intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn về phương pháp kế toán vốn góp của chủ sở hữu trong chế độ kế toán Việt Nam

Chia sẻ: Dao Ngoc Bich Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

517
lượt xem
118
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự bất cập của chế độ kế toán hiện hành về ghi nhận vốn góp chủ sở hữu và giải pháp hoàn thiện phương pháp ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn về phương pháp kế toán vốn góp của chủ sở hữu trong chế độ kế toán Việt Nam

  1. Bàn về phương pháp kế toán vốn góp của chủ sở hữu trong chế độ kế toán Việt Nam Vốn góp chủ sở hữu là số vốn mà chủ sở hữu đầu tư ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh và được ghi vào điều lệ công ty. Số vốn góp của từng chủ sở hữu không chỉ là căn cứ để phân chia quyền lợi của chủ sở hữu đối với kết quả kinh doanh thu được mà còn là căn cứ để xác định trách nhiệm của chủ sở hữu đối với số nợ phải trả và các khoản nghĩa vụ khác của công ty. Tuy nhiên, việc ghi nhận số vốn góp của các chủ sở hữu trong chế độ kế toán Việt nam hiện hành vẫn còn nhiều bất cập, chưa phản ánh đúng thực chất số vốn góp và trách nhiệm của các chủ sở hữu. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến sự bất cập của chế độ kế toán hiện hành về ghi nhận vốn góp chủ sở hữu và giải pháp hoàn thiện phương pháp ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu. Chế độ kế toán hiện hành về ghi nhận vốn góp chủ sở hữu Theo chế độ kế toán hiện hành, số vốn góp của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn mà các chủ sở hữu đã thực đóng góp bằng tiền, bằng tài sản khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc huy động thêm trong quá trình kinh doanh để mở rộng qui mô hoạt động của doanh nghiệp. Chế độ kế toán hiện hành cũng chỉ rõ: doanh nghiệp không được ghi nhận số vốn gọi góp mà chủ sở hữu chưa góp hoặc số đăng ký góp mà chưa góp. Vì thế, tại các doanh nghiệp, kế toán chỉ phản ánh số vốn góp mà chủ sở hữu đã thực góp vào công ty. Để phản ánh số vốn góp của các chủ sở hữu, kế toán sử dụng TK 411 “nguồn vốn kinh doanh” (chi tiết TK 4111 “vốn đầu tư của chủ sở hữu”). Cụ thể: + TK 4111 “vốn đầu tư của chủ sở hữu”: phản ánh số vốn đã góp thực tế của các chủ sở hữu. + TK 4112 “Thặng dư vốn cổ phần”: phản ánh khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu trong công ty cổ phần. + TK 4118 “Vốn khác”: phản ánh vốn kinh doanh được hình thành trong quá trình kinh doanh như số vốn được biếu tặng, viện trợ, tài trợ… Trong đó, TK 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” được mở chi tiết theo từng thành viên (chủ sở hữu) trong từng loại hình công ty (từng thành viên, cổ đông,…) và có kết cấu nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm số vốn đầu tư của chủ sở hữu (hòan trả vốn góp cho chủ sở hữu, bù lỗ từ hoạt động kinh doanh…) Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu(số vốn đầu tư thực góp ban đầu và góp bổ sung, bổ sung vốn đầu tư từ lợi nhuận…) Dư Có: số vốn đầu tư của chủ sở hữu hiện có (đầu kỳ hoặc cuối kỳ) *Kế toán vốn góp của các chủ sở hữu được tiến hành cụ thể theo trình tự sau:
  2. Khi thực nhận số vốn góp của các chủ sở hữu, ghi: Nợ TK 111, 112,.. Nợ TK 211, 213,... Có TK 411 (4111) Khi nhận tiền mua cổ phiếu của các cổ đông, ghi: Nợ TK 111, 112,…: số tiền theo giá phát hành. Nợ (hoặc Có) TK 411 (4112): chênh lệch giữa giá phát hành cổ phiểu với mệnh giá cổ phiếu. Có TK 411 (4111): vốn đầu tư của chủ sở hữu theo mệnh giá. Trường hợp bổ sung vốn góp do trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, ghi: Nợ TK 421 – lợi nhuận chưa phân phối. Nợ (hoặc Có) TK 411 (4112): chênh lệch giữa giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu. Có TK 411 (4111): tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu theo mệnh giá. Khi nhận được tiền tái phát hành cổ phiếu quĩ, ghi: Nợ TK 111, 112,…: giá tái phát hành cổ phiếu quĩ. Nợ (hoặc Có) TK 411 (4112): chênh lệch giữa giá tái phát hành với giá gốc của cổ phiếu quỹ. Có TK 419: giá gốc cổ phiếu quỹ tái phát hành. Đối với các trường hợp giảm vốn góp (hủy bỏ cổ phiếu quỹ, hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu,…), kế toán ghi: Nợ TK 411 (4111): giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu. Có TK 111, 112, 419… Khi thành viên tiến hành góp vốn vào công ty, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 153, 156, 211,…): tăng số tiền và giá trị tài sản tương ứng. Có TK 138 (1388- chi tiết thành viên): giảm số phải thu ở các thành viên. Khoản bồi thường thiệt hại (nếu có) do góp vốn chậm gât ra của thành viên góp chậm được kế toán ghi tăng thu nhập khác bằng bút toán: Nợ TK liên quan (111, 112, 1388,..): số đã thu hay phải thu. Có TK 711: tăng thu nhập khác. Chế độ kế toán hiện hành về ghi nhận vốn góp và giải pháp hòan thiện. Với những qui định về phương pháp ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu như hiện nat, mặc dầu phản ánh chính xac số vốn thực góp của các chủ sở hữu nhưng lại không phản ánh chính xác trách nhiệm mà các chủ sở hữu phải chịu đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Mặt khác, qui định này hòan toàn trái với qui định của Luật Doanh nghiệp.
  3. Luật Doanh nghiệp hiện hành qui định rõ trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với số vốn mà các chủ sở hữu đã cam kết góp vào công ty. Các chủ sở hữu công ty có trách nhiệm góp đủ và đúng hạn số vốn góp đã cam kết khi thành lập công ty, chủ sở hữu nào không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp, gây thiệt hại cho công ty, chủ sở hữu đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. Chủ sở hữu nào không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp cho công ty, số vốn góp thiếu hoặc không đúng hạn được coi là số nợ của chủ sở hữu đó đối với công ty. Những qui định này đã được cụ thể hóa tại các Điều 131, Điều 140 (đối với công ty hợp danh), Điều 39 (Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên), Điều 65 và Điều 84 (với công ty cổ phần) trong Luật Doanh nghiệp. Như vậy chế độ kế toán không những đã làm trái với những qui định trong Luật Doanh nghiệp mà quan trọng hơn là không phản ánh được trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Bởi vì, về mặt pháp lý, khi công ty giải thể hay phá sản, các chủ sở phải chịu trách nhiệm với các chủ nợ trong phạm vi số vốn mà họ đã đăng ký và cam kết góp vốn vào công ty, bất kể họ đã góp hay chưa. Chính vì vật, chúng tôi cho răng, cần phải sửa đổi những qui định hiện hành trong Chế độ kế toán về ghi nhận vốn góp, sao cho vẫn phản ánh được số vốn mà chủ sở hữu đăng ký và cam kết góp, chưa góp và số vốn góp mà chủ sở hữu đã thực góp. Điều này phải được thể hiện trên sổ sách kế toán cũng như trên các báo cáo tài chính. Trên Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN) phải phản ánh tổng số vốn mà chủ sở hữu đăng ký và cam kết góp, thể hiện qua chỉ tiêu “Vốn đầu tư của chủ sở hữu”; còn trên Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 – DN), chỉ tiêu “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” phải được phân tích thành các chỉ tiêu “tổng số vốn đầu tư chủ sở hữu đăng ký và cam kết góp”, “số vốn đầu tư chủ sở hữu đã góp” (chi tiết theo “vốn đầu tư chưa gọi, đã góp”), “số vốn đầu tư đã gọi, chưa góp”, “số vốn đầu tư chưa gọi, chưa góp”, “số vốn đầu tư đã gọi bỏ góp, chưa xử lý”. Về mặt ghi sổ, để phản ánh số vốn góp của các chủ sở hữu vào công ty, kế toán cần sử dụng các TK sau: - TK 411 “nguồn vốn kinh doanh”: sử dụng để phản ánh nguồn voons kinh doanh hiện có và tình hình biến động (tăng, giảm nguồn voons kinh doanh của doanh nghiệp. TK 411 “nguồn vốn kinh doanh” cũng đuwocj mở chi tiết thành 3 TK cấp 2 như chế độ kế toán hiện hành; tuy nhiên, TK 4111 “vốn đầu tư của chủ sở hữu” phải ghi nhận toàn bộ số vốn mà chủ sở hữu đã đăng kỳ và cam kết góp chứ không phải chỉ ghi nhận số vốn mà chủ sở hữu đã góp thực tế như chế độ kế toán hiện hành. - TK 138 “phải thu khác”: dùng để theo dõi tình hình phát sinh và thanh toán các khoản phải thu khác ngoài các khoản thanh toán mang tính chất mua bán. TK 138 “phải thu khác” ngoài 3 TK cấp 2 như chế độ kế toán quy định, cần mở thêm 1 TK cấp 2 khác để phản ánh số vốn góp của các chủ sở hữu (chẳng hạn: TK 1382 “vốn góp”). Cụ thể: + TK 1381 “tài sản thiếu chờ xử lý”: phản ánh giá trị tài sản thiếu, chưa rõ nguyên nhân đang chờ xử lý.
  4. + TK 1382 “vốn góp”: phản ánh số vốn mà các thành viên (chủ sở hữu công ty) đã cam kết và đăng kỳ góp vào công ty. TK 1382 có thể chi tiết thành các TK cấp 3 để phản ánh tình hình đăng ký và góp vốn trên thực tế của các chủ sở hữu: - Tài khoản 13821 “vốn cam kết góp”: phản ánh tổng số vốn góp theo cam kết của tất cả thành viên sáng lập công ty, chi tiết theo từng chủ sở hữu (thành viên, cổ đông). Bên Nợ: phản ánh tổng số vốn góp theo cam kết (đăng ký) của các thành viên sáng lập. Bên Có: phản ánh số vốn góp theo cam kết của các thành viên sáng lập mà công ty đã gọi góp. Dư Nợ: phản ánh số vốn góp theo cam kết của thành viên sáng lập còn lại công tu chưa gọi góp do chưa đến hạn. - TK 13822 “vốn cam kết góp, đã gọi”: phản ánh số vốn mà công ty đã gọi góp (thông báo góp) và đã góp của các thành viên sáng lập. Bên Nợ: phản ánh số vốn mà công ty đã gọi góp đối với các thành viên sáng lập. Bên Có: số vốn mà các thành viên sáng lập đã góp hoặc bỏ vốn khi công ty gọi vốn. Dư Nợ: phản ánh số vốn góp theo cam kết công ty đã gọi nhưng các thành viên sáng lập còn chưa góp. - TK 13823 “vốn cam kết góp, đã gọi, bỏ góp”: phản ánh số vốn góp mà các thành viên sáng lập đã cam kết góp và công ty đã gọi vốn nhưng bỏ góp, không góp và tình hình xử lý số vốn bỏ góp của thành viên sáng lập. Bên Nợ: phản ánh số vốn cam kết góp mà công ty đã gọi nhiều lần nhưng thành viên sáng lập bỏ góp cùng với số tiền lãi phải chịu do góp vốn chậm. Bên Có: xử lý số vốn góp của thành viên bỏ góp. Dư Nợ: phản ánh số vốn góp theo cam kết công ty đã gọi nhưng các thành viên sáng lập bỏ góp, không góp và số tiền lãi phải chịu chưa xử lý. + Tài khoản 1385 “phải thu về cổ phần hóa”: phản ánh số phải thu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nược. + TK 1388 “phải thu khác”: phản ánh các khoản phải thu khác không mang tính chất trao đổi, mua bán như phải thu về bồi thường vật chất; phải thu về cho vay, mượn tạm thời; phải thu về các khoản chi, trả hộ; … Ngoài các TK trên, trong quá trình thành lập công ty, kế toán còn sử dụng một số TK khác liên quan đến quá trình thu nhận vốn góp như TK 111 “tiền mặt”, TK 112 “tiền gửi ngân hàng”, … Với các TK trên, khi thành lập công ty, số vốn mà các thành viên sáng lập công ty đăng ký và cam kết góp được kế toán phản ánh bằng bút toán: Nợ TK 1382 ( 1382 – chi tiết thành viên): tổng số vốn mà thành viên sáng lập đã đăng kỳ và cam kết mua. Có TK 411 (411 – chi tiết thành viên): tăng số vốn đầu tư của chủ sở hữu theo số mà cá thành viên đã đăng kỳ và cam kết góp.
  5. Khi công ty gọi vốn, kế toán ghi nhận số vốn đã gọi: Nợ TK 1382 (1382 – chi tiết thành viên): số vốn góp theo cam kết của thành viên sáng lập mà công ty đã gọi. Có TK 1382 (1382 – chi tiết thành viên): số vốn góp công ty đã gọi theo từng thành viên sáng lập. Phản ánh số vốn góp mà thành viên sáng lập đã góp khi công ty gọi vốn: Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 153, 156, 211, …): số tiền và giá trị tài sản đã góp thực tế. Có TK 1382 (1382 – chi tiết thành viên): số vốn góp đã gọi, đã góp của từng thành viên sáng lập. Trường hợp công ty chưa gọi vốn nhưng có thành viên đã góp vốn trước thì số vốn góp trước hạn của thành viên được ghi: Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 153, …): giá trị vốn đã góp trước của thành viên sáng lập. Có TK 338 (3388 – chi tiết thành viên): số vốn góp trước của thành viên sáng lập. Khi công ty gọi vốn, thành viên góp trước này không phải góp nữa. Vì thế, kế toán ghi giảm số phải trả thành viên góp trước và giảm số vốn đã góp bằng bút toán: Nợ TK 338 (3388 – chi tiết thành viên góp trước): giảm số vốn góp trước hạn của thành viên góp trước. Có TK 1382 (13822): số vốn góp đã gọi, đã góp của thành viên sáng lập. Trường hợp thành viên sáng lập góp vốn chậm so với thời hạn quy định, về nguyên tắc thành viên góp chậm phải chịu tiền lãi về thời gian góp chậm. Với các thành viên sáng lập mà công ty đã đốc thúc góp vốn nhiều lần mà vẫn không làm đúng nghĩa vụ của thành viên sáng lập theo luật định, công ty xếp họ vào loại thành viên bỏ góp. Số vốn mà học bỏ góp sẽ được công ty đem bán đấu giá cho những người muốn trở thành thành viên sáng lập của công ty. Tiền bán được, trừ đi phần tiền lãi góp chậm phải trả cho công ty, còn lại sẽ được trả cho thành viên bỏ góp trên cơ sở lời ăn, lỗ chịu hoặc nếu giá bán thấp hơn số nợ gốc, thành viên bỏ góp phải góp bổ sung tùy thuộc vào điều lệ công ty. Số vốn góp mà thành viên sáng lập bỏ góp được kế toán ghi: Nợ TK 1382 (13823 – chi tiết thành viên): số vốn bỏ góp của thành viên sáng lập. Có TK 1382 (13822 – chi tiết thành viên): kết chuyển số vốn của thành viên bỏ góp. Số tiền lãi do góp chậm mà thành viên bỏ góp hay góp chậm phải chịu được kế toán ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính bằng bút toán: Nợ TK 1382 (13823 – chi tiết thành viên): số tiền lãi thành viên góp chậm phải chịu. Có TK 515: doanh thu hoạt động tài chính.
  6. Khi công ty tiến hành bán đấu giá số vốn của thành viên sáng lập bỏ góp, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK liên quan (111,112…): số tiền thu được do bán đấu giá số vốn góp của thành viên sáng lập bỏ góp vốn. Có TK 515: phần lãi (nếu có) Có TK 13823 (13823 – chi tiết thành viên): số vốn góp của thành viên bỏ góp. Trường hợp trả lại số tiền lãi cho thành viên bỏ góp, nếu điều lệ công ty qui định, số tiền trả lại được ghi tăng chi phí hoạt động tài chính: Nợ TK 635: tăng chi phí tài chính. Có TK liên quan (111, 112…) Trường hợp khi bán số vốn của thành viên bỏ góp mà bị lỗ, số lỗ chuyển nhượng vốn góp nêu do thành viên bỏ góp phải chịu sẽ được ghi tăng khoản phải thu khác. Khi thành viên bỏ góp nộp bù số lỗ, kế toán ghi: Nợ TK liên quan (111, 112..). Có TK 1388 (chi tiết thành viên): giảm số phải thu từ thành viên bỏ góp. Các chi phí phát sinh liên quan đến việc gọi vốn và góp vốn được ghi tăng chi phí trả trước dài hạn (nếu lớn) hoặc ghi trực tiếp vào chi phí tài chính trong kì (nếu nhỏ). Trên đây là một số suy nghĩ về kế toán ghi nhận vốn góp tại các loại hình công ty ở Việt Nam hiện nay (công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân). Thiết mong Vụ Chế độ Kế toán – Bộ Tài chính sớm có những nghiên cứu và ban hành các văn bản liên quan để hướng dẫn các công ty hạch toán đúng, đủ, chính xác tình hình đăng ký và góp vốn ở các công ty, xác định đúng trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với số vốn đã đăng ký và đã ghi vào điều lệ công ty. PGS.TS.Nguyễn Văn Công (Tạp chí Kế toán)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2