intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận thuyết trình môn Tài chính tiền tệ: Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi

Chia sẻ: Nhĩ Da | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

304
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận thuyết trình môn Tài chính tiền tệ đề tài Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi được nghiên cứu với các nội dung: Lý thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết tài chính hành vi. Để nắm vững hơn nội dung kiến thức bài tiểu luận mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận thuyết trình môn Tài chính tiền tệ: Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi

  1. Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA :  TÀI CHÍNH TIỂU LUẬN THUYẾT TRÌNH MÔN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ TÀI CHÍNH  HÀNH VI GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS.TRƯƠNG MINH TUẤN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 8 1
  2. S T HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC KÝ TÊN T Phần   B.   Lý  0 Võ Như Phước 33161020011 thuyết   tài  1 chính hành vi Phần   A.   Lý  0 Nguyễn   T.Thùy  thuyết   thị  33161020049 2 Dương trường   hiệu  quả Phần   B.   Lý  0 Trần Thị Oanh 33161020008 thuyết   tài  3 chính hành vi 0 Làm  Lê Thị Thanh Loan 33161020271 4 Powerpoin Phần   A.   Lý  0 thuyết   thị  Vũ Thanh Xuân 33161020260 5 trường   hiệu  quả 0 Nguyễn   Thành  Làm  6 Trung Powerpoin DANH SÁCH NHÓM 8
  3. Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn 3
  4. NHẬN XÉT GIÁO VIÊN ĐIỂM
  5. Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn PHỤ LỤC A. Lý thuyết thị trường hiệu quả I.khái niệm thị trường hiệu quả..................................................................trang  5 5
  6. 1. Các giả thuyết thị trường hiệu  quả.........................................................trang 5 2. đặc điểm của thị trường hiệu quả II. hình thái thị trường hiệu quả...............................................................trang  6­7 III. Kiểm chứng thị trường hiệu quả.....................................................trang 7  – 8 IV. Thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam............................trang  8­9 B. Lý thuyết tài chính hành vi I. Khái niệm tài chính hành vi..................................................................trang 9 1.Nền tảng tài chính hành vi..................................................................trang 9­  10 2.Khái niệm và mục tiêu tài chính hành vi.........................................trang 10­  11 a. Khái niệm...........................................................................................trang 10­11 b. Nền tảng..............................................................................................trang 11 II.Điều kiện tồn tại tài chính hành vi...................................................trang 10­ 14 1.Hành vi bất hợp lí...............................................................................trang 11­ 12 2.Hành vi bất hợp lí mang tính hệ thống............................................trang 12­  13
  7. Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn 3.Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trong thị trường tài    chính..........................................trang 13 4.Quan điểm tài chính hành vi......................................................... trang 13­14 5.Nhược điểm tài chính hành vi........................................................trang 14 7
  8. ĐỀ TÀI :LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ TÀI CHÍNH  HÀNH VI A.LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ I. Khái niệm về thị trường hiệu quả Là nơi mà tại bất thời điểm nào, tất cả các thông tin mới đều được những người tham gia  thị trường nắm bắt và tức thì, được phản ánh vào trong giá cả thị trường. Lý thuyết thị  trường hiệu quả) (en: efficient market hypothesis) là một giả  thuyết của lý  thuyết tài chính khẳng định rằng các thị  trường tài chính là hiệu quả (efficient), rằng giá của  chứng khoán (securities) trên thị  trường tài chính, đặc biệt  là thị  trường chứng khoán, phản  ánh đầy đủ  mọi thông tin đã biết. Do đó không thể  kiếm  được lợi nhuận bằng cách căn cứ  vào các thông tin đã biết hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ.Có thể  nói  một cách ngắn gọn là các nhà đầu tư không thể khôn hơn thị trường. 1. Các giả thiết về thị trường hiệu quả Thứ  nhất: Thị  trường hiệu quả  nó đòi hỏi một số  lượng lớn các đối thủ  cạnh tranh   tham gia vào thị  trường với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, họ  tiến hành phân tích và   định giá các loại chứng khoán một cách hoàn toàn độc lập với nhau. Thứ hai: Những thông tin mới về chứng khoán được công bố trên thị trường một cách  ngẫu nhiên và tự  động, và việc quyết định về  thời điểm công bố  thông tin cũng độc   lập lẫn nhau.  Thứ  ba: Các nhà đầu tư  luôn tìm mọi cách điều chỉnh giá chứng khoán thật nhanh   nhằm phản ánh chính xác ảnh hưởng của thông tin. Mặc dù sự điều chỉnh của giá có   thể là không hoàn hảo, tuy nhiên nó không hề ưu tiên cho một mặt nào. Có khi sự điều  chỉnh là quá mức, cũng có khi là dưới mức cần thiết, nhưng ta không thể  dự  đoán  được điều gì sẽ  xảy ra  ở mỗi thời điểm xác định. Giá chứng khoán được điều chỉnh   một cách nhanh chóng là bởi số lượng lớn các nhà đầu tư  với mục tiêu tối đa hoá lợi   nhuận cạnh tranh với nhau.  Thứ  tư: Vì giá chứng khoán điều chỉnh theo tất cả  những thông tin mới nên giá của   những chứng khoán này sẽ phản ánh tất cả các thông tin có sẵn và được công bố rộng  rãi ở mọi thời điểm. Vì thế mà nó sẽ phản ánh không thiên lệch tất cả những thông tin   có sẵn hiện thời và đã bao gồm rủi ro của việc nắm giữ chứng khoán. 
  9. Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Như  vậy trong một thị  trường vốn hiệu quả, khó có một nhà đầu tư  nào đánh bại  được thị trường và duy trì được tỉ suất sinh lợi lâu. Tỷ suất sinh lợi mong đợi trong mức  giá hiện tại của chứng khoán sẽ  phản ánh rủi ro tương  ứng của nó, có nghĩa là các nhà   đầu tư mua chứng khoán ở mức giá thông tin hiệu quả sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi   phù hợp với rủi ro phải gánh chịu chứng khoán đó. 2. Đặc điểm của thị trường hiệu quả Thị trường hiệu quả có một số đặc điểm chủ yếu sau:  Mọi thông tin trên thị  trường đều nhanh và chính xác, mọi nhà đầu tư  đều thu nhận   ngay lập tức các thông tin này. Khi thị  trường hiệu quả, giá cả  chứng khoán trên thị  trường  luôn phản ánh đúng, chính xác các thông tin trên thị trường có liên quan đến loại chứng khoán   đó.   Mọi cố gắng để thu nhập tăng thêm do khai thác các thông tin trên thị trường hiệu quả  đều đem lại mức thu nhập thấp hơn chi phí bỏ  ra. Trên thị  trường hiệu quả  thì các chứng   khoán sẽ được mua/bán, trao đổi ngang giá trên các sàn giao dịch chứng khoán, do đó sẽ không   có cơ hội một cách hệ thống để một số người mua ép giá cổ phiếu hoặc thổi phồng mức giá   khi bán (hiện tượng làm giá) hoặc có cơ  hội để  kiếm lời chênh lệch thông qua nghiệp vụ  arbitrage. Người chơi luôn được tin tưởng rằng thị trường đối xử  công bằng với tất cả  mọi   người. Giá cả chứng khoán tăng hay giảm do một nguyên nhân duy nhất là giá chứng khoán phản  ứng trước những thông tin mới xuất hiện trên thị  trường. Do những thông tin này xuất hiện   một cách ngẫu nhien, không thể  dự  đoán trước được nên giá cả  chứng khoán thay đổi một   cách ngẫu nhiên và không thể  dự đoán trước được trong thị  trường hiệu quả.Tuy nhiên, cần  phân biệt tính ngẫu nhiên của giá với sự  bất hợp lí về  mức giá.Nếu giá cả  được hình thành  một cách hợp lí thì chỉ những thông tin mới mới làm cho giá đó thay đổi. II. Hình thái thị trường hiệu quả Các hình thái của thị trường hiệu quả được phân chia căn cứ trên mức độ  khác nhau trong   sự phản ánh của giá cả đối với thông tin trên thị trường. Có 3 loại hình thái:  Thị trường hiệu quả dạng yếu: Giá cả chứng khoán hiện tại là sự phản ánh mọi thông  tin chứa đựng trong hồ sơ giá quá khứ, như tỷ suất sinh lợi chứng khoán, khối lượng   giao dịch, các chuyển dịch, xu hướng, quy luật hiện tại của giá. Hoặc các thông tin   chung như mua bán lô lẻ, các thương vụ của các chuyên gia, các nhóm độc quyền. Vì  nó giả định rằng mức giá thị trường hiện tại này đã phản ánh tất cả các thu nhập trong  9
  10. quá khứ  và mọi thông tin trên thị  trường nên giả  thuyết này có nghĩa là tỷ  suất thu  nhập trong quá khứ cũng như các thông tin khác không có mối liên hệ với tỷ suất thu   nhập trong tương lai (các tỷ suất thu nhập độc lập với nhau). Bởi vậy, chúng ta có thể  thu được thêm chút thu nhập khi ra quyết định mua hoặc bán chứng khoán dựa trên các  thông tin về  tỷ  suất thu nhập hay các thông tin khác của thị  trường trong quá khứ.   Nhưng khó có thể  duy trì một siêu tỷ  suất sinh lợi liên tục. Giá cả  chuyển động một  cách ngẩu nhiên (Random Walk).   Thị  trường hiệu quả  dạng trung bình : Giá cả  phản ánh không những giá cả  quá khứ  mà còn phản ánh một cách nhanh chóng bất kỳ một thông tin nào được công bố. Thông   tin được công khai bao gồm tất cả những thông tin như các thông báo về thu nhập, cổ  tức, tỷ lệ P/E, chia cổ tức, đề nghị sáp nhập công ty… Các nhà đầu tư khi đưa ra quyết  định dựa trên những thông tin sau khi được công bố sẽ không thu được tỷ suất sinh lợi  cao hơn mức trung bình, bởi giá cả  chứng khoán đã phản ánh mọi thông tin công khai   đó.   Thị trường hiệu quả  dạng mạnh : Giá cả  phản ánh tất cả  thông tin có thể  được công   bố bằng cách phân tích tỷ mĩ về công ty và nền kinh tế, cả những thông tin về sự kiện   đã xảy ra, và cả những thông tin mà thị trường sẽ kỳ vọng xảy ra trong tương lai. Giá  cả thực tế của một loại chứng khoán luôn là một dấu hiệu hoàn hảo về giá trị thực sự  của nó. Trong thị trường như vậy, chúng ta sẽ quan sát thấy các nhà đầu tư  may mắn   và không may mắn, nhưng chúng ta không tìm thấy bất kỳ một siêu giám đốc đầu tư  nào có thể  liên tục đánh bại thị  trường. Việc mua bán cổ  phiếu trong nổ  lực “vượt   mặt” thị  trường có thể  giống như  trò chơi may rủi hơn là một cuộc đấu đòi hỏi kỹ  năng. III. Kiểm chứng thị trường hiệu quả  Thị  trường hiệu quả  dạng yếu : giả  thuyết EMH dạng yếu cho rằng giá cả  chứng  khoán hiện nay phản ánh tức thời và đầy đủ các thông tin đã có trong lịch sử về chứng  khoán đó. Với hình thái này, mọi cố  gắng để  sử  dụng thông tin trong quá khử  để  dự  đoán sự biến động giá cả  chứng khoàn trong tương lai đều không có ý nghĩa. Nói tóm   lại, khi dạng yếu của thị  trường hiệu quả  tồn tại, các thông tin trong quá khứ  về  chứng khoán không có khả  năng giúp các nhà đầu tư  dự  đoán được giá chứng khoán   trong tương lai để  tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch thông qua chiến lược mua và giữ  chứng khoán thụ động cũng như chủ động. Mục tiêu của kiểm chứng thị  trường hiệu quả  dạng yếu: trên cơ  sở  sử  dụng thông tin  trong quá khứ, thực hiện các giao dịch chứng khoán theo những thông tin này, nếu không tạo  ra thu nhập cao hơn thị trường thì thị trường hiệu quả dạng yếu.
