Bài thuyết trình kinh tế quốc tế - Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và những đặc trưng
lượt xem 13
download
Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay, mỗi nước đều chọn cho mình một hướng đi thích hợp để cùng tiến tới mục tiêu là ổn định và phát triển lâu dài nền kinh tế. Hướng đi mà được nhiều nước lựa chọn là "công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình kinh tế quốc tế - Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và những đặc trưng
- BÀI THUYẾT TRÌNH KINH TẾ QUỐC TẾ Trong xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá hiện nay, mỗi nước đều chọn cho mình một hướng đi thích hợp để cùng tiến tới một mục tiêu là ổn định và phát triển lâu dài nền kinh tế. Hướng đi mà được nhiều nước lựa chọn là “công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu”. Vậy công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là gì? chiến lược này diễn ra như thế nào? Và nó có những đặc trưng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thuyết trình của nhóm 9. Đề tài “CÔNG NGHIỆP HOÁ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG”. Bài thuyết trình gồm những nội dung sau: I. KHÁI NIỆM II. CHIẾN LƯỢC CNH HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN III. ĐẶC TRƯNG Trước khi đi vào nội dung chúng ta hãy cùng nhìn sơ qua những hình ảnh sau:
- I. KHÁI NIỆM: 1. Công nghiệp hoá: Công nghiệp hoá (CNH) là quá trình nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng,… Đây là quá trình chuyển biến kinh tế- xã hội ở một cộng đồng người từ một nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé, xã hội tiền công nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. CNH là một phần của quá trình hiện đại hoá. Sự chuyển biến kinh tế- xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặt biệt là sự phát triển của sản xuất, năng lượng của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn. CNH còn gắn liền với sự thay đổi các hình thái triết học và sự thay đổi trong nhận thức tự nhiên. 2. CNH hướng về xuất khẩu Chiến lược CNH hướng về xuất khẩu là một chiến lược phát triển kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng thông qua sản xuất để xuất khẩu hay lấy quan hệ kinh tế đối ngoại làm đòn bẩy cho quá trình CNH quốc gia. Chiến lược này là giải pháp để các nước đạt đến trình độ trưởng thành về kinh tế dẫn các nước đến địa vị nước CNH đầy tiềm năng, các nước có thể đạt được mục tiêu “nền kinh tế độc lập và có thể duy trì được tăng trưởng”. Chiến lược này khởi đầu ở Mỹ-latinh từ thập kĩ 30, nhưng mãi đến năm 60 chiến lược này mới
- được áp dụng ở các quốc gia, lãnh thổ công nghiệp mới Châu Á. II. CHIẾN LƯỢC CNH HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Mục tiêu: Mục tiêu cơ bản của chiến lược “CNH hướng về xuất khẩu” là dựa vào mở mang đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp cũng như sự hỗ trợ của tư bản nước ngoài để tạo ra khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Vươn ra thị trường thế giới. 2. Đặc điểm: Mục tiêu của chiến lược là vươn ra thị trường thế giới. Do vậy đăc điểm của nó gắn liền với mở cửa mậu dịch. Chiến lược này có những ưu điểm: - Khắc phục được bất lợi do thị trường nội địa quá bé cho phép phát huy tính hiệu quả nhờ quy mô. - Các ngành hàng chế tạo vì phải cạnh tranh với thế giới bên ngoài nên hoạt động có hiệu quả hơn, tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn. Điều này đặt biệt quan trọng khi sản phẩm này là sản phẩm đầu vào cho một ngành công nghiệp khác trong nước. - Việc mở rộng các sản phẩm chế tạo (như trong trường hợp thay thể xuất khẩu) bằng sự tăng trưởng của thị trường nội địa. Bên cạnh đó chiến lược này cũng có những nhược điểm, đó là : - Các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn khi xây dựng công nghiệp xuất khẩu vì phải cạnh
- tranh với những ngành công nghiệp hiệu quả hơn, được thành lập lâu hơn tại các nước phát triển. - Các nước phát triển thường bảo hộ rất cao và có hiệu quả cho các ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, mà các mặt hàng này ở các nước đang phát triển đã có sẵn hoặc sẽ giành được lợi thế so sánh trong tương lai gần. 3. Chiến lược : a. Nội dung chiến lược: Chiến lược CNH hướng về xuất khẩu trải qua 4 giai đoạn để tiến tới một nền CNH hướng về xuất khẩu. • GIAI ĐOẠN 1: Trong giai đoạn này các nước đang phát triển thường chỉ có lợi thế ở các ngành thuộc khu vực I như tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp. Vì vậy giai đoạn này được gọi là giai đoạn CNH theo hướng xuất khẩu sơ khai. Ví dụ: Nhật Bản trải qua giai đoạn này vào những thập niên cuối thế kỉ 19. Hàn Quốc và Đài Loan trải qua giai đoạn này từ đầu thập niên 60. • GIAI ĐOẠN 2: Các ngành công nghiệp thâm dụng như dệt may, đóng giày, thực phẩm qua chế biến, đồ gỗ qua gia công và những ngành công nghiệp nhẹ khác cùng ngành đóng tàu… được lựa chọn vì lúc này lợi thế của các quốc gia chính là lao động rẻ, tay nghề không cần cao ( một số quốc gia sớm từ bỏ giai đoạn 1 để chuyển sang giai
- đoạn 2 vì họ nghèo tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp không đáp ứng được nhu cầu nội địa) Ví dụ: • GIAI ĐOẠN 3: Các ngành được lựa chọn là những ngành thâm dụng tư bản (vốn) và lao động có kĩ năng như sản xuất hàng điện gia dụng, điện tử, cơ khí đơn giản như chế tạo máy công nghiệp, sản xuất xe gắn máy… Ví dụ: • GIAI ĐOẠN 4: Các ngành được lựa chọn là những ngành thâm dụng công nghệ như chế tạo máy chính xác, chế tạo ôtô, … Ví dụ: 3 giai đoạn sau được gọi chung là CNH theo hướng xuất khẩu ở khu vực II (khu vựa chế tạo). Các giai đoạn trên có thể gối lên nhau, thậm chí một số nền kinh tế lớn mà hầu như tất cả các phân ngành chế tạo đều có thì có thể thực hiện 4 giai đoạn đồng thời với sự xuất phát của 4 giai đoạn có thể khác nhau. Ví dụ: Trung Quốc thực hiện đồng thời xuất khẩu từ nông sản tới các thiết bị công nghệ cao. b. Biện pháp của chính phủ: Chính phủ các nước rất quan tâm và đề ra những biện pháp hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu, như: - Phá giá đồng nội tệ để khuyến khích xuất khẩu.
- - Trợ cấp xã hội thông qua những hình thức: giảm thuế nội địa cho các nhà xuất khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, các cơ quan nghiên cứu phát triển,… - Nhà nước góp vốn và kêu gọi đầu tư nước ngoài thành lập các khu chế xuất, khu công nghiệp để đẩy mạnh các ngành xuất khẩu. Ví dụ: - Nhà nước phát triển hệ thống thông tin về thị trường, đưa định hướng phát triển các ngành hàng xuất khẩu cho các nhà kinh doanh và sản xuất hàng xuất khẩu xây dựng chiến lược phát triển lâu dài. - Chính phủ đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, thoả thuận với chính phủ nước ngoài mở rộng thị trường, hạn ngạch xuất khẩu qua các nước và các khu vực, thường hưởng chế độ thuế quan ưu đãi, giúp các nhà nội địa tăng cường sức cạnh tranh ở nước ngoài. Ví dụ:Nghị định về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu(NĐ số 33/ CHƯƠNG IV CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU Điều 9.- Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường mới, và xuất khẩu được những mặt hàng mà Nhà nước khuyến khích xuất khẩu. Bộ thương mại cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ có liên quan trình Chính phủ danh mục mặt hàng khuyến khích xuất khẩu, các chính sách và biện pháp để thực hiện mục đích trên. Điều 10.- Nhằm khuyến khích xuất khẩu, trường hợp các doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu tìm được khách hàng và thị trường xuất khẩu có hiệu quả đối với những mặt hàng ngoài phạm vi danh mục ngành hàng đã đăng ký
- trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, thì Bộ Thương mại có trách nhiệm xét và giải quyết cụ thể từng hợp đồng xuất những mặt hàng đó. Điều 11.- Căn cứ Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế suất ưu đãi được áp dụng cho các trường hợp: 1. Các thiết bị toàn bộ và công nghệ nhập khẩu để tạo thêm năng lực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Sản phẩm xuất khẩu mới được tạo ra bởi các năng lực sản xuất mới do các doanh nghiệp trong nước góp vốn cùng đầu tư xây dựng. Bộ Tài chính bàn với Bộ Thương mại quy định và hướng dẫn cụ thể về mức thuế và thời gian ưu đãi. Điều 12.- Hàng xuất khẩu để trả nợ, Viện trợ và cho vay của Chính phủ đối với nước ngoài thực hiện theo qui chế riêng. Các chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Tuesday, March 4, 2008 8:17:55 AM Kinh tế đối ngoại Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu :Doanh nghiệp phải thực hiện việc bán chịu ,trả chậm cho khách hàng nước ngoài .Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp ,Nhà nước đứng ra bảo lãnh đền bù khi bị mất vốn .Tỷ lệ đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất,nhưng thường là khoảng 60-70% của khoản tín dụng đó.Ở Việt Nam,đã thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước.Giúp giá bán hàng của nhà xuất khẩu nâng lên vì khi bán người ta sẽ bán với giá bán cộng thêm lãi suất ,giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu . Nhà nước cung cấp tín dụng xuất khẩu :Nhà nước cung cấp tín dụng xuất khẩu theo hai hướng :Một là Nhà nước trực tiếp cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay với lãi suất ưu đãi và sử dụng số tiền này để mua hàng của mình .Hình thức này áp dụng cho những nước có tiềm lực kinh tế và tài chính .Hai là Nhà nước cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước,nhất là các chương trình cấp tín dụng ưu đãi cho thuế xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu :Ở Việt Nam ,đã hình thành Quỹ hỗ trợ xuất khẩu,thúc đẩy xuất khẩu dưới nhiều hình thức :bù lãi suất dự trữ hàng hoá xuất khẩu ,cấp bù lỗ khi cần thiết ,thưởng tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu ,như hình thức xuất khẩu mà Việt Nam đã áp dụng .Năm 2004,Bộ Thương Mại Việt Nam đã thưởng thành tích cho 349 doanh nghiệp ,trong đó 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Chính sách tỷ giá hối đoái :Trong chính sách tiền tệ ,chính sách tỷ giá hối đoái được thực hiện theo hướng phá giá đồng nội tệ ,thúc đẩy xuất khẩu .Phải đảm bảo tỷ giá hối đoái thực tế kích thích xuất khẩu về lâu dài và ngăn ngừa tỷ giá nhập khẩu tăng
- lên cao so với tỷ giá xuất khẩu. Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế :Ở Việt Nam thuế xuất khẩu áp dụng đối với số ít mặt hàng .Mục tiêu là nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô ,chứ không phải nhằm mục tiêu là ngân sách .Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với một số mặt hàng : - Hàng xuất khẩu để trả nợ nước ngoài - Hàng được xét miễn giảm thuế để khuyến khích xuất khẩu - Hàng là vật tư ,nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho nước ngoài . - Hàng xuất khẩu của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài Chính phủ thực hiện chính sách hoàn thuế đối với một số mặt hàng : - Hàng đã kê khai và nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất khẩu hoặc xuất khẩu rất ít - Hàng vật tư ,nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoàn thuế tương ứng tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm . - Hàng nhập để tạm xuất -tái xuất-tái nhập để đem đi dư hội chợ triễn lãm . Các biện pháp về thể chế-tổ chức : - Thể chế hoá các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu - Tích cực đàm phán ,ký kết hợp đồng thương mại song phương -đa phương ...tạo điều kiện thuận lợi cho cac hoạt động xuất khẩu - Gia nhập ký kết các hiệp ước quốc tế để tạo điều kiện thúc đẩy tự do buôn bán Xúc tiến xuất khẩu : - Cử phái đoàn thương mại ra nước ngoài tìm kiếm thị trường ,tiến hành PR ,tham dự hội chợ triển lãm - Thiết lập chính sách xúc tiến xuất khẩu thông qua chính sách thúc đẩy xuất khẩu - Ban hành biện pháp ,chính sách hỗ trợ xuất khẩu - Xây dựng chiến lược ,định hướng xuất khẩu - Thành lập trung tâm cung cấp thông tin cho nhà xuất khẩu - Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp đỡ cho nhà xuất khẩu - Tiến hành PR ở nước ngoài - Tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài - Cử phái đoàn ra nước ngoài nghiên cứu thị trường - Lập văn phòng đại diện ở nước ngoài . 4. Ý nghĩa: Việc thực hiện chiến lược “ CNH hướng về xuất khẩu” đem lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với các nước đang phát triển: - Nhiều cơ sở sản xuất được mở rộng, bước đầu thuận lợi đô thị hoá.
