Báo cáo đề tài :“ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ -KHỐI LƯỢNG- LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP QUẢNG CÁO ĐỒNG NAI”
lượt xem 134
download
Năm 2011 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2007 – 2012) và cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Theo đó, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao và phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2011 vẫn còn một số hạn chế và nhược điểm cần có biện pháp để khắc phục trong năm 2012. Đề tài gồm 3 chương: CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đề tài :“ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ -KHỐI LƯỢNG- LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP QUẢNG CÁO ĐỒNG NAI”
- 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Năm 2011 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2007 – 2012) và cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Theo đó, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao và phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh những kết quả đạt đ ược, năm 2011 vẫn còn một số hạn chế và nhược điểm cần có biện pháp để khắc phục trong năm 2012. Ngoài những khó khăn như vốn đầu tư cho các dự án giao thông huyết mạch còn thấp so với yêu cầu, việc cung ứng điện không đảm bảo đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở nước ngoài dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với những sự cạnh tranh vô cùng khóc liệt đó thì đòi hỏi các nhà quản trị cần phải có những quy ết đ ịnh đúng đắn, kịp thời và hợp lý. Mà để làm được như vậy thì nhà quản trị phải nắm đ ược thông tin và phải có những công cụ để phân tích, đánh giá tình hình và từ đó đưa ra những dự báo trong tương lai. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là nội dung quan trọng của kế toán quản trị, là một công cụ hữu ích trong quá trình ra quy ết đ ịnh c ủa nhà quản trị. Thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho nhà quản trị thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, chi phí bất biến, chi phí khả biến, kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao. Từ đó giúp cho nhà quản trị có thể kiểm soát, điều hành tình hình hoạt động s ản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và có những quyết định sáng suốt trong tương lai. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng –lợi nhuận là công c ụ không thể thiếu trong doanh nghiệp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và là cơ sở để đưa ra các quyết định như lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, hoạch định chiến lược bán hàng. SVTH: Trần Tất Thuần
- 2 Xuất phát từ những nhận thức trên, em quyết định chọn đề tài “ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP QUẢNG CÁO ĐỒNG NAI”. Qua đề tài này, em sẽ có cơ hội được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn các kiến thức đã được học trên sách vở và từ đó áp dụng vào thực tiễn tại công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai để giúp công ty tìm ra các giải pháp kinh doanh hợp lý hơn trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ và càng thể hiện rõ hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Để đứng vững trong xu thế đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết lập được các công cụ quản lý hiệu quả và khoa học. Trong đó kế toán quản trị là công cụ đang được ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý và điều hành nội bộ của các doanh nghiệp hiện nay. Trên thế giới, kế toán quản trị đã xuất hiện khá lâu nhưng ở Việt Nam thì còn khá mới mẻ và non trẻ. Thuật ngữ kế toán quản trị mới được áp dụng trong khoảng mười lăm năm trở lại đây nhưng đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Trong đó nổi bật nhất là những nội dung kế toán quản trị liên quan đến thiết l ập thông tin đ ể hoạch định, kiểm soát tài chính và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn l ực kinh tế trong qui trình tạo ra giá trị. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, thiết kế website. Trong tình hình kinh tế hiện nay, công ty đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách. Để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi ban giám đốc công ty phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ hữu ích, giúp nhà quản trị thấy được sự liên quan giữa ba nhân tố quyết định sự thành công cho doanh nghiệp. Mặc dù đề tài này đã có nhiều tác giả nghiên cứu và phân tích nhưng đ ặt trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội như hiện nay thì còn rất nhiều điều đáng quan tâm. Đặc biệt là đối với các nghành nghề kinh doanh dịch vụ như hiện nay. SVTH: Trần Tất Thuần
- 3 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu muốn hướng đến các mục tiêu sau : - Vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong các tình huống ra quyết định vào điều kiện thực tế của công ty, giúp cho nhà quản tr ị đ ưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý. - Đưa ra những biện pháp nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tận dụng năng lực của máy móc thiết bị để tăng lợi nhuận của công ty. - Khai thác những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trong bộ máy quản lý của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Bao gồm 4 phương pháp: - Phương pháp thống kê - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh đối chiếu 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: • Nghiên cứu về thực trạng tình hình ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào tổ chức và điều hành hoạt động trong công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai. • Phạm vi nghiên cứu + Thời gian nghiên cứu: toàn bộ thông tin năm 2011 và những thông tin trước đó. + Không gian nghiên cứu: Tại công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI SVTH: Trần Tất Thuần
- 4 - Vận dụng được việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh - Vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận xác định giá trong trường hợp đặc biệt. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể có tính khả thi, góp phần vào việc hoàn thiện mô hình kế toán quản trị tai công ty và cách ứng dụng phương pháp này trong tồ chức và điều hành hoạt động tại công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai. 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP QUẢNG CÁO ĐỒNG NAI CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Ngoài ra báo cáo nghiên cứu còn có các danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đính kèm. SVTH: Trần Tất Thuần
- 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 1.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (C – V - P) [4] Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối quan hệ giữa giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, biến phí, định phí và lợi nhuận, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và là cơ sở để đưa ra các quyết định như lựa chọn kết cấu mặt hàng, định giá sản phẩm, hoạch định chiến lược kinh doanh tương lai. Để phân tích được mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành biến phí và định phí, phải hiểu rõ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. 1.2 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (C – V - P) Nắm được những khái niệm cơ bản được sử dụng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. SVTH: Trần Tất Thuần
- 6 Biết cách vận dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận để đưa ra những quyết định kinh doanh trong ngắn hạn. Nắm được phương pháp phân tích điểm hoà vốn và ứng dụng phân tích điểm hoà vốn để xác định được vùng lời vùng lỗ. Thấy được ảnh hưởng của việc thay đổi kết cấu hàng bán đến doanh thu và lợi nhuận. Đưa ra một số biện pháp nhằm áp dụng có hiệu quả hơn phương pháp phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 1.3.1 Số dư đảm phí (SDĐP) Trong kế toán quản trị, khi nói đến phân tích CVP (phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận) là nói đến khái niệm số dư đảm phí (SDĐP). Khái niệm này đóng vai trò quan trọng, rất thú vị và rất cần thiết trong các quyết đ ịnh quản trị. Số dư đảm phí (SDĐP): Là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Nó được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Dựa vào số dư đảm phí ta có thể lập được báo cáo thu nhập theo hình thức s ố dư đảm phí nhanh chóng và tiện lợi Nếu gọi x: là số lượng sản phẩm tiêu thụ g: là giá bán a: là chi phí khả biến đơn vị b: là tổng chi phí bất biến Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau: Tổng số Tính cho một sản phẩm Doanh thu gx g SVTH: Trần Tất Thuần
- 7 Chi phí khả biến ax a Số dư đảm phí (g-a)x g-a Chi phí bất biến b Lợi nhuận (g-a)x-b Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau: 1. Khi doanh nghiệp không hoạt động, thì số lượng sản phẩm tiêu thụ x = 0 thì lợi nhuận p= (-b), nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoảng đúng bằng với định phí. 2. Khi số lượng sản phẩm tiêu thụ x = x h (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm hoà vốn) thì số dư đảm phí bằng với chi phí bất biến, khi đó lợi nhuận p = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt mức hoà vốn. → (g – a)x h = b b → xh = ( g − a) Chi phí bất biến Sản lượng hòa vốn = Vậy Số dư đảm phí đơn vị 3. Khi x = x 1 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 1 ), x 1 > x h , thì lợi nhuận P 1 = (g – a) x 1 - b 4. Khi x = x 2 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x 2 ), x 2 > x 1 thì lợi nhuận ở mức tiêu thụ x 2 là P 2 = (g – a) x 2 - b Như vậy khi số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượng ∆x = x 2 - x 1 → Lợi nhuận tăng một lượng ∆P = P 2 - P 1 → ∆P = (g – a) ∆x SVTH: Trần Tất Thuần
- 8 Kết luận: Thông qua khái niệm về số dư đảm phí chúng ta có thể thấy được sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu sản l ượng tiêu th ụ tăng (hoặc giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm xuống) một l ượng đúng bằng sản lượng tiêu thụ tăng thêm (hoặc giảm xuống) nhân với số dư đảm phí đơn vị. Nếu chi phí bất biến không đổi thì phần số dư đảm phí tăng thêm (hay gi ảm xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hay giảm bớt). Như vậy, nhờ vào số dư đảm phí ta có thể thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, từ đó nhanh chóng xác định được lợi nhuận tăng lên hay giảm xuống một lượng bao nhiêu. Ví dụ: Giả sử trong quý I năm 2007, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ ( x):1000 sản phẩm, giá bán (g):100 đồng/ sản phẩm, biến phí đơn vị (a):60 đồng/ sản phẩm, định phí (b):30.000 đồng. Yêu cầu: a) Lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí? b) Xác định sản lượng hoà vốn? c) Nếu sản lượng tăng 15% thì lợi nhuận tăng một lượng là bao nhiêu? Giải: a) Lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí: Dựa vào các dữ liệu ở đề bài ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí sau: Tổng số Tỷ l ệ 1) Doanh thu 100.000 100% 2) Chi phí khả biến 60.000 60% 3) Số dư đảm phí 40.000 40% 4) Định phí 30.000 5) Lợi nhuận 10.000 b) Xác định sản lượng hoà vốn. SVTH: Trần Tất Thuần
- 9 b 30.000 = 750 sản phẩm Ta có sản lượng hoà vốn xh= = g − a 100 − 60 c) Nếu sản lượng tăng 15% thì lợi nhuận tăng một lượng là bao nhiêu. Sản lượng tăng 15% => sản lượng tăng thêm là: 1.000 × 15% = 150 sản phẩm =>lợi nhuận tăng tương ứng là: ( 100 - 60 ) × 150 = 6.000 đồng Nhận xét: Dựa vào số dư đảm phí nhà quản trị có thể dự đoán được lợi nhuận ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau mà không phải lập báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên việc sử dụng số dư đảm phí có chứa một số nhược điểm sau. Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP: - Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ doanh nghiệp nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng cho từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn doanh nghiệp. - Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí. 1.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí [4] 1.3.2.1Khái niệm: Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu, chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm) Ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí: Tỷ lệ SDĐP cho biết, cứ trong 1 đồng doanh thu, doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng SDĐP. Như vậy, nếu mức tăng doanh thu dự kiến của các loại sản phẩm là như nhau thì sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao hơn thì sẽ tạo thêm nhiều SDĐP hơn và như vậy lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn. 1.3.2.2 Công thưc tính tỷ lệ số dư đảm phí: SVTH: Trần Tất Thuần
- 10 Ta có công thức tính tỷ lệ số dư đảm phí như sau: g −a × 100% Tỷ lệ số dư đảm phí = g . Tại sản lượng x1 > xh thì doanh thu là gx 1 => lợi nhuận p1 là: P1 = ( g - a )x1- b . Tại sản lượng x2 > x1 thì doanh thu la gx 2 => lợi nhuận p2 là: P2 = ( g - a )x2 - b Như vậy khi doanh thu tăng một lượng là : gx 2 - gx 1 thì lợi nhuận tăng một lượng là: ∆P = P2 – P1 ∆P = ( g – a )( x2 – x1 ) = (g-a) ∆P ] [( x2 - x1 )g] [ g Kết luận : Như vậy thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí, chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể nếu doanh thu tăng thêm một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng thêm một lượng bằng doanh thu tăng thêm đó nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Hệ quả : Nếu cùng tăng một lượng doanh thu như nhau ở tất cả các doanh nghiệp, những sản phẩm, những bộ phận, thì những doanh nghiệp nào, bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn thì lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn. Sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí cho thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận và khắc phục được các nhược điểm của số dư đảm phí, cụ thể: • Giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì có thể tổng hợp được doanh thu tăng thêm của toàn bộ doanh nghiệp cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ. SVTH: Trần Tất Thuần
- 11 • Giúp cho nhà quản trị biết được: nếu tăng cùng một lượng doanh thu (do tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ) ở nhiều bộ phận khác nhau, bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều. Để hiểu rõ hơn vấn đề ta xem xét ví dụ sau: Ví dụ: Ta có bảng báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí của hai doanh nghiệp X và doanh nghiệp Y có doanh thu và lợi nhuân bằng nhau như sau: Doanh nghiệp X Doanh nghiệp Y Số thứ Chỉ tiêu Tổng số(VNĐ) Tổng % % tự số(VNĐ) 1 Doanh thu 100.000 100% 100.000 100% Chi phí khả 2 30.000 30% 70.000 70% biến Số dư đảm phí 3 70.000 70% 30.000 30% Chi phí bất biến 4 60.000 20.000 Lợi nhuận 5 10.000 10.000 ( Nguồn sách kế toán quản trị [4]) Yêu cầu: Nếu tăng doanh thu lên thêm 16.000 thì lợi nhuận tăng lên thêm c ủa doanh nghiệp X và doanh nghiệp Y là bao nhiêu? Giải: Ở doanh nghiệp X Ta có tỷ lệ số dư đảm phí của doanh nghiệp X là: 70.000 × 100% = 70% 100.000 SVTH: Trần Tất Thuần
- 12 Nếu doanh thu tăng lên thêm 16.000 => Lợi nhuận tăng lên thêm ( ∆p x ) của doanh nghiệp X tăng là: ∆p x = 16.000 × 70% = 11.200 đ Ở doanh nghiệp Y Ta có tỷ lệ số dư đảm phí của doanh nghiệp Y là: 30.000 × 100% = 30% 100.000 Vậy nếu doanh thu tăng lên thêm 16.000 thì lợi nhuận tăng lên thêm ( ∆p y ) của doanh nghiệp Y là: ∆p y = 16.000 × 30% = 4.800 đ Để hiểu rõ đặc điểm của những doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn hay nhỏ, ta nghiên cứu các khái niệm về kết cấu chi phí. 1.3.3 Kết cấu chi phí [4] Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí bất biến, khả biến chiếm trong tổng chi phí. Tùy từng doanh nghiệp khác nhau mà xác lập kết cấu chi phí cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu và mục đích kinh doanh của mình. Những doanh nghiệp nào có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, khả bi ến chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng hoặc giảm doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng hoăc giảm nhiều hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn là những doanh nghiệp có chi phí đầu tư lớn. Vì vậy nếu gặp thuận lợi thì tốc độ phát triển nhanh, tuy nhiên nếu gặp rủi ro thì dễ phá sản. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, khả biến chiếm tỷ trọng lớn, thì doanh nghiệp đó có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng (hoặc gi ảm) doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng (hoặc giảm) ít hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp, vì vậy tốc độ phát triển chậm, tuy nhiên nếu gặp rủi ro thì sự thiệt hại sẽ ít hơn. Ví dụ: Ta có bảng báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí của hai doanh nghiệp X và doanh nghiệp Y có doanh thu bằng nhau như sau: (ĐVT: 1.000 đồng) SVTH: Trần Tất Thuần
- 13 Doanh nghiệp X Doanh nghiệp Y Số thứ tự Chỉ tiêu Tổng số Tổng số % % 1 Doanh thu 100.000 100% 100.000 100% Chi phí khả biến 2 30.000 30% 80.000 80% Số dư đảm phí 3 70.000 70% 20.000 20% Chi phí bất biến 4 60.000 10.000 Lợi nhuận 5 10.000 10.000 (Nguồn sách kế toán quản trị [4]) - Doanh nghiệp X có định phí chiếm tỷ trọng lớn (60.000 ÷ 90.000 = 66,67%), biến phí chiếm tỷ trọng nhỏ (33,33%), tỷ lệ số dư đảm phí lớn: 70% - Doanh nghiệp Y có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ (10.000 ÷ 90.000 =11,11%), biến phí chiếm tỷ trọng lớn (88,89%), do đó tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ: 20% Giả sử nếu hai doanh nghiệp cùng tăng doanh thu lên 30% thì: Doanh thu tăng thêm là (100.000×30%)=30.000 ngàn đồng. • Lợi nhuận của doanh nghiệp X tăng thêm là: (30.000 × 70%) =21.000 ngàn đồng Lợi nhuận của doanh nghiêp X lúc này là 31.000 ngàn đồng • Lợi nhuận của doanh nghiệp Y tăng thêm là: (30.000 × 20%)=6.000 ngàn đồng Lợi nhuận của doanh nghiệp Y lúc này là 16.000 ngàn đồng Như vậy khi cùng tăng một lượng doanh thu như nhau thì lợi nhuận doanh nghiệp X tăng nhanh hơn doanh nghiệp Y. Giả sử nếu hai doanh nghiệp cùng giảm doanh thu 30% thì: Doanh thu giảm xuống là: 30.000(100.000×30%) • Lợi nhuận doanh nghiệp X giảm (30.000 × 70%)= 21.000 ngàn đồng Lợi nhuận của doanh nghiệp X lúc này là: (10.000 - 21.000)= -11.000 ngàn đồng • Lợi nhuận của doanh nghiệp Y giảm (30.000 × 20%)= 6.000 ngàn đồng Lợi nhuận của doanh nghiệp Y lúc này là(10.000 – 6.000)= 4.000 ngàn đồng. SVTH: Trần Tất Thuần
- 14 Như vậy khi cùng giảm một lượng doanh thu thì lợi nhuận của doanh nghiệp X giảm nhanh hơn doanh nghiệp Y, sự thiệt hại của doanh nghiệp X lớn hơn và mức độ rủi ro trong kinh doanh cao hơn. 1.3.4 Đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy với ý nghĩa thông thường là công cụ giúp chúng ta chỉ cần một lực nhỏ có thể di chuyển một vật có khối lượng lớn. Trong kinh doanh, đòn bẩy hoạt động cho thấy với tốc độ tăng (hoặc giảm) nhỏ của doanh thu (do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng hoặc giảm) sẽ tạo ra một tốc độ tăng (hoặc giảm) lớn hơn về lợi nhuận. Một cách tổng quát, đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu, nhưng với điều kiện tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Độ lớn đòn bẩy hoạt động = > 1 Giả định có hai doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì những doanh nghiệp nào có đòn bẩy hoạt động lớn hơn thì lợi nhuận tăng lên nhiều hơn, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những doanh nghiệp mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn và l ợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu. Từ giả định trên ta có: Tại sản lượng x1 > xh => doanh thu gx1 => lợi nhuận: • P1 = ( g - a )x1 - b Tại sản lượng x2 > x1 => doanh thu gx2 => lợi nhuận p2: • P2 = ( g - a )x2 – b Tốc độ tăng doanh thu : Tốc độ tăng lợi nhuận: p 2 − p1 ( g − a )( x 2 − x1 ) = ( g − a) x1 − b p1 ( g − a )( x 2 − x1 ) ( g − a ) x1 gx1 × = Đòn bẩy hoạt động: ( g − a ) x1 − b gx2 − gx1 ( g − a ) x1 − b SVTH: Trần Tất Thuần
- 15 Vậy công thức tính độ lớn đòn bẩy hoạt động là: Độ lớn đòn bẩy hoạt động = Kết luận: Như vậy tại một mức doanh thu nhất định, sẽ xác định được độ lớn đòn bẩy hoạt động tại mức doanh thu đó, nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu thì sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại. 1.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Phân tích điểm hòa vốn là một trường hợp đặc biệt trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận khi lợi nhuận bằng không. Nó giúp cho nhà quản trị xác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu hòa vốn, từ đó xác định vùng lãi, vùng lỗ của doanh nghiệp. 1.4.1 Khái niệm điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí ho ặc t ổng số dư đảm phí bằng tổng định phí. Tại điểm này lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không( tức là không có lợi nhuận). 1.4.2 Phương pháp xác định điểm hòa vốn 1.4.2.1 Xác định sản lượng hòa vốn Với những dữ kiện đã cho ở phần trên ta có: Doanh thu: gx Chi phí khả biến: ax Chi phí bất biến: b Tổng chi phí: ax + b Tại điểm hoà vốn ta có Tổng doanh thu = Tổng chi phí lợi nhuận p = 0 => số dư đảm phí = chi phí bất biến Gọi xh: là sản lượng tại điểm hoà vốn Ta có ( g – a )xh = b SVTH: Trần Tất Thuần
- 16 b vậy xh= Chi phí bất biến g −a Sản lượng = hoà vốn Số dư đảm phí đơn vị Nhân hai vế cho g ta được: b Chi phí bất biến gxh = g −a Doanh thu hoà vốn = g vậy Tỷ lệ số dư đảm phí b gxh = Chi phí bất biến a 1− Doanh thu hoà g = 1 – tỷ lệ giữa chi phí khả biến vốn vậy trên giá bán( doanh thu) Nhận xét: Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiêp nhưng phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có những giải pháp nhằm đạt được một doanh số mà kinh doanh không bị lỗ. Như vậy phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doang nghiệp cần phải đạt được. Ngoài ra phân tích hòa vốn còn cung cấp thông tin có giá tr ị liên quan đ ến các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác trong ngắn hạn. 1.4.2.2 Xác định doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn là doanh thu đạt được tại mức sản lượng hòa vốn. Do đó doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn và giá bán sản phẩm. Từ định nghĩa trên ta có công thức tính doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn = sản lượng tại điểm hòa vốn × giá bán sản phẩm SVTH: Trần Tất Thuần
- 17 gxh = xh × g Hoặc từ công thức xác định điểm hòa vốn ta có thể rút ra doanh thu hòa vốn như sau: b gxh = b g −a Từ công thức xh= => g −a g Vậy doanh thu hoà vốn = Chú ý: công thức trên rất cần thiết để tính doanh thu hoà vốn của toàn doanh nghiệp nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm. Để tính doanh thu hoà vốn cho từng loại sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, thì trước hết tính doanh thu hoà vốn chung cho toàn bộ doanh nghiệp, sau đó lấy doanh thu hoà vốn chung nhân với tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu. 1.4.3 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn Ngoài sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được quan sát dưới góc nhìn khác như: thời gian hòa vốn, tỷ lệ hòa vốn, doanh thu an toàn, tỷ lệ doanh thu an toàn. 1.4.3.1 Thời gian hòa vốn Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh. Thời gian hòa vốn = Trong đó: Doanh thu bình quân 1 ngày = Nhà quản lý phải quan tâm đến thời gian hoàn vốn: sẽ mất bao lâu đ ể một cuộc đầu tư cụ thể thu hồi lại số vốn đã bỏ ra. Từ đó đưa ra giải pháp quay vòng vốn nhanh để tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư. 1.4.3.2 Tỷ lệ hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa sản lượng hòa vốn so với tổng sản l ượng tiêu th ụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi) SVTH: Trần Tất Thuần
- 18 Tỷ lệ hòa vốn = x 100% Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn, tức chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo của sự rủi ro. Thời gian hòa vốn càng ngắn càng tốt, còn tỷ l ệ hòa v ốn thì càng thấp càng an toàn. 1.4.3.3 Số dư an toàn( hay còn gọi là doanh thu an toàn) và tỷ lệ số dư an toàn Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện (hoặc dự kiến) so với doanh thu hoà vốn. Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hoà vốn Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại. Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí. Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ SDĐP lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những xí nghiệp đó có doanh thu an toàn thấp hơn. Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn. Tỷ lệ số dư an toàn là tỷ lệ phần trăm của doanh thu an toàn trên doanh thu thực hiện. Từ định nghĩa trên ta có công thức tính tỷ lệ số dư an toàn như sau: Tỷ lệ số dư an toàn = x 100% 1.4.4 Đồ thị mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Để vẽ đồ thị điểm hoà vốn ta vẽ đường biểu diễn mối quan hệ của hai phương trình: Phương trình doanh thu: ydt= gx (1) - SVTH: Trần Tất Thuần
- 19 Phương trình chi phí: ytp= ax + b (2) - Tại điểm mà hai đường biểu diễn này giao nhau chính là điểm hoà vốn, phía bên trái của điểm hoà vốn là vùng lỗ, phía bên phải của điểm hoà vốn là vùng lãi. Ydt = gx y Điểm hoà vốn Ytp = ax + b yhv b Yđp = b xh ( Sản lượng hòa vốn ) x Đồ thị 1.1: Minh hoạ đồ thị CVP tổng quát Ngoài đồ thị trên ta có thể vẽ đồ thị điểm hoà vốn chi tiết hơn bằng cách tách đường tổng chi phí (ycp= ax + b) thành hai đường: Đường biến phí: ybp = ax - Đường định phí: yđp = b - Ta có đồ thị chi tiết hơn như sau: Ydt = gx Lợi nhuận Y Ytp = ax + b Điểm hoà vốn SDĐP Yđp = b Định phí Ybp = ax b Biến phí 0 Xh = ( Sản lượng hòa X vốn ) SVTH: Trần Tất Thuần
- 20 Đồ thị 1.2: Minh hoạ đồ thị CVP phân biệt 1.5 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN Một loại đồ thị khác trong đồ thị về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận đó là đồ thị lợi nhuận. Đồ thị này có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phản ánh được mối quan hệ giữa chi phí với số lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu gọi P là lợi nhuận mong muốn, tại điểm lợi nhuận P > 0 thì: Số dư đảm phí = Định phí + Lợi nhuận Hoặc Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận Gọi xp: Số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm lợi nhuận P. Ta có: (g – a)xp = b + P => xp = (1) Vậy: Sản lượng tại mức lợi nhuận P = Từ (1) ⇒ xp = Nhân hai vế cho g ta được như sau: b+ p gxp = ( g − a ) (2) g vậy: D.thu cần đạt được tại mức lợi nhuận P = Từ (2) => gxp = Vậy: D.thu tại điểm lợi nhuận P = Kết luận: Như vậy dựa vào các công thức trên. Khi đã biết định phí, số dư đảm phí đơn vị hoặc tỷ lệ số dư đảm phí, nếu dự kiến được lợi nhuận sẽ xác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tại điểm lợi nhuận đó và ngược lại. SVTH: Trần Tất Thuần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo đề tài "Công ty Unilever Việt Nam"
37 p | 2882 | 975
-
Báo cáo đề tài - Phần mềm quản lý bán vé chuyến bay
104 p | 1068 | 262
-
Báo cáo đề tài:" Tìm hiểu về mô hình OSPF"
33 p | 359 | 141
-
Báo cáo đề tài: Sử dụng sóng siêu âm trích ly Polysaccharide
44 p | 261 | 61
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Báo cáo đề tài: Viết phần mềm giao tiếp chuẩn USB kết nối chương trình PLC, màn hình giám sát HMI với máy tính
43 p | 170 | 43
-
Báo cáo đề tài: Sự tha hóa của con người trong sáng tác của Nam Cao trước 1945
37 p | 211 | 36
-
Báo cáo đề tài 8: Phân tích nước mưa
50 p | 155 | 32
-
Báo cáo đề tài: Giới thiệu về phương pháp phân tích nước
17 p | 187 | 26
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành Hóa hữu cơ: Khảo sát thành phần hóa học của Địa y Lobaria Pulmonaria (Lobariacea) thu hái ở tỉnh Lâm Đồng - GVHD Ths. Dương Thúc Huy
35 p | 219 | 23
-
Báo cáo đề tài: Đất xám
30 p | 191 | 21
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam
105 p | 42 | 18
-
Báo cáo đề tài: Trạm bơm lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Nhóm 11)
4 p | 170 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phương pháp đo lường sự hài lòng của người học với hoạt động đào tạo đại học chính quy tại trường Đại học Thương mại
81 p | 26 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Áp dụng mô hình học tập Blended Learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo chương trình đào tạo chất lượng cao năm thứ nhất trường Đại học Thương mại
88 p | 27 | 13
-
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và qui định quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc
47 p | 108 | 10
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khao học sinh viên: Khảo sát đa dạng di truyền và xác lập chỉ thị phân tử cho việc nhận dạng một số dòng Bơ (persea americana miller) đã qua sơ bộ tuyển chọn tại Lâm Đồng
27 p | 132 | 7
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu khai thác chất béo từ hạt chôm chôm và ứng dụng thay thế một phần bơ ca cao trong sản xuất socola
89 p | 104 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn