intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo " ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH TP.HCM "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

139
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay nước sạch vẫn là vấn đề đáng quan tâm ở khu vực ngoại thành Tp.HCM, cho đến nay tình trạng thiếu nước sạch và chất lượng nước không đảm bảo vẫn xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân khu vực này. Cho đến cuối năm 2008, vùng nông thôn ngoại thành Tp.HCM đã có gần 95% số hộ dân được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 39.353 hộ sử dụng nước máy (và mua nước máy), chiếm 17%; 177.335 hộ sử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo " ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH TP.HCM "

  1. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC SẠCH TẠI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH TP.HCM Nguyễn Chí Hiếu(1), Đặng Viết Hùng(1) (1) Khoa MT & CNSH - Trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM (2) Khoa Môi Trường - Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM ABSTRACT In this study, we assess the current status of water use for the purpose of living and eating in the suburban district, HCMC. Survey depends on the data collection, water sampling and survey interviews at households in the surveyed area. Samp ling was conducted as two divided groups: well water samples and supply water samples by the Center for rural Clean Water Supply and Environmental Sanitation with a total of 80 samples. All samples were taken at the tap in each household. Survey results showed that the water used for living and eating purpose of people in Hoc Mon, Cu Chi, Binh Chanh province is groundwater accounts for 75 - 98%, of which 80-90% are due to groundwater people self-exploitation, from 10-20% water by centralized water supply provided. Water quality indicators showed some excess may be allowed to influence directly the health For the analysis of well water samples exceeded the standard: pH, total iron, total manganese, coliform. Analysis for water samples shows that some targets could not achieved: pH, total iron, coliform. In Can Gio and Nha Be province, 53-70% of water for eating and living purpose of the people is providing by the city water supply with main transportation such as barges, car tank. Percentage of households in the survey area is used water standard 1329/2002/BYT/QD approximately 25-30%. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nƣớc sạch vẫn là vấn đề đáng quan tâm ở khu vực ngoại thành Tp.HCM, cho đến nay tình trạng thiếu nƣớc sạch và chất lƣợng nƣớc không đảm bảo vẫn xảy ra thƣờng xuyên và ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của ngƣời dân khu vực này. Cho đến cuối năm 2008, vùng nông thôn ngoại thành Tp.HCM đã có gần 95% số hộ dân đƣợc sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 39.353 hộ sử dụng nƣớc máy (và mua nƣớc máy), chiếm 17%; 177.335 hộ sử dụng nƣớc giếng khoan (chiếm 78%) và còn trên 9.400 hộ dân nông thôn chƣa đƣợc sử dụng nguồn nƣớc sạch để sinh hoạt (nguồn: báo cáo của Sở NN & PTNT Tp. HCM) Mặc dù đã có nhiều dự án nhằm cải thiện tình hình nhƣng chƣa thể giải quyết đƣợc một cách triệt để tình trạng trên. Một trong số các nguyên nhân làm cho hiệu quả của các chƣơng trình dự án này không cao là do cho đến nay các dữ liệu về hiện trạng nƣớc sạch cho khu vực ngoại thành Tp.HCM đang phân tán ở nhiều cơ quan thuộc các sở ban ngành: Sở NN & PTNT, Tổng công ty cấp nƣớc Sài Gòn, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Khoa học công nghệ, Ban chỉ đạo quốc gia về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng. Chính vì vậy cần tiến hành, điều tra, khảo sát và đánh giá tổng thể hiện trạng nƣớc sạch tại khu vực ngoại thành Tp.HCM để từ đó có cơ sở dữ liệu đƣợc kết nối từ các sở ban ngành đánh giá thực trạng khai thác nguồn nƣớc phục vụ cho cấp nƣớc sinh hoạt ở các vùng, các huyện; xác định rõ khả năng cấp nƣớc cho sinh hoạt ở mỗi địa phƣơng để làm căn cứ lập chƣơng trình, kế hoạch cấp nƣớc của Tp.HCM, đồng thời đề ra kế hoạch phòng chống khi hạn hán hay khi gặp các tình huống khẩn cấp về nguồn nƣớc. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN Chọn mẫu o Đối tƣợng khảo sát: Các hộ dân sinh sống trong 5 huyện ngoại thành Tp. HCM. Tổng số phiếu khảo sát: 400 phiếu/ 5 huyện. 7
  2. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 o Phỏng vấn trực tiếp đại diện quản lý trạm cấp nƣớc tập trung, đại diện Trung tâm NS & VSMTNT. Chọn ngẫu nhiên các hộ dân và các trạm cấp nƣớc để tiến hành điều tra. o Vị trí lấy mẫu: 01 mẫu nƣớc giếng + 01 mẫu nƣớc của trạm cấp nƣớc tập trung trên 4 huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè) (lấy tại vòi nƣớc ra tại hộ dân) tổng số mẫu: 80 mẫu Phƣơng pháp khảo sát Lập phiếu điều tra, tiến hành khảo sát thực tế và thu thập số liệu, tài liệu từ các cơ quan và phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng có liên quan. Sau đây là nội dung các vấn đề đƣợc điều tra: Bảng 1. Các vấn đề đƣợc điều tra I. Nguồn nước II. Chất lượng nước 1. Nƣớc do ngƣời dân tự khai thác 2. Nƣớc do các trạm cấp nƣớc tập trung cung cấp 3. Nƣớc do hệ thống cấp nƣớc thành phố cấp III. Giá thành nước III. Hệ thống cấp nước thành phố tới các huyện ngoại 1. Số lƣợng 2. Chất lƣợng IV. Nhu cầu sử dụng nước trong tương lai Bảng 2. Các đối tƣợng đƣợc liên hệ để điều tra 1. Ngƣời dân sinh sống trên khu vực khảo sát 2. Nhân viên trạm cấp nƣớc 3. Nhân viên công ty cấp nƣớc Sài Gòn, Trung tâm NS & VSMTNT 4. Cán bộ xã Phương pháp phân tích các thông số chất lượng nước tại phòng thí nghiệm o Các mẫu đƣợc lấy về và phân tích trong phòng thí nghiệm, riêng chỉ tiêu pH sẽ đƣợc đo ngay tại hiện trƣờng. o Các chỉ tiêu cần phân tích: pH, độ đục, Fe tổng, Mn tổng, chất hữu cơ, NH4+, tổng coliform. Các phƣơng pháp thí nghiệm và phân tích các chỉ tiêu đƣợc thực hiện tại phòng thí nghiệm Khoa Môi trƣờng trƣờng Đại học Bách Khoa Tp. HCM & Đại học kỹ thuật công nghệ Tp. HCM dựa trên tài liệu Standard Methods for the examination of water and waste water 19th ALPHA, 1998 và tiêu chuẩn Việt Nam về phương pháp thử trong phân tích nước uống và nước sinh hoạt. Bảng 3. Các phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu Phƣơng pháp/ tài Độ chính Chỉ tiêu Đơn vị Thiết bị phân tích liệu sử dụng xác pH meter HANA instrument pH21 ± 0.01 pH Định phân thể tích Bếp điện Chất hữu cơ mg/L ± 0.4 (KMnO4) Bếp điện mg/L SMWW ± 0.01 Mn Máy Hach DR /2010 mg/L SMWW ± 0.01 Fe Chƣng cất – định Hệ thống chƣng cất mg/L ± 0.01 N-NH3 phân thể tích Kjeldahl TCVN 6184 - Độ đục NTU Máy Hach DR /2010 ±1 1996 Ecoli và Phƣơng pháp (MPN/100m) ± 10 coliform MPN tổng KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Nguồn nƣớc 8
  3. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ phân chia nguồn nƣớc cấp tại từng huyện có những điểm khác nhau nhất định nguyên nhân chính là do điều kiện tự nhiên và một số yếu tố khác (cơ sở hạ tầng, thu nhập,…). Trong một hộ dân, ngƣời dân có thể sử dụng nƣớc từ các nguồn khác nhau, có thể sử dụng đồng thời nhiều nguồn nƣớc cấp tùy theo kinh tế và các điều kiện khách quan. Bảng 4. Kết quả khảo sát nguồn nƣớc sử dụng tại từng huyện (thời gian từ 02- 04/2009) Huyện Bình Huyện Hóc Huyện Củ Huyện Nhà Huyện Cần Giờ Chánh Môn Chi Bè Nội dung điều tra Số Số Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu Số hộ sử dụng 150 75% 90 90% 93 93% 02 10% 0 0% nƣớc giếng khoan Số hộ có nƣớc do trung tâm nƣớc 40 20% 10 10% 7 7% 20 40% 0 0% sạch và VSMTNT cấp Số hộ có nƣớc máy từ hệ thống cấp 10 5% 0 0% 0 0 30 60% 0 0% nƣớc Thành phố Số hộ mua nƣớc từ các vệ tinh cung 0 0 0 0% 0 0 20 40% 45 90% cấp nƣớc Số hộ đƣợc cấp nƣớc từ hệ thống - - - - - - - - 5 10% cấp nƣớc của huyện Số hộ có lƣu trữ nƣớc mƣa để sử 10 5% 0 0% 0 0 05 10% 42 84% dụng Tổng số phiếu 200 100% 100 100% 100 100% 50 100% 50 100% khảo sát Từ bảng kết quả tổng hợp trên cho thấy sự khác biệt về tình hình sử dụng nƣớc cho sinh hoạt và ăn uống của ngƣời dân tƣơng ứng ở từng huyện. Hiện trạng của từng huyện sẽ đƣợc trình bày chi tiết nhƣ sau: Nguồn nƣớc cấp cho huyện Hóc Môn Nguồn nƣớc cấp cho huyện Cần Giờ Nguồn Nƣớc cấp khác, 10% Nƣớc mƣa, từ trạm cấp 20% nƣớc tập trung, 10% Nƣớc vận chuyển bằng Nƣớc (a (b) sà lan, 70% giếng, 90% ) Nguồn cung cấp nƣớc cho huyện Bình Chánh Nguồn nƣớc cấp cho huyện Nhà Bè Nƣớc máy, Nguồn khác, 28% 13% Nƣớc do Nƣớc do Nƣớc cấp từ Nƣớc giếng, trạm cấp Nƣớc mƣa, SAWACO trạm cấp 51% nƣớc tập 1% cấp, 53% (d) (c) nƣớc tập trung cấp, trung, 20% 34% 9
  4. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Nguồn nƣớc cấp cho huyện Củ Chi Nƣớc cấp từ trạm cấp nƣớc tập trung, 4,1% Nƣớc (e giếng, ) 95,9% Hình 1. Phân bổ nguồn nƣớc cấp tại các huyện ngoại thành Tp.HCM Nguồn nƣớc chính sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống ở các huyện cũng khác nhau: Đối với huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh nguồn nƣớc chính là nguồn nƣớc dƣới đất, nguồn nƣớc mặt ở khu vực này bị nhiễm phèn và các chất khác, không thuận tiện cho việc khai thác sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt và ăn uống. Riêng đối với khu vực Huyện Cần Giờ và một phần huyện Nhà bè nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm bị nhiễm mặn không thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt và ăn uống. Chính vì vậy nguồn nƣớc chính cấp cho ngƣời dân là nguồn nƣớc ngọt vận chuyển từ nội thành ra bằng các phƣơng tiên nhƣ: xe bồn, sà lan, ghe, thuyền,… Trong 5 huyện thuộc khu vực ngoại thành Tp.HCM thì Cần Giờ là huyện khó khăn nhất về nguồn nƣớc. Chất lƣợng nƣớc Chất lượng nước do người dân tự khai thác Trong năm 2008 Trung tâm NS & VSMTNT đã tiến hành kiểm tra 107 mẫu nƣớc tại 107 hộ gia đình chủ yếu tại những nơi tình trạng ô nhiễm có nguy cơ ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc của ngƣời dân nhƣ vùng lân cận bãi rác Phƣớc Hiệp, kinh Ba Bò… các quận/huyện sau:  Huyện Nhà Bè: 20 mẫu  Huyện Bình Chánh: 20 mẫu  Huyện Hóc Môn: 20 mẫu  Huyện Củ Chi: 20 mẫu Kết quả kiểm tra chất lƣợng nƣớc cho thấy tại các khu vực nhƣ xã Phong Phú – Bình Chánh; Hiệp Phƣớc, Long Thới, Phƣớc Kiểng – Nhà Bè đều bị nhiễm vi sinh nặng (E.coli, Coliform, Coliform faecal) từ 2.100 – 28.000 MPN/100 ml trong khi quy định của Bộ y tế tại Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ thì các thành phần này phải không đƣợc có trong nuớc sinh hoạt. Cũng trong năm 2008 kết quả giám sát chất lƣợng nƣớc ở các hộ dân do trung tâm y tế dự phòng tiến hành cho thấy có nhiều vấn đề lo ngại về chất lƣợng nƣớc ngầm hiện nay. Nƣớc giếng tại hộ dân tỉ lệ đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh rất thấp. Đa số mẫu xét nghiệm chỉ tiêu hóa lý có nồng độ pH thấp. Cụ thể, kết quả xét nghiệm mẫu nƣớc giếng hộ dân tại các quận huyện: 12, Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi và nƣớc hộ dân lấy từ ghe, sà lan có tỉ lệ không đạt về tiêu chuẩn hóa lý hơn 62%, không đạt tiêu chuẩn vi sinh hơn 54%. Kết quả cho thấy nhiều chỉ tiêu không đƣợc phép có hoặc chỉ đƣợc có giới hạn, nhƣng thực tế nhiều mẫu nƣớc bị ô nhiễm gấp nhiều lần. Theo kết quả khảo sát thực tế cho thấy chất lƣợng nƣớc ngầm tại một số xã ở Hóc Môn và Củ Chi khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn (1329/2002/BYT/QĐ) chỉ tiêu Fe tổng, Mn tổng ở Củ Chi và Hóc Môn thấp, chỉ một vài xã có hàm lƣợng sắt cao hơn tiêu chuẩn nƣớc sạch của Bộ Y tế, một số chỉ tiêu hầu hết các mẫu phân tích đều không đạt đó là pH, coliform. Khu vực Bình Chánh hầu hết nguồn nƣớc nhiễm phèn, chỉ tiêu Fe và Mn tổng cao hơn tiêu chuẩn rất nhiều. Riêng Khu vực Nhà Bè và Cần Giờ nguồn nƣớc ngầm bị nhiễm mặn không thể sử dụng trực tiếp cho mục đích sinh hoạt và ăn uống. 10
  5. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Bảng 5. Kết quả phân tích mẫu nƣớc giếng lấy tại từng hộ dân Số mẫu đạt Địa điểm Số mẫu Tỷ lệ (TC:1329/2002/BYT-QĐ ) Củ Chi 10 4 40% Hóc Môn 15 7 46,6% Bình Chánh 15 3 20% Nhà Bè 05 0 0% Chất lƣợng nƣớc do các trạm cấp nƣớc tập trung cung cấp Hiện nay chất lƣợng các công trình cấp nƣớc còn thấp, chất lƣợng nƣớc đầu ra không đảm bảo và không đƣợc kiểm tra chặt chẽ, đặc biệt là tổ chức quản lý vận hành các công trình cấp nƣớc tập trung chƣa bền vững, nhiều nơi còn buông lỏng. Tình trạng đó đã dẫn đến nhiều công trình mới đƣa vào phục vụ trong thời gian ngắn đã bị hƣ hỏng, ngừng hoạt động không những lãng phí đầu tƣ mà còn ảnh hƣởng đến đời sống của nhân dân. Tiến hành lấy mẫu do các trạm cấp nƣớc tập trung cấp cho dân để xét nghiệm các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh. Mẫu nƣớc giếng cấp nƣớc tập trung trên 500 hộ dân tại các quận huyện: Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ cũng có 26-29% số mẫu không đạt tiêu chuẩn về vi sinh và hóa lý. Nƣớc hộ dân ở chung cƣ có 12-17% số mẫu không đạt tiêu chuẩn về vi sinh (chủ yếu là các chỉ tiêu coliform, C.faecal, E. Coli gây bệnh đƣờng ruột) và hóa lý. Kết quả khảo sát và phân tích mẫu nƣớc cho thấy chất lƣợng nƣớc sau xử lý tại một số trạm ở huyện Nhà Bè hàm lƣợng clorua trong nƣớc cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần chính vì vậy khi cấp cho dân chủ yếu sử dụng để tắm giặt không sử dụng đƣợc cho ăn uống, đối với các trạm tại Hóc Môn và Củ Chi thì hai chỉ tiêu không đạt đó là: pH, coliform, ở Bình Chánh thì tại một số trạm chỉ tiêu không đạt đó là sắt tổng, pH, coliform. Giá thành nƣớc và tiêu chuẩn dùng nƣớc Phân làm hai vùng cụ thể:  Vùng 1: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh  Vùng 2: Nhà Bè, Cần Giờ Đối với vùng 1 Giá nƣớc do các trạm cấp nƣớc tập trung và Tổng công ty cấp nƣớc Sài Gòn cung cấp dao động trong khoảng từ 2000 – 2700đ/m3, theo đánh giá chung của ngƣời dân khu vực này là thích hợp có thể chi trả đƣợc. Về tiêu chuẩn dùng nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu của ngƣời dân đặc biệt là ở khu vực Huyện Bình Chánh. Ngƣời dân khu vực này chủ yếu sử dụng nƣớc ngầm tự khai thác là chính mặc dù chất lƣợng không đảm bảo nhƣng khá chủ động về số lƣợng. Đối với vùng 2 Giá nƣớc dao động khá lớn phân làm 2 loại:  Giá nƣớc do công ty cấp nƣớc Nhà Bè và công ty dịch vụ Công ích huyện Cần Giờ cung cấp.  Giá nƣớc do ngƣời dân mua qua các dịch vụ cung cấp nƣớc sạch khác. Hiện giá nƣớc do Công ty dịch vụ Công ích Cần Giờ cung cấp: với giá bán ra theo quy định là 5.000 đồng/m3 đối với nƣớc sinh hoạt, 7.300 đồng/m3 đối với nƣớc sản xuất và 9.800 đồng/m3 cho các hộ kinh doanh dịch vụ. Giá nƣớc do công ty cấp nƣớc Nhà Bè cung cấp là 2.500 – 2.700 đồng/m3 cho nƣớc sinh hoạt. Giá nƣớc ngƣời dân ở Cần Giờ và Nhà Bè phải trả để mua nƣớc qua tƣ nhân khoảng từ 25.000 – 45.000 đồng/m3. Cho đến nay ở vùng 2 chƣa đáp ứng đủ nhu cầu về nƣớc sạch cho ngƣời dân, đặc biệt là huyện Cần Giờ hàng năm thiếu hụt khoảng 0,6 triệu m3/năm. Tình trạng thiếu nƣớc thƣờng xuyên xảy ra tại vùng này. Hệ thống cấp nƣớc thành phố tới các huyện ngoại thành Hiện nay ở khu vực ngoại thành Tp.HCM chỉ có huyện Bình Chánh và Nhà Bè là có hệ thống cấp nƣớc thành phố, tuy nhiên chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu của hai huyện. 11
  6. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Bảng 6. Lƣợng nƣớc thực tế ghi thu đƣợc trong một quý năm 2009 Cộng (m3) Huyện Sản xuất SH HCSN KD -DV Nhà Bè 249.312 24.950 203.134 47 477.443 Bình Chánh - - - - 2.227.600 Hệ thống cấp nƣớc thành phố đến các huyện ngoại thành cho đến nay hoạt động không hiệu quả do sự thiếu hụt về nguồn nƣớc, các nhà máy cấp nƣớc đã hoạt động hết công suất không đủ để cung cấp cho các huyện ngoại thành, mạng lƣới cấp nƣớc chƣa đƣợc đầu tƣ mở rộng và phát triển. Chính vì vậy trong thời gian tới để đạt đƣợc mục tiêu cấp nƣớc sạch tới khu vực ngoại thành của Tp.HCM thì việc hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cấp nƣớc thành phố tới khu vực này rất cần thiết. Qua các đánh giá và kết quả khảo sát thu đƣợc tại từng huyện cho thấy tỉ lệ ngƣời dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế trong khu vực ngoại thành vẫn chƣa cao chỉ đạt khoảng 25 -30 %. Huyện Nhà Bè và Cần Giờ sử dụng nguồn nƣớc từ Tổng công ty cấp nƣớc Sài Gòn chiếm tỉ lệ cao trong tổng nguồn nƣớc sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống tuy nhiên nguồn nƣớc cấp đến dân không ổn định cả về chất lƣợng và số lƣợng nên tổng số ngƣời dân đƣợc sử dụng nguồn nƣớc theo đúng tiêu chuẩn cả về chất lƣợng và số lƣợng trong hai huyện này vẫn không cao. Dự báo nhu cầu dùng nƣớc và định hƣớng phát triển Kết quả điều tra thực tế nhu cầu dùng nƣớc sạch của ngƣời dân khu vực ngoại thành cho trong bảng sau: Bảng 7. Kết quả điều tra nhu cầu dùng nƣớc bằng phiếu câu hỏi Nội dung điều tra Củ Chi Hóc Môn Bình Chánh Nhà Bè Mong muốn có 60 60% 100 50% 180 90% 49 98% nguồn nƣớc máy đảm bảo và ổn định Chƣa muốn sử 40 40% 100 50% 20 10% 1 2% dụng nguồn nƣớc máy Tổng cộng 1 1 1 1 2 1 5 1 00 00% 50 00% 00 00% 0 00% Qua bảng kết quả điều tra thực tế ta thấy nhu cầu về nguồn nƣớc sạch đảm bảo tiêu chuẩn của bộ y tế tại khu vực ngoại thành khá cao, đặc biệt là khu vực huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ. Dựa vào điều kiện thực tế và chiến lƣợc phát triển của Thành phố đối với khu vực ngoại thành nhìn chung các chỉ tiêu cấp nƣớc đƣa ra đều bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu cấp nƣớc trong tiêu chuẩn TCXDVN : 33-2006, vì lý do về an toàn cấp nƣớc cho một khu vực đang trên đà phát triển nhanh ở TP. HCM. Dự báo nhu cầu đƣợc thực hiện theo hai hệ thống riêng biệt: Hệ thống cấp nƣớc phần trung tâm thành phố và các vùng ngoại thành trừ Củ Chi (gọi chung là Hệ thống cấp nƣớc TP. HCM); và hệ thống cấp nƣớc riêng cho Củ Chi. Bảng 8. Dự báo dân số và mật độ dân số 2025 Dân số M ậ t đ ộ dấ n s ố Dân số dự kiến Tăng (nghìn ngƣời) (ngƣời/ha) (nghìn ngƣời) Diện trƣởng Phân tích 2025 2005 dân số vùng (km2) 2005 Thấp Thấp 1999 2005 1999 Cao (%/năm) Cao nhất nhất nhất nhất E 1.011 860 1.140 4,8 10 14 20 40 2.519 3.347 F 704 59 66 2,0 0,8 0,9 2,0 3,0 160 240 (Nguồn: Báo cáo 12/2007 của Viện quy hoạch Tp.HCM và công ty tư vấn Nikken Sekkei ) Các nhu cầu dùng nƣớc Hệ thống cấp nƣớc TP. HCM đƣợc dự báo, nhƣ sau: Với những đặc điểm cụ thể của khu vực khảo sát, và các dự đoán về khả năng phát triển của nó từ đó xác định nhu cầu cấp nước thích hợp. 12
  7. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Bảng 9. Quy hoạch phân bố dân cƣ năm 2025 Tên huyện Dân số năm 2025 (ngƣời) Tối thiểu Tối đa Củ Chi 700.000 800.000 Hóc Môn 600.000 700.000 Bình Chánh 700.000 800.000 Nhà Bè 400.000 400.000 Cần Giờ 200.000 300.000 (Nguồn: Báo cáo 12/2007 của Viện quy hoạch Tp.HCM và công ty tư vấn Nikken Sekkei ) Qua những khảo sát nghiên cứu thực tế hiện nay và đối chiếu với các số liệu cũ, và đặc thù của vùng ngoại thành Tp.HCM, đề xuất các tiêu chuẩn cấp nƣớc và tỷ lệ dân đƣợc cấp nƣớc từ hệ thống cấp nƣớc thành phố đƣợc trình bày trong bảng sau: Bảng 10. Tiêu chuẩn dùng nƣớc theo đầu ngƣời năm 2015 – 2025 Năm 2015 Năm 2025 Địa bàn TT phục vụ Lít/ng-ngđ Lít/ng-ngđ % % Khu vực ngoại thành Củ Chi 1 80 130 100 150 2 Hóc Môn 80 130 100 150 3 Bình Chánh 80 130 100 150 4 Nhà Bè 80 130 100 150 Cần Giờ 5 80 130 100 150 (Nguồn: Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn) Bảng 11. Nhu cầu dùng nƣớc của huyện Củ Chi Hệ số điều Đối tƣợng dùng nƣớc Năm 2015 Năm 2025 hoà (K) Sinh hoạt 1,1 66.924 123.750 1,1 2.194 4.688 Vãng lai Công cộng 1 6.692 12.375 Khu CN tập trung và khu chế xuất 1 48.600 63.240 Tiểu thủ công nghiệp 1,1 6.692 12.375 Công nghiệp dịch vụ 1,1 6.692 12.375 Tổng 8 137.795 228.803 Thất thoát 27.559 38.896 Tổng trung bình (Làm tròn số) 165.000 268.000 Tổng nhu cầu dùng nƣớc ngày cao nhất của Củ Chi: - Giai đoạn đến năm 2015: 165.000 (m3/ngày) - Giai đoạn đến năm 2025: 268.000 (m3/ngày) Bảng 12. Nhu cầu dùng nƣớc theo đầu ngƣời (phân theo quận, huyện) Theo Quy hoạch Hiện trạng (l/ngƣời.ngày) Tên Huyện STT năm 2007 2015 2025 Khu vực ngoại thành 316 332 Huyện Củ Chi 1 - 353 357 Huyện Hóc Môn 2 - 261 280 Huyện Bình Chánh 3 2,6 255 316 Huyện Nhà Bè 4 23 514 434 13
  8. Kỷ yếu hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 Huyện Cần Giờ 5 - 275 286 Toàn Thành phố 330 355 Dự báo nhu cầu dùng nƣớc tổng hợp (tính cho tất cả các hình thức sử dụng nƣớc) trên đầu ngƣời cho các giai đoạn đến năm 2015 và 2025 có bao gồm nƣớc thất thoát. So sánh, phân tích các số liệu trên đây chúng ta dễ dàng nhận thấy các dự báo nhu cầu dùng nƣớc cho các giai đoạn của Quy hoạch tổng thể là khá cao. Nếu Quy hoạch đƣợc thực thi đúng tiến độ thì tình hình cấp nƣớc của Tp. HCM sẽ đƣợc cải thiện mạnh mẽ và sẽ có những thay đổi đáng kể. Đề xuất một số biện pháp cải thiện Để giải quyết đƣợc hiện trạng nƣớc sạch hiện nay ở khu vực ngoại thành phải kết hợp đồng thời nhiều giải pháp có thể phân thành ba nhóm giải pháp chính: biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật và biện pháp bổ trợ. Các biện pháp quản lý cần áp dụng ngay đó là: đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực cấp nƣớc, tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về cấp nƣớc tại khu vực ngoại thành, hoàn chỉnh và bổ sung các văn bản, tiêu chuẩn còn thiếu sót và chƣa phù hợp. Bên cạnh đó, các giải pháp kỹ thuật cũng phải đƣợc áp dụng song song. Các giải pháp kỹ thuật có thể phân làm ba nhóm cụ thể nhƣ sau: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đối với các giải pháp ngắn hạn bao gồm việc lƣu trữ và xử lý nƣớc mƣa tại huyện Cần Giờ và Nhà Bè, hƣớng dẫn ngƣời dân xử lý sắt và khử trùng nƣớc ngầm trƣớc khi sử dụng tại Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh. Các giải pháp trung hạn có thể áp dụng là nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới nâng cao chất lƣợng nƣớc cấp ở các trạm cấp nƣớc tập trung, xây dựng mới và mở rộng quy mô các trạm cấp nƣớc nhỏ trên khu vực ngoại thành. Biện pháp dài hạn cũng là biện pháp tối ƣu để giải quyết vấn đề về nƣớc sạch tại khu vực ngoại thành là xây dựng mạng lƣới cấp nƣớc thành phố đến từng huyện, đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhà máy cấp nƣớc đang triển khai. Xây dựng thêm các nhà máy cấp nƣớc quy mô lớn để đảm bảo đủ lƣợng nƣớc cung cấp cho toàn bộ Tp.HCM. KẾT LUẬN Nguồn nƣớc ngầm chiếm từ 75 – 98% nƣớc cấp cho sinh hoạt ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, trong đó từ 80 – 90% là nƣớc ngầm do ngƣời dân tự khai thác, còn từ 10 – 20% nƣớc do các trạm cấp nƣớc tập trung cung cấp. Nguồn nƣớc ngầm hiện đã có những dấu hiệu của ô nhiễm vi sinh và một số chỉ tiêu khác cần quan tâm và có những biện pháp khắc phục kịp thời. Huyện Cần Giờ và Nhà Bè nguồn nƣớc dùng cho ăn uống và một phần sinh hoạt và ngƣời dân chủ yếu do công ty cấp nƣớc thành phố cung cấp chiếm từ 53 – 70%, chủ yếu thông qua các phƣơng tiện vận chuyển nhƣ sà lan, xe bồn. Chất lƣợng và số lƣợng chƣa đảm bảo và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Tỉ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nguồn nƣớc đạt tiêu chuẩn 1329/2002/BYT/QĐ khoảng 25 – 30%. Trong thời gian tới khu vực này sẽ có nhu cầu lớn về nƣớc sạch sử dụng cho sinh hoạt chính vì vậy cần có các giải pháp hợp lý đáp ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO Alan M.D. Groundwater and rural water supply in Africa. (2003) Ân N.T. Thiết kế hệ thống cấp thoát nƣớc cho thị trấn Cần Thạnh-huyện Cần Giờ. ĐH Bách Khoa TPHCM (2001). APHA Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 20th Edition 2005 Water & Sanitation. Camellia S. Chiến lƣợc cấp nƣớc và vệ sinh. Xây dƣng một nên móng Bền vững. Ngân hàng thế giới Việt Nam 2006. CERWASS,. Giới thiệu chiến lƣợc cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn đến 2020 (2001). Department of drinking water supply ministry of rural development government of india, Guidelines for Implementation of Schemes and Projects on Sustainability under Accelerated Rural Water Supply Programme (ARWSP) & Prime Minister‘s Gramodaya Yojana (PMGY) – Rural Drinking Water. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2