BÀI TIỂU LUẬN: ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
lượt xem 109
download
Thị trường chứng khoánViệt Nam mới ra đời đầu những năm 2000. Thuật ngữ “Thị trường chứng khoán” xuất hiện khá mới mẻ đối với công chúng Việt Nam. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới, thị trường chứng khoán đă phát triển rất sôi động. Cho đến nay, thị trường chứng khoán đã trở thành một kênh huy động vốn trung dài hạn trong nền kinh tế thị trường, bổ sung cho các kênh huy động vốn khác. Thị trường chứng khoán ở Việt nam quy mô còn nhỏ bé nhưng bước đầu đã xây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI TIỂU LUẬN: ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA TÀI CHÍNH * * * BÀI TIỂU LUẬN ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giảng viên Ths. Ngô Khánh Huyền : Đồng Thị Thu Huyền Sinh viên : Mã sinh viên : A16586 Lớp : TTCK.3 Hà Nội 14/12/2012
- Lời mở đầu Thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời đầu những năm 2000. Thuật ngữ “Thị trường chứng khoán” xuất hiện khá mới mẻ đối với công chúng Việt Nam. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới, thị trường chứng khoán đă phát triển rất sôi động. Cho đến nay, thị trường chứng khoán đã trở thành một kênh huy động vốn trung dài hạn trong nền kinh tế thị trường, bổ sung cho các kênh huy động vốn khác. Thị trường chứng khoán ở Việt nam quy mô còn nhỏ bé nhưng bước đầu đã xây dựng được một hệ thống tương đối hoàn chỉnh về thể chế cũng như cơ cấu, ngày càng được hoàn thiện phù hợp với thực tế phát triển kinh tế và nhu cầu kinh doanh của nhà đầu tư cũng như các tổ chức huy động vốn. Đă có nhiều doanh nghiệp thực hiện việc huy động vốn qua kênh này. Có thể thấy mới chỉ hơn 10 năm phát triển đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có rất nhiều biến động, từ phát triển “thần kỳ” cho đến những lúc gần như rơi vào bế tắc, tuy nhiên, kênh huy động vốn qua thị trương chứng khoán vẫn giữ vững vai trò rất quan trọng đối với sự hoạt động của những doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp. Bài tiểu luận em viết chủ yếu nghiên cứu về điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán với góc độ vĩ mô. Tập trung trnh́ bày về các cơ sở lư luận về thị trường chứng khoán và cách thức huy động vốn cũng như điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp qua kênh quan trọng này. Vì thế em đi sâu vào phân tích và chia ra bố cục bài như sau Phần 1. Những vấn đề cơ bản về Thị trường chứng khoán, điều kiện và chức năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán của Doanh nghiệp Phần 2. Điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam qua thị trường chứng khoán những năm gần đây (*) Phần 3. Một số đề xuất cho phương thức huy động vốn của thị trường chứng khoán cho Doanh nghiệp trong tương lai Bài biết dựa trên mức độ tìm hiểu chưa được chi tiết và cách viết còn mang tính chất sinh viên nên có thể chưa được hoàn chỉnh về nội dung nên em mong nhận được những nhận xét và phản hồi từ phía cô và các bạn trong lớp để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
- Phần 1. Những vấn đề cơ bản về Thị trường chứng khoán, điều kiện và chức năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán của Doanh nghiệp 1. Bản chất và chức năng của Thị trường chứng khoán 1.1. Bản chất Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các họat động trao đổi các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Những xét về mặt bản chất thì: - TTCK là nơi tập trung phân phối các nguồn vốn tiết kiệm - TTCK là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia thị trường một cách trực tiếp. Qua kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đàu tư đã thực sự gắn quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn, năng cao tiềm năng quản lý vốn. - TTCK thực chất là quá trình vẫn động của tư bản tiền tệ, chuyển tư bản tiền tệ từ tư bản sở hữu sang tư bản chức năng. Đây là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa. Đặc điểm của TTCK là: - TTCK gắn với hình thức tài chính trực tiếp. - TTCK gắn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thông qua giá cả hình thành theo quan hệ cung cầu, tự do tham gia và rút khỏi thị trường, công khai thông tin ra công chúng. 1.2. Chức năng của Thị trường chứng khoán Có nhiều quan điểm cũng như tiêu thức và cách đánh giá khác nhau về chức năng của TTCK, nhưng có thể thấy TTCK có những chức năng chính sau: - Công cụ huy động vốn cho nền kinh tế - Công cụ tăng tiết kiệm quốc gia - Chức năng thanh khoản cho các chứng khoán - Chức năng đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế Trong đó, chức năng huy động vốn cho nền kinh tế là chức năng cơ bản và quan trọng nhất trong sự hoạt động của TTCK. Vì thế, khi phân tích chức năng của TTCK, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích chức năng này và là cơ sở cho những đánh giá về nguồn vốn huy động của doanh nghiệp Việt Nam qua TTCK ở những phần sau. Về chức năng là công cụ cho huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, thông qua sự hoạt động của thị trường chứng khoán tạo ra một cơ chế chuyển các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Thị trường chứng khoán cung cấp phương tiện huy động số vốn nhàn rỗi trong dân cư cho các công ty sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất mới... Chức năng này được thực hiện khi công ty phát hành chứng khoán và công chúng mua chứng khoán. Nhờ vào sự hoạt động của thị trượng chứng khoán mà các công ty có thể huy động một lượng vốn lớn đầu tư dài hạn. Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Trong quá trình này thị trường đã có những tác động quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc dân bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của các công ty. TTCK còn là công cụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài bên cạnh những hình thức phổ biến như liên doanh, đầu tư theo hợp đồng… Thông qua TTCK, các nhà