- - Hình thành nhiều chủ doanh nghiệp có đầu óc. - Tạo ra những việc làm thu nhập cao nhằm giảm bớt nạn thất nghiệp. - Tạo cơ hội tốt để chiếm lĩnh thị trường thế giới, đặt biệt là thị trường Nhật Bản và EU. - Làm lượng hàng xuất khẩu ở các nước đang phát triển tăng lên đáng kể. Nền kinh tế nhiều nước đang phát triển trong vài ba thập kỉ qua đã đạt được một tốc độ tăng trưởng cao, một số ngành công nghiệp, đặt biệt là các ngành chế biến xuất khẩu đạt tốc độ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Biểu đồ 1: Việt Nam đã áp dụng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu tuy nhiên kim ngạch nk vẫn lớn hơn kim ngạch xk nên nước ta vẫn là một nước nhập siêu III. ĐẶC TRƯNG CỦA CHIẾN LƯỢC Chiến lược “ CNH hướng về xuất khẩu” có các đặc trưng: 1. Thực hiện các chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hoá nhằm phát huy lợi thế so sánh, tham gia sâu rộng vào phân công lao động quốc tế, lấy ngoại tệ từ xuất khẩu để nhập khẩu máy móc và kĩ thuật, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá. 2. Khuyến khích thu hút nguồn vốn nước ngoài (gồm vốn ODA, vốn FDI và các nguồn
- vốn đầu tư gián tiếp khác) để phục vụ xuất khẩu. 3. Thành lập các đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do. Khi thực hiện CNH theo hướng xuất khẩu, các nước chậm phát triển với nhiều qui định, thể chế lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, không thể mở cửa toàn bộ nền kinh tế, không thể tăng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư ở mọi nơi cùng một lúc, họ phải thực hiện từng việc từng bước. Sau đây là hình ảnh về một số khu công nghiệp: 1. khu công nghiệp Phú Tài, Quy Nhơn 2. khu công nghiệp Dung Quất, Quảng Ngãi. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe bài thuyết trình của nhóm chúng em. Do năng lực còn hạn chế và tài liệu chưa có nhiều nên nội dung các vấn đề được trình bày trong đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót mong
- được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của cô và các bạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Kinh tế quốc tế - TS. Nguyễn Văn Sơn
194 p | 1243 | 555
-
Bài giảng môn Kinh tế quốc tế
90 p | 1500 | 418
-
Kinh tế quốc tế (Học viện tài chính) - Chương 6
18 p | 512 | 172
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - TS.Huỳnh Minh Triết
99 p | 334 | 142
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 2: Các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển
30 p | 698 | 124
-
Hệ thống bài tập kinh tế quốc tế: Phần 1
159 p | 556 | 73
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 2 - GV. Nguyễn Hữu Lộc
50 p | 252 | 65
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 8 - GV. Nguyễn Hữu Lộc
38 p | 157 | 21
-
Bài thuyết trình kinh tế quốc tế - Chế độ tối huệ quốc
15 p | 233 | 20
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 2 - GV. Phan Y Lan
31 p | 94 | 11
-
Bài giảng Hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 2: Lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế
6 p | 63 | 10
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 2 - Trần Bích Vân
36 p | 116 | 9
-
Bài thuyết trình Kinh tế vi mô - Chương 2: Đo lường sản lượng quốc gia
47 p | 74 | 7
-
Bài thuyết trình Kinh tế vĩ mô - Đo lường sản phẩm quốc gia
36 p | 136 | 6
-
Bài thuyết trình Kinh tế quốc tế
9 p | 16 | 3
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 2 - Các lý thuyết về thương mại và đầu tư quốc tê
53 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế - Chương 2: Lý thuyết cổ điển về mậu dịch quốc tế classical trade theory)
28 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn