của lô 2 trên ngọn lửa đèn cồn. B4­Quan sát kết quả biến đổi màu  trong  các ống nghiệm. Chỉ có  các ống B1, B2 có sự thay đổi màu B5­Ghi lại kết quả biến đổi màu trong các ống vào bảng: Các ống nghiệm Hiện tượng (màu sắc) Giải thích Trong  ống   tinh bột không bị  ống A1 Có màu xanh tím biến đổi ống B1 Không có màu xanh tím   Tinh bột đã bị biến đổi Trong  ống   tinh bột không bị  ống C1 Có màu xanh tím biến đổi Trong  ống   tinh bột không bị  ống D1 Có màu xanh tím biến đổi Tinh   bột   chưa   biến   thành  ống A2 Không có màu đỏ cam đường glucô, maltozơ Tinh bột đã biến thành đường  ống B2 Có màu đỏ cam maltozơ ống  C2 Không có màu đỏ cam Tinh   bột   chưa   biến   thành 
  4. đường glucô, maltozơ Tinh   bột   chưa   biến   thành  ống D2 Không có màu đỏ cam đường glucô, maltozơ B5­Thảo luận tổ về lời giải thích cho các biến đổi mầu ở các ống như sau:  +Pha dung dịch iốt để thử tinh bột: Hoà tan 1 gam IK(iốt tua kali) vào một ít   nước  sao đó cho thêm 0,5 gam iốt tinh thể  vào lắc cho tan hết thì cho thêm nước  cất vào cho đủ  100cc. Dung dịch cần giữ  trong các lọ  màu nâu hay vàng để  tránh   ánh sáng phá huỷ Khi nhỏ  vào dung dịch mà dung dịch chuyển sang màu xanh tím  thì chứng   tỏ trong dung dịch có tinh bột (iốt là thuốc thử để phát hiện tinh bột nhưng tinh bột   cũng chính là chất để nhận biết sự có mặt của iốt). +Pha thuốc thử  tờrôngme (strôme): Pha dung dịch NaOH 10% và dung dịch  CuSO4 2%, khi dùng pha lẫn 2 dung dịch theo tỷ lệ 1 /1 theo đơn vị giọt. Phản ứng màu đỏ nâu, đỏ cam với đường glucô, mantô (đường đơn) +Chế dung dịch hồ tinh bột 1%: Cho 1 gam tinh bột vào trong 100ml nước,   khuấy đều đun sôi thành dịch loãng sau đó lọc qua bông là dùng được. +Tác dụng của enzim tiêu hoá trong nước bọt:  Trong nước bọt không có enzim tiêu hoá protein và lipit mà chỉ  có enzim tiêu  hoá gluxit. enzim amylaza (còn gọi là ptyalin). Dưới tác động của enzim amylaza,  tinh bột chín được phân giải thành đường maltozơ. Enzim amylaza không có tác  dụng phân giải tinh bột sống. Enzim amylaza hoạt động mạnh nhất  ở  trong môi   trường pH = 6,5 và mất hoạt tính  ở  pH
  5. Trả  lời: ................................................................................................................................... ......................... 3­Hãy nêu các điều kiện   về  nhiệt độ, độ  pH thích hợp nhất để  enzim có trong  nước bọt hoạt động tốt? Trả  lời: ................................................................................................................................... ......................... 4­Hãy giải thích hiện tượng: Khi nhai kỹ bánh mì, cơm cháy thì cảm thấy  ngọt trong miệng. Trả  lời: ................................................................................................................................... ......................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ...................................................... 5­Có một gói muối trên đó ghi "muối trộn iốt" làm cách nào để  kiểm tra   xem gói muối đó có iốt hay không có iốt. Hãy làm một thí nghiệm nhỏ để kiểm tra   và giải thích trên cơ sở những kiến thức đã biết? Trả  lời: ................................................................................................................................... ......................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ..............................................  Hỏi đáp về nước bọt Hỏi: Nước bọt có những công dụng gỡ?  Trả lời:
  6. Nước bọt là một trong những loại thể dịch khá quan trọng do tuyến nước  bọt ở miệng tiết ra. Tuy nhiên ít người biết rằng đó là một thứ dịch có rất nhiều  lợi ích. Từ xa xưa, cổ nhân đã biết đến  công dụng của nước bọt đối với sức khỏe  và bệnh tật. Theo dược học cổ truyền,  nước bọt vị mặn, tính bình, không độc, là  một loại tân dịch hình thành bởi sự kết hợp  tinh túy nhất giữa nước và ngũ cốc, có công  dụng nhuận ngũ tạng, bổ não ích tủy, làm  tăng nguyên khí ở đan điền, tăng tân dịch,  giải độc trừ tà, làm sáng mắt, mềm da,  thông khiếu và kéo dài tuổi thọ, thường  được dùng để bồi bổ tạng phủ, chữa mụn  nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, phá các   Tuyến nước bọt mang tai màng mộng, giải độc... Y thư cổ viết:  "Nước bọt nhiều, ngậm trong miệng và nuốt đi có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da,  làm con người trường sinh bất lão". Nhiều dưỡng sinh gia đời xưa đã rất quan tâm  đến công dụng của nước bọt và chú trọng vận dụng phương pháp "dưỡng sinh  nước bọt" làm tăng tuổi thọ như Hoàng Phổ Long đời Tam Quốc, Lưu Kinh đời  tiền Hán, Vương Chất đời Tấn (Trung Quốc)... mà nhờ đó đều sống đến hơn trăm  tuổi. Các vị này đều coi "nước bọt là một dòng suối của dưỡng sinh". Bởi vậy, khi  tạo ra chữ "sống", người Trung Quốc đã ghép bộ "thủy" với bộ "thiệt" với ý nghĩa  là nước ở bên lưỡi (nước bọt) với tác dụng quan trọng là tạo ra sự sống. Cũng với  ý nghĩa đó mà nước bọt còn được gọi là thần thủy (nước thần), quỳnh dịch, ngọc  tương (nước ngọc), kim tân ngọc dịch... Theo kinh nghiệm dân gian, người ta có thể dùng nước bọt buổi sáng để  chữa mụn hạt cơm bằng cách bôi liên tục nước bọt vào buổi sáng từ 5­10 ngày, hạt  cơm sẽ tự teo và rụng đi mà không để lại dấu vết gì. Ngoài tác dụng chữa mụn  nhọt sưng đau, bỏng da nông, người ta còn dùng nước bọt chữa muỗi đốt rất hiệu  quả bằng cách dùng nước bọt bôi liên tục 30 phút 1 lần sẽ có tác dụng làm hết  ngứa và sưng đau. Theo nghiên cứu hiện đại, mỗi ngày mỗi người tiết ra khoảng 1.000­ 1.500ml nước bọt. Thứ dịch thể này có vai trò làm hàng rào diệt vi khuẩn và virut  xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng bởi chất bacteriolysin có tác dụng phân giải  và hòa tan các vi khuẩn và virut. Ngoài ra, nước bọt còn có tác dụng cầm máu, làm  lành vết thương, tăng khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Theo GS. Tây Đồng  (Nhật Bản) thì nước bọt còn có chức năng ức chế các tế bào ung thư, bởi vậy, để  đề phòng ung thư đường tiêu hóa, khi ăn phải nhai kỹ, nuốt chậm để nước bọt hòa  lẫn vào trong thức ăn một cách đầy đủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2