- đầu tư nước ngoài có thể quan sát, theo dõi và nhận định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, các tổ chức kinh tế trong nước. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì xu hướng huy động vốn thông qua TTCK càng phát triển. Điều này có được là do tính đa dạng, linh hoạt và chi phí thấp cảu TTCK so với việc huy động vốn gián tiếp thông qua các định chế tài chính trung gian. 2. Điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp 2.1. Huy động vốn của doanh nghiệp Vốn là mục tiêu mà doanh nghiệp nào hoạt động cũng muốn tăng trưởng tối đa nó, vì thế, khi doanh nghiệp muốn nguồn vốn của mình được tăng thêm, doanh nghiệp có thể lựa chọn các kênh tăng vốn như: - Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư - Huy động vốn khách hàng thông qua bán hàng và cung cấp dịch vụ một cách “thoải mái hơn” - tăng vốn chủ sở hữu bằng phát hành cố phiếu của công ty cổ phần (CTCP) - Phát hành trái phiếu công ty - Liên doanh - liên kết trong và ngoài nước - Các nguồn vốn tài trợ khác, của ngân sách Nhà nước, FDI…. Kênh huy động vốn nhanh nhất thường thấy ở các doanh nghiệp đó là huy động vốn qua các tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư. Nhưng việc phải chi trả cho những khoản phí chi phí cao ở kênh này đã khiến kênh huy động vốn bằng phát hành chứng khoán thực sự hiệu quả hơn đối với việc huy động vốn của các doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán giúp các công ty thoát khỏi các khoản vay có chi phí tiền vay cao ở các ngân hàng. Các doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Hoặc chính thị trường chứng khoán tạo ra tính thanh khoản để cho công ty có thể bán chứng khoán bất kỳ lúc nào để có tiền. Như vậy, thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và đầu tư. ́ Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế một cách tổng hợp và chính xác (kể cả giá trị hữu hình và vô hình) thông ́ ́ qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Thị trường chứng khoán cn là nơi giúp các tập đoàn ra mắt công chúng. Thị ̣ trường chứng khoán chính là nơi quảng cáo tốt nhất về bản thân doanh nghiệp. 2.2. Điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán bằng cách phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu hoặc các chứng chỉ quỹ) ra công chúng.
- Phát hành ra công chúng là quá trình trong đó chứng khoán được bán rộng rãi ra công chúng, cho một số lượng lớn người đầu tư, trong tổng lượng phát hành phải giành một tỷ lệ nhất định cho các nhà đầu tư nhỏ và khối lượng phát hành phải đạt được một mức nhất định. Việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp cho công ty có thể huy động vốn khi thành lập hoặc để mở rộng kinh doanh. Nguồn vốn huy động này không cấu thành một khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương thức khác như phát hành trái phiếu công ty… thì hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên mỗi phương thức huy động đều có những ưu nhược điểm riêng và nhà quản lý công ty phải cân nhắc, lựa chọn tuỳ từng thời điểm và dựa trên những đặc thù cũng như chiến lược kinh doanh của công ty để quyết định phương thức áp dụng thích hợp. Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải chịu sự chi phối của pháp luật về chứng khoán và phải được cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán cấp phép. Những công ty phát hành chứng khoán phải thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông tin công khai và chịu sự giám sát riêng theo quy định của pháp luật chứng khoán. Mỗi nước có những quy định tiêng trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng tuy nhiên để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường phải đảm bảo những yêu cầu chung: - Đảm bảo có quy mô vốn tối thiểu - Đảm bảo tính liên tục về hoạt động sản xuất kinh doanh - Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi (hoạt động có hiệu quả trong một số năm) - Có đội ngũ cán bộ đủ năng lực và trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh - Có phương án khả thi về việc sử dụng số vốn huy động Ở Việt Nam việc quy định điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng được quy định tại điều 12 luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 ban hành ngày 29/06/2006. Trong đó, luật quy định các doanh nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu sau cho việc phát hành các loại chứng khoán như: i. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm: a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán; c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua. ii. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm: a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm;
- c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua; d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác. iii. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm: a) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu năm mươi tỷ đồng Việt Nam; b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này. iii. Chính phủ quy định điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác. Riêng đối với cổ phiếu, điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng: Theo quy định của Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/NĐ-CP, tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau: - Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam - Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất - Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng Giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh. - Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu. - Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành. - Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. - Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. Ngoài ra, để có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp cần phải tạo dựng được uy tín, danh tiếng trên thị trường, tạo được hình ảnh đẹp trong mắt công chúng. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc công bố thông tin: đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho người mua chứng khoán. Bản thân doanh nghiệp luôn phải tăng cường hiệu quả của chính mình, phải tăng cường việc quản trị công ty một cách minh bạch và phải bảo đảm yêu cầu niêm yết của thị trường vốn trong nước và quốc tế.
- Phần 2. Điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam qua thị trường chứng khoán những năm gần đây 1. Thực trạng Thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, huy động vốn của TTCK qua 12 năm được 700.000 tỷ đồng. Với con số này, TTCK đã và đang được xem là kênh huy động vốn trung và dài hạn chính cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh ngân hàng khó khăn. Kênh huy động vốn qua TTCK thực tế gặp phải nhiều rủi ro. Việc có 700.000 tỷ đồng trong 12 năm, TTCK Việt Nam đã không ít lần biến động mạnh. Năm 2007, khi TTCK đạt đỉnh cao của sự hoàng kim, nhiều nhà đầu tư đã xem TTCK như một “canh bạc” lớn, đổ xô đầu tư chứng khoán. Từ doanh nghiệp (DN), công chức, viên chức đến chị đầu bếp đều tham gia thị trường nhằm kiếm lời. Bước sang 2008, TTCK đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng, sự đi xuống chỉ là nhất thời, TTCK sẽ sớm trở lại thời hoàng kim. Vì thế, số lượng nhà đầu tư và các CTCK vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, TTCK tuột dốc không phanh, bất chấp các nhận định: thị trường sẽ sớm khởi sắc. Thực tế cho thấy, sự đi xuống của thị trường là tất yếu, khi việc làm giá và báo cáo tài chính của các DN niêm yết phần lớn là ảo. Chưa kể, tình hình kinh tế khó khăn đã kéo các DN niêm yết rơi vào khó khăn, nợ nần chồng chất. Hệ quả sự tăng trưởng nóng của tín dụng do sự cho vay dễ dãi, cùng với sự suy yếu của kinh tế đã làm TTCK liên tục đỏ sàn. Rõ ràng, TTCK tuy hoạt động 12 năm nhưng vẫn là ngành kinh doanh mới, chứa đựng nhiều khó khăn, rủi ro. TTCK tuột dốc, khiến cho việc huy động vốn của DN cũng giảm theo. Con số phát hành thực tế trong năm 2010 chỉ đạt khoảng 5,7 tỉ cổ phiếu nhưng cũng đủ giúp doanh nghiệp thu về 47.000 tỉ đồng. Mặc dù vậy, các đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu vẫn có tỉ lệ thành công cao hơn so với đấu giá. Nửa cuối năm 2010, thị trường đã ghi nhận những phiên đấu giá thất bại của các công ty như Hồng Hà Dầu khí (PHH), Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG). Tỉ lệ bán được so với lượng cổ phiếu đấu giá của PHH chỉ là 22,6% và PVG là 0,61%. Thậm chí, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) phải hủy kế hoạch đấu giá cổ phần do không có ai tham gia. Tình hình huy động vốn qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cũng không mấy lạc quan. Điển hình, đợt IPO lớn nhất và được quan tâm nhất trong năm của PV Gas cũng chỉ đạt lượng đăng ký mua xấp xỉ 2/3 lượng chào bán. Sự ảm đạm của thị trường khiến doanh nghiệp chỉ còn biết trông cậy vào cổ đông hiện hữu. Năm 2010 có đến 56% doanh nghiệp chọn phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, trong khi năm ngoái tỉ lệ này chỉ là 25%. Sang năm 2011, sau 2 quý đầu năm, huy động vốn qua TTCK chỉ đạt hơn 6.500 tỷ đồng, bằng 40% so với cùng kỳ năm ngoái Nhìn lại từ đầu năm 2011, xu hướng thị trường chủ yếu là đi xuống, VN-Index từ mức 484,4 điểm (31/12/2010) giảm khoảng 13%, còn 428,3 điểm (6/7/2011). Tuy nhiên, từ quý III năm 2011, tình
- hình huy động vốn qua thị trường chứng khoán đã không còn thuận lợi như trước. Chỉ 81% doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đúng kế hoạch, còn lại phải điều chỉnh, hoãn, thậm chí phải hủy kế hoạch. Rõ ràng, trái phiếu không phải là kênh dành cho mọi doanh nghiệp. Theo Công ty Chứng khoán HSC, chỉ 75 doanh nghiệp niêm yết phát hành trái phiếu trong năm 2010 và chủ yếu là các tên tuổi lớn như Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Vincom… Họ đã huy động được 75.954 tỉ đồng thông qua kênh này. Năm 2012, TTCK Rơi xuống vực nhưng chưa tới đáy. Trên toàn thị trường hiện có tới gần 70% cổ phiếu được giao dịch dưới mệnh giá, nhiều cổ phiếu rẻ bằng một chén nước chè… nguội. Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM hiện có hơn 51 mã chứng khoán giao dịch có giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí có mã giá dưới 2.000 đồng/cổ phiếu. Sàn Hà Nội cũng không kém cạnh với la liệt cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá. Thị trường không thể bật dậy cho dù HNX-Index đang ở vùng thấp lịch sử, còn VN-Index cũng ở mức thấp nhất trong nhiều tháng qua. Điều đáng nói là tính thanh khoản trên thị trường tiếp tục đứng ở mức rất thấp và thực sự vẫn đang thử thách sự kiên nhẫn đã sắp cạn kiệt của nhà đầu tư. Gần như trong toàn bộ tháng 11/2012, giá trị giao dịch khớp lệnh cổ phiếu trên cả 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đều quanh quẩn ở con số vài trăm tỷ, chưa bằng giá trị giao dịch của một cổ phiếu blue-chip hoặc một cổ phiếu đầu cơ thời sôi động. Thời huy động vốn trên thị trường chứng khoán một cách dễ dàng đã là quá khứ... Trước đây, nhà đầu tư (NĐT) chưa bao giờ có khái niệm mua cổ phiếu dưới mệnh giá, nhưng hiện nay có quá nhiều mã như thế; điều này cho thấy sự khó khăn của kinh tế và các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tiền tệ. Quan trọng hơn là giá trị giao dịch trên thị trường sụt giảm nghiêm trọng cùng với tâm lý nhà đâu tư chán nản vì thua lỗ kèo dài. Và chính sự suy giảm của TTCK đã khiến cho một số doanh nghiệp tuyên bố rút lui khỏi thị trường vì cho rằng thị trường không đáp ứng được là kênh huy động vốn trung và dài hạn cũng như thị trường đã đánh giá quá thấp đối với giá trị của doanh nghiệp... Trên thực tế, việc huy động vốn của doanh nghiệp từ nửa cuối 2010 chịu rất nhiều bất lợi. Trước hết, những bất ổn vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỉ giá VND/USD tăng đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp phải cân nhắc lại kế hoạch tăng vốn. Bất ổn vĩ mô cũng là nguyên nhân quan trọng đẩy giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán giảm sâu, làm đổ vỡ không ít kế hoạch huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải thừa nhận việc có quá nhiều doanh nghiệp muốn tăng vốn trong năm nay đã dẫn đến sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu. Trong khi nguồn cung cổ phiếu mới liên tục đổ vào thì dòng tiền trên thị trường lại tỏ ra hụt hơi. Tính trung bình, khối lượng giao dịch mỗi phiên của cả 2 sàn trong 11 tháng qua chỉ đạt
- khoảng 30,3 triệu cổ phiếu, với giá trị bình quân ước đạt 1.018 tỉ đồng. So với 42 triệu cổ phiếu và 1.400 tỉ đồng của năm 2009 thì thanh khoản của thị trường không những không được tiếp sức mà còn sụt giảm. Ngoài ra, ngày càng có nhiều nhà đầu tư mất niềm tin vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu nhưng chưa trả lời được cho cổ đông câu hỏi “nguồn vốn huy động sẽ được sử dụng như thế nào?”. Một số doanh nghiệp nói một đằng làm một nẻo. Số khác dùng cụm từ “nâng cao năng lực tài chính, tái cơ cấu nguồn vốn” như một cách nói tránh cho việc dùng nguồn tiền huy động được để trả nợ ngân hàng, nộp thuế, nộp bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn, trước khi phát hành hơn 19,8 triệu cổ phiếu, Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VITACO (VTO) nêu rõ mục đích là bổ sung nguồn vốn lưu động, tái cấu trúc nguồn vốn nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí tài chính. Một điểm bất lợi khác khiến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp bị khựng lại là tốc độ tăng vốn quá nhanh đã dẫn đến việc cổ phiếu bị pha loãng. Tốc độ tăng vốn điều lệ là 29%, trong khi tăng trưởng lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) năm 2010 theo ước tính của Ngân hàng HSBC chỉ khoảng 18%, chênh lệch giữa gia tăng cổ phiếu và lợi nhuận đã là 11%. Đây quả là thiệt hại mà cổ đông không thể không nghĩ đến. Huy động vốn không còn dễ dàng Lãi suất cao đã và đang tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong điều kiện bình thường, lợi nhuận của các doanh nghiệp bình quân đạt từ 15% đến 20% được cho là tốt, nhưng với lãi suất vay từ 20% đến 25% như hiện nay đã vượt quá sức chi trả của doanh nghiệp. Khi lãi suất cao dẫn đến gánh nặng chi phí tài chính tăng lên, lạm phát tăng đẩy chi phí đầu vào tăng cộng với chi phí lương cũng phải tăng để bù đắp cho người lao động, dẫn đến thu nhập doanh nghiệp giảm sút, thậm chí lỗ. Nếu tình trạng này kéo dài nhiều doanh nghiệp sẽ đứng trên bờ vực phá sản. Cụ thể nhìn vào các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán trong báo cáo quý I hoặc báo cáo dự kiến quý II có thể thấy đa số đều lỗ hoặc lợi nhuận ở mức rất thấp. Khi nền kinh tế không ổn định và trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ, hầu như dòng tiền của nhà đầu tư không chạy vào TTCK mà tìm một kênh trú ẩn an toàn hơn. Tuy nhiên, có thể thấy một số tác động tích cực: Luật chứng khoán có hiệu lực từ 1/7 đó là một điều kiện khá quan trọng để tạo ra sự minh bạch cho TTCK trong thời gian sắp tới và tạo hình ảnh tốt đối với các quỹ đầu tư nước ngoài. Chính phủ vừa đồng ý trình Quốc hội thông qua phương án miễn thuế thu nhập cá nhân, trong đó có cả thuế từ đầu tư chứng khoán, đã thêm hy vọng cho nhà đâu được được đối xử công bằng với những người gửi tiết kiệm. Chỉ số CPI có dấu hiệu hạ nhiệt là tiền đề Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh giảm lãi suất trên thị trường giúp thị trường sẽ hấp dẫn hơn. Việc lãi suất giảm sẽ tạo cho TTCK thêm nhiều cơ hội cho nhà đâu tư lựa chọn; cũng như tạo ra lợi thế canh tranh hút vốn từ tiết kiệm... 2. Nguyên nhân
