intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nnguyên

Chia sẻ: Lê Văn Hưng | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:41

1.261
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thuyết trình "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nnguyên" gồm có 4 phần với nội dung sau: Giới thiệu, những vấn đề chung, đặc trưng cơ bản của cồng chiêng Tây Nguyên, tiềm năng phát triển và những giải phát để gìn giữ và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nnguyên

  1. ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DU LỊCH KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN NHÓM 4
  2. NHÓM 4 DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1. Nguyễn Thị Hồng Nhung 7. Vũ Thị Thu Huyền (Nhóm trưởng) 8. Lang Thị Thư 2. Nguyễn Thị Vân Anh 9. Đặng Thị Thùy Linh (VHDL23C) 10. Cao Thị Hoài Thu 11. Nguyễn Thị Thủy 3. Tống Thị Huyền 12. Nguyễn Văn Hưng 4. Nguyễn Thu Hiền 13. Lương Thái Bình 5. Trần Minh Nguyệt 14. Phan Thùy Dung 6. Giang Anh Minh
  3. CẤU TRÚC BÀI IV. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GÌN GIỮ 1. Thực trạng 2. Tiềm năng phát triển 3. Các giải pháp I. GIỚI THIỆU III. ĐẶC TRƯNG CƠ  BẢN CỦA CỒNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHIÊNG TÂY NGUYÊN CHUNG 1. Đặc trưng về người 1. Không gian tồn tại. diễn xướng. 2. Lịch sử và nguồn gốc 2. Đặc trưng về cách hình thành. thức diễn xướng. 3. Cấu tạo. 3. Đặc trưng về biên chế 4. Quan niệm về cồng và cơ cấu dàn nhạc. chiêng của người Tây 4. Hệ bài bản. Nguyên.
  4. I. GIỚI THIỆU • Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 25/11/2005.
  5. • Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới. Ø Điều đó khẳng định Việt Nam là một đất nước có bề dày truyền thống văn hóa, có nhiều nghệ thuật truyền thống cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.
  6. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.Không gian tồn • tạirộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Trải Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. • Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 17 dân tộc thiểu số sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của Việt Nam, các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn – Tây Nguyên như : Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai...
  7. • Mỗi dân tôc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của dân tộc mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới • Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, nó là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ
  8. 2. Lịch sử và nguồn gốc hình thành • Có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa Đông Sơn • Cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá • Trong thời kì hoàng kim của đồ đồng, chiêng đồng được coi là đỉnh cao với kĩ thuật chế tác tinh xảo
  9. • Cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng,.. Nó là biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... • Tiếng cồng, tiếng chiêng nối liền và kết dính những thế hệ lại với nhau
  10. 3. Cấu tạo của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên v Bao gồm các yếu tố bộ phận sau: • Cồng-chiêng • Các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng • Những người chơi cồng chiêng • Các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...) • Những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...).
  11. • Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. • Cồng là loại có núm, chiêng thì không có núm. • Nhạc cụ này có nhiều kích cỡ, đường kính dao động từ 20cm đến 60cm, loại cực đại lên tới 90cm hoặc đến 120cm. • Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ bao gồm từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc
  12. v Một số loại chiêng: 1. Chiêng Lào Loại chiêng rất quý được đúc bằng đồng có pha bạc, tiếng kêu to và vang xa 2. Chiêng Gioăn Do người Kinh đúc 3. Chiêng Kur Được đưa từ Campuchia sang
  13. • Cấu tạo của cồng chiêng Tây Nguyên không tách ra đơn lẻ mà thành dàn và dàn cồng chiêng được diễn tấu bởi một tập thể người - mang tính cộng đồng dân tộc sâu sắc Ø Có thể khẳng định rằng “cồng chiêng Tây Nguyên” là một nền nghệ thuật đồ sộ, vĩ đại
  14. 4. Quan niệm của người Tây Nguyên về cồng chiêng • Cồng chiêng là “vật thiêng”, nơi trú ngụ của các vị thần linh, đằng sau mỗi chiếc cồng, mỗi chiếc chiêng là 1 vị thần
  15. • Cồng chiêng là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có • Cồng chiêng như là công cụ để giải trí
  16. III. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN 1. Đặc trưng về diễn xướng • Ở phần lớn các tộc người, cồng chiêng là nhạc cụ dành riêng cho nam giới, như: Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho... • Có những tộc người cồng chiêng được cho phép cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng, ví dụ như : Mạ, M’Nông. • Một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng
  17. • Văn hóa và âm nhạc công chiêng Tây Nguyên tồn tại dưới hình thức văn hóa và âm nhạc dân gian • Trang phục của nghệ nhân trình diễn cồng chiêng và những người nhảy múa bao giờ cũng là bộ sắc phục đẹp nhất và được dành riêng cho những khi tiến hành lễ hội mà thường ngày ít khi mặc và bắt gặp.
  18. • Bên cạnh trang phục, người diễn xướng cần có những kỹ thuật nhất định và có sự cảm âm tốt, kết hợp với mọi người trong dàn nhạc.
  19. 2. Đặc trưng về cách thức diễn xướng • Được bảo lưu dưới hình thức diễn xướng tập thể – cộng đồng. • Mỗi nghệ nhân chơi một nốt (một chiêng) và một mô hình tiết tấu, kết hợp thành bè, thành giai điệu. Khi hợp tấu thì các nghệ nhân lắng nghe nhau tức là phải có tâm linh cộng đồng ứng vào • Trong quá trình diễn xướng, người đánh cồng chiêng luôn luôn di động còn động tác thì rất đa dạng như nghiêng mình, cúi người, khom lưng.
  20. • Về cách kích âm thì có 2 phương pháp kích âm cơ bản là chi dùi gõ (dành cho cả cồng lẫn chiêng), và chi đấm (chỉ dành cho chiêng) Chi đấm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2