  11. Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn  Thị  trường hiệu quả  dạng trung bình :EMH dạng trung bình cho rằng giá cả  chứng  khoán hiện tại đang phản ánh đầy đủ và tức thì tất cả các thông tin được công bố  sẵn   về  các thị  trường  chứng khoán. Nếu giả  thuyết này là đúng thì khi có một thông tin   mới nào đó được công bố nó sẽ được kết hợp nhanh chóng vào giá cả  chứng khoáng.   Các tin tức tốt làm giá cả tăng lên và những tin tức xấu làm giá tụt xuống. Nhưng một   khi điều này xảy ra thì sẽ không còn những thay đổi giá cả có thể  dự đoán được nữa.  Tóm lại giả thuyết này ngụ ý rằng: không thể trông cậy vào việc chậm trễ trong quá  trình phổ  biến thông tin mà xây dựng phương pháp kiếm lời thương mại. Tương tự  nếu tin tức không dẫn đến thay đổi nào trong giá cả  và EMH dạng trung bình là đúng  thì từ đó có thể suy ra rằng: các tin tức đó không chứa những nội hàm thich hợp.  Thị trường hiệu quả dạng mạnh :EMH dạng mạnh phát biều rằng: giá cả chứng khoán   hiện tại đang phản ánh tức thời và đầy đủ  tất cả  các thông tin được biết về  các thị  trường chứng khoán kể cả các thông tin nội bộ, điều này nghĩa là: các thị trường phản  ánh nhanh đến mức thậm chí chẳng có ai nắm được thông tin nội bộ có giá nhất lại có   thể lợi dụng nó để kiếm lời. Trên thực tế  giả  thuyết này đang gặp phải mẫu thuẫn, vẫn có trường hợp những người  trong cuộc vẫn có thể thu được lợi nhuận siêu ngạch( sau khi trừ chi phí giao dịch và rủi ro ). IV. Thực trạng về thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường còn khá trẻ( ra đời 7/2000) nên đang  tăng trưởng rất nhanh nhưng cũng còn nhiều hạn chế.Đa số các công ty niêm yết là những  công ty có vốn ít và hiệu quả hoạt động thấp, còn các công ty lớn thì vẫn chưa mặn mà với  việc lên sàn, dẫn đến hàng hóa trên thị trường Việt Nam vẫn còn nghèo nàn, kém hấp  dẫn.Trong khi đó về phía cầu, khả năng hấp thụ của thị trường có giới hạn, số lượng nhà  đầu tư tham gia thị trường còn ít. Nhà nước vẫn chưa ban hành đủ các thể chế pháp lý để hỗ trợ phát triển thị trường  chứng khoán, vẫn còn nhiều kẽ hở để khai thác. Các nhà đầu tư thiếu kiến thức đầu tư căn bản, tâm lý đầu tư theo phong trào. Họ đầu  tư dựa trên yếu tố tâm lý thay vì phân tích thông tin để đưa ra quyết định. Hầu hết chúng ta  vẫn tin rằng tài chính là lĩnh vực của những suy nghĩ định lượng và rõ ràng. Sự thật thì các  nhà đầu tư không phải luôn luôn hành động một cách sáng suốt và khôn ngoan như mong đợi,  đặc biệt là các nhà đầu tư ở nước ta. Nguyên tắc cơ bản trong đầu tư chứng khoán là “mua  khi giá thấp bán khi giá cao” thì ở thị trường chứng khoán nước ta lại xảy ra điều ngược lại.  Khi giá cổ phiếu tăng thì đổ xô đi mua đẩy giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực của nó, còn khi  giá xuống thì đổ xô nhau bán làm rớt giá thể thảm. Chứng khoán vượt quá giá trị thật nhưng  11
  12. họ vẫn mua.Họ chấp nhận mua với giá cao vì tin rằng vì trên thị trường sẽ còn có người chấp  nhận mua với giá cao hơn. Không chỉ có thế, trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn xuất hiện nhưng hiện  tượng mang tính chu kỳ có thể dự báo được những hiện tượng giá có xu hướng tăng vào dịp  tết dương lịch và tết nguyên đán, giảm giá từ tháng 4 đến tháng 7, tăng giá vào phiên đầu tuần  và giảm giá vào phiên cuối tuần, mỗi lần phát hành thêm hoặc nếu là cổ phiếu thỉ giá sẽ tăng  trước ngày chốt danh sách, giá cổ phiếu trên thị trường OTC thường rẻ hơn trước khi được  niêm yết. Chính những xu hướng có thể dự đoán đó làm cho thị trường chứng khoán Việt  Nam kém hiệu quả. Một lý do khác nữa, nhà đầu tư nước ta thường dựa vào những quy luật đó để khai  thác thông tin, tìm kiếm lợi nhuận từ mức chênh lệch mua bán trong thời gian ngắn tạo nên  hiện tượng đầu cơ chứ không còn là đầu tư nữa. Tuy nhiên khi tất cả các nhà đầu tư đều biết  khai thác các hiện tượng đã được nhận biết để kiếm lời thì giá lại trở về đúng giá trị thật của  nó, và xóa bỏ các quy luật đó. Dễ thất thị trường chứng khoán Việt Nam không vận hành theo bất cứ quy luật nào, lý  thuyết thị trường hiệu quả hoàn toàn thất bại. Có lẽ dùng các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý  con người để giải thích những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hợp lý  hơn là dùng lý thuyết thị trường hiệu quả. Trong thị trường hiệu quả dạng yếu thì phân tích kỹ thuật không mang lại lợi nhuận  siêu ngạch nhưng phân tích cơ bản có thể áp dụng được nhưng trong thị trường chứng khoán  Việt Nam thì ngược lại. B. LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI I. Khái quát lý thuyết 1. Nền tảng của lý thuyết tài chính hành vi ­ Tâm lý học:  nghiên cứu hành vi và các quá trình tư  duy, quá trình này bị  tác   động bởi tâm lý, tư duy của con người và môi trường. Có nhiều hiệu ứng tâm lý  khác nhau có thể tác động đến các quyết định lệch lạc của nhà đầu tư
  13. Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn ­ Xã hội học:  nghiên cứu hành vi xã hội của con người. Nó chỉ  chú trọng chủ  yếu vào sự ảnh hưởng của những mối quan hệ xã hội đối với thái độ và hành vi  con người ­ Tài chính: sự  quan tâm chặt chẽ đối với việc quyết định giá trị  và việc đưa ra   các quyết định    Lý thuyết tài chính hành vi ( Behaviriral Finance) dựa trên lập luận cơ bản là “thị  trường không luôn luôn đúng” đã đặt ra một đối trọng lớn đối với lý thuyết “ thị  trường hiệu quả”, cơ sở của các lý thuyết tài chính cơ bản trong suốt 4,5 thập kỷ  gần đây Lý thuyết thị  trường hiệu quả  dựa trên niềm tin rằng luôn tồn tại một cơ  chế  điều   chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả, đó là cơ  chế  kinh doanh chênh lệch giá. Một  khi tồn tại hiện tượng định giá sai trên thị  trường, nghĩa là giá của các công cụ  (cổ  phiếu, trái phiếu, sản phẩm phái sinh, v.v…) trên thị trường tài chính không phản ánh  một cách chính xác giá trị hợp lý (dựa trên những nhân tố cơ bản), thì sẽ tồn tại cơ hội   kinh doanh chênh lệch giá, và “những nhà đầu tư  hợp lý” khi tận dụng những cơ hội  này (mua tài sản bị  định giá thấp, bán tài sản bị  định giá quá cao chẳng hạn), sẽ  góp  phần điều chỉnh thị trường về trạng thái hợp lý hay cân bằng. Ý tưởng về cơ chế điều  chỉnh kinh doanh chênh lệch giá sẽ tạo lập trạng thái “thị trường hợp lý” trở thành nền   tảng cho rất nhiều lý thuyết định giá, từ  đường con thị  trường hiệu quả, CAPM cho   đến Black Scholes, đến các lý thuyết tài chính quốc tế như PPP, backwardation, v.v Lý thuyết tài chính hành vi chỉ ra rằng, cơ chế điều chỉnh đó không phải lúc nào cũng  có thể xảy ra, nghĩa là sẽ có những trường hợp những nhà đầu tư “hợp lý’ không thể  chiến thắng những nhà đầu tư  “bất hợp lý” và khi đó, thị  trường sẽ  không hiệu quả,   hay “sai” (tức là định giá quá cao hoặc quá thấp giá cổ phiếu hay các loại sản phẩm tài  chính khác). Lý thuyết tài chính hành vi là sự  phát triển kết hợp tâm lý học vào tài  chính, một phát triển khá muộn màng. Kể  từ  khi nhà tâm lý học người Pháp Gabriel   Tarde bắt đầu nghiên cứu về ứng dụng tâm lý học vào khoa học kinh tế từ những năm   1880, thì phải mất gần 100 năm sau, vào thập kỷ  1980, thì  ứng dụng tâm lý trong tài  13
  14. chính mới có bước phát triển đáng kể  (mặc dù trước đó, vào những năm 1930, 1940,   những nghiên cứu của George Kanota cũng đặt nền tảng cho tài chính hành vi với thật   ngữ  quan trọng “kỳ  vọng”, nhưng những kết quả  của ông khá hạn chế). Với những  tác phẩm nền tảng của Amos Tversky và Daniel Kahneman (1979), Richard H.Thaler  (1985) và đặc biệt là Robert Shiller với quyển sách nổi tiếng “Irrational Exuberance”  (2000), dự báo chính xác sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu toàn cầu không lâu sau đó,   đã tạo bước ngoặt lớn cho những nhà nghiên cứu tài chính hành vi liên tục đưa ra các   nghiên cứu mới. Ngoài ra, còn phải kể đến một nghiên cứu quan trọng năm 1993 của  Jegadeesh và Titman mà đến nay vẫn là một thách thức cho trường phái “thị  trường  hiệu quả” là hiệu  ứng xu thế  (momentum effect), với ngày càng nhiều phiên bản đề  xuất cách tận dụng hiệu  ứng này để  kiếm lợi nhuận vượt trội mà rủi ro không cao   (phiên bản mới nhất là nghiên cứu của Sagi và Seasholes vừa công bố trong năm 2007  với những kết quả không thể giải thích được bằng các mô hình thị trường hiệu quả, lý  luận dựa vào rủi ro 2.     Khái niệm và Mục tiêu của Tài chính hành vi a) Khái niệm Lý thuyết tài chính hành vi là một phần của môn tài chính nhằm tìm ra cách hiểu và  dự đoán được các dấu hiệu của hệ thống thị trường tài chính các quyết định tâm lý.  Tài chính hành vi gần như bao gồm cả hành vi con người và hiện tượng thị trường và  sử dụng các kiến thức có được từ ngành tâm lý học và lý thuyết tài chính (Fromlet,  2001). +       Tài chính hành vi là lĩnh vực nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư trên cơ sở  những nguyên tắc tâm lý trong quá trình ra quyết định đầu tư Tài chính hành vi nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý và kinh tế tài chính Tài chính hành vi cố gắng giải thích việc các nhà đầu tư diễn giải và phản ứng như  thế nào với thông tin để ra quyết định đầu tư Các nhà đầu tư không phải luôn luôn phản ứng “hợp lý”,do đó tài chính hành vi nghiên  cứu hành vi của các nhà đầu tư dẫn đến các trường hợp bất thường trên thị trường  chứng khoán
  15. Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn +       Tài chính hành vi cho rằng giá thị trường có sự khác biệt so với giá trị nội tại của  cổ phiếu  b)  Mục tiêu của Tài chính hành vi Giải thích các mô hình lý luận của nhà đầu tư, bao gồm quá trình diễn biến  cảm xúc và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định đầu tư Nỗ lực giải thích ba câu hỏi cái gì, tại sao, như thế nào trong quá trình đưa ra quyết  định đầu tư Nghiên cứu thị trường tài chính nhằm giải thích những hiện tượng bất thường  của thị trường. II. Điều kiện tồn tại lý thuyết tài chính hành vi: Các mô hình được đề xuất bởi lý thuyết tài chính hành vi sẽ có thể đúng nếu trên thị  trường tồn tại một trong ba điều kiện cơ bản sau. Nếu cả ba đều tồn tại, lý thuyết tài  chính hành vi dự báo rằng việc định giá sai không những là tồn tại, mà còn là rất đáng  kể (lớn hoặc đến mức nghiêm trọng) và kéo dài. Ba điều kiện đó bao gồm: ­ Tồn tại hành vi không hợp lý ­ Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống ­ Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính 1. Hành vi không hợp lý a)  Tự  tin thái quá (overconfidence) : Được xem như  là niềm tin mù quáng vào những lập   luận, đánh giá theo cảm tính cũng như  khả  năng nhận thức của một ai đó. Nếu họ  tin   rằng cổ  phiếu của những Cty họ  tin tưởng là cổ  phiếu tốt, cố  gắng tìm kiếm những   thông tin để ủng hộ cho nhận định và quyết định của mình và đánh giá sai lầm cổ phiếu  b)  Hai xu hướng mà các nhà đầu tư thường gặp phải :  +  Prediction overconfidence: thường đưa vào kế hoạch đầu tư của mình các khoảng tin  cậy quá nhỏ. Họ đã đánh giá thấp những rủi ro trong danh mục đầu tư của mình.  + Certainty overconfidence : quá tự tin vào đánh giá của mình => thường đầu tư quá  nhiều và không đa dạng hóa danh mục đầu tư 15
  16. c)  Phụ thuộc vào kinh nghiệm hay thuật toán : Các kinh nghiệm, hay quy tắc học được  giúp chúng ta dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc ra quyết định nhưng trong một số  trường hợp, dựa dẫm quá nhiều vào các quy tắc đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc biệt là  khi các điều kiện bên ngoài thay đổi d)  Lệch lạc do tình huống điển hình : Thường được diễn tả một cách đơn giản là xu  hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài hạn, mà thường đặt nhiều quan  tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn. Thường đánh giá xác suất xảy ra của  những sự kiện trong tương lai dựa vào mức độ “tương tự” với một tình huống điển  hình nào đó,  thường chỉ quan tâm đến một tình huống điển hình của một giai đoạn  ngắn thay vì quan tâm đến một mẫu hình điển hình trong một giai đoạn dài e)   Bảo thủ : Khi điều kiện thay đổi người ta có xu hướng chậm phản ứng với những thay  đổi đó, và gắn nhận định của mình với tình hình chung trong một giai đoạn dài trước  đó. Hiệu ứng này (gắn với kinh nghiệm dài hạn) là ngược lại với hiệu ứng lệch lạc do  tình huống điển hình (đặt nặng vào các tình huống điển hình ngắn hạn). Phối hợp 2  hiệu ứng này có thể giúp giải thích hiện tượng phản ứng chậm trên thị trường chứng  khoán f)  Định nghĩa hẹp :  Cô lập một khái niệm, phân tích một vấn đề trong một khuôn khổ  hạn hẹp, tách biệt, và cố gắng đưa ra quyết định tối ưu cho khuôn khổ hạn hẹp ấy,  thay vì cho toàn cục àphương pháp này có thể hữu ích trong vài trường hợp giới hạn về  nguồn lực, thời gian nhưng có thể đưa đến sai lầm g)  Tính toán bất hợp lý :  Đây là một dạng của định nghĩa hẹp. Chúng ta có xu hướng tách  riêng các quyết định mà đúng ra phải được kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo  trong trí tưởng tượng và tối đa hoá lợi ích từng tài khoản àđôi khi đưa ra các quyết định  nhìn tưởng là hợp lý, mà thật ra là sai lầm 2. Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng lên giá CP trên  thị trường là không đáng kể (cho dù là một tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn 
  17. Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn chế nếu chỉ đơn độc một mình). Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống  (nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư cùng có một hành vi không hợp lý như nhau) thì việc  định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo dài Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng tính lệch lạc (bất hợp lý) trong hành vi là khá phổ  biến đối với nhiều nhà đầu tư, nó tạo thành “hiệu ứng bầy đàn”, khiến cho giá một số  cổ phiếu không phản ánh giá trị “thực” (hay “hợp lý”) của chúng. Như vây, hiệu ứng bầy  đàn sẽ không tốt cho thị trường trong trường hợp chúng ta xem hiệu ứng bầy đàn là tất  cả đều hành động theo một mẫu hình hành vi lệch lạc, không hợp lý, thấy ai làm sao thì  làm vậy. Là hiện tượng các nhà đầu tư đi theo hoặc bị tác động bởi hành động của số  đông có thể là hợp lý hoặc bất hợp lý. Tin tưởng rằng nếu có rất nhiều người cùng thực  hiện một việc gì đó thì việc đó chắc chắn đúng Bình thường, nhà đầu tư cá nhân có thể rất bình tĩnh và sáng suốt, vậy mà cũng có lúc  họ lại bị áp đảo bởi những cảm xúc tiêu cực khi các nhà đầu tư khác hành động theo một  cách thức phổ biến nào đó. Sự sợ hãi bị “bỏ rơi” hay thất bại khi bạn bè, người thân,  hàng xóm của họ có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng, đã đưa đến sức mạnh áp đảo  của đám đông Hiệu ứng bầy đàn thể hiện tương đối rõ nét nhất là ở trong giai đoạn đầu thị trường  mới thành lập biểu hiện qua giá của đa số các cổ phiếu đều lên hoặc đều xuống, sự biến  động này không phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh mà chủ yếu do yếu tố tâm lý  nhà đầu tư. 3. Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính        Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ hội để  kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh chênh lệch giá sẽ  điều chỉnh giá trên thị trường về cân bằng. Nhưng nếu tồn tại định giá sai, mà lại không  thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá để tận dụng các khoản lợi nhuận này thì như  thế nào? Và tại sao lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá khi có định giá sai Một giải thích được chấp nhận rộng rãi trong trường phái tài chính hành vi là có 2 dạng +       Định giá sai thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanh chênh lệch giá được Định giá sai không thường xảy ra, kéo dài và không thể kinh doanh chênh lệch giá được  (nói một cách khác, khó mà xác định được khi nào mức định giá sai đã đạt tới giới hạn  trên hay dưới và điều chỉnh lại). Nếu tham gia “chỉnh sửa” kiểu định giá sai dạng 2 thì rất  dễ rơi vào trạng thái “tiền mất, tật mang” 17
  18.        Barberis và Thales (2003) chỉ ra rằng: “Kinh doanh chênh lệch giá không thể xảy ra vì  có những tài sản về lý thuyết là có tính thay thế lẫn nhau hoàn hảo và có thể kinh doanh  chênh lệch giá 2 tài sản đó, nhưng thực tế thì không như vậy, do đó tạo ra rủi ro tăng  thêm cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá (vốn được xem là rủi ro thấp đến mức phi  rủi ro). Ngoài ra, chi phí thực hiện các chiến lược hưởng chênh lệch giá và sự tồn tại của  các giao dịch của những nhà đầu tư không hợp lý (gọi là noise trading) cũng ngăn cản  điều này” Những hạn hế này không hề có những điều chỉnh tức thời như người ta kỳ vọng, mà  thườngkéo dài nhiều năm (nhất là ở các nước châu Á đang phát triển). Đây là dấu hiệu  của giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá 4. Quan điểm của tài chính hành vi  ­ Tài chính học hành vi là lĩnh vực tài chính sử dụng các lý thuyết cơ bản dựa  trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên thị trường tài chính  (Suy thoái năm 1929 & 1987, khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997, bong bóng trên  thị trường chứng khoán Trung Quốc, Việt Nam,…..), mà các lý thuyết trước đây  không giải thích được (như lý thuyết thị trường hiệu quả).  ­ Tài chính hành vi là một lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế thực nghiệm, được xem là  trường phái khá mới so với các trường phái tài chính học truyền thống, và dựa trên lập  luận cơ bản là “thị trường không luôn luôn đúng”.  ­ Tài chính hành vi giúp giải thích các mô hình lý luận của nhà đầu tư, bao gồm quá  trình diễn biến cảm xúc và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định đầu tư, trả  lời ba câu hỏi cái gì, tại sao, như thế nào khi đưa ra quyết định đầu tư.  5. Nhược điểm của tài chính hành vi  Lý thuyết tài chính hành vi nhìn chung không phải là một trường phái tài chính chính  thống (mặc dù thường bị các nhà nghiên cứu thuộc trường phái thị trường hiệu quả, dẫn  đầu là Fama đả kích). Lý thuyết này còn ở dạng sơ khai, còn tồn tại nhiều vấn đề gây  tranh cãi chưa có những cơ sở và nguyên lý vững chắc như lý thuyết chính thống hiện  đại như rủi ro ­ tỷ suất sinh lợi, thị trường hiệu quả, kinh doanh chệnh lệch giá), và  là một sự bổ sung hơn là tách biệt khỏi lý thuyết tài chính chính thống.  Các kết quả bất thường về lợi nhuận dài hạn dễ thay đổi khi sử dụng các phương phap  ́ nghiên cưu khac nhau. ́ ́  
  19. Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn ­ Tính ngẫu nhiên, tính đại diện của các mẫu trong mô hình tài chính hành vi.  ­ Không thể mô tả hoàn toàn những khoản lợi nhuận kỳ vọng.  ­ Bất cứ giai đoan lây m ́ ẫu nào cũng tạo ra những sai lêch có tính hệ thống từ những dự  báo của mô hình.  ­ Khi những điều kiện bên ngoài thay đổi, có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu Tài liệu tham khảo A.Lý thuyết thị trường hiệu quả: 1. Paul Samuelson A, Kinh tế học, Nhà xuất bản Tài chính (2007) (I.1,2,3,II) 2. Fama, Eugene.F.(1970), Efficient capital markets: A review of theory and  empirical work. Journal of Finance, 25, pp. 383­417( along with Sharpe and  Schwartz comments) (III) 3. Vị thế của thị trường cổ phiếu Việt Nam trên thế giới, Ths Hồ Việt Tiến, Tạp  chí phát triển kinh tế, số 179, tháng 9/2005 (IV) B.Lý thuyết tài chính hành vi: ­TÀI CHÍNH HÀNH VI: TÂM LÝ HỌC, RA QUYẾT ĐỊNH, VÀ THỊ TRƯỜNG  Tác giả: Lucy F.Ackert, Richard Deaves. Biên dịch: Lê Đạt Chí, Trần Thị Hải  Lý, Hoàng Th   ị Phương   – NXB: Kinh tế tp.hcm(4,5) ­  Barberis, N.. & R. Thaler,(2003). A surey og be havioral finance ,Handbook  of the Economics of finance, North­ Holland , Amsterdam.(3) ­ Barberis,   B..&   T...,   Odean   (2001)   ,   Boy   will   be   boys:   Gender,  overconfidence,   and   common   stock   investment.   Quality   jounal   of  Economics 116: 261­292(1,2) ­  http://luanvan.co/luan­van/thi­truong­hieu­qua­va­ly­thuyet­tai­chinh­hanh­  vi­58585/ ­ Benartzi, S & R, Thaler (2001) “Native diversification strategies in defined contribution savings plan “ American Economic Revew 91:79- 98(1) 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2