- Những khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng do mặt bằng lãi suất cao là nguyên nhân đẩy doanh nghiệp tìm đến kênh phát hành cổ phiếu, chấp nhận chia sẻ miếng bánh lợi nhuận cho các cổ đông mới. Trên thực tế, việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán đã có thời phát triển "cực thịnh" cách đây vài năm. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động sau đó bị nhiều DN sử dụng sai mục đích. Đặc biệt là hiện tượng vốn huy động từ chứng khoán rồi nguồn vốn này lại chảy ngược lên thị trường thay vì đổ vào các dự án sản xuất, kinh doanh như dự kiến ban đầu khiến nhà đầu tư mất lòng tin. Vì vậy sau đó, việc huy động vốn bị "nghẽn" lại, tỷ lệ thành công ít hơn. Bên cạnh đó, việc thị trường sụt giảm mạnh trong 2 năm trở về đây cũng là cản trở không nhỏ cho các DN trong việc huy động vốn qua kênh này. Tuy vậy, theo một chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM, việc thị trường tăng, giảm tuy có ảnh hưởng tới việc phát hành của các DN nhưng không quá lớn. Vấn đề là DN có dự án khả thi, kế hoạch kinh doanh tốt và không "tham" phát hành với giá quá cao thì chứng khoán vẫn là kênh huy động hiệu quả. "Ngay trong cả giai đoạn thị trường sụt giảm, nhiều DN vẫn huy động được nguồn vốn lớn. Tôi đã tìm hiểu, các DN có sức khỏe tốt, đề án thực tế hiệu quả thì cổ đông luôn ủng hộ", chuyên gia này nói. Việc huy động vốn qua kênh chứng khoán nếu khơi thông hiệu quả sẽ giảm tải cung vốn cho hệ thống ngân hàng và mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cực lớn cho các DN nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đa phần doanh nghiệp đều nôn nóng tìm cách tăng vốn qua thị trường chứng khoán. Những ngày cuối tháng 10/2010, thị trường chứng khoán xôn xao về 2 scandal của Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD). Câu chuyện của DVD chỉ là cá biệt, nhưng phần nào phản ánh một đặc điểm nổi bật trên thị trường chứng khoán năm 2010. Đó là việc chứng khoán được chào bán, IPO với những điều kiện rất đơn giản và các Doanh nghiệp huy động vốn từ TTCK chưa làm được đó là minh bạch hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình, điều đó gây ra cho người đầu tư những hoang mang và nghi vấn cho một TTCK chưa tích cực. Không thể phủ nhận sự đi xuống của TTCK trong những năm gần đây phần nhiều là do hoạt động của các doanh nghiệp yếu kém và niềm tin đối với thị trường, với doanh nghiệp suy giảm. Nhưng khó khăn không chỉ xuất phát tự nội tại các doanh nghiệp, mà một phần không nhỏ đến từ sự khan hiếm, cạn kiệt của dòng tiền nói chung. Các dự báo gần đây đều cho thấy, nền kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực. Ngay trong năm khó khăn 2012, nền kinh tế vẫn có những điểm sáng (như lạm phát ổn định, tăng trưởng đang phục hồi trở lại, PMI tăng trở lại ấn tượng...) và dự báo cho 2013 cũng đã có nhiều điểm hồng, không chỉ còn là mầu xám.
- Hệ thống ngân hàng - mạch máu của nền kinh tế - cũng được đánh giá đã qua giai đoạn khó khăn nhất và thanh khoản cũng đang khá dồi dào, Ngân hàng Nhà nước đang liên tục hút ròng trên thị trường mở... Trên thị trường, không ít nhà đầu tư chứng khoán tin tưởng dòng tiền sẽ sớm trở lại với chứng khoán sau hàng loạt các biện pháp giải cứu doanh nghiệp, giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) như lãi suất giảm, đẩy mạnh tín dụng, giảm thuế, giãn thuế, tăng cường đầu tư công, bơm tiền cho người có nhu cầu mua nhà... TTCK đã không phản ứng tích cực với các thông tin tốt về lãi suất, về sự ổn định của đồng VND. Thực tế đã không diễn biến đúng như dự đoán và dự báo của nhiều người. Vấn đề nằm ở chỗ, với một nền kinh tế mà tồn kho hàng hóa lên tới vài chục tỷ USD (riêng BĐS cũng hơn chục tỷ USD), nợ xấu ngân hàng lên tới 10% dư nợ tín dụng, nhiều doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn đang vùng vẫy tìm cọc... thì ưu tiên đầu tiên có lẽ không phải dành cho chứng khoán. Điều mà nhiều người nhận thấy là đó là vấn đề tiền cạn kiệt và hướng đi của dòng tiền không phải vào chứng khoán mà dường như tiền đang phải tập trung triệt để cho công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế đang ở bước đầu. Thực tế, hàng loạt các doanh nghiệp lớn trên thị trường là các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn, tổng công ty vốn trước đây được coi là một trong những động lực thúc đẩy thị trường đi lên thì giờ đều đang vật lộn với những khó khăn như nợ xấu, tiền đầu tư dàn trải... Một khi doanh nghiệp chưa thể tự gỡ khó cho mình thì việc cầm tiền đầu tư vào các thị trường khác như chứng khoán, BĐS hay những chính sách hỗ trợ hướng dòng tiền vào chứng khoán có lẽ là khó khả thi. Về nguyên tắc, thị trường chứng khoán là một phần thị trường vốn, về cơ bản nó đóng vai trò huy động vốn nhàn rỗi đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Thị trường chứng khoán thứ cấp đóng vai trò chủ yếu cho thanh khoản chứng khoán. Tuy nhiên sau một thời gian phát triển, thị trường chứng khoán đã sớm biến thành một thị trường đầu cơ khổng lồ, ở đó hàng loạt các thủ đoạn đè giá thổi giá… phi pháp hoành hành như chốn không người đã làm thất vọng rất nhiều nhà đầu tư chân chính. Các công cụ của thị trường chứng khoán gồm các cơ quan quản lý và các tổ chức kinh doanh chứng khoán chính là những người phải chịu trách nhiệm chính về việc thị trường chứng khoán suy sụp và làm mất niềm tin của nhà đầu tư. Hãy xem kinh nghiệm của thị trường bất động sản. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản không phải là do cung nhiều hơn cầu, giá bị thổi quá cao… mà chủ yếu là do mất lòng tin của các nhà đầu tư thứ cấp và của người tiêu dùng.
- Quá nhiều doanh nghiệp muốn tăng vốn trong năm 2010 đã dẫn đến sự mất cân đối cung cầu. Trong khi nguồn cung cổ phiếu mới liên tục đổ vào thì dòng tiền trên thị trường lại tỏ ra hụt hơi. Quá nửa số cổ phiếu trên sàn có giá dưới mệnh giá (10.000 đồng) nên khó có thể phát hành đại chúng. Nhà đầu tư có tiền sẽ không dại gì tham gia các đợt phát hành đại chúng dù giá thấp. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp gọi vốn cũng khó thành công trừ khi các doanh nghiệp có sẵn đối tác. Một số trường hợp các doanh nghiệp khi có sẵn các đối tác sẽ chọn hình thức phát hành riêng lẻ. Theo chia sẻ của một chuyên gia lâu năm trong ngành, hiện nay các doanh nghiệp gần như chỉ phát hành cổ phiếu thưởng bằng nguồn lợi nhuận để lại. Đây chỉ là hình thức điều chuyển vốn bên trong doanh nghiệp và dành cho các doanh nghiệp làm ăn có lãi. Về lý thuyết, thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh vay vốn ngân hàng không được và huy động vốn trên thị trường chứng khoán cũng không xong khiến các doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn, không có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Thông thường, các doanh nghiệp khi huy động vốn qua thị trường chứng khoán thường ưu tiên cho phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cho sản xuất kinh doanh. Hình thức phát hành này trong bối cảnh hiện nay đẩy nhà đầu tư vào thế bí do tình hình tài chính khó khăn. Chính vì vậy hoạt động phát hành cổ phiếu tăng vốn trong hơn hai năm gầy đây không thu hút được giới đầu tư. Ở một hướng khác, một số doanh nghiệp tìm đến cách thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Do nhiều nguyên nhân như uy tín của các doanh nghiệp chưa đủ lớn, nhà đầu tư tham gia cần có lượng vốn lớn... cộng với việc nếu là trái phiếu tự do chuyển đổi thì nếu không để ý về ngày chuyển đổi nhà đầu tư sẽ phải đợi tới khi tất toán trái phiếu mới có thể rút được tiền về.
- Phần 3. Một số đề xuất cho phương thức huy động vốn của thị trường chứng khoán cho Doanh nghiệp trong tương lai Làm gì để vực dậy TTCK? Trong kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ đang xem xét ban hành đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán, dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn thành về căn bản. Phát biểu trên tờ Đầu Tư Chứng Khoán ngày 21/11, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Bằng cũng nói Bộ Tài chính và Ủy ban đang xem xét nhiều giải pháp cho thị trường chứng khoán trong năm 2013. Có thể nói lúc này cả thị trường chứng khoán đang rất trông chờ vào các chính sách giải cứu mới. Nhưng vấn đề là thay đổi những gì trong toàn bộ thị trường. Có ba vấn đè cần được quan tâm: Tổ chức lại các công cụ quản lý và kinh doanh chứng khoán, cải thiện giá cổ phiếu, khai thông nguồn tiền cho thị trường. Chúng ta cùng xem xét các hành động có thể. Vì vậy mà trong tương lai, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa những biện phát nặng tay trong việc quản lý và đưa ra những nghị định mới liên quan nhằm điều khiển một thị trường chứng khoán hoạt động một cách hiệu quả cho việc tạo kênh huy động vốn cho doanh nghiệp bằng các chính sách như sau: 1. Tăng cường cơ chế quản lý, giám sát công bố thông tin trên thị trường, có chế tài đủ mạnh đối với các công ty cổ phần tham gia TTCK để tạo ra một thị trường minh bạch giúp các nhà đầu tư có thể ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ, chính xác. Song hành với đó là tăng cường năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, tiến tới thành lập một uỷ ban giám sát trong lĩnh vực này. 2. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường, thiết lập một môi trường ổn định, đồng bộ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt thích đáng đối với các hành vi vi phạm. Đi kèm với đó là công tác quản lý việc chào bán chứng khoán của các doanh nghiệp, mục tiêu huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua kênh chứng khoán. 3. Để khắc phục tình trạng nhà đầu tư quá tập trung vào thị trường phi tập trung, cần nhanh chóng tái cấu trúc lại TTCK theo hướng phát triển thị trường niêm yết chính thống, thu hẹp thị trường tự do bằng cách thu hẹp thị trường tự do: - Yêu cầu tất cả công ty đại chúng (dù chưa niêm yết) phải đăng ký lại với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và sẽ bị xử phạt theo quy định mới đối với trường hợp cố tình không đăng ký, không tuân thủ quy định hiện hành. Các công ty này cũng sẽ phải thực hiện kiểm toán khi chào bán cổ phiếu qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, các giao dịch trên thị trường OTC vẫn được tiến hành nhưng kết quả giao dịch phải chuyển qua trung tâm lưu ký để tránh xảy ra tình trạng lừa đảo. - Thực hiện lưu ký, đăng ký tập trung đối với các công ty đại chúng để giảm thiểu rủi ro thanh toán trên thị trường tự do. - Triển khai đưa vào áp dụng đề án giao dịch chứng khoán chưa niêm yết, sử dụng công ty chứng khoán làm đầu mối, chuyển giao dịch về TTGDCK Hà Nội và thực hiện lưu ký qua Trung tâm lưu ký chứng khoán. Từng bước công khai hóa hoạt động thị trường tự do và thu hút dần vào thị trường chính thức.
- - Cần sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về quản lý việc phát hành chứng khoán riêng lẻ của các công ty cổ phần. Riêng cá nhân em, qua quá trình học tập và nghiên cứu, em có thể thấy được những bất cập mà thị trường chứng khoán Việt Nam đang gặp phải và thiết nghĩ, đi từ những nguyên nhân nóng nhất mà thị trường chứng khoán đang gặp phải, Các tổ chức trung gian hoạt động chưa chuyên nghiệp, chất lượng quản trị điều hành, quản trị rủi ro còn kém… Vì thế, sắp tới đây UBCKNN nên tái cấu trúc TTCK, cụ thể là hợp nhất 2 Sở giao dịch chứng khoán thành một. Điều này đồng nghĩa, TTCK Việt Nam sẽ chuyển sang tập trung vào chất lượng. Theo đó sẽ giảm từ hơn 100 xuống còn vài chục CTCK. Điều này sẽ giúp cho thị trường cải thiện và nâng cao thanh khoản, giúp TTCK phát triển bền vững. Mở rộng thị trường tập trung bằng cách như chấn chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán, quản lý công ty đại chúng theo Luật chứng khoán… Việc tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho các sàn giao dịch chứng khoán tập trung, đáp ứng yêu cầu phục vụ cũng là một việc làm cần thiết để kéo nhà đầu tư về với thị trường này. Xuất phát từ những điểm mới của thị trường trái phiếu, khi mà lượng giao dịch là 236.107 tỷ đồng trong 312 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) được Sở GDCK Hà Nội (HNX) tổ chức kể từ năm 2010 đến 30/11/2012. Thì thiết nghĩ, sang năm tới thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) sẽ có thêm nhiều điểm mới để tăng tính hiệu quả của việc huy động vốn trên thị trường sơ cấp và tăng thanh khoản trên thị trường thứ cấp với loại hàng hóa này, tăng tính đa dạng hóa cho các nguồn huy động vốn đối với doanh nghiệp bằng các loại trái phiếu. Chúng ta cần tấp trung thay đổi pháp lý tăng quyền hạn và nghĩa vụ của các thành viên giao dịch, cũng như trách nhiêm của các thành viên đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường trái phiếu trong việc chào mua, chào bán các kỳ hạn TPCP, thiết lập đường cong lợi suất cho TPCP, các nguyên tắc để xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán trong giao dịch mua bán lại nhằm thúc đẩy giao dịch repos. Về sản phẩm mới, trong Đề án TTCK phái sinh, sản phẩm đầu tiên dự kiến đưa vào áp dụng là Future trên TPCP. Khoảng 1 - 2 năm sau khi “chạy” thử nghiệm, sản phẩm phái sinh sẽ được phát triển trên thị trường cổ phiếu. Từ kinh nghiệm quốc tế, đầu tư vào tín phiếu, trái phiếu, về cơ bản nên được miễn thuế để thu hút các đối tượng tham gia. Bằng sự hợp sức và nỗ lực của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, KBNN, VSD, Hiệp hội trái phiếu và mới đây có các chuyên giá GIZ, thị trường TPCP đã có bước phát triển nhanh chóng khi đạt quy mô gần 20% GDP và đáp ứng 1/3 nhu cầu của thị trường vốn. Với hệ thống pháp lý hiện hành, với cách tổ chức gắn kết chặt chẽ thị trường sơ cấp với thứ cấp, hệ thống trái phiếu ngắn hạn với dài hạn, cùng cơ chế đấu thầu, niêm yết, giao dịch, lưu ký, thanh toán được kết nối hoàn toàn, thị trường TPCP không chỉ là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách, mà đang dần tiến tới là một thị trường trọng điểm, làm cơ sở để phát triển thị trường trái phiếu DN như Chiến lược Phát triển TTCK đến năm 2020 đã đề ra. Cũng theo TS. Trần Đắc Sinh, sau 12 năm phát triển, quy mô thị trường đã có hơn 100 CTCK, 2 Sở giao dịch chứng khoán, hơn 700 công ty niêm yết và 131 công ty đăng ký giao dịch. Tuy nhiên, quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK còn chậm
- ban hành, chưa theo kịp diễn biến thị trường. Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, cho rằng, tái cấu trúc TTCK là điều mà nhà đầu tư rất mong đợi. Như vậy sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ cũng nên nhanh chóng ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện tốt các chính sách tái cấu trúc TTCK nhằm tạo lòng tin với nhà đầu tư. Song song đó, phải tăng cường quản trị rủi ro tại CTCK. Trong chương trình triển khai các giải pháp với TTCK, các quy định về việc tách bạch tài khoản của nhà đầu tư, ra các sản phẩm mới, quy định về quỹ mở… sẽ là những thông tin tốt cho thị trường.
- Kết luận Qua những tìm hiểu về chức năng huy động vốn và điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán của doanh nghiệp, chúng ta đã phần nào hiểu rõ hơn về kênh thu hút vốn quan trọng này dành cho doanh nghiệp. Qua đó, gần như đứng trong cảnh thị trường đang ngày càng bị thu hẹp thì việc huy động vốn của doanh nghiệp đang đứng trước những khó khăn nhất định. Khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải lúc này chính do những gì doanh nghiệp tự tạo ra cho họ, chưa kể đến thể chế đang còn nhiều khúc mắc khiến lượng vốn Tư bản từ nhà đầu tư trong và ngoài nước đang ngày càng giảm đi làm cho việc huy động vốn của doanh nghiệp bị ngưng trệ trong thời gian tới. Thị trường đã có nhiều biến động, chính sách của Chính phủ chưa sát và nắm bắt kịp với tình hình biến động đó. Tuy nhiên, việc huy động vốn chính phải do tự bản thân mỗi doanh nghiệp tự thân vận động. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tự minh bạch các báo cáo tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư, để tạo cho doanh nghiệp có được nguồn vốn dài hạn chi trả cho những hoạt động của mình.
- Mục lục Trang Lời mở đầu................................................................................................ 2 Phần 1. Những vấn đề cơ bản về Thị trường chứng khoán, điều kiện và chức năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán của Doanh nghiệp................................................................................................. 3 1. Bản chất và chức năng của Thị trường chứng khoán..........................3 1.1. Bản chất Thị trường chứng khoán.....................................................3 1.2. Chức năng của Thị trường chứng khoán............................................3 2. Điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp .................................................................................................................................... 2.1. Huy động vốn của doanh nghiệp.......................................................4 2.2. Điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán của doanh nghiệp........................................................................................................... 5 Phần 2. Điều kiện và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam qua thị trường chứng khoán những năm gần đây.....................8 1. Thực trạng............................................................................................... 8 2. Nguyên nhân........................................................................................... 11 Phần 3. Một số đề xuất cho phương thức huy động vốn của thị trường chứng khoán cho Doanh nghiệp trong tương lai......................15 Kết luận.................................................................................................... 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta
15 p | 997 | 140
-
CÁC BƯỚC KHI TIẾN HÀNH LÀM ĐỀ TÀI, KHÓA LUẬN, TIỂU LUẬN...
6 p | 1111 | 110
-
Bài tiểu luận: Nghệ thuật điêu khắc
15 p | 1201 | 86
-
TIỂU LUẬN:TIN HỌC ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
17 p | 593 | 81
-
Bài tiểu luận: Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms)
52 p | 565 | 79
-
Tiểu luận thuyết trình môn Tài chính tiền tệ: Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi
20 p | 303 | 56
-
Bài tiểu luận: Thực trạng đói nghèo của thành phố Hồ Chí Minh và chính sách trợ giúp xã hội giúp người dân thoát nghèo của lãnh đạo thành phố
14 p | 279 | 42
-
Tiểu luận tổ chức lao động khoa học: Thực trạng điều kiện lao động tại Công ty TNHH Cơ khí Tam Mao
16 p | 248 | 31
-
Bài tiểu luận môn Cơ sở quy hoạch và quản lý lãnh thổ: Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050
33 p | 192 | 30
-
Tiểu luận môn Tâm lý học đại cương
13 p | 2674 | 29
-
Bài tiểu luận: Thực trạng giao đất, giao rừng trong lâm nghiệp
16 p | 187 | 21
-
Bài tiểu luận: Tối ưu hóa tổng chiều dài cọc bê tông cốt thép bên dưới bệ mố hay sàn giảm tải có diện tích lớn
5 p | 184 | 20
-
Tiểu luận:TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO VÀ ÁP DỤNG GIẢI THÍCH QUÁ TRÌNH PHÁT CỦA THIẾT BỊ MẠNG THÔNG MINH GOOGLE -MERAKI
23 p | 107 | 17
-
Tiểu luận: So sánh sự khác nhau giữa giám sát và đánh giá nói chung và liên hệ trong giám sát và đánh giá kỹ thuật trồng rừng nói riêng
15 p | 277 | 14
-
Tiểu luận Vật lý lazer: Hãy trình bày nguyên lý hoạt động của laser, sự khuếch đại bức xạ và điều kiện ngưỡng, các cơ chế mở rộng vạch ? Trình bày về sự nghịch đảo độ tích luỹ laser?
42 p | 67 | 14
-
Bài tập nhóm: Lợi nhuận và cấu trúc tài chính
24 p | 76 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Điều kiện tối ưu cấp hai của bài toán tối ưu đa mục tiêu
42 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Điều kiện tối ưu cấp hai cho bài toán tối ưu đa mục tiêu dưới ngôn ngữ đạo hàm Parabolic
49 p | 30 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn