Báo cáo hoạt động thương mại năm 2005 và phương hướng công tác năm 2006
lượt xem 5
download
Việc tổng kết, đánh giá thành tích, đóng góp của ngành thương mại vào sự phát triển kinh tế cả nước năm 2005 đòi hỏi phải đặt trong bối cảnh phát triển thương mại giai đoạn 2001-2005 để làm căn cứ hoạch định chính sách, giải pháp phát triển thương mại giai đoạn 2006 - 2010
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo hoạt động thương mại năm 2005 và phương hướng công tác năm 2006
- BỘ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2005 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NĂM 2006 (TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI NGHỊ THƯƠNG MẠI TOÀN QUỐC) Hà Nội, ngày 1-2/ 3/2006
- MỤC LỤC Phần thứ nhất: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2005 VÀ GIAI ĐOẠN 2001-2005 .............................................................................................. 1 I. HOẠT ĐỘNG XUẤT-NHẬP KHẨU ................................................................................. 1 1. Xuất khẩu ........................................................................................................................... 1 2. Nhập khẩu .......................................................................................................................... 8 3. Cán cân thương mại ............................................................................................................ 9 4. Bài học về công tác điều hành xuất-nhập khẩu giai đọan 2001-2005 .................................. 10 II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA ...................................... 11 1. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu phát triển thương mại nội địa giai đoạn 2001- 2005 ........................................................................................................ 11 2. Đánh giá về kết quả đạt được của phát triển thương mại nội địa trong giai đoạn 2001-2005 ................................................................................................ 13 III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ............................................................................... 17 1. Công tác xây dựng pháp luật ............................................................................................. 18 2. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại ....................................................... 19 IV. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP VỚI TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP .................................................. 17 Phần thứ hai: PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI NĂM 2006 ............ 21 I. PHÁT TRIỂN XUẤT-NHẬP KHẨU NĂM 2006 .................................................................... 22 1. Xuất khẩu ......................................................................................................................... 22 2. Nhập khẩu ........................................................................................................................ 37 3. Giải pháp hạn chế nhập siêu năm 2006 .............................................................................. 38 4. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập siêu dịch vụ ............................................. 39 II. TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA ................................................................................ 40 1. Mục tiêu ........................................................................................................................... 40 2. Các nhóm giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu năm 2006 ............................................ 40 III. NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO .................................................................................. 45 1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế ................................................................................................. 45 2. Nâng cao năng lực đối phó với thách thức ......................................................................... 45 IV. HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI NHẰM TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ỔN ĐỊNH THÔNG THOÁNG CHO DOANH NGHIỆP .................................................................... 46 1. Đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ............................................................. 47 2. Tăng cường công tác cải cách hành chính.......................................................................... 47 3. Tiếp tục phân cấp, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tăng cường kiểm tra việc thực hiện pháp luật .................................... 48 C:\Documents and Settings\Admin\Desktop\Bao cao hoat dong thuong mai nam 2005.doc i
- Phần thứ nhất KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NĂM 2005 VÀ GIAI ĐOẠN 2001-2005 Đến hết năm 2005 nền kinh tế Việt Nam đã đi hết nửa chặng đường đầu tiên của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 2001-2010. Việc tổng kết, đánh giá thành tích, đóng góp của ngành thương mại vào sự phát triển kinh tế cả nước năm 2005 đòi hỏi phải đặt trong bối cảnh phát triển thương mại giai đoạn 2001-2005 để làm căn cứ hoạch định chính sách, giải pháp phát triển thương mại giai ®o¹n 2006 - 2010 . Vì vậy, ngoài kết quả năm 2005, Báo cáo này sẽ tổng kết, đánh giá sự phát triển của thương mại nước ta trong giai đoạn 2001-2005 trên các khía cạnh xuất-nhập khẩu, thương mạ5i trên thị trường nội địa, xây dựng thể chế - pháp luật trong thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. I. HOẠT ĐỘNG XUẤT-NHẬP KHẨU Hoạt động xuất-nhập khẩu năm 2005 diễn ra trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động: giá dầu mỏ tăng cao kéo theo giá hàng nhiều hàng hóa khác tăng lên; Thương mại Trung Quốc phát triển mạnh sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm xuất khẩu cùng loại của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam; việc xóa bỏ hạn ngạch dệt may đối với các nước thành viên WTO tạo ra khó khăn lớn cho các nước xuất khẩu hàng dệt may chưa phải là thành viên của WTO; các rào cản thương mại và phi thương mại ở nhiều thị trường xuất khẩu gây khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ở trong nước, thiªn tai vµ dịch cúm gia cầm lan trên diện rộng, nhiều hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã có những giải pháp, chính sách điều hành xuất-nhập khẩu quyết liệt nhằm vượt qua những khó khăn trong và ngoài nước, các Hiệp hội và chủ thể tham gia xuất-nhập khẩu đã huy động tối đa nguồn lực, cố gắng tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường... Kết quả là xuất khẩu đạt mức tăng trưởng khá, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra từ đầu năm; nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, không để xảy ra các cơn sốt giá ngay cả trong những thời điểm giá cả nhiều loại hàng hóa, vật tư, nguyên, nhiên liệu trên thế giới có biến động lớn, góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế - xã hội của cả nước trong năm qua. 1. Xuất khẩu Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 32,44 tỷ USD(1), tăng 22,4% so với năm 2004; Xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,65 tỷ USD(2), tăng 10,5% so với năm 2004, bằng 12% GDP. 1 Số liệu trong "Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu 12 tháng và cả năm 2005 của Tổng Cục Hải quan" ngày 26/1/2006. 2 Theo số liệu và tính toán của Tổng cục Thống kê 1
- - Xuất khẩu tăng nhờ tăng kim ngạch và có thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu mới. Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới bắt đầu có kim ngạch khá lớn như tinh bột sắn, sản phẩm từ cao su, thép và các sản phẩm từ thép... Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống tiếp tục giữ vững được nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu: hàng dệt may tăng 10,3%; giày dép tăng 12,9%; thủy sản tăng 16%; cà phê tăng 15%, hạt điều tăng 15%; sản phẩm gỗ tăng 37,2%; cao su tăng 35%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng 33%; sản phẩm nhựa tăng 34%; dây và cáp điện tăng 34,4%; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 10%. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt tốc độ tăng kim ngạch ở mức kỷ lục như gạo (tăng 48%), than đá (88,5%)... Đáng chú ý là xuất khẩu dầu thô, mặc dù lượng xuất khẩu giảm 7,9% nhưng nhờ giá thế giới tăng cao nên kim ngạch vẫn tăng 30% so với năm 2004, đóng góp vào tổng KNXK cả nước 7,37 tỷ USD (22,7%). Một số mặt hàng chủ lực giữ thứ hạng cao và có ảnh hưởng đến thị trường thế giới như gạo, cà phê (duy trì vị trí thứ 2 trên thế giới), hạt tiêu (đứng đầu thế giới), hạt điều (đứng thứ 3 thế giới). - Thị trường được mở rộng so với năm 2004. Đến hết năm 2005, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở trên 200 thị trường, trong đó có 7 thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, 23 thị trường đạt kim ngạch từ 100 triệu USD đến dưới 1 tỷ USD. Xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trọng điểm đều tăng cao so với năm 2004 như ASEAN tăng 44%, Australia tăng 42%, Nhật Bản tăng 26%, Hoa Kỳ tăng 18,8%, Trung Quốc tưang 8,2%. - Cơ cấu xuất khẩu tiếp tục có nhiều tiến bộ: tăng các mặt hàng chế biến, giảm các sản phẩm thô; một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định. Chất lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên; năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu được cải thiện, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng được các đơn hàng lớn, đồng thời hàng hóa Việt Nam đã vươn tới nhiều thị trường mới. - Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, trở thành một động lực cơ bản thúc đẩy xuất khẩu của cả nước, nếu loại trừ dầu thô, KNXK của khu vực doanh nghiệp này vẫn đạt trên 11 tỷ USD, chiếm 45% tổng KNXK cả nước; Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 100% vốn trong nước tham gia ngày càng sâu rộng vào hoạt động xuất khẩu, có thể trở thành những hạt nhân quan trọng giúp nâng cao KNXK cả nước trong thời gian tới. - Xuất khẩu dịch vụ tiếp tục có mức tăng trưởng khá so với năm 2004 chủ yếu nhờ hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 2005 tăng mạnh (tổng số khách quốc tế năm 2005 đến Việt Nam trên 3,43 triệu lượt khách, tăng 17,05% so với năm 2004). Nhiều dịch vụ thu ngoai tệ khác như hàng không, hàng hải và viễn thông quốc tế tiếp tục tăng so với năm 2004. Ngoài ra, xuất khẩu lao động đã khai thác được nhiều thị trường mới, tăng được số lao động ra nước ngoài làm việc, năm 2005 lao động Việt Nam ở nước ngoài đã chuyển 1,7 tỷ USD về nước. Kim ngạch xuất khẩu 2005 tiếp tục tăng cao,góp phần đưa tổng KNXK hàng hóa giai đoạn 2001-2005 lên 110,83 tỷ USD, gấp hơn 2 lần KNXK hàng hóa giai đoạn 1996-2000. Tốc độ tăng KNXK đạt bình quân 17,5%/năm trong giai đoạn, vượt 1,5% so với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược (là 16%/năm). Đến năm 2005, KNXK bình quân 2
- đầu người đạt khoảng 390 USD, cao hơn mục tiêu đặt ra trong Chiến lược (đến năm 2005 đạt 340 USD/người). Xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2001-2005 đạt tốc độ tăng kim ngạch bình quân 15,7%/năm, cao hơn mức chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược là 15%/năm. Phân tích kết quả xuất khẩu 5 năm qua có thể rút ra một số điểm khái quát như sau: Mặt được: Thứ nhất, KNXK tăng nhanh cả về giá trị và tốc độ. Hầu hết những chỉ tiêu đặt ra đối với tăng trưởng xuất khẩu cho 5 năm đầu của Chiến lược năm 2001-2005 đều đạt và vượt, đặc biệt có một số chỉ tiêu vượt xa mục tiêu đề ra đặt ra trong Chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2001-2010: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2005, vượt hơn 4 tỷ USD so với chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược (là 28,4 tỷ USD). Tỷ trọng KNXK hàng hoá trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 44,7% năm 2000 lên 61,3% năm 2005. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu diễn ra không đều trong giai đoạn 2001-2005: Trong 2 năm đầu, 2001 - 2002, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình chỉ đạt mức 7,4%/năm, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu trung bình đặt ra là 16%/năm. Trong 3 năm cuối, 2003 - 2005, hoạt động xuất khẩu đã có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng đạt mức bình quân 24,7%/năm. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng từ 3,32 tỷ USD năm 2001 lên 5,65 tỷ USD năm 2005, vượt 1,65 tỷ USD so với chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược là 4 tỷ USD. Thứ hai, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo tăng. Năng lực sản xuất và giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng xuất khẩu được mở rộng, như dệt may, giày dép, thuỷ sản... Nhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao, đang và sẽ là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm tới đây như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa... Cơ cấu của từng nhóm hàng như sau: Đơn vị: triệu USD, % Giai đoạn Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2001-2005 Nội dung Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ KN KN KN KN KN KN trọng trọng trọng trọng trọng trọng Tổng XK hàng hoá 15.029 100 16.706 100 20.149 100 26.503 100 32.442 100 110.829 100 - Nhóm nông, lâm, 3.649 24,3 3.989 23,9 4.452 22,1 5.437 20,5 6.851 21,1 24.379 22 thuỷ sản - Nhóm nhiên liệu, 3.239 21,6 3.426 20,5 4.005 19,9 6.026 22,7 8.042 24,7 24.738 22,3 khoáng sản - Nhóm công nghiệp 5.102 33,9 6.340 40,0 8.164 40,5 10.697 40,4 12.459 38,4 42.761 38,6 và TCMN - Nhóm hàng khác 3.039 20,2 2.952 15,6 3.528 17,5 4.344 16,4 5.089 15,6 19.037 17,2 3
- Thứ ba, công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có. Cơ cấu thị trường xuất khẩu có những chuyển dịch tích cực. Khu vực thị trường châu Á đã giảm dần tỷ trọng từ 57,3% năm 2001 xuống 50,5% năm 2005 song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Âu có xu hướng giảm nhẹ nhưng giá trị tuyệt đối năm sau vẫn tăng so với năm trước (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 13,5%/năm) và đóng góp trên 20% trong tổng KNXK của cả nước. Trong khi đó, xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng khá đột biến, chiếm tỷ trọng từ 8,9% năm 2001 lên 21,3% vào năm 2005; xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh từ 7,1% năm 2001 lên 20,2% năm 2005. Khu vực thị trường châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1,2% năm 2001 lên 2,1% năm 2005 và tăng được KNXK gấp gần 4 lần trong giai đoạn này từ 176 triệu USD năm 2001 lên 681 triệu USD năm 2005. Tỷ trọng của khu vực thị trường châu Đại Dương tăng chậm và khá ổn định từ 7,1% năm 2001 lên 8,0% năm 2005. Thứ tư, các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực doanh nghiệp vốn FDI ngày càng trở nên quan trọng, khu vực doanh nghiệp vốn Việt Nam ngoài quốc doanh ngày càng khẳng định được vị trí của mình: năm 2001, đạt KNXK gần 6,8 tỷ USD, chiếm khoảng 45% tổng KNXK của Việt Nam, đến năm 2005 đạt trên 18,5 tỷ USD và chiếm 57,5%. (Nếu không kể dầu thô, năm 2001, KNXK đạt 3,7 tỷ USD, chiếm khoảng 31% và năm 2005, đạt trên 11 tỷ USD, chiếm 45%). Mặc dù tỷ trọng KNXK của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam giảm nhưng số lượng và vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia xuất khẩu không ngừng tăng. Đến hết năm 2005 có khoảng 35.700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vốn trong nước đang tham gia xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài, tăng gấp 1.000 lần so với năm 1986. Hạn chế: Thứ nhất, qui mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, KNXK bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2004, KNXK của nước chỉ gần bằng 1/4 KNXK của Malaysia, 1/3 của Thái Lan và 2/3 của Philippin; Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp hơn, chỉ bằng 1/4 của Thái Lan và 2/3 của Philippin. Thứ hai, xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài. XuÊt khÈu mét sè c¸c mÆt hµng cã gi¸ trÞ lín phô thuéc vµo nguyªn phô liÖu cña níc ngoµi, nh dÖt may, da giÇy, s¶n phÈm nhùa, ®å gç... Thứ ba, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có những chuyển biết nhất định nhưng sự chuyển dịch trong 5 năm qua diễn ra chậm và không ổn định qua các năm. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 24,3% năm 2001 xuống còn 21,1% năm 2005; phù hợp với định hướng và mục tiêu đề ra trong Chiến lược; Tỷ trọng 4
- của nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm dần trong 3 năm đầu, từ 24,3% năm 2001 xuống 22,1% năm 2003 nhưng đã tăng trở lại trong năm 2004 - 2005 và chiếm 24,7% trong năm 2005;cao hơn 15,7% so với mức chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược là khoảng 9%; Tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng nhẹ nhưng không đều qua các năm và chiếm 38,4% trong năm 2005. Ngoài ra, có thể thấy cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa thực sự hợp lý, thể hiện trên cả ba phương diện: - Chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể; - Số lượng các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao còn nhỏ. KNXK vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các mặt hàng như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản, trong khi hàm lượng gia công trong các mặt hàng công nghiệp như dệt may, gia giày, điện tử và linh kiện máy tính còn cao; - Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt để. Thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua mới chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa quan tâm đến chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng lớn trong xuất khẩu. Thứ tư, khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Chưa tận dụng triệt để lợi ích từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.. Thứ năm, năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở cả 3 cấp độ (nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu). Trong đó, những hạn chế từ phía doanh nghiệp chuyển biến chậm: đại bộ phận có quy mô nhỏ, yếu về năng lực, kém về kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh thương mại quốc tế, phần nhiều doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh, xuất khẩu dài hạn, mức độ thụ động cao. Có nhiều nguyên nhân góp phần làm nên những thành công và hạn chế trong xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2005, có thể khái quát các nguyên nhân cơ bản như sau: Nguyên nhân khách quan của những thành công trong xuất khẩu: Thứ nhất, sự phục hồi tăng trưởng của kinh tế thế giới trong giai đoạn 2003-2005 làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của mọi khu vực và quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu của ta chưa cao, cơ cấu hàng xuất khẩu chưa đa dạng thì đây thực sự là một cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu và điều này có thể thấy khá rõ thông qua sự biến thiên của tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: giai đoạn 2001- 2002, khi tăng trưởng của nền kinh tế thế giới chững lại do ảnh hưởng của nhiều yếu tố không thuận như sự kiện 11/09, đại dịch SARS, chiến tranh Irắc, Ápganixtan... tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt khoảng 7,4%/năm. Bước sang giai đoạn 2003- 5
- 2005, kinh tế thế giới đã bắt đầu tăng trưởng và sôi động trở lại, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân 24,7%/năm. Thứ hai, giá cả nhiều loại hàng hoá trên thị trường thế giới tăng cao. Sự biến động về giá của các loại hàng hoá trên thị trường thế giới, đặc biệt là sự tăng lên trong giá xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong nhóm hàng nông sản và nhiên liệu, khoáng sản như gạo, hạt tiêu, cao su, dầu thô, than đá... đã góp phần nâng cao KNXK cho hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005. Nguyên nhân chủ quan của những thành công trong xuất khẩu: Thứ nhất, những đổi mới trong cơ chế, chính sách quản lý xuất khẩu, mở cửa thị trường... cũng như những chính sách nhằm mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp đã góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến kinh doanh xuất khẩu, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động đầu tư sản xuất và xuất khẩu phát triển, khuyến khích sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhiều doanh nghiệp vào hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, hoạt động cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, giúp cho các doanh nghiệp giảm nhẹ gánh nặng về thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai, công tác huy động các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn FDI vào Việt Nam, đã tăng cường đáng kể nguồn lực cho xuất khẩu, góp phần quan trọng mở rộng qui mô sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2005, tổng số vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 976 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với giai đoạn 5 năm trước, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 162 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 16,6%). Thứ ba, công tác phát triển thị trường đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mở ra nhiều thị trường mới rộng lớn và tiềm năng. Giai đoạn 2001-2005, Việt Nam đã mở rộng thêm được hơn 20 thị trường mới, ký kết thêm hơn 10 hiệp định song phương về thương mại, hợp tác kinh tế - thương mại và kỹ thuật, đưa tổng số hiệp định song phương Việt Nam ký kết lên gần 90 hiệp định, khai thông nhiều thị trường xuất khẩu mới cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Điển hình là việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ cuối năm 2001 đã tạo ra bước đột phá quan trọng trong việc nâng cao giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng (xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng từ khoảng 1 tỷ USD năm 2001 lên hơn 2,4 tỷ USD năm 2002 và liên tục tăng cao, đạt 6,5 tỷ USD vào năm 2005). Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại trên toàn quốc đã từng bước hình thành và dành được nhiều quan tâm của lãnh đạo các cấp các ngành. Hình thức xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng đa dạng phong phú và chuyên nghiệp, góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp khai thác và mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, xây dựng hình ảnh và chỗ đứng của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực xuất khẩu, gồm cả chất lượng quản lý, điều hành của các cơ quan quản nhà nước và chất lượng lao động trong doanh nghiệp được cải thiện, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cả hệ thống phục vụ hoạt động sản xuất và xuất khẩu. 6
- Nguyên nhân của những hạn chế trong xuất khẩu: Thứ nhất, nếu như tăng trưởng kinh tế cao góp phần tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thì các bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội trên thị trường thế giới là những yếu tố khách quan không thuận đối với xuất khẩu Việt Nam. Chẳng hạn như sự suy thoái kinh tế thế giới vào đầu những năm 2000 cùng với sự kiện khủng bố 11/09 là một trong những nguyên nhân khiến cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2002 chỉ đạt con số khiêm tốn là 7,4%/năm. Thứ hai, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong KNXK của Việt Nam song đây lại chính là những mặt hàng mà giá cả thế giới biến động thất thường nhất. Ngoài ra, sản lượng và chất lượng của các sản phẩm này phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy, điều này ảnh hưởng không thuận đến khả năng duy trì bền vững tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nước ta. Thứ ba, cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, ngày càng nhiều rào cản thương mại mới tinh vi hơn xuất hiện trong thương mại quốc tế (như chống bán phá giá, tiêu chuẩn xã hội, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm...), gây khó khăn và tổn thất không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thứ tư, làn sóng mới của các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương (FTA) giữa các nước đã tác động, làm thay đổi hay chuyển hướng các luồng thương mại trên thế giới, gây khó khăn và áp lực đối với xuất khẩu của những nền kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ, năng lực tranh thấp như Việt Nam. Thứ năm, đầu tư xã hội cho sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng qui mô sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó, đầu tư còn dàn trải và hiệu quả chưa cao, chưa có những dự án đầu tư quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm chuyển đổi theo hướng tích cực. Thứ sáu, những lúng túng, bị động trong việc khai thác các thị trường xuất khẩu thời gian qua xuất phát từ sự thiếu chuẩn bị của cả phía các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Công tác xúc tiến thương mại chưa có những chuyển biến căn bản, còn tính tự phát, dàn trải, thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả đạt được từ các chương trình xúc tiến thương mại chưa cao. Hệ thống thông tin thương mại, dự báo thị trường nhìn chung chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Công tác phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp, các địa phương chuẩn bị thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường còn nhiều hạn chế. Khả năng khai thác cơ hội thị trường sau khi ký kết các hiệp định thương mại nhìn chung còn thấp và thiếu tính chủ động. Thứ bảy, tính định hướng và hướng dẫn đầu tư của chính sách chưa cao khiến cho quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu chậm, hạn chế khả năng gia tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra, năng lực dự báo, nhận biết những thay đổi về chính sách, trên thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế, trong khi khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới (rào cản thương mại và phi thương mại ngày càng gia tăng, xu hướng hình thành các RTA và FTA trở nên phổ biến làm thay đổi chính sách và luồng thương mại…) của các doanh 7
- nghiệp xuất khẩu còn yếu dẫn đến xuất khẩu một số mặt hàng gặp khó khăn (xe đạp, thủy sản…). Thứ tám, các cơ chế chính sách điều chỉnh hoạt động của một số lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là trong một số ngành dịch vụ vẫn chưa cởi mở, chưa cho phép và huy động được nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh. Tình trạng độc quyền, sự bất bình đẳng trong tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, tín dụng, đất đai, lao động còn nặng nề trong một số lĩnh vực. Công tác tài chính, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chưa được cải tiến triệt để, thủ tục hỗ trợ còn rườm rà, khó tiếp cận, các hình thức hỗ trợ chậm được đổi mới để phù hợp với những qui định chung của quốc tế. Thứ chín, kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ hoạt động xuất khẩu như cảng biển, sân bay, đường giao thông, kho ngoại quan... còn thiếu, hoặc đã có nhưng năng lực hoạt động thấp. Việc rà soát và thực hiện các biện pháp giảm chi phí dịch vụ đầu vào đối với hàng xuất khẩu triển khai còn chậm và chưa hiệu quả, nhiều dịch vụ cơ bản hỗ trợ xuất khẩu như điện, nước, thông tin liên lạc, dịch vụ hậu cần... vẫn mang tính độc quyền cao, tính cạnh tranh thấp hoặc khả năng cung cấp dịch vụ còn yếu đã đội chi phí giao dịch của doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng xuất khẩu. Thứ mười, công tác đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực nói chung chưa đáp ứng được đòi hỏi cả về số lượng và chất lượng. Lao động được đào tạo cả ở trình độ cao (doanh nhân, nhà quản lý chuyên nghiệp...) và trình độ phổ thông (công nhân kỹ thuật) đều thiếu và yếu. 2. Nhập khẩu Trong giai đoạn 2001-2005, nhập khẩu cũng là nhân tố quan trọng, góp phần đảm bảo cung cấp công nghệ, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 36,98 tỷ USD. Tốc độ tăng KNNK so với năm 2004 là 15,7%, là năm có tốc độ tăng kim ngạch thấp nhất trong 4 năm qua (năm 2002 so với năm 2001 là 21,8%, tương tự năm 2003 là 27,9%, năm 2004 là 26,5). Nhập khẩu dịch vụ cả năm ước đạt 5,3 tỷ USD. Hoạt động nhập khẩu có những điểm đáng lưu ý như sau: Nhập khẩu năm 2005 ổn định, đảm bảo cung cấp đủ nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất hàng hóa trong nước và xuất khẩu. Mặc dù cung-cầu và giá cả của một số mặt hàng chiến lược có biến động mạnh trên thị trường thế giới nhưng nhập khẩu vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu trong nước và không để xảy ra các cơn sốt giá trên thị trường trong nước (có những thời điểm nguồn cung xăng, dầu trên thị trường thế giới cực kỳ khan hiếm; tương tự giá phân bón cũng có những thời điểm tăng mạnh trên thị trường thế giới). Các mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong KNNK năm 2005 chủ yếu phục vụ sản xuất và đầu tư, như thép thành phẩm, xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, vải, nguyên phụ liệu dệt may. Nhập khẩu hầu hết các nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu đều tăng cả về kim ngạch và số lượng nhập so với năm trước. 8
- Về thị trường nhập khẩu, các nước châu Á chiếm tỷ trọng lớn và nhìn chung tăng tương đối cao: Trung Quốc tăng 27,8%; Xin-ga-po tăng 25%, Đài Loan tăng 16,3%; Nhật Bản tăng 14,4%; Hàn Quốc tăng 8,3% và Thái Lan tăng 29,6%... Nhập khẩu năm 2005 tập trung vào khu vực châu Á là do cước phí vận tải tăng mạnh, việc nhập khẩu nguyên, nhiên liệu có xu hướng tập trung ở các nước trong khu vực để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Về các chủ thể tham gia nhập khẩu, khu vực doanh nghệp 100% vốn Việt Nam đạt 23,4 tỷ USD, chiếm 63% kim ngạch nhập khẩu cả nước; khu vực doanh nghiệp vốn FDI đạt 13,6 tỷ USD, chiếm 37% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 đạt 130,15 tỷ USD. Tốc độ tăng KNNK bình quân đạt 18,8%/năm, vượt 3,8% so với mục tiêu kế hoạch đặt ra trong Chiến lược Xuất-Nhập khẩu thời kỳ 2001-2010. Hoạt động nhập khẩu giai đoạn 2001- 2005 có những điểm đáng lưu ý như sau: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực, nhóm hàng máy móc - thiết bị - phụ tùng chiếm khoảng 36%, nhóm nguyên – nhiên – vật liệu chiếm khoảng 61%, hàng tiêu dùng và các mặt hàng nhập khẩu khác chiếm khoảng 2,7%. Nhập khẩu từ các nước châu Á giai đoạn 2001-2005 vẫn chiếm tỷ trọng cao, lợi thế về vận tải, giá cả nên đa số nguyên nhiên phụ liệu và vật tư phục vụ sản xuất được nhập khẩu từ các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia. Chỉ tính riêng máy móc thiết bị Việt Nam nhập khẩu từ các nước này trong giai đoạn 2001-2004 là 5,327 tỷ USD , chiếm 24% tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc của Việt Nