Bài tiểu luận môn Văn hiến Việt Nam: Lăng Ông Bà Chiểu - nơi linh thiêng mang đậm dấu ấn lịch sử giữa đất Sài Gòn
lượt xem 17
download
Mục đích nghiên cứu đề tài "Lăng Ông Bà Chiểu - nơi linh thiêng mang đậm dấu ấn lịch sử giữa đất Sài Gòn" là tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử hình thành của Lăng Ông Bà Chiểu. Kiến trúc tại Lăng Ông là điểm thu hút du khách đến tham quan như được trở về thời nhà Nguyễn. Đồng thời nêu lên hiện trạng của giới trẻ hiện nay đối với các giá trị văn hoá của đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận môn Văn hiến Việt Nam: Lăng Ông Bà Chiểu - nơi linh thiêng mang đậm dấu ấn lịch sử giữa đất Sài Gòn
- lOMoARcPSD|16911414 TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHOA XÃ HỘI & TRUYỀN THÔNG BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TIỂU LUẬN MÔN: VĂN HIẾN VIỆT NAM Đề tài: “LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU – NƠI LINH THIÊNG MANG ĐẬM DẤU ẤN LỊCH SỬ GIỮA ĐẤT SÀI GÕN” GVHD: ThS. Lê Thị Ngọc Thúy Lớp HP: 203SOS10202 Nhóm: CT3 – Nhóm 7A SVTH: Đính kèm file bên trong TP.HCM, tháng 08 năm 2021 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 LỜI CẢM ƠN Nhóm 7A xin gửi lời chào thân thương nhất đến cô Lê Thị Ngọc Thúy – Giảng viên Văn hiến Việt Nam đáng mến của chúng em. Chúng em xin cảm ơn cô rất nhiều trong thời gian qua đã luôn tận tụy với lớp chúng em. Cô đã giảng dạy, truyền đạt cho chúng em về văn hóa, xã hội, con người ở đất nước mình. Nhờ những bài học hay gắn với thực tế xã hội, với văn hóa đời sống của ông cha ta, chúng em biết thêm nhiều về bản sắc dân tộc, giai đoạn lịch sử phát triển của văn hóa. Cũng chính từ những bài giảng thân thương đó đã truyền cho chúng em thêm tinh thần tự hào về bề dày lịch sử, sắc tộc văn hóa của nước nhà, thêm kính trọng những giá trị cổ truyền được các thế hệ bao đời tiếp nối, thêm yêu mảnh đất quê hương nuôi dưỡng ta khôn lớn từng ngày. Môn Văn hiến Việt Nam đã trang bị nền tảng kiến thức văn hóa sâu rộng đồng thời bồi đắp những giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam cho các bạn sinh viên hiện nay. Chúng em đã từng bước tiến tới triết lý đào tạo sâu sắc của trường Đại học Văn Hiến, đó là “Thành nhân trước khi thành danh”. Bên cạnh đó, chúng em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Xã hội và Truyền thông đã luôn đồng hành cùng cô Thúy và lớp chúng em trong học kỳ này. Chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà trường dù trong mùa dịch khó khăn nhưng đã cố gắng tạo điều kiện hết mức để chúng em theo kịp tiến độ đào tạo, không bỏ lỡ khoảng thời gian quý báu mà ngừng học tập. Lời cuối cùng, em xin gửi đến cô Ngọc Thúy, các thầy cô thuộc khoa Xã hội và Truyền thông cùng với nhà trường luôn mạnh khỏe, bình an, cùng nhau vượt qua thời điểm khó khăn của đại dịch COVID-19. NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 7A Mức Thuyết Tiểu Tổng Công việc độ TT Họ và tên MSSV trình luận điểm tham gia hoàn (30%) (30%) (60%) thành Tìm tài liệu, Nguyễn đóng góp ý 1 Thành 201A160157 100% 8.5 kiến, tham Phương gia làm bài Tìm tài liệu, Nguyễn đóng góp ý 2 Thị Thúy 191A030189 100% 8.5 kiến, tham Quỳnh gia làm bài Tìm tài liệu, Lê Nguyễn đóng góp ý 3 Ngọc 201A030159 100% 8.5 kiến, tham Quỳnh gia làm bài Tìm tài liệu, Phạm Như đóng góp ý 4 201A150099 100% 8.5 Thanh kiến, tham gia làm bài Tìm tài liệu, Nguyễn tham gia Thị Thanh 5 201A160163 làm bài, 100% 8.5 Thảo tổng hợp bài (NT) tiểu luận Tìm tài liệu, Nguyễn đóng góp ý 6 Thị Thu 201A030460 100% 8.5 kiến, tham Thảo gia làm bài Tìm tài liệu, Hà Vũ đóng góp ý 7 191A140015 100% 8.5 Ngọc Thảo kiến, tham gia làm bài 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 PHẦN NỘI DUNG 1. Lý do chọn đề tài Đất nước Việt Nam ta trải qua 4000 năm lịch sử văn hiến với nhiều mất mát, đau thương vì chiến tranh, bạo loạn. Thời gian trôi qua nhanh như gió cuốn nhưng những giá trị từ bao đời của ông cha ta vẫn được lưu truyền cho các thế hệ mai sau. Những giá trị văn hóa vật thể là chứng nhân lịch sử của một thời đại cũ biết bao thăng trầm. Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là chốn phồn hoa, náo nhiệt được bao quanh bởi các công trình cao ốc hoành tráng. Hiện đại là thế nhưng Sài Gòn không bị mất đi vẻ đẹp cổ kính vốn có của nơi đây. Xóa tan đi những ồn ào, vội vã của đường phố xe cộ đông đúc, ta tìm lại về với khoảng trời yên lặng với không gian bình dị, mang phong cách cổ kính, hoài niệm. Ở Sài Gòn có rất nhiều cơ sở thờ tự lâu đời gắn với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Sài Thành. Các cơ sở thờ tự là nơi nhiều người tìm về chốn bình yên thanh lọc tâm hồn sau những bộn bề của cuộc sống, thả hồn theo những tòa công trình kiến trúc được điêu khắc nghệ thuật tinh xảo... Và ở một góc đường nào đó tại quận Bình Thạnh, chúng em biết đến Lăng Ông Bà Chiểu – nơi linh thiêng nổi tiếng mà người dân Sài Gòn không ai là không biết đến. Dù thời gian gần 200 năm qua, mọi vật thay đổi theo nhiều biến động của cuộc sống xã hội thì Lăng Ông Bà Chiểu vẫn đứng sừng sững oai nghiêm – biểu tượng của Gia Định thời xưa ấy. Lăng Ông đã có những thay đổi nhất định về vẻ bề ngoài, được xây dựng và cải tạo lại phù hợp với thời đại mới nhưng những giá trị về lịch sử, văn hóa vẫn được giữ lại và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đó chính là lý do mà nhóm chúng em chọn đề tài “Lăng Ông Bà Chiểu – nơi linh thiêng mang đậm dấu ấn lịch sử giữa đất Sài Gòn” làm đề tài tiểu luận cuối kì để có thể khai thác những vẻ đẹp văn hóa vốn có của nơi đây. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của nhóm là tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử hình thành của Lăng Ông Bà Chiểu. Kiến trúc tại Lăng Ông là điểm thu hút du khách đến tham quan như được trở về thời nhà Nguyễn. Lăng Ông Bà Chiểu đã gắn với đời sống của người Sài Gòn như một tín ngưỡng tâm linh tôn kính. Ngoài ra, chúng em còn làm rõ thực trạng hiện nay của giới trẻ đối với các giá trị văn hóa hiện hữu như 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Lăng Ông Bà Chiểu và tìm ra hướng giải pháp khắc phục những thực trạng không tốt đó. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Lăng Ông Bà Chiểu – một di tích lịch sử văn hóa của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong địa phận của Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Với tình hình dịch bệnh Covid đáng báo động như hiện nay, việc tìm kiếm thông tin cũng rất khó khăn, gặp nhiều trở ngại. Vì vậy, nhóm chúng em chỉ có thể cập nhật và tìm hiểu về Lăng Ông Bà Chiểu trên các phương tiện truyền thông là chủ yếu như thông qua Google, Facebook và Youtube. Từ các nguồn tài liệu đa dạng, phong phú trên truyền thông đại chúng, nhóm 7A đã chọn lọc thông tin và viết tổng kết lại những nội dung chính về Lăng Ông cùng với những hình ảnh rõ nét, đẹp, sinh động. Cùng với phương pháp phân tích – tổng hợp, chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận một cách hoàn chỉnh nhất có thể. 5. Bố cục đề tài Bố cục đề tài của tiểu luận có cơ cấu như sau: Chương 1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Lăng Ông Bà Chiểu Chương 2. Đặc điểm kiến trúc nghệ thuật xây dựng Lăng Ông Bà Chiểu Chương 3. Thực trạng và ý kiến giải pháp 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU 1.1. Lịch sử nguồn gốc của Lăng Ông Bà Chiểu 1.1.1. Vị trí, tên gọi Lăng Ông Bà Chiểu có tên gọi là Thượng Công Miếu, là khu vực miếu thờ và mộ phần của Tả quân Lê Văn Duyệt và Chính thất phu nhân là bà Đỗ Thị Phận. Lăng Ông tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, Phường 1, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Lăng Ông nằm tại một vị trí cực kì thuận lợi, là điểm giao nhau của 4 con đường Lê Văn Duyệt – Trịnh Hoài Đức – Phan Đăng Lưu – Vũ Tùng. Mọi người vẫn thường hay nhầm Lăng Ông Bà Chiểu là nơi thờ ông và bà tên là Chiểu. Nhưng sự thật không phải như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc của tên gọi này. “Bà Chiểu” là tên vùng đất chỉ mới xuất hiện vào thời vua Tự Đức (tức từ năm 1847 đến năm 1883). Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên nên suy ra, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Bên cạnh đó, ở Thủ Đức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu. Còn “Lăng Ông” là lăng của Tả quân Lê Văn Duyệt, vị trí của lăng nằm ở gần khu vực chợ Bà Chiểu. Vào lúc thời xưa, người dân rất kiêng cử, tránh nói tên những người có quyền uy vì sợ phạm úy. Do đó, không biết từ lúc nào, nơi đây được ghép hai từ lại gọi là Lăng Ông Bà Chiểu, tức là Lăng Ông ở Bà Chiểu. 1.1.2. Cuộc đời của Tả quân Lê Văn Duyệt gắn với những giai thoại lịch sử Nơi đây là nơi yên nghỉ của Tả quân Lê Văn Duyệt – vị Thần hoàng được người dân Sài Gòn tôn thờ, kính trọng. Tả quân Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 và mất năm 1832. Thân phụ của ông là ông Lê Văn Toại, gốc là người Quảng Ngãi, sau di cư vào Nam và sống tại đất Tiền Giang ngày nay. Vì vậy, sử sách ghi chép ông là người làng Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho ngày xưa (nay là Tiền Giang). Ông theo chúa Nguyễn Phúc Ánh lúc 17 tuổi. Tả Quân Tổng Trấn Lê Văn Duyệt xuất thân thái giám nhưng là một tướng trẻ gan dạ, lập nhiều chiến công vào bậc nhất khai quốc công thần thời Gia Long. Ông từng giữ chức Tổng Trấn Gia 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Định Thành 2 lần: từ 1812 đến 1815 (triều vua Gia Long) và từ 1820 đến 1832 (đời vua Minh Mạng). Xưa nay những đấng anh hùng hào kiệt lưu sử sách phần nhiều là hạng được mô tả mình cao 7 thước, lưng rộng 10 gang, tướng mạo phương phi, hùng dũng. Nhưng với Tả quân Lê Văn Duyệt thì ngoại lệ, tầm người thấp, mặt mũi không mấy khôi ngô nhưng lại là người có cơ mưu thiên bẩm, sức khỏe hơn người. Theo nhiều giai thoại vẫn còn truyền tụng và được ông Mai Quốc Trinh, 74 tuổi - một người làm công quả ở Lăng Ông hơn 10 năm nay, kể: Năm 16, 17 tuổi, Đức Ông (ý nói Tả quân Lê Văn Duyệt) thường nói với bạn bè rằng, phận làm trai sanh nhằm thời