Bài thuyết trình: Nâng cao năng lực cho giáo viên người dân tộc thiểu số trong nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
lượt xem 3
download
Nội dung bài thuyết trình gồm: Khái quát về giáo dục song ngữ, Vị trí vai trò của giáo viên người dân tộc thiểu số trong giáo dục song ngữ, Yêu cầu đối với giáo viên dạy chương trình giáo dục song ngữ, Những vấn đề bất cập của giáo viên người dân tộc trước yêu cầu của giáo dục song ngữ, Biện pháp nâng cao năng lực của giáo viên giáo dục song ngữ, Bài học kinh nghiệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình: Nâng cao năng lực cho giáo viên người dân tộc thiểu số trong nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
- VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC DÂN TỘC NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN NGƯỜI DTTS TRONG Nghiên cứu thực hành Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ Hà Nội, ngày 21/8/2013
- NỘI DUNG • Khái quát về GDSN • Vị trí vai trò của GV người DTTS trong GDSN • Yêu cầu đối với giáo viên dạy chương trình GDSN • Những vấn đề bất cập của giáo viên người dân tộc trước yêu cầu của GDSN • Biện pháp nâng cao năng lực của giáo viên GDSN • Bài học kinh nghiệm
- Khái quát về GDSN Ngày 15/ 8/ 2007, Bộ GD&ĐT và UNICEF kí Biên bản ghi nhớ, hai bên thống nhất thực hiện Nghiên cứu Thực hành Giáo dục Song ngữ trên cơ sở Tiếng mẹ đẻ. Nghiên cứu được triển khai trên hai lứa học sinh thuộc 3 nhóm dân tộc Mông (Lào Cai), Jrai (Gia Lai) và Khmer (Trà Vinh), bắt đầu từ 2008-2009, hoàn thành 2014-2015. Lứa thứ nhất 248 HS, lứa thứ 239 HS; 14 lớp/ 8 trường TH/ 7 huyện. Đặc điểm cơ bản của Nghiên cứu là: • Được thực hiện liên cấp từ mẫu giáo 5 tuổi (cấp học mầm non) đến hết cấp tiểu học; • Dân tộc được chọn tham gia Nghiên cứu là dân tộc có chữ viết;
- Khái quát … • Học sinh trong các lớp của Nghiên cứu cùng một dân tộc; giáo viên dạy có cùng dân tộc với học sinh hoặc sử dụng được (nói và viết) ngôn ngữ của học sinh; • Nội dung, chương trình Nghiên cứu được dựa trên cơ sở nội dung, chương trình quốc gia, có bổ sung thêm các yếu tố đặc thù về văn hóa dân tộc và vùng miền; • Ngôn ngữ sử dụng trong giáo dục là tiếng Mẹ đẻ và tiếng Việt (xem mô hình).
- Khái quát … MG 5 tuổi Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 TMĐ TMĐ TMĐ TMĐ TMĐ TMĐ/ TMĐ TMĐ TMĐ/TV TMĐ/TV TMĐ/TV Tiếng Việt Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Việt Việt Việt Việt Việt
- Khái quát …
- Khái quát …
- Vị trí, vai trò của giáo viên người dân tộc trong GDSN • GV có thể nói và viết ngôn ngữ của học sinh, nên không còn “rào cản ngôn ngữ” trong giao tiếp và dạy - học. • GV hiểu được tâm, sinh lí học sinh dân tộc. Hiểu biết đối tượng dạy học giúp GV lựa chọn được những phương pháp, hình thức dạy học đặc thù phù hợp. • GV trở thành nhân tố quan trọng trong xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện, vì họ hiểu rõ văn hóa, phong tục tập quán dân tộc. • GV tham gia tích cực, hiệu quả trong vận động cộng đồng tham gia GDSN.
- Yêu cầu đối với giáo viên dạy chương trình GDSN • Đạt chuẩn đào tạo theo qui định của Bộ GD&ĐT đối với cấp học; • Có kiến thức và năng lực sư phạm đảm bảo thực hiện được chương trình giáo dục song ngữ; • Có kiến thức và năng lực về tiếng mẹ đẻ (nghe, nói, đọc, viết) và hiểu biết bản sắc văn hóa, phong tục tập quán dân tộc.
- Những bất cập của GV người dân tộc trước yêu cầu của GDSN • Năng lực tiếng mẹ đẻ của giáo viên mới ở mức độ nghe nói trong giao tiếp, trong khi yêu cầu giáo viên phải nghe, nói, đọc viết thành thạo tiếng mẹ đẻ và sử dụng tiếng mẹ đẻ trong dạy học. • Hạn chế khả năng tiếng Việt như: phát âm chưa chuẩn; diễn đạt hạn chế, lúng túng, sai ngữ pháp. • Kiến thức và năng lực sư phạm còn nhiều bất cập, nên việc thay đổi phương pháp, hình thức trong dạy học theo yêu cầu của chương trình rất khó khăn.
- Biện pháp nâng cao năng lực của giáo viên GDSN • Xây dựng tài liệu bồi dưỡng giáo viên: - Truyền thông về Giáo dục Song ngữ trên cơ sở tiếng Mẹ đẻ; - Phương pháp học tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc); - Phương pháp dạy Song ngữ; - Hướng dẫn Thực hiện Nghiên cứu Thực hành; - Chương trình Giáo dục Song ngữ (Mầm non và Tiểu học) - Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham khảo…
- Biện pháp … • Đào tạo, bồi dưỡng tập trung: Hình thức tập trung được thực hiện theo yêu cầu của nội dung ví dụ học tiếng dân tộc; bồi dưỡng phương pháp dạy song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ và phương pháp nghiên cứu thực hành; về sử dụng Chương trình và tài liệu giáo dục song ngữ. • Bồi dưỡng tại chỗ: Thực hiện tại trường, thông qua sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo khối, lớp dưới sự quản lí tổ chức của Ban Giám hiệu và Khối trưởng.
- Biện pháp … • Hỗ trợ kĩ thuật định kì: Mỗi học kì một lần, các chuyên gia trung ương đến các trường thực hiện giáo dục song ngữ dự giờ và quan sát các hoạt động dạy-học. Các phát hiện về ưu điểm, những tồn tại và thách thức trong thực hiện nội dung chương trình, sử dụng tài liệu được trao đổi và thảo luận ngay tại trường cuối đợt hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp giáo viên và nhà trường phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại theo phương châm “cầm tay chỉ việc”. * Hỗ trợ từ xa: Sự hỗ trợ từ Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc đối với giáo viên tham gia NCTH GDSN TMĐ thông qua mạng Internet, điện thoại...
- Bài học kinh nghiệm GV là yếu tố quyết định chất lượng GDSN, Từ thực tiễn thực hiện 5 năm qua, để có GV có đủ năng lực thực hiện GDSN, hiện tại và tường lai, cần: • Bộ Giáo dục & Đào tạo cần có chính sách đối với giáo viên dạy chương trình giáo dục song ngữ; • Các địa phương nên đưa chương trình đào tạo giáo viên GDSN vào các trường đại học, cao đẳng sư phạm của địa phương để tạo nguồn giáo viên cho tương lai. • Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy song ngữ đối với cả dân tộc có chữ viết và dân tộc chưa có chữ viết.
- Phát triển giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi là sự nghiệp lâu dài cần có sự tham gia tích cực của đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số. Thông qua GDSN mà giáo viên người dân tộc bộc lộ những bất cập của mình. Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên người dân tộc đáp ứng được yêu cầu của GDSN cũng chính là những giải pháp nâng cao năng lực cho giáo viên người dân tộc đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi, góp phần cải thiện bình đẳng và nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở vùng dân tộc.
- Cám ơn quí vị!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI: CÔNG TY TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
25 p | 940 | 291
-
Bài giảng về TÂM LÝ HỌC DU LỊCH
115 p | 497 | 146
-
Giáo trình tâm lý học đại cương - Ngô Thị Kim Dung
97 p | 551 | 96
-
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
44 p | 582 | 90
-
Học thuyết phân chia quyền lực với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
14 p | 162 | 36
-
Bài thuyết trình nhóm: Thực trạng lối sống của giới trẻ hiện nay
29 p | 241 | 23
-
Nâng cao tính chính đáng của đảng cầm quyền
6 p | 113 | 19
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SO SÁNH TRONG GIÁO DỤC: HỌC VÀ LÀM VIỆC ĐỘC LẬP TRONG CÁC LỚP DIỄN THUYẾT TẠI HOA KỲ VÀ VIỆT NAM"
13 p | 127 | 19
-
Bài thuyết trình: Truyền thông nâng cao quyền năng của phụ nữ kinh nghiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
12 p | 172 | 11
-
Bài thuyết trình: Cấp bách nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục - TS. Nguyễn Tùng Lâm
16 p | 103 | 10
-
Bài thuyết trình Chuyên đề: Công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo
23 p | 96 | 9
-
Bài thuyết trình Phương pháp đổi mới nhằm nâng cao sự phù hợp và chất lượng đào tạo nghề và tăng khả năng có việc làm
13 p | 89 | 8
-
Bài thuyết trình Nhập môn Khoa học quản lí trong giáo dục: Lý thuyết tổng hợp và thích nghi (thuyết tích hợp trong quản lí)
20 p | 47 | 3
-
Bài thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ Nghĩa Mác – Lênin: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân ở các khu công nghiệp thành phố Cần Thơ hiện nay thực trạng và giải pháp
12 p | 44 | 2
-
Bài thuyết trình Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý xã hội cấp cơ sở của trưởng thôn, bản trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay
21 p | 48 | 2
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 4: Kĩ năng thuyết trình và trình bầy poster
26 p | 32 | 2
-
Nâng cao năng lực tự học cho sinh viên trong giảng dạy học phần Lịch sử các học thuyết kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
7 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn