intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bản phỏng vấn người xin việc -phần1

Chia sẻ: Ho Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

141
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bản phỏng vấn người xin việc -phần1', kỹ năng mềm, kỹ năng phỏng vấn phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bản phỏng vấn người xin việc -phần1

  1. Bản phỏng vấn người xin việc –phần1 Khi ứng viên đến xin việc làm, hãy đón tiếp họ với thái độ thân thiện và mang tính chất công việc để họ có cảm giác thoải mái. Hãy làm cho họ hiểu rằng bạn rất vui được đón tiếp họ và bạn đã dành một khoảng thời gian liên tục và đủ dài để tiến hành cuộc phỏng vấn. Bạn có thể bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách chuyện trò về các sở thích, những mối quan tâm v..v…, nếu bạn cảm thấy thoải mái
  2. với những câu chuyện như vậy và hãy đảm bảo rằng câu hỏi của bạn không xâm phạm đến những vấn đề riêng tư mà có thể khiến họ cho rằng có sự phân biệt đối xử. Hoặc bạn có thể hỏi một số câu đơn giản như sau : "Tại sao bỗng nhiên anh/chị lại quan tâm đến công ty của chúng tôi như vậy? " "Do đâu mà anh/chị lại biết việc tuyển chọn này?" Tùy thuộc vào câu trả lời, bạn có thể tổng hợp thành một bức tranh chung cho những gì bạn đã lên kế hoạch. "Trước khi chúng ta bắt đầu, tôi sẽ nói sơ qua để anh/chị hình dung được những gì mà tôi sẽ đề cập đến trong ngày hôm nay. Tôi muốn biết về trình độ và kinh nghiệm của anh/chị để tôi có thể biết được công việc nào thích hợp nhất với khả năng và ý thích
  3. của anh/chị. Vì vậy, tôi muốn nghe anh/chị nói về công việc, quá trình học tập, sở thích, các hoạt động ngoại khóa của mình, và bất kỳ điều gì khác mà anh/chị muốn cho tôi biết. Và sau khi chúng ta đã nói về trình độ của anh/chị, tôi sẽ cho anh/chị biết những thông tin về công ty của chúng tôi, về công việc và trả lời mọi câu hỏi mà anh/chị đặt ra." Kinh nghiệm công tác Phần nói chuyện về kinh nghiệm công tác sẽ rất khác nhau và phần nào tùy thuộc vào thời gian kinh nghiệm của ứng viên. Những câu hỏi thích hợp với người mới tốt nghiệp trung học hay cao đẳng sẽ không có nghĩa gì khi dùng để phỏng vấn một chuyên gia với 15 năm kinh nghiệm. Đối với một ứng viên đủ kinh nghiệm, cách bắt đầu thích hợp là nói về vị trí công tác gần đây nhất của họ. Ngoài việc tập trung vào công việc, cũng có thể hữu
  4. ích nếu hỏi tại sao ứng viên lại thay đổi những vị trí công tác trước đó, thời gian công tác của mỗi vị trí, lần lượt những khoảng trống giữa những lần thay đổi công việc v..v… cũng có thể là hữu ích. Những câu hỏi sau đây có thể thích hợp khi phỏng vấn những người chưa có nhiều kinh nghiệm công tác. "Điểm bắt đầu tốt nhất có lẽ là kinh nghiệm công tác của anh/chị." "Tôi rất quan tâm đến những công việc mà anh/chị đã làm, những trách nhiệm và nghĩa vụ mà anh/chị đã từng gánh vác, anh/chị thích và không thích những gì, và anh/chị cảm thấy đã gặt hái được những gì từ những công việc này." "Nào, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc điểm lại những kinh nghiệm công tác đầu tiên của anh/chị, có thể đó là những công việc bán
  5. phần khi anh/chị đang đi học hoặc trong kỳ nghỉ hè, và sau đó chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về những công việc gần đây." "Vậy anh/chị nhớ gì về công việc đầu tiên của mình?" Chọn những câu hỏi cụ thể tiếp theo cho mỗi công việc và tiến hành tuần tự theo trình tự thời gian. Bạn nên tiến hành theo trình tự thời gian vì như vậy câu chuyện sẽ diễn biến một cách tự nhiên hơn và bạn có thể nhận thấy những nét phác họa tính cách được dần dần hiện rõ. Tiếp theo, nên khai thác những tình huống cụ thể về tính cách chứ không chỉ là những câu trả lời chung chung hay chỉ mang tính chất giả định. Không nên hỏi “Bạn có phải là người đáng tin cậy không?” vì bạn sẽ luôn nhận được câu trả lời là “Vâng”.
  6. Mà nên hỏi là “Hãy cho tôi biết về một ngày anh/chị đi làm đúng giờ nhờ sự nỗ lực hơn bình thường”. Câu hỏi này hướng vào những thí dụ cụ thể về cách ứng xử. Tương tự như vậy, thay bằng hỏi, “Anh/chị có biết tổ chức công việc hay không?” thì hãy hỏi “Anh/chị hãy cho tôi biết về một lần nào đó mà bằng khả năng tổ chức công việc của mình anh/chị đã thực hiện thành công một dự án “ hoặc “ Anh/chị đã tổ chức công việc của anh/chị trên cương vị công tác gần đây nhất như thế nào? Anh/chị đã xử lý các tình huống đột xuất ra sao?” Hãy dần dần đặt ra những câu hỏi cụ thể, rõ ràng và để cho ứng viên trả lời một cách liên tục. Tránh lấp mọi khoảng thời gian trống trong lúc đàm thoại, mà hãy chờ xem ứng viên xử lý như thế nào.
  7. Tránh những lời nói hoặc những cử chỉ làm cho ứng viên có thể nhận biết được bạn đánh giá các câu trả lời của họ như thế nào; Đừng thể hiện gì cả. Để dẫn dắt ứng viên mà không để lộ điều bạn đang nghĩ, cố gắng sử dụng những ngôn từ của chính họ. Nếu họ nói, “Tôi muốn được làm việc một cách độc lập “ Bạn có thể đáp lại là “Một cách độc lập ư? “. Và tất nhiên, bạn cũng có thể nhân cơ hội đó yêu cầu ứng viên đưa ra những ví dụ về những công việc mà họ đã từng làm một cách độc lập. Sau khi đã nắm được kinh nghiệm công tác của ứng viên, bạn có thể chuyển sang vấn đề học vấn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2