loạn nếu không dựng nổi cờ đại tướng đặng có công danh ghi vào sử sách thì không đáng làm trai. Bình sinh ông rất nóng tánh, không ưa văn chương, chỉ thích võ thuật. Bởi vậy ông không thích giao du với trai trẻ trong làng, chỉ mải vào rừng săn bắn. Trong nhà thường nuôi nhiều chó săn, chúng hung dữ nhưng được ông dạy dỗ rất khuôn phép. Một bữa nọ ông đi săn, người cha ra đồng, ở nhà còn mẹ già. Hôm đó, tình cờ Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long sau này) cải trang đi với mấy viên quan hầu đến nhà. Nhìn thấy bộ ván ngựa có chiếu, gối, liền đến ngồi. Mẹ ông lấy làm lo cho sự táo bạo của khách lạ, bèn đến mời qua ngồi nơi ghế vì chỗ đó Duyệt không cho ai ngồi hết, chính ông cũng không ngồi. Can ngăn mãi không được, bà mẹ bỏ mặc cho chúa Nguyễn ngồi nơi bộ ván. Một lát sau Duyệt đi săn về. Mọi lần khi về gần tới nhà, bầy chó săn thay nhau chạy xuôi chạy ngược cùng vườn. Lần này khác hẳn, con nào cũng cụp đuôi lộ vẻ sợ sệt đi vào trong sân. Duyệt lấy làm lạ, bước vào nhà ngó thấy Chúa Nguyễn. Duyệt tuy chưa biết là ai nhưng tự nhiên có ý kinh sợ rồi gập người xuống lạy. Chúa Nguyễn đưa mắt ngó xuống hỏi có phải ngươi tên Duyệt không? Duyệt thưa phải. Sao mi to lớn lại không chịu lo lắng việc đời, trai sanh thời loạn mà cứ để yên thân trong đám cỏ, rừng cây vậy. Duyệt nói mình không muốn vậy nhưng ở đây chẳng có ai để cùng mưu sự. Chúa Nguyễn cười rồi nói sơ qua lai lịch cho Duyệt nghe, khi đã biết ông khách ngồi đó là Chúa Nguyễn thì Duyệt mừng rỡ, ưng thuận xin theo. 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Trong thời gian làm quan, ông đã lập được rất nhiều công trạng. Những công trạng đó gồm có trận Thị Nại (thắng trận quân Tây Sơn dù có phần yếu thế hơn) ; Tổng chỉ huy việc đào kinh Vĩnh Tế (kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia, từ Châu Đốc đến Hà Tiên); công trạng dẹp loạn thổ phỉ, cứu đói, tha thuế cho dân, chỉ trong vòng chưa đến 1 năm, đã ổn định lại tình hình; “tiền trảm hậu tấu” Lý Chính Hầu Huỳnh Công Lý vì làm những việc sai trái và cuối cùng là chế phục Chân Lạp, oai trấn Xiêm La. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển 1.2.1. Quá trình hình thành Lăng Ông Bà Chiểu Mộ phần của Tả quân Lê Văn Duyệt là nơi được dựng sớm nhất tại khu vực này vào năm 1832. Sau cuộc nổi dậy binh biến của con nuôi ông – Lê Văn Khôi thất bại, năm 1835, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, trên dựng bia đá có khắc tám chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” (Nghĩa là: Chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho dẹp bỏ trụ đá hài tội và đắp lại mộ. Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ. Theo nhà văn Sơn Nam, thì sau đó dân làng Long Hưng đem trình quan sở tại một người cháu nội của Lê Văn Phong (Phong là em ruột Tả quân) tên Lê Văn Thi, bấy lâu sợ tội với triều đình nên mãi trốn tránh. Sau đó, ông Thi được phép đến Bà Chiểu, lo việc chăm sóc Lăng Ông. Ngày nay ở trong miếu vẫn còn thờ ông Thi làm Tiền hiền. Ngày 06/04/2020, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan ký quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình "Phục dựng cổng và tôn tạo hàng rào di tích kiến trúc nghệ thuật Lăng Ông - Bà Chiểu" do Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa TP.HCM làm chủ đầu tư. Theo đó, phục hồi kiến trúc nguyên trạng, tạo vẻ mỹ quan cho di tích, đặc biệt bảo đảm tối đa các yếu tố nguyên gốc và giá trị chân thật của di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia như: vị trí, cấu trúc, vật liệu, chất liệu, kỹ thuật truyền thống, chức năng ngoại thất, cảnh 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 quan liên quan và các yếu tố khác của di tích nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của Lăng Ông Bà Chiểu. Sau quá trình trùng tu, tôn tạo, Lăng Ông Bà Chiểu khoác lên mình bộ áo mới phù hợp với cảnh quang và thời đại mới của xã hội nhưng không hề mất đi những đặc điểm kiến trúc cũng như các giá trị văn hóa tồn tại từ trước đến nay. 1.2.2. Việc thờ cúng Tả quân Lê Văn Duyệt Từ khi Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập vào năm 1914, việc cúng tế được tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần. Ngày 6 tháng 12 năm 1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia. Hàng năm, đều có tổ chức lễ giỗ long trọng, vào các ngày 29 - 30 tháng 7, mồng 1 và 2 tháng 8 âm lịch. Dân gian coi ông như thần và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần. Nghi lễ cúng kiếng tại lăng pha trộn giữa nghi lễ thờ cúng ông bà, tổ tiên của người Nam Kỳ với nghi lễ cúng thần (thờ Thần hoàng). Số người dự hội đông đúc, có người địa phương trong vùng, có người là khách tỉnh xa đến cúng viếng. Trong lễ giỗ của ông, người Hoa thường chiếm phân nửa, vì thời xưa, lúc người Hoa đến Gia Định sinh sống, ông cho phép họ định cư và làm ăn tại đây nên người Hoa trong vùng từ xưa đến nay rất kính trọng và nhớ ơn ông. Vào ngày lễ giỗ, người Việt cúng trái cây, bánh và nhang đèn, còn người Hoa cúng heo quay theo tục của họ. Những ngày đầu Xuân, dân chúng trong vùng đến để cúng kiếng và xin xăm rất tấp nập, khói nhang bay ngợp cả bầu trời. Theo dân địa phương Lăng Ông rất thiêng, nhiều người cùng cực đến đây xin phước giải hạn. Vào thời Thực dân Pháp cai trị, những tranh chấp dân sự không thể giải quyết, chính quyền thực dân đã đưa các đương sự đứng trước mộ ông tuyên thề. Ngày nay, Lăng Ông Bà Chiểu là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Những ngày húy kỵ và lễ tết có đến chục ngàn người đến chiêm bái. Những ngày bình thường, có hàng trăm người đến dâng hương để tưởng nhớ công đức người đã có công khai phá và xây dựng vùng đất Sài Gòn - Gia Định năm xưa và Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay. 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KIẾN TRÖC XÂY DỰNG LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU 2.1. Phong cảnh chung của lăng và cổng Tam quan – biểu tƣợng của vùng đất Gia Định xƣa Khu di tích được bao quanh bởi cây xanh, trên một gò đất cao hình lưng rùa, được cho là vị thế “đắc địa”. Theo quan niệm địa lí Đông phương học, nơi được chọn đặt âm phần của quan Tổng trấn nằm vào long mạch, hợp với “địa linh nhân kiệt”, vì thế sẽ mang lại tài lộc, sự an lạc đời đời cho dân chúng cư ngụ trong vùng. Khu lăng được bao bọc xung quanh 4 bức tường vàng rực rỡ đậm chất cổ điển dài 500m, cao 1,2 m. Lăng có 4 cổng, trổ ra bốn hướng. Đây là công trình mang đậm phong cách Á Đông với những nét đặc trưng của kiến trúc cung đình nhà Nguyễn. Cổng Tam quan là lối kiến trúc quen thuộc, đặc trưng của những ngôi chùa, đền, và những ngôi dinh thự thời xưa. Ba lối vào, với lối giữa cao và rộng hơn hai cổng phụ, còn thể hiện 3 quan điểm của nhà Phật, bao gồm: hữu quang, thông quan, và trung quan, đại diện cho sự vô thường của Phật. Phía trên cổng là dòng chữ Hán, dịch ra với ý nghĩa “Thượng Công Miếu”, tức là nơi thờ phụng Thượng Công, một chức quan lớn và quan trọng của thời xưa. Công trình cổng này được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Văn Tần vào năm 1949 và từng là biểu tượng của Sài Gòn (và miền Nam) cùng với tháp Phước Duyên của chùa Thiên Mụ (biểu tượng cho Huế và miền Trung), chùa Một Cột - chùa Diên Hựu (biểu tượng cho Hà Nội và miền Bắc). Xung quanh khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính gồm: Nhà bia - Lăng mộ - Miếu thờ. 2.1.2. Kiến trúc nhà bia đá Nơi dừng chân đầu tiên khi bước vào Lăng Ông Bà Chiểu là nhà bia đá. Trước bia đá là tượng đôi hạc vàng cưỡi rùa. Đây là hình ảnh tượng trưng cho sự hòa hợp giữa âm và dương, sự tương quan hỗ trợ lẫn nhau giữa muôn loài và muôn vật. Ngày xưa có một thuyết kể rằng cứ tới mùa hạn hán, hạc sẽ “cắp” rùa đến 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 những vùng có nước. Còn khi đến mùa nước lũ, rùa lại trở thành những tảng đá vững chắc cho hạc đậu chân. Ở giữa tượng đôi hạc cưỡi rùa là chậu lư hương bằng gốm lớn, điêu khắc hình rồng lượn, một cổ vật thường thấy khi xưa, tại các đình, miếu, chùa,… Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương (xếp theo kiểu một viên dương hai viên âm), có 4 mái, trên đỉnh mái có hình ảnh “lưỡng long chầu nguyệt”, đuôi chổng lên, đầu chúc xuống, mắt ngước lên nhìn mặt trăng với ý nghĩa thuần phục, cũng có thể hiểu là thuận phục tâm linh, hình này hay xuất hiện tại các nơi thờ tự trong quá khứ. Bên trong có tấm bia đá khắc văn bia chữ Hán đề "Lê công miếu bia" (Bia dựng tại miếu thờ Lê công) được điêu khắc tinh xảo do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Các chữ viết ở nhà bia, đều là chữ Hán, nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và dân chúng. Bên hông tường có một bản phiên âm ra tiếng Việt nhưng khá mờ. 2.1.3. Mộ Tả quân và vợ Tiếp bước nhà bia đá, men theo lối vào lăng sẽ đến lăng mộ Tả quân và vợ. Lối vào lăng có 2 con sư tử đá trấn giữ, tăng thêm phần long trọng cho khu mộ phần Tiến sâu vào trong, toàn thể khu mộ được xây dựng theo kiểu dạng thành quách bao kiên phần lăng mộ. Lăng Lê Văn Duyệt là nơi có kiến trúc cổ nhất được tồn tại năm 1848 đến nay, nằm song song là mộ của Chánh Thất Tả Quân phu nhân Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và xây theo hình nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Cách xa nơi ông bà nằm vẫn còn mộ hai cô hầu cũng được liệt vào hàng cổ tích. Trước mộ có khoảng sân nhỏ để làm lễ. Bao quanh mộ là bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn. 2.1.4. Nghệ thuật kiến trúc miếu thờ Lăng Ông Vị trí cuối cùng của lăng là miếu thờ Tả quân – nơi đẹp nhất trong toàn thể khuôn viên. Đây là nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Tả Quân Lê Văn Duyệt. 