intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên cho Việt Nam (MS3)

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

95
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với sự tăng trưởng và phát triển nhanh của Việt Nam trong thời gian gần đây đã gây ra mối nguy hiểm của việc sử dụng quá mức và không quản lý được nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Mức độ hiểu biết, kiến thức, và ứng dụng những nguyên lý cơ bản của kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên còn hạn rất chế trong nông nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của dự án là phát triển những khái niệm về quản lý nguồn lực (NRE) được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên cho Việt Nam (MS3)

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 025/05VIE Đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên cho Việt Nam MS3: BÁO CÁO ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG Ngày 12 tháng 04 năm 2007 chỉnh sửa ngày 30 tháng 11 năm 2007
  2. MỤC LỤC Thông tin chung về các cơ quan tham gia dự án.................................................... 1 Tóm tắt dự án ............................................................................................................ 2 Giới thiệu.................................................................................................................... 3 1. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC...................................................................................... 3 2. ĐÁNH GIÁ HỘI THẢO....................................................................................... 5 3. PHÁT TRIỂN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ......................................................... 5 4. ĐIỀU TRA NÔNG HỘ ......................................................................................... 8 5. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG WEBSITE HỆ THỐNG THÔNG TIN KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP ........................................................................................... 9 6. TÓM TẮT CHÍNH SÁCH ................................................................................ 10 7. CHỮ KÝ............................................................................................................... 17 PHỤ LỤC Phụ lục 1-- Bảng câu hỏi đánh giá năng lực học viên Hội thảo tập huấn lớp Kinh tế và Quản lý tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................18 Phụ lục 2 -- Kết quả kiểm tra năng lực: Hội thảo tập huấn (Hà Nội và Cần Thơ, 07/06) ...23 Phụ lục 3 -- Đề cương của khoá học về kinh tế tài nguyên môi trường ..............................27 Phụ lục 4 -- Báo cáo điều tra hộ nông dân...........................................................................31 Phụ lục 5 -- Nội dung trang Web Hệ thống thông tin nông nghiệp.....................................73 Phụ lục 6 -- Các chứng chỉ và chương trình học .................................................................80
  3. Thông tin chung về các cơ quan tham gia dự án Tên Dự án Đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên cho Việt Nam Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Trường Đại Cơ quan chủ trì ở Việt Nam học Nông nghiệp I, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam Ông Trần Đình Thao Chủ dự án phía Việt Nam Khoa Nông nghiệp, Lương thực và Tài nguyên thiên Cơ quan chủ trì ở Úc nhiên, Đại học Sydney, NSW, 2006, Úc Tên người đầu mối liên hệ chính Giáo sư Thomas Gordon MacAulay được đề cử của Tổ chức Đối tác Australia 01/01/2006 Ngày bắt đầu 30/6/2008 Ngày kết thúc Ngày kết thúc gia hạn 6 tháng Kỳ báo cáo tiến độ Liên hệ Phía Australia: Chủ dự án GS. Thomas Gordon MacAulay Telephone: 61 2 9351 8547 Tên: Giáo sư 61 2 9351 8562 Học hàm: Fax: g.macaulay@usyd.edu.au Khoa Nông nghiệp, Lương thực Cơ quan Email: và Tài nguyên thiên nhiên, Đại a.vervoort@usyd.edu.au học Sydney, NSW, 2006, Úc Có thể liên hệ cô Annette Vervoort (địa chỉ như trên) Phía Australia: Công việc hành chính Cô Luda Kuchieva 61 2 9351 7903 Tên: Telephone: Cán bộ hành chính 61 2 9351 3256 Chức vụ: Fax: Luda.kuchieva@usyd.edu.au Ban nghiên cứu, Đại học Sydney, Cơ quan Email: NSW 2006, Australia Phía Việt Nam Ông Trần Đình Thao 84 48 769 770 Tên: Telephone: Giảng viên chính, Phó Trưởng khoa 84 48 276 554 Chức vụ Fax: thaoktl@hau1.edu.vn Khoa Kinh tế và Phát triển Nông Cơ quan Email: H o ặc thôn, Trường Đại học Nông nghiệp pvhung@hau1.edu.vn I, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam 1
  4. Tóm tắt dự án Với sự tăng trưởng và phát triển nhanh của Việt Nam trong thời gian gần đây đã gây ra mối nguy hiểm của việc sử dụng quá mức và không quản lý được nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Mức độ hiểu biết, kiến thức, và ứng dụng những nguyên lý cơ bản của kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên còn hạn rất chế trong nông nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của dự án là phát triển những khái niệm về quản lý nguồn lực (NRE) được sử dụng trong các cơ quan của Việt Nam (các trường đại học, viện nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hệ thống khuyến nông), sau đó tăng cường việc chuyển giao kiến thức, những chính sách và những khuyến cáo tới nông hộ trong lĩnh vực này. Việc này được thực hiện thông qua hướng tiếp cận có sự tham gia của các học viên tham dự các lớp tập huấn về kinh tế tài nguyên được các chuyên gia của đại học Sydney tổ chức ở Việt Nam và sau đó là cán bộ của các cơ quan tham gia của Việt Nam. Hai lớp tập huấn mỗi loại về quản lý tài nguyên và tập huấn khuyến nông đã được tổ chức tại Hà Nội và Cần Thơ. Có 2 học viên được gửi sang đào tạo tại Đại học Sydney với thời gian là 3 tháng về kinh tế tài nguyên. Trong giai đoạn tiếp theo, sẽ có thêm 3 lớp tập huấn khuyến nông được tổ chức ở cấp tỉnh do các thành viên phía Việt Nam giảng dạy với sự tham gia của các thành viên từ Đại học Sydney. Như vậy, những kiến thức về quản lý tài nguyên sẽ được chuyển giao cho các chuyên gia khuyến nông. Sau đó các cán bộ khuyến nông sẽ cung cấp các kiến thức này tới tận nông hộ. Giai đoạn cuối của dự án sẽ tổ chức 5 lớp tập huấn thực tế cho nông dân thực hành những kiến thức và kỹ năng quản lý tài nguyên. 2
  5. Giới thiệu Báo cáo này là một phần của dự án, bao gồm; 1. Xây dựng nội dung đề cương môn học về những nguyên lý về kinh tế tài nguyên tại Đại học Nông nghiệp I và ĐH Cần Thơ và đánh giá năng lực và kiến thức của các cán bộ tham gia trong lĩnh vực kinh tế tài nguyên và thông tin. 2. Điều tra nông dân và ưu tiên những nông dân có quan tâm đến kinh tế tài nguyên 3. Xây dựng hệ thống thông tin về kiến thức nông nghiệp trên website và kế hoạch thực hiện được thống nhất giữa Đại học Nông nghiệp I và ĐH Cần Thơ 4. Tóm tắt chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu của 2 nhà nghiên cứu Việt nam 1. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Một trong những mục tiêu của dự án là nâng cao khả năng giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế tài nguyên ở một số cơ quan đào tạo bậc cao của Việt Nam (các viện, các trường đại học) cũng như đối với hệ thống khuyến nông. Công việc này đang được hoàn thiện thông qua việc giúp đỡ xây dựng đề cương các môn học, thiết kế chương trình và chuyển giao các kinh nghiệm nghiên cứu. Giai đoạn một của dự án là nâng cao khả năng cho các học viên của các viện, trường bằng việc mở các lớp tập huấn về kinh tế và quản lý tài nguyên ở Trường Đại học Nông nghiệp I (26 học viên) và Đại học Cần Thơ (19 học viên) vào tháng 6 năm 2006. Các cán bộ của Đại học Sydney tham gia giảng dạy các lớp này. Mục tiêu của lớp tập huấn là nâng cao kiến thức cho các học viên để họ có thể chuyển giao những kiến thức cho các chuyên gia khuyến nông. Trước và sau khi tập huấn, các học viên được làm một bài đánh giá nhằm so sánh lượng kiến thức của học viên trước và sau khi dự tập huấn. (xem phụ lục 1 về Bảng câu hỏi cho các học viên, Lớp tập huấn về Kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên). Xem xét nguồn số liệu hiện có cho thấy sự hiểu chung về các quan niệm cơ bản của quản lý nguồn tài nguyên là khác nhau rõ rệt qua những câu hỏi khác nhau. Chẳng hạn như ở cả Hà Nội và Cần Thơ, học viên đã có những hiểu biết ban đầu tốt về yếu tố ngoại vi, và hiểu biết của họ về vấn đề này đã được cải thiện đáng kể sau khi được tập huấn. Sự mô tả khá chính xác về những hàng hoá không cạnh tranh và hàng hoá không loại trừ (ví dụ như tivi 3
  6. miễn phí) cũng cho thấy kiến thức của học viên về những hàng hoá này đã được cải thiện đáng kể saulớp tập huấn. Lĩnh vực kiến thức với điểm số chung thấp là đánh giá ngẫu nhiên (CVM) (được cải thiện khá trong bài kiểm tra sau khi kết thúc hội thảo tại Hà Nội), và giá trị hiện tại ròng/chi phí người sử dụng ở trong cả 2 hội thảo với những câu hỏi liên quan nhưng khó hơn về chi phí người sử dụng đã được thay thế trong bảng câu hỏi sau khi kết thúc hội thảo để có các câu hỏi mở về giá trị giá trị hiện tại. Ở đợt tập huấn tại Hà Nội, sự cải thiện đáng kể cũng được thể hiện trong bài kiểm tra sau hội thảo qua các câu hỏi về chiết khấu, tác động của việc trợ cấp nước và sử dụng khuyến nông trong quản lý nguồn tài nguyên, trong khi đó, tại lớp tập huấn ở Cần Thơ, những câu hỏi về chương trình Excel và áp dụng thuế quan lại cho thấy sự thay đổi tích cực thông qua các câu trả lời của học viên. Ở cả hai địa điểm này, câu hỏi về những hạn chế trong vai trò của khuyến nông được trả lời tốt hơn sau lớp tập huấn. Rõ ràng đã có một tác động đáng kể ở một số mảng kiến thức, còn ở một số lĩnh vực khác, các học viên vẫn ở mức độ thiếu hiểu biết hoặc chưa chắc chắn. Trong ngữ cảnh rộng hơn, dường như cũng có sự chuyển biến đáng kể trong nhận thức của học viên về các vấn đề quản lý nguồn tài nguyên, và một số thách thức cũng như sự hiểu biết về cách tiếp cận mà các nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu khác phải giải quyết chúng. Những lĩnh vực đòi hỏi nghiên cứu nhiều hơn và cần nhiều hình thức tập huấn theo vấn đề sâu rộng hơn đó là kỹ thuật phân tích như tối ưu hóa, giá trị hiện tại ròng và một số khái niệm khó về quản lý tài nguyên như chi phí người sử dụng.Thời gian tập huấn năm ngày là chưa đủ để học viên có thể thu lượm được những kỹ năng thực tiễn cần thiết cho giải quyết những mảng kiến thức như vậy. Khi hỏi mong đợi của học viên về những lĩnh vực kiến thức từ lớp tập huấn mà họ có thể sử dụng cho công việc trong tương lại, hầu hết học viên đều trả họ sẽ sử dụng kỹ thuật điều tra phỏng vấn hộ nông dân. Khoảng hai phần ba số học viên có dự định sử dụng một số kỹ thuật khác như đánh giá ngẫu nhiên, tương lai hoá, chiết khấu, phương pháp tóm lược chính sách và phương pháp thặng dư người sản xuất và thặng dư người tiêu dùng. Phương pháp tôi ưu hoá có giới hạn không được các học viên quan tâm. Rõ ràng rằng đã có hiểu biết hơn về việc sử dụng sử dụng các kỹ thuật và các vấn đề có thể được ứng dụng sau hội thảo, đặc biệt là ở Hà Nội. (Xem thêm Phụ lục 2 về phần kết quả kiểm tra) 4
  7. 2. ĐÁNH GIÁ HỘI THẢO Đánh giá về các hội thảo ở cả Hà Nội và Cần Thơ đều khá khả quan. Điểm trung bình chung toàn khóa ở Hà Nội là 1.8 và ở Cần Thơ là 1.6, với mức điểm cao nhất là 1 và thấp nhất là 4. Nhìn chung, các học viên nhận thấy thỏa mãn với các chủ đề được đưa ra, vai trò của tập huấn trong phát triển cá nhân và sự cân bằng giữa kinh tế và tài nguyên thiên nhiên. Hầu hết học viên cũng bày tỏ ý định sẽ sử dụng những tài liệu này trong môi trường làm việc và trong công việc tương lai. Đã có những ý kiến liên quan đến các vấn đề trong việc truyền tải kiển thức, thời gian tập huấn, và tốc độ truyền tải nội dung. Những vấn đề này đã được khắc phục trong những hội thảo kế tiếp. Học viên đánh giá cao chất lượng của các buổi tập huấn và tài liệu chuẩn bị, tuy nhiên, một số học viên đánh giá cao hơn các tài liệu đọc. Nhìn chung, các học viên hài lòng với khâu tổ chức. Trong những hội thảo tiếp theo trong khuôn khổ dự án, những học viên đã tham gia những hội thảo đầu (tháng 7 năm 2006) đã trình bày thành công nội dung trong đợt hội thảo vào tháng 1 năm 2007. Nội dung trình bày của các học viên từ các hội thảo trước bao gồm xác định vấn đề và thảo luận trong bối cảnh Việt Nam. Cách tiếp cận này đã giúp cho việc cung cấp thông tin hiệu quả hơn tới các học viên về hoạt động nghiên cứu ở Việt Nam đang được tiến hành bởi các báo cáo viên. Lợi ích cho các tập huấn viên là rất đáng kể bởi họ được yêu cầu phải chuẩn bị một khối lượng lớn tài liệu và hầu hết sử dụng chương trình Powerpoint để trình diễn. Một số báo cáo viên cũng đã quan sát những người khác để học cách trình bày báo cáo. (Xin tham khảo thêm Phụ lục 2 về phần bảng đánh giá hội thảo) 3. PHÁT TRIỂN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Việc xây dựng và hoàn thiện giáo trình trong các cơ quan của Việt Nam gần đây đã có những bước phát triển nhất định. Các vấn đề của giáo trình và thiết kế môn học đã được thảo luận tại cả hai đơn vị giáo dục mà nhóm nghiên cứu đại học Sydney đến thăm. Ở Hà Nội, nhóm cán bộ dự án đã gặp tiến sĩ Thuỵ, giảng viên giảng dạy môn Kinh tế tài nguyên của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (tháng 1 năm 2006). Chúng tôi đã có cuộc thảo luận và xem xét nội dung môn học. Nội dung môn học đã đạt mức chuẩn với trọng tâm tập trung chủ yếu vào những khái niệm lý thuyết. Mặc dù những khái niệm này là rất quan trọng và hữu ích trong vấn đề kinh tế tài nguyên, nhưng chúng tôi đều cho rằng nếu nội dung môn học được bổ sung thêm phần thực hành thì sẽ tốt hơn. Phần thực hành có thể là những bài tập thực hiện trên Bảng tính Excel, thảo luận và phân tích các bài viết, hoặc có 5
  8. những bài tiểu luận viết về những khía cạnh khác nhau về kinh tế tài nguyên và môi trường...Chúng tôi cũng nhất trí về nguyên tắc là sẽ cung cấp một số nội dung của dự án về kinh tế tài nguyên và môi trường cho tiến sĩ Thuỵ. Tại trường Đại học Nông nghiệp I, hiện có một môn học đơn về Kinh tế tài nguyên và môi trường được giảng dạy ở Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Môn học này dành cho các sinh viên năm thứ ba và thứ tư trong chương trình đào tạo: Kỹ sư Kinh tế nông nghiệp và Cử nhân Quản trị kinh doanh và Marketing. Đây cũng là môn học bắt buộc theo chương trình đào tạo Kỹ sư Kinh tế nông nghiệp trong năm học thứ ba (kỳ học thứ sáu) với khối lượng 3 tín chỉ. Hiện nay, môn học này được phân 4 tiết học/ tuần trong tổng số 45 tiết học/ học kỳ và không có nội dung thực hành. Môn học Kinh tế tài nguyên và môi trường cũng được đề nghị là môn học tự chọn cho chuyên ngành cử nhân Quản trị kinh doanh vào năm học thứ ba (học kỳ thứ 5 hoặc thứ 6), với cùng khối lượng tín chỉ và nội dung giảng dạy. Bên cạnh đó, đây cũng đang được xem xét là môn học tự chọn cho chương trình đào tạo Thạc sỹ Kinh tế nông nghiệp trong năm thứ hai (học kỳ thứ 3). Ở trình độ này, môn học sẽ gồm 2 tín chỉ và được phân 30 tiết học/ học kỳ. Đề cương khóa học (Phụ lục 3) cung cấp cơ sở vững chắc cho việc xây dựng phát triển giáo trình. Đề cương hiện tại của môn học cho thấy các nội dung đã được đề cập và thảo luận là phù hợp và kết cấu khóa học thực sự khá chuẩn với một môn học như thế này. Một số nọi dung cần được hoàn thiện đã được xác định là: 1. Giới thiệu về các ứng dụng thực hành trong Kinh tế tài nguyên và môi trường. Đây là nội dung kế thừa các mô-đun học tập theo cách phát triển vấn đề, nơi những vấn đề thực tế về tài nguyên và môi trường sẽ được thảo luận trong ngữ cảnh của các khái niệm về mặt lý thuyết. Những giải pháp có thể đạt được dựa trên phân tích vấn đề và cũng có thể xây dựng các giải pháp bằng cách sử dụng những phần mềm phổ biến như như Excel. Cách tiếp cận này sẽ giúp sinh viên phát triển tốt hơn sự hiểu biết về các khái niệm đã học và giúp họ phát triển những kỹ năng giải quyết vấn đề trong kinh tế tài nguyên và môi trường. 2. Sự mở rộng các chủ đề về các tài nguyên có thể tái tạo (nước, rừng, cá/thủy sản). Trong đề cương môn học hiện tại, vị trí của kinh tế tài nguyên có thể tái tạo còn khá hạn chế. Tuy nhiên, những tài nguyên này có ý nghĩa quan trọng ở Việt Nam và chính vì vậy nên sửa đổi môn học với nội dung rộng hơn bao hàm cả các nguồn 6
  9. tài nguyên có thể tái tạo và minh hoạ các khái niệm với các vấn đề trong điều kiện của Việt Nam. Điều này sẽ được tiếp cận thông qua phát triển bài giảng và các học phần về giải quyết vấn đề trong kinh tế thủy sản, kinh tế tài nguyên nước và kinh tế lâm nghiệp. 3. Cần có sự thay đổi nhỏ về mặt cấu trúc của môn học qua đó các chủ đề về phương pháp của kinh tế môi trường (như các phương pháp đánh giá) sẽ được thảo luận ngay từ đầu học kỳ hơn là đến cuối học kỳ như hiện nay. Một thuận lợi nữa là định hướng thay đổi chương trình giảng dạy mới đây của trường Đại học Nông nghiệp I có liên quan tới kinh tế tài nguyên và môi trường. Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã bắt đầu lên kế hoạch phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kinh tế tài nguyên và môi trường. Hiện tại, dự kiến kế hoạch mở lớp đầu tiên của ngành này sẽ vào năm 2009 hoặc năm 2010. Nhóm nghiên cứu tin rằng dự án CARD ít nhất đã có ảnh hưởng phần nào tới quyết định này của Khoa. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Khoa để giúp họ phát triển giáo trình cho ngành đào tạo mới này. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm từ Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, nơi hiện cũng đang phát triển chuyên ngành tương tự với sự đỡ đầu của Dự án ASIA Link Recreate (một dự án được Liên minh châu Âu (EU) tài trợ). Tại Đại học Cần Thơ, chương trình Kinh tế Tài nguyên và Môi trường cũng như Kinh tế thuỷ sản đều được giảng dạy trong Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Chúng tôi gặp cô Võ Thị Lăng, giảng viên kinh tế môi trường của Đại học Cần Thơ và cô đã cho chúng tôi biết về nội dung môn học hiện cô đang giảng dạy. Tuy nhiên, làm việc ở trường Đại học Cần Thơ hơi khác một chút so với ở trường Đại học Nông nghiệp I. Dù chúng tôi đã thông báo trước với các giảng viên kinh tế tài nguyên môi trường ở đây nhưng quá trình đàm phán vẫn chậm hơn. Một phần là do đối tác của chúng tôi, Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, về cơ bản lại không phải là một khoa giảng dạy của trường Đại học Cần Thơ. Tuy nhiên, khả năng cho việc tác động vào chương trình đào tạo của trường vẫn được theo đuổi một cách tích cực, và chúng tôi hiện đang mở ra các hướng làm việc trực tiếp hơn với bộ phận giảng dạy của trường thông qua mối quan hệ trực tiếp của Khoa Nông nghiệp – Thực phẩm và Tài nguyên thiên nhiên (Đại học Sydney) đã có với Đại học Cần Thơ mà nhân vật chính là ông Phạm Lê Thông, một thành viên của Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã từng nhận học bổng tại Đại học Sydney và Tiến sĩ Phạm Thị Thu Trà, trưởng Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường. 7
  10. Đề cương môn học được cung cấp ở Phụ lục 3 là dành cho chương trình đào tạo Cử nhân Kinh tế Tài nguyên hiện được phát triển tại Đại học Cần Thơ. Tuy nhiên, khóa học này đang đươc thiết kế lại theo hệ thống đào tạo tín chỉ và được chỉnh sửa cho phù hợp với nhiều khóa học khác nhau trong chương trình. Qua nhận xét tóm lược, chúng tôi nhận thấy còn có nhiều hạn chế về nội dung thực hành trong chương trình giảng dạy và đây là cơ hội cho các hoạt động của Dự án CARD. 4. ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Những thông tin ban đầu dùng để phân tích nhóm hưởng lợi ích của dự án đã được thu thập thông qua những cuộc trao đổi ở Việt Nam và thông qua điều tra một nhóm đối tượng được xác định là nhóm hưởng lợi của dự án ở Việt Nam (Xin xem đề cương nghiên cứu, phần báo cáo kết quả điều tra người hưởng lợi). Những thông tin chi tiết về phân tích nhóm hưởng lợi ích sử dụng phương pháp điều tra có sự tham gia hướng vào những nông hộ nhỏ. Đây là là một trong những hoạt động đầu tiên của dự án. Kết quả giúp chúng ta xác định những mối quan tâm chính và những nhu cầu của nông dân liên quan đến tài nguyên thiên nhiên. Tổng số đơn vị mẫu điều tra là 90. Trong đó, điều tra ở các tỉnh Bắc Giang, Bạc Liêu, Hưng Yên, Sóc Trăng, mỗi tỉnh 15 hộ, riêng tỉnh Hà Tĩnh điều tra 30 hộ. Những can thiệp/chính sách có thể cần quan tâm từ kết quả điều tra hộ được trình bày dưới đây. Những can thiệp chủ chốt có thể Vấn đề về nguồn nước ngày càng trở lên nghiêm trọng đối với nhóm hộ được điều tra, do đó tăng cường hệ thống thuỷ lợi và tiêu nước cần được quan tâm hàng đầu. (Một số nơi có hệ thống thuỷ lợi thì mức phí lại cao). Chất lượng nguồn nước cũng là một vấn đề, nguồn nước ô nhiễm làm hạn chế việc nuôi trồng thuỷ sản, nhất là tôm. Do đó, xử lý nguồn nước cũng cần được xem xét và cần có chính sách can thiệp. Nguồn cá đang bị giảm sút cũng là một vấn đề nữa của ngành nuôi trồng thuỷ sản, do đó cần có sự can thiệp bằng các qui chế đối với ngành công nghiệp khai thác cá (nhất là khai thác cá ở những vùng tự do đánh bắt). Vì ranh giới giữa các hộ không rõ ràng và việc quản lý các đồng cỏ tự nhiên chưa tốt, cho nên muốn người sở hữu quản lý và và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, cần phải xác định rõ quyền sở hữu tài sản. Một vấn đề đáng chú ý nữa đó là ở hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu chỉ có dưới 10% số hộ 8
  11. được tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông. Do đó việc cung cấp các dịch vụ khuyến nông ở những vùng này cần phải được quan tâm trong thời gian tới. (Chi tiết được thể hiện qua báo cáo điều tra hộ nông dân, Phụ lục 4). 5. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG WEBSITE HỆ THỐNG THÔNG TIN KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Việc xây dựng một website nhằm cung cấp những thông tin nông nghiệp (AKIS) được thảo luận trong các cuộc gặp đầu tiên giữa các thành viên dự án vào khoảng tháng giêng năm 2006 và được thảo luận lại một lần nữa khi tổ chức lớp tập huấn vào tháng 7 năm 2006. Những vấn đề chính được thảo luận là máy chủ cho website, tên website như thế nào, thiết kế các nội dung và đặc điểm của website và vấn đề quản trị web như thế nào. Nhóm thành viên dự án đã cử anh Nguyễn Duy Linh (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) là người quản trị mạng, có trách nhiệm xây dựng trang web ban đầu và thường xuyên cập nhật những thông tin mới lên trang web. Việc xây dựng trang web được đánh giá là hợp lý, từ khi hình thành trang web, nhóm thành viên Việt Nam luôn xây dựng, cập nhật trang web theo mục tiêu của dự án. Đây là một đóng góp có giá trị trong việc đào tạo cán bộ của dự án. Dự án cũng quyết định cử bà Annette Vervoort thuộc Đại học Sydney nhận trách nhiệm quản trị mạng và thường xuyên cập nhật những tài liệu của nhóm thành viên phía Úc. Tình trạng hiện tại Website có tên miền là www.resman.edu.vn vừa được hòan thành và hiện đang hoạt động dưới dạng thử nghiệm. Web được duy trì trên máy chủ của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Nội dung được trình bày bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Hiện những nội dung của các lớp tập huấn đã được đưa lên trang web. Mục tiêu của trang web là phục vụ những học giả, sinh viên trong lĩnh vực kinh tế tài nguyên và môi trường, những người ra chính sách trong lĩnh vực này (MARD), các cán bộ khuyến nông và nông dân. Hiện tại, trang web bao gồm những nội dung như là miêu tả sơ bộ về dự án, những tài liệu của lớp tập huấn thứ nhất (các bài trình bày bằng power point về kinh tế tài nguyên), cũng như các đường dẫn đến các trang web có liên quan và một số nguồn trên internet. 9
  12. Những công việc cần phải làm Luôn cập nhật nội dung của trang web và nhu cầu của người sử dụng nó sẽ được cũng sẽ được trao đổi trong thời gian tồn tại của trang web. Nó bao gồm các công việc cụ thể sau: 1. Cập nhật các tài liệu có sẵn gần đây của dự án (tài liệu tập huấn, nghiên cứu của các học viên, thời gian biểu và chương trình của các lớp tập huấn, các đường dẫn khác, tranh ảnh…). Công việc này sẽ do Mr. Linh and Ms. Vervoort thực hiện. Dự kiến trang web sẽ được hoàn thiện vào cuối năm 2007 gồm tất cả những tài liệu và các nguồn liên quan và được truy cập một cách dễ dàng. 2. Những nội dung khác của trang web sẽ được gửi qua thư điện tử cho các cơ quan và người có liên quan vào khoảng tháng 12 năm 2007 và tháng giêng năm 2008. 3. Việc sử dụng trang web cũng sẽ được chuyển giao cho hai cơ quan thành viên khác của dự án là Đại học Huế và Đại học Cần Thơ. Việc này sẽ được thực hiện qua thư của giám đốc dự án là GS Gordon MacAulay và Ông Trần Đình Thao tới các thành viên và bộ phận ở Đại học Cần Thơ và Huế. Việc này sẽ giúp thông báo sự tồn tại và hoạt động của trang web. Hơn nữa dự án cũng khuyến khích phổ biến địa chỉ của trang web đến các cán bộ và cơ quan khuyến nông. (Chi tiết được thể hiện qua Phụ lục 5). 6. TÓM TẮT CHÍNH SÁCH Tóm tắt chính sách được dựa trên 2 nghiên cứu của 2 học viên/thực tập sinh từ Việt Nam (Cô Đỗ Thị Đến và cô Lê Thị Kim Liên). Những thực tập sinh này đến Đại học Sydney và hoàn thành nghiên cứu của họ về phát triển nghiên cứu tình huống có liên quan đến sử dụng tài nguyên. Cô Đỗ Thị Đến đến Sydney trong thời gian từ 22 tháng 7 đến 22 tháng 10 năm 2006 đã thực hiện nghiên cứu với tiêu đề “Hiệu quả của sản xuất tôm ở đồng bằng sông Cửu Long”. Cô Lê Thị Kim Liên đến Sydney trong thời gian từ 27 tháng 8 đến 1 tháng 11 năm 2006 đã tiến hành nghiên cứu có tiêu đề “Các hệ thống nuôi tôm thay thế ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam”. Cả 2 nghiên cứu của họ đều nằm trong chương trình của dự án CARD 025/05 VIE và trở thành nội dung cơ bản cho các tóm tắt chính sách cùng tên sẽ được trình bày tiếp đây cũng như sẽ được cung cấp trên website của dự án. 10
  13. Tóm tắt chính sách (1) AusAID CARD Project 025/05 VIE Hiệu quả của sản xuất tôm ở đồng bằng sông Cửu Long Mục đích Nhằm cung cấp những thông tin về hiệu quả kỹ thuật và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm cho những người ra quyết định trong sản xuất. Cơ sở Trong thời gian gần đây, ngành nuôi tôm phát triển nhanh ở đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp khoảng 60% giá trị xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của Việt Nam và đòng góp khoảng 29,2% trong tổng sản phẩm quốc dân nông nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2003 – 2005, có khoảng 30% trong tổng số trang trại nuôi tôm bị thiệt hại về kinh tế (Sinh 2006). Điều này phản ánh tỷ lệ rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro về bệnh hại của ngành này. Lợi nhuận của các trang trại nuôi tôm phụ thuộc vào năng suất chăn thả tôm. Hiệu quả kinh tế bao gồm 2 thành phần là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (Farrell 1957). Hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng của hộ đạt được sản phẩm tối đa ứng với một lượng đầu vào và công nghệ sản xuất nhất định (Dey et al., 2000). Mẫu gồm 193 trang trại nuôi tôm ở Bạc Liêu được đưa vào phân tích hiệu quả kỹ thuật. Mô hình hàm sản suất cực biên ngẫu nhiênc được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các trang trại nuôi tôm. Sau đó, dùng mô hình hồi quy để xem xét mối liên hệ giữa hiệu quả kỹ thuật với các đặc trưng của hộ xem những yếu tố nào có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất tôm. Những vấn đề Đất đai cũng như diện tích mặt nước là tài nguyên rất khan hiếm tại Việt Nam, do đó việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên này có ý nghĩa quan trong phát triển kinh tế nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Canh tác nuôi tôm là một ngành sản xuất mới và đang phát triển nhanh ở đồng bằng sông Cửu Long. Xác định hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm là một vấn đề quan trọng trong sản xuất thủy sản và nó giúp việc sử dụng tài nguyên khan hiếm (đất và nước) một cách có hiệu quả và giúp nông dân có kết quả tốt từ nàgnh sản xuất này. Trước tiên cần phải xác định xem những yếu tố nào có ảnh hưởng đến và làm thay đổi hiệu quả sử dụng tài nguyên. Sau đó xem xét xem trong những yếu tố này, 11
  14. hướng kiểm soát, quản lý như thế nào để sử dụng lợi thế của những nông dân nuôi tôm và đem lại lợi ích cho nông dân cũng như phục vụ phát triển kinh tế vùng. Những kết quả đạt được Số liệu từ cuộc điều tra 193 hộ nuôi tôm năm 2004 ở tỉnh Bạc Liêu được sử dụng để phân tích. Nhìn chung các chủ hộ đều có trình độ văn hoá từ lớp 5 trở lên, trong đó những hộ chăn thả thâm canh có trình độ văn hoá cao hơn những hộ chăn thả quảng canh. Đồng thời những hộ chăn thả thâm canh thường có quy mô hộ nhỏ hơn. Diện tích trung bình của những trang trại thâm canh vào khoảng 1,2 ha, con số này của những trang trại quảng canh là 1,74ha. Kinh nghiệm chăn thả cá bình quân là 4 năm đối với trang trại thâm canh và 5 năm với trang trại quảng canh. Tuy nhiên, có một tỷ lệ không nhỏ các trang trại nuôi tôm thâm canh có rất ít hoặc không có kinh nghiệm trong nuôi tôm. Thu nhập ròng bình quân của những trang trại thâm canh (khoảng 60 triệu đồng) cao hơn nhiều thu nhập ròng của những trang trại quảng canh (10 triệu đồng). Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất của những trang trại thâm canh cao hơn khoảng 8 lần và chi phí cao hơn khoảng 9 lần so với những trang trại quảng canh. Những hộ chăn thả thâm canh chi phí lao động khoảng 273 ngày công, trong khi đó những hộ chăn thả quảng canh chỉ đầu tư khoảng 98 ngày công. Những trang trại chăn thả thâm canh có lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên có khoảng 37% cả hai loại hộ bị thua lỗ. Một số ít hộ (khoảng 7%) lại có lợi nhuận rất cao (khoảng trên 200 triệu đồng). Nhóm hộ có lợi nhuận cao và cả lỗ nhiều đều thuộc những hộ thâm canh trong sản xuất tôm. Một cuộc điều tra gần đây cho thấy năng suất bình quân của các trang trại nuôi tôm quảng canh vào khoảng 150 kg/ha/năm, của các trang trại bán thâm canh vào khoảng 600 – 1.800 kg/ha/năm và con số này đối với những trang trại thâm canh là từ 6.000 – 10.000 kg/ha/năm (Estelles et al., 2002). Những con số này có thể so sánh với năng suất bình quân của một số nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới như sau: Thái Lan là 3.116 kg/ha, Malaysia là 1.500 kg/ha, Trung Quốc là 800 kg/ha, Philippines 770 kg/ha và Ấn Độ là (635 kg/ha) (Kumar et al., 2004). Ước lượng hiệu quả bằng hàm cực biên ngẫu nhiên cho thấy các yếu tố như lao động, giống và thức ăn là những nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ biến động trong khoảng từ 0 – 90%, trung bình là 46%. Như vậy, ở mức trung bình các hộ nuôi tôm sản xuất đạt 46% so với mức cao nhất có thể (thâm canh 35% và 12
  15. quảng canh 48%). Mức hiệu quả kỹ thuật này thấp hơn so với mức trung bình của Ấn Độ (Kumar et al 2004) và của Philippines (Dey et al 2000). Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật chăn thả tôm cho thấy những chủ hộ có nhiều kinh nghiệm và những hộ trẻ tuổi thường có hiệu quả kỹ thuật cao hơn nhưng trình độ văn hoá cao hơn lại có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn. Điều này có thể được giải thích là do những người có trình độ văn hoá cao hơn thường chăn thả theo hình thức thâm canh. Hình thức này thường quản lý khó và canh tác cũng không dễ dàng do đo có hiệu quả thấp hơn. Hàm ý chính sách 1. Rõ ràng là còn có một “phạm vi” lớn có thể tăng hiệu quả kỹ thuật chăn thả tôm ở đồng bằng sông Cửu Long. 2. Các nông hộ chăn thả tôm còn thiếu hụt kinh nghiệm và kiến thức trong sản xuất trong khi ngành này phát triển rất nhanh. Do vậy cần phải có chính sách đầu tư vào đào tạo và tập huấn để nâng cao kiến thức chăn thả tôm. 3. Chăn thả tôm ở đồng bằng sông Cửu Long là một ngành rất rủi ro, do vậy cần phải có sự quản lý các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Điều này liên quan đến việc giúp cho người dân nâng cao kiến thức và kỹ năng trong việc sử dụng các đầu vào như là thức ăn, giống, lao động để tránh được bệnh tật và các yếu tố rủi ro khác. Tài liệu tham khảo Dey, M.M., Paraguas, F.J., Bimbao, G.B. and Regaspi, P.B., 2000, ‘Technical efficiency of Tilapia growout pond operations in the Philippines’, Aquaculture Economics and Management, vol 4, pp. 33-47. Estelles, P., Jensen, H. and Sanchez, L., 2002, Sustainable Development in the Mekong Delta, Centre for Environmental Studies, University of Aarhus, Denmark. Farrell, M.J., 1957, ‘The measurement of productive efficiency’, Journal of the Royal Statistical Society, Series A (General), vol 120, no 3, pp. 253-290. Kumar, A., Birthal, P.S. and Badruddin, 2004,’ Technical efficiency in prawn farming in India: estimation and implications,’ Indian Journal of Agricultural Economics; vol 59, no. 3, pp. 413-420. Sinh, L. X., 2006, Major considerations on the fishery sector in the Mekong Delta of Vietnam, Presentation to the CARD workshop, Can Tho, Vietnam, July 15-20, 2006. Các thông tin bổ sung có thể liên hệ: TS Tiho Ancev, Nhóm Kinh tế Nông nghiệp và Tài nguyên, Khoa Nông nghiệp, Thực phẩm và Tài nguyên, Đại học Sydney,, NSW, 2006 và Cô Đỗ Thị Đến, Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ, Việt Nam. Email: t.ancev@usyd.edu.au 13
  16. Tóm tắt chính sách (2) AusAID CARD Project 025/05 VIE Các hệ thống nuôi tôm thay thế ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mục đích Nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác nghiên cứu các hệ thống nuôi tôm thay thế, khă năng sinh lợi, mức độ rủi ro và ơ cấu chi phí ở khu vực đầm phá Thừa Thiên Huế. Cơ sở Vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế rộng hơn 22,000 ha với khoảng 5,734 hộ và tổng số dân khoảng 350,000 người. Ngư nghiệp trong vùng bao gồm cả nuôi trồng thuỷ sản khu vực đầm phá và đánh bắt ven biển. Trong đó số hộ chăn nuôi tôm vào khoảng 79%. Khu vực đầm phá hiện được khai thác cạn kiệt và hiện nay đang có một số vấn đề bức xúc về quản lý tài nguyên gây tác động đến chất lượng môi trường, chất lượng nước và hệ sinh thái. Những vấn đề • Những hệ thống quản lý nuôi tôm khác nhau gây ra những tác động môi trường rất khác nhau cũng như sự phát triển kinh tế khác nhau. • Nhiều yếu tố xuất hiện quyết định sự lựa chọn của hệ thống quản lý nuôi thả tôm. • Việc phát triển nhanh chóng các trại nuôi tôm đã dẫn đến sự coi nhẹ những chi phí về kinh tế và môi trường. Kết quả tìm được Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm (Phúc 2006): • Mật độ tôm và giống tôm • Thức ăn công nghiệp • Chuẩn bị ao nuôi tôm • Phòng bệnh • Chi phí lao động và đầu vào • Hình thức nuôi thả 14
  17. Chỉ tiêu lợi nhuận/héc ta cho từng phương thức nuôi thả khác nhau được thể hiện trong Bảng 1 Bảng 1. Các chỉ tiêu lợi nhuận và năng suất tại khu vực đàm phá tỉnh Thừa Thiên Huế Hệ thóng trang trại Lợi nhuận/ha Năng suất Lơj nhuận/ Lợi nhuận/ (kg/ha) 1000 đồng 1000 đ chi phí doanh thu Quảng canh 7,370 318 0.33 0.50 Quảng canh cải tiến 12,194 1076 0.16 0.19 Bán thâm canh 17,923 1651 0.16 0.18 Thâm canh 20,123 2320 0.12 0.14 Nguồn: Điều tra 171 hộ nông dân vào tháng 10 và tháng 11 năm 2005 ( Liên 2006) Nghiên cứu cho thấy phương thức chăn nuôi thâm canh đạt năng suất và lợi nhuận cao nhất nhưng cũng kéo theo chi phí sản xuất và mức biến thiên lợi nhuận cao nhất (gồm cả chi phí biến đổi và vốn). Điều đó cũng có nghĩa là phương thức sản xuất thâm canh tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, đặc biệt là nó đòi hỏi phải có kỹ thuật cao và kinh nghiệm quản lý. Do đó, dù phương thức sản xuất thâm canh đem lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng chưa phải là phương thức thường được chọn. Quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi tôm được hộ nông dân suy xét kỹ lưỡng trên các mặt ràng buộc sau: - yếu tố vốn và lao động tối thiểu, - khả năng chi trả cho các chi phí phát sinh trong suốt giai đoạn sinh trưởng, - Yêu cầu về thu nhập tối thiểu cho sinh hoạt của nông hộ, - Thái độ (sở thích) của người nông dân trước rủi ro - Ràng buộc về môi trường (chất lượng nước). Hiện nay, Đại học Sydney cũng đang tiến hành nghiên cứu sâu hơn với mục đích ghép các ràng buộc lại với nhau và thiết kế 1 công cụ hỗ trợ quyết định giúp nông hộ lựa chọn phương thức chăn nuôi tôm tối ưu . Kết quả của nghiên cứu này sẽ được công bố trên website www.resman.edu.vn. Hàm ý chính sách 1) Nhìn chung, những nông dân nghèo thường sử dụng phương thức sản xuất quảng canh bởi họ thiếu vốn và kỹ thuật. Tập huấn và đào tạo về kỹ thuật nuôi thả tôm cũng như quy trình huy động vốn hợp lý có lẽ là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế của khu vực này. 15
  18. 2) Sự chọn lựa phương pháp nuôi thả tôm đòi hỏi phải cân bằng nhiều yếu tố và nó tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi nông dân và những ràng buộc cũng như thái độ chấp nhận rủi ro của họ. Thêm vào đó, quyết định lựa chọn phương pháp chăn nuôi nào còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường của từng địa phương cụ thể. Ở những nơi chất lượng nước có vấn đề thì phương pháp chăn nuôi ít ảnh hưởng tới môi trường là một lợi thế 3) Trong điều kiện đưa ra của một loạt các yếu tố cần được đánh giá, hệ thống khuyến nông có thế đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra lời khuyên đối với những người mới vào nghề trong công nghiệp nuôi tôm biêt cách lựa chọn lựa chọn phương thức nuôi thả tôm thích hợp nhất với điều kiện của họ nhưng cũng phù hợp với thực trạng môi trường tại địa phương. Tài liệu tham khảo Lien, L.T.K., 2006, Four Alternative Systems of Shrimp Culture in the lagoon Area of Thua Thien in Hue, Vietnam, CARD Research Paper, Agricultural and Resource Economics, University of Sydney, Sydney. Phuc, N.T., 2006, Research on the Aquaculture of the Lagoon Area in Thua Thien, Hue Province, Vietnam, Economics College, Hue University. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Tiến sĩ Tiho Ancev, Bộ môn Kinh tế tài nguyên và nông nghiệp, Khoa Nông nghiệp, Thực phẩm và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Sydney, NSW, 2006 và Cô Lê Thị Kim Liên, Đại học Kinh tế Huế, thành phố Huế, Việt Nam. Xin tham khảo thêm website: www.resman.edu.vn. Email: t.ancev@usyd.edu.au 16
  19. 7. CHỮ KÝ Soạn thảo bởi: Họ và tên Giáo sư Thomas Gordon MacAulay Chữ ký Ngày Ngày 12 tháng 4 năm 2007 và chỉnh sửa ngày 30 tháng 11 năm 2007 Ủy quyền bởi: Trưởng nhóm phía Úc Họ và tên Giáo sư Thomas Gordon MacAulay Chữ ký Ngày Ngày 12 tháng 4 năm 2007 và chỉnh sửa ngày 30 tháng 11 năm 2007 Đồng ký bởi: Trưởng nhóm phía Việt Nam Họ và tên Trần Đình Thao Chữ ký Ngày 17
  20. Phụ lục 1-- Bảng câu hỏi đánh giá năng lực học viên Hội thảo tập huấn lớp Kinh tế và Quản lý tài nguyên thiên nhiên DỰ ÁN CARD KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I 10-16/07/2006 Họ và tên (xin viết in hoa): ……………………………………………. 1. Các khái niệm a) Các yếu tố ngoại vi: a) Cái gì đó ngoài kinh tế b) Cái gì đó ngoài đất nước anh/chị (ví dụ tác động quốc tế) c) Hiệu ứng hay ảnh hưởng của những hoạt động của 1 người hay 1 hãng đối với một người khác hay hãng khác d) Một người khách đến từ vùng khác b) Dự báo trên tivi mà chúng ta nghe không mất tiền chính là một ví dụ về: a) Hàng hoá cạnh tranh và loại trừ b) Hàng hoá không cạnh tranh và loại trừ c) Hàng hoá cạnh tranh và không loại trừ d) Hàng hoá không cạnh tranh và không loại trừ c) “Phân bố theo ‘xếp hàng’ (‘Người đến trước được phục vụ trước’) là không có hiệu quả kinh tế.” Đúng / Sai? d) “Những nguồn lực tự nhiên là tài sản cho mọi người (open access) (mọi người sử dụng hay khai thác không mất tiền) sẽ dẫn đến khai thác có hiệu quả.” Đúng / Sai? e) Sự sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên tự nhiên trong hiện tại sẽ ảnh hưởng đến sử dụng tài nguyên trong tương lai: a) Nhiều lần b) Thường xuyên c) Không bao giờ d) Thỉnh thoảng nhưng không thường xuyên. 2. Phương pháp a) Phương pháp đánh giá ‘ngẫu nhiên’ là đánh giá: a) Giá trị trong thị trường thực b) Giá trị của những đặc tính đặc biệt của thị trường hàng hoá (như giá trị cao của một ngôi nhà bởi nó nằm ở khu vực quan trọng ) c) Giá trị khi tương lai không được chắc chắn d) Giá trị là bối cảnh giả định đối với hàng hoá phi thị trường. b) Giá trị hiện tại ròng (NPV) cho phép chúng ta đo: a) Giá ròng trong một giai đoạn của nguồn tài nguyên trong thị trường b) Giá trị đầu tư của một dòng thu nhập từ một trữ lượng tài nguyên c) Lợi nhuận thu được từ bán tài nguyên trong giai đoạn này d) Lượng vốn ròng tăng lên trong giai đoạn này. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1