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Những cánh cửa ở miếu thờ được sơn màu đỏ trang trọng, điểm thêm sắc vàng uy quyền với lối kiến trúc cổ xưa như trong các phim cung đấu thường phát trên truyền hình. Bên cạnh miếu thờ có bức tường lớn được chạm khắc đá, khảm sành sứ hình một con hổ oai vệ, đặc sắc vẫn giữ được vẻ đẹp độc đáo và cổ kính cho đến ngày nay. Tầng mái ngói của miếu thờ cong vút chạm khắc tinh tế từ nguyên liệu sành sứ, được xây dựng với lối kiến trúc “trùng thiềm điệp ốc” đặc trưng của Việt Nam thời xưa. Bố cục của miếu bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện. Tiền điện và trung điện là nơi bá tánh đến cúng bái, quyên góp từ thiện và xin xăm. Bước vào miếu thờ, mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một khoảng sân lộ thiên, gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời). Đối xứng hai bên trục nhà chính là hai dãy Đông lang và Tây lang. Công trình mang dấu ấn của lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn với những mái “trùng thiềm điệp ốc” và kỹ thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng. Chính điện là nơi đặt tượng Tả Quân Lê Văn Duyệt được đúc bằng đồng nguyên chất, cao 2,65m, nặng 3 tấn. Ngày 4 tháng 2 năm 2008 tượng Tả Quân Lê Văn Duyệt đã được trang trọng đặt tại điện thờ. Bên cạnh đó, miếu thờ có đặt bàn thờ của Đại học sĩ Phan Thanh Giản và Tổng Trấn Bắc Thành Lê Chất. Sâu bên trong khu vực chánh điện của miếu có một góc dựng lại khung cảnh sống đời thường của Tả quân, với chiếc võng đơn sơ có phần hiu quạnh. Vào ngày giỗ của ông, khách đến thăm cũng chỉ vào được phía ngoài của chánh điện, trung điện, và hạ điện chứ không vào được sâu bên trong. Chỉ những người có phận sự mới được vào để thực hiện các nghi thức lễ. 2.2. Giá trị và ý nghĩa của Lăng Ông Bà Chiểu Từ lâu hình tượng Tả quân Lê Văn Duyệt đã đi vào tâm thức của người dân Gia Định và miền Nam nước Việt. Dân gian coi ông như một vị thần nên các nghi thức tưởng nhớ ông đã trở thành hoạt động tín ngưỡng dân gian. Vì thế, hàng năm, dân chúng vẫn thường tổ chức ngày lễ giỗ Đức Thượng Công và lễ khai ấn đầu năm để tưởng nhớ đến công lao của ông. 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Cho đến nay, lịch sử tuy vẫn có những góc nhìn khác nhau về cuộc đời Lê Văn Duyệt, nhưng công lao của ông trong việc tạo dựng nên một vùng thành Gia Định tấp nập và hưng thịnh thuở xưa thì ai ai cũng phải kính nể. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời cuộc, “Thượng Công Miếu” vẫn sừng sững uy nghiêm minh chứng cho một thời kì mở cõi hào hùng của dân tộc. 2.2.1. Ý nghĩa lịch sử Công trình gắn liền với cuộc đời của Tả quân Lê Văn Duyệt, một người có công lớn trong thời kì xây dựng đất nước thời nhà Nguyễn. Không chỉ có tài quân sự, Lê Văn Duyệt còn là một nhà chính trị. Làm Tổng trấn Gia Định Thành hai lần (lần 1: 1812 – 1816 và lần 2: 1820 – 1832), ông đã thực hiện chính sách trị an tốt, và có công lớn trong việc giữ gìn an ninh cho xứ sở. Ông cho đắp đường, đào kênh, củng cố thành lũy, lập hai cơ quan từ thiện là “Anh hài” và “Giáo dưỡng”... Đồng thời ông cũng có cách ứng xử khéo léo, rộng rãi đối với những người phương Tây đến buôn bán ở Sài Gòn. Bấy giờ, nhiều người kính phục, gọi ông là “Ông Lớn Thượng”, hay “Đức Thượng Công”... Một vài nước lân cận cũng tỏ ra kiêng nể ông. Khu di tích lịch sử văn hóa này được xây dựng và tôn tạo lại để tưởng nhớ công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nổi bật là Tả quân Lê Văn Duyệt. 2.2.2. Ý nghĩa văn hóa Đối với Việt Nam ngày nay, Lăng Ông Bà Chiểu là một địa điểm thiêng liêng, gắn liền với đời sống tâm linh của người Sài Gòn. Tết Âm Lịch hằng năm, người dân Sài Gòn lại tới đây thăm viếng, đốt nén nhang tỏ lòng thành cầu mong gia đình yên ổn, hạnh phúc, và xin lá xăm vận mệnh trong năm. Đây là một nét văn hóa đẹp của người dân Sài Gòn. Lăng Lê Văn Duyệt là một trong những tài sản truyền thống của dân tộc ta mang nhiều giá trị tinh thần đời sống. Với những vẻ đẹp vốn có của nơi đây càng tô đậm thêm bản sắc dân tộc Việt Nam, đã đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới một kiến trúc nghệ thuật cổ điển cần được giữ gìn và lưu truyền đến các thế hệ con cháu mai sau. Đối với thế giới, khu di tích lịch sử văn hóa Lăng Ông Bà Chiểu đã làm đậm đà thêm bản sắc riêng của dân tộc nước nhà, làm phong phú thêm kho tàng di sản 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 văn hóa thế giới. Thế giới sẽ có cái nhìn thiết thực, mới mẻ đối với các di tích văn hóa vật thể của Việt Nam ta. 2.2.3. Lăng Ông mang nhiều giá trị đời sống Đây không chỉ là khu di tích kiến trúc có giá trị nghệ thuật mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam mà còn là niềm tự hào của người dân Nam bộ. Nhờ vào tài năng điêu luyện của các nghệ nhân Việt Nam mà đồ án trang trí tại đây trở nên rất sinh động, gần gũi với cuộc sống dân gian. Những hoa văn trang trí khu lăng mộ vừa mang ý nghĩa phản ánh hiện thực vừa biểu lộ niềm tin và ngụ ý chúc phúc. “Thượng Công Miếu” không chỉ mang những giá trị thiên hướng về nghệ thuật kiến trúc, giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mang giá trị tâm linh đối với người dân Sài Gòn. Từ lâu, dân trong vùng đã truyền tai nhau kể những câu chuyện có liên quan đến ông mang màu sắc tín ngưỡng, nhiều yếu tố ảo như suốt mấy chục năm khu mả của ông hoang vắng không ai dám đi qua, truyền rằng đêm xuống nghe quân reo ngựa hí, có ma khóc lóc ở đó. Tả Quân Lê Văn Duyệt càng bị hạ nhục, bị xử tội khi đã chết thì cái tiếng linh của ông càng lan rộng trong dân gian. Vào các dịp lễ, Tết, số lượng người đi Lăng Ông đông gấp nhiều lần đi chùa. Sài Gòn còn có mộ và đền thờ của Võ Tánh, Trương Tấn Bửu, Võ Di Ngụy nhưng đông nhất vẫn là Lăng Ông Bà Chiểu. Dù gấn đó có đền thờ Trần Hưng Đạo nhưng dân Nam Kỳ ít khi lui tới. Với những dẫn chứng thiết thực đưa ra như trên, ta đã thấy được trong lòng người Việt Nam, đặc biệt là người Việt và người Hoa ở vùng đất Sài Gòn này, vị Thần hoàng Lê Văn Duyệt đã đi sâu vào đời sống của người dân trong vùng mà dù ông đã không còn ở trên đời này nữa, người người vẫn tin tưởng, thương yêu ông. Bên cạnh đó, di tích lịch sử Lăng Ông Bà Chiểu còn mang giá trị du lịch rất cao đối với du khách trong nước và quốc tế. Ngày nay, không chỉ các bô lão có tuổi, các bác lớn mới đi thăm lăng, các bạn trẻ cũng được truyền dạy về lịch sử, đến tham quan Lăng Ông để thưởng thức vẻ đẹp kiến trúc cổ kính, chụp những bức ảnh đẹp để lưu giữ dáng hình của nơi đây, đồng thời cũng giới thiệu, truyền bá cho nhiều người biết. Các khách du lịch nước ngoài khi đến đây thưởng ngoạn cũng trầm trồ trước không gian linh thiêng, hoài niệm của một thời đại đã cũ của nước Việt Nam anh hùng. Trải qua gần hơn 200 năm lịch sử với nhiều thăng trầm, Thượng Công 14 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Miếu vẫn là một công trình kiến trúc mang đậm nét Sài Gòn xưa, là một nét đặc sắc chấm phá của Thành phố mang tên Bác. CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ Ý KIẾN GIẢI PHÁP 3.1. Thực trạng hiện nay 3.1.1. Việc ăn mặc, tạo dáng phản cảm tại nơi tôn nghiêm Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những cơ sở thờ tự nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi năm, Lăng Ông đón hàng nghìn vị khách đến viếng thăm, và cũng xảy ra những hình ảnh không đẹp, làm mất thẩm mỹ tại nơi linh thiêng. Dù biển báo tại cổng các đền, chùa, di tích, lễ hội không chỉ riêng Lăng Ông Bà Chiểu đều ghi rõ nơi tôn nghiêm không mặc váy ngắn, quần ngắn, nhưng nhiều người vẫn vi phạm, những hình ảnh ăn mặc phản cảm ngày càng tiếp diễn. Thời đại ngày nay, công nghệ truyền thông đại chúng cũng như các trang mạng xã hội phát triển, nhiều bạn trẻ ham thích sự nổi tiếng, khoe ảnh chụp tại nơi tôn nghiêm với cách tạo dáng và ăn mặc thiếu ý thức. Nhà xã hội học, PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, một bộ phận giới trẻ thiếu giáo dục, thiếu kỹ năng sống, thiếu sự học hỏi ở trong đời sống xã hội về cung cách ứng xử. Họ có kiến thức mỏng, thiếu thái độ sống tích cực trong xã hội, không tôn trọng các giá trị truyền thống. 3.1.2. Vấn đề chắp vá, lộn xộn tại khu di tích quốc gia Vào năm 2015, một bài viết của báo Thanh niên đã lột trần những góc khuất đáng lên án tại Lăng Ông Bà Chiểu, làm mất đi mỹ quan khu vực xung quanh lăng. Đó là tình trạng hàng rong xâm chiếm, lộn xộn lại nơi thờ tự. Lăng Ông Bà Chiểu chịu cảnh các sạp hàng lấn sát tới lưng các pho tượng trông phản cảm và mất đi sự tôn nghiêm. Không chỉ gây cản trở lối đi, các hộ kinh doanh còn níu kéo, đeo bám mời mọc người hành hương mua đồ cúng chùa, quà lưu niệm gây khó chịu cho du khách. Có hơn 20 hộ buôn bán không cố định trong khu vực thờ tự. Họ có sạp quầy phía dưới nhưng bán không được nên mang hàng hóa tràn vào tận Lăng Ông bán. Lực lượng lên di dời thì họ phản ứng, chửi bới đủ thứ nên tình hình rất căng thẳng. Bên cạnh đó, năm 2015, tình trạng chắp vá giữa kiến trúc xưa và nay của di 15 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 tích, các đoạn hàng rào chỗ thì làm bằng sắt, chỗ được rào bằng lưới B40 lộn xộn. Các đoạn tường cổ có hoa văn rất đẹp, lại bị xen lẫn với những đoạn xây mới bằng sắt, lưới làm ảnh hưởng đến giá trị công trình. 3.1.3. Việc mất cắp tài sản trong lăng Một vấn đề nhức nhối nữa đó chính là việc một người đàn ông ăn cắp trái châu ở Lăng Ông Bà Chiểu.Vào sáng 03/09/2020, Công an phường 1 (quận Bình Thạnh) nhận được tin báo của Ban quản lý lăng Ông Bà Chiểu về việc bộ "Lưỡng long tranh châu" trên nóc bia Đình trước phần mộ lăng Tả quân Lê Văn Duyệt đã bị mất trái châu quý hiếm (có niên đại từ năm 1922) Công an quận Bình Thạnh chỉ đạo các đơn vị liên quan xuống hiện trường, điều tra truy xét nghi phạm trộm cắp cổ vật. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an quận Bình Thạnh xác định nghi phạm Trần Văn Thọ (29 tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã trèo lên nóc bia Đình lấy trộm trái châu vào lúc 0h10 sáng 29/08. Sau khi trộm cổ vật và tẩu thoát, Thọ đã liên hệ và bán trái châu gần 100 tuổi cho một người tên Trần Hiền Sĩ (40 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) với giá 13 triệu đồng. Như Tuổi Trẻ Online thông tin, sau khi thu hồi trái châu bị trộm, Ban quản lý lăng Ông Bà Chiểu đã báo cáo và nhờ chuyên gia Trung tâm Bảo tồn di tích TP.HCM hỗ trợ về chuyên môn để gắn lại vị trí cũ vào trưa ngày 12/09/2020. 3.2. Ý kiến giải pháp khắc phục Chính vì nếp sống tùy tiện, thiếu ý thức của một bộ phận du khách và người dân, sự buông lỏng quản lý của cơ quan quản lý văn hóa và các cấp chính quyền là nguyên nhân gây nên sự xô bồ, mất trật tự, khiến cho trật tự an toàn chưa đảm bảo, nạn trộm cắp, lừa đảo, ăn xin, ùn tắc giao thông, chen lấn xô đẩy diễn ra khá phổ biến trong các đền thờ, chùa. Nguyên nhân gây ra các trường hợp mất cắp của cải, tài sản của nơi thờ tự do thiếu hiểu biết về giá trị của hiện vật, cổ vật nên không coi trọng, không có ý thức bảo vệ, bị lừa gạt đem đổi những thứ không có giá trị, hoặc sửa chữa, sơn phết không có căn cứ khoa học làm biến dạng so với nguyên bản. Tâm lý chủ quan của chính quyền địa phương và người dân trong công tác bảo vệ di tích, cổ vật cũng một phần nào đó tiếp tay cho các hiện tượng trộm cắp xảy ra. 16 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Thực trạng này đang ở mức báo động vì sự thất thoát và hư hại di vật, cổ vật ngày càng gia tăng. Nếu tiếp tục buông lỏng quản lý, thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ làm thất thoát đi một khối lượng không nhỏ di sản cổ vật, hiện vật, những tài sản đặc biệt đang nằm rải rác trong các di tích, trong đời sống cộng đồng rất nhiều. Việc đưa ra các giải pháp để hạn chế triệt để các trường hợp trên là điều rất cần thiết và cấp bách. Các chính quyền địa phương cần đổi mới cách quản lý khu vực, nên xóa bỏ hình thức hàng rong kiểu cũ, thay thế bằng các quầy hàng nhỏ có kích thước phù hợp để không chiếm hết lề đường dành cho khách tham quan. Ban quản lý cần quy hoạch những tuyến đường, vạch kẻ giới hạn, canh giữ nghiêm ngặt đặc biệt trong các ngày lễ lớn để đảm bảo việc lưu thông được thông suốt. Các cấp, bộ cần thực thi các chính sách về lĩnh vực văn hóa, tín ngưỡng mạnh tay để các hình ảnh gây phản cảm nơi công cộng linh thiêng như chùa chiền, đền thờ, lăng tẩm xóa bỏ hoàn toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến bộ mặt của toàn xã hội. Ở góc độ pháp luật, từ ngày 1/6/2021, Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo sẽ thay thế Nghị định 73/2010/NĐ-CP. Nếu như trước đây, với Nghị định 73/2010/NĐ-CP, hành vi không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000-100.000 đồng thì với Nghị định 38 mức phạt sẽ tăng cao hơn là từ 200 - 500 nghìn đồng. Theo PSG, TS Nguyễn Lân Cường: Nếu tình trạng “chảy máu” cổ vật không sớm được ngăn chặn thì cổ vật Việt Nam dù có phong phú, đa dạng đến mấy rồi cũng bị mất hết. Ðiều đó ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề nghiên cứu khoa học cũng như văn hóa, lịch sử của nước ta. Các chính sách, biện pháp đã được đưa ra cụ thể nhưng còn thiếu kế hoạch truyền thông đến đại chúng, nhiều người vẫn không nắm rõ luật pháp và vi phạm. Do đó, các cơ quan chức năng của Bộ Văn hóa không chỉ hoạt động một mình mà cần liên kết với các bộ phận, cơ quan khác như Bộ Thông tin và Truyền thông để thông tin về cơ chế, chính sách xử phạt về phá hoại tài sản văn hóa chung của cộng đồng, về việc vi phạm hình thức tham gia hoạt động tín ngưỡng được tuyên truyền đến người dân cùng chấp hành đúng luật. 17 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Không chỉ các ban quản lý, chính quyền địa phương cần thay đổi mà người dân phải là người có ý thức cộng đồng cao. Việc giáo dục con em chúng ta tôn trọng các di tích vật thể hoặc phi vật thể là rất quan trọng. Nhà trường kết hợp với phụ huynh đẩy mạnh việc giảng dạy về văn hóa, xã hội trong chương trình học tập cần thực tế hơn, tổ chức các chuyến ngoại khóa đến các di tích lịch sử văn hóa để học hỏi, rèn luyện đạo đức của các em ngay từ nhỏ. Tuyên truyền rộng rãi việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa trong kho tàng di tích văn hóa của nước ta là một việc cần được thực hiện sát sao, mang tính cộng đồng. Ngoài ra, vai trò của người dân là đồng hành cùng với chính quyền báo cáo lên cơ quan chức năng để xử lý những hành vi trái pháp luật, các yếu tố an ninh, an toàn không được đảm bảo. Ngày nay, Lăng Ông Bà Chiểu đã được trùng tu, tôn tạo lại nhưng vẫn không bị mất đi vẻ đẹp vốn có của nơi đây. Nhưng không vì thế mà chúng ta lơ là cảnh giác, vô tư tiếp tay làm hao mòn các di tích quý giá. Người dân và khách du lịch đến tham quan cần tuân thủ nội quy, ý thức tôn trọng các hiện vật đồng thời tự bảo vệ bản thân, an toàn cá nhân khi đến nơi đông người tránh các sự việc nuối tiếc như mất ví, mất điện thoại,... 18 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 KẾT LUẬN Lăng Ông Bà Chiểu là nơi linh thiêng, là nơi thể hiện rõ nhất đặc trưng tín ngưỡng của người dân Việt Nam nói chung và dân miền Nam nói riêng. Tả quân Lê Văn Duyệt đối với người dân là một vị Thần hoàng góp công gây dựng nên mảnh đất Sài Gòn hưng thịnh như ngày nay. Người Việt lẫn người Hoa ở đây đều tôn kính và có đức tin với ông, đây là một tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam chứ không phải là mê tín dị đoan như có một số người nhầm tưởng vì thiếu kiến thức văn hóa. Lăng Ông Bà Chiểu là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, sáng tạo thể hiện triết lý “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần bất khuất của dân tộc ta. Nhờ có những di tích vật thể như Lăng Lê Văn Duyệt, thế hệ mai sau mới thấu hiểu, trân trọng, quý trọng hòa bình mà chúng ta đang sống, hiện tại là thành quả của một quá trình lịch sử hào hùng nhuộm đầy máu đỏ của một thế hệ ông cha kiên cường. Chúng em có cơ hội được tìm hiểu về Lăng Ông Bà Chiểu – nơi gắn với giai đoạn thời kỳ đầu của một thời đại lịch sử nhà Nguyễn thì mới hiểu được nhiều văn hóa cũng như tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Việc tìm kiếm thông tin, cùng nhau làm việc nhóm, thảo luận và chọn lọc tài liệu mang tính xác thực cao đã giúp nhóm chúng em thêm tinh thần đoàn kết, học được nhiều điều bổ ích, rèn luyện khả năng phân tích vấn đề, đặc biệt đó là biết tôn trọng lịch sử, văn hóa của quê hương và cố gắng bảo tồn, gìn giữ những giá trị thiêng liêng đó để dù năm tháng có trôi qua thì đời đời các thế hệ sau vẫn được trau dồi, học hỏi, không quên đi cội nguồn của dân tộc Việt Nam. 19 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS. Trần Ngọc Thêm (2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh. 2. PGS. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, Tp. Hồ Chí Minh. 3. GS. Vũ Khiêu (2002), Bàn về văn hiến Việt Nam, NXB Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh. 4. PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên (2004), “Bản chất và đặc trưng tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền Việt Nam”, Di sản văn hóa, số 7, tr. 27 – 32. 5. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2014), “Giáo dục nhân cách con người Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa”, Văn hóa học, số 2, tr.11 – 18. 6. Nguyễn Thị Phương Châm (2014), “Một số xu hướng biến đổi của tín ngưỡng, lễ hội trong đời sống xã hội đương đại”, Văn hóa học, số 2, tr. 34 – 45. 7. Trung Nguyễn, 24/04/2021, Lăng Ông Bà Chiểu – nhiều thứ hay ho cho bạn tìm hiểu [online], phuot3mien.com. Đọc từ: https://phuot3mien.com/lang-le-van-duyet-lang-ong-ba-chieu.html 8. Mèo Du Ký, 04/11/2018, Lăng Ông Bà Chiểu – tìm về chốn cung đình thời nhà Nguyễn [online], traveloka.com. Đọc từ: https://www.traveloka.com/vi-vn/explore/destination/lang-ong-ba- chieu/58849 9. Sơn Bình, 14/09/2020, Trái châu lăng Ông Bà Chiểu trị giá 350 triệu, kẻ trộm bán 13 triệu [online], tuoitre.vn. Đọc từ: https://tuoitre.vn/trai-chau-lang-ong-ba-chieu-tri-gia-350-trieu-ke- trom-ban-13-trieu-20200914125547589.htm 10. Bùi Nhật Lệ, 28/02/2021, Hướng dẫn tham quan Lăng Ông Bà Chiểu, Sài Gòn [online], justfly.vn. Đọc từ: https://justfly.vn/discovery/vietnam/ho-chi-minh-city/lang-ong-ba- chieu 20 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận môn Triết học Mac-Lenin
18 p | 5114 | 926
-
Tài liệu hướng dẫn viết bài tiểu luận
4 p | 6173 | 818
-
BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
20 p | 3934 | 765
-
BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
20 p | 1213 | 386
-
TIỂU LUẬN: Quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội,con đường phát triển tất yếu của cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
29 p | 764 | 257
-
BÀI TIỂU LUẬN MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1
9 p | 1297 | 238
-
Tiểu luận môn Quản trị cung ứng: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk
44 p | 1297 | 113
-
ĐỀ TÀI: Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam , nguyên nhân suy thoái và giải pháp khắc phục
32 p | 576 | 84
-
Tiểu luận môn Cơ sở lý luận báo chí: Một số vấn đề về tính nhân văn của báo chí hiện nay
32 p | 656 | 69
-
Bài tập lớn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Phân tích cấu trúc hệ thống chính trị nước ta hiện nay.Trình bày suy nghĩ của nhóm về văn hóa chính trị của giới trẻ hiện nay
24 p | 834 | 63
-
Tiểu luận môn Phỏng vấn
22 p | 472 | 59
-
Bài tập lớn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Phân tích quan điểm của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kì đổi mới hội nhập quốc tế từ năm 1986 đến nay. Trình bày suy nghĩ của nhóm về một số vấn đề xã hội hiện nay
9 p | 668 | 55
-
Đề tài: “Bài tập lớn môn Luật Dân sự”
17 p | 544 | 35
-
MOHANDAS KARAMCHAND GANDHI - NHỮNG CỐNG HIẾN LỚN LAO CHO CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI ẤN ĐỘ
29 p | 117 | 34
-
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015
44 p | 177 | 20
-
Bài tập lớn môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Lý luận về giá trị hàng hóa và sự vận dụng của lý luận này để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay
12 p | 28 | 8
-
Tiểu luận môn Kinh tế vĩ quốc tế 2: Vận dụng mô hình trọng lực phân tích hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giai đoạn 2000-2020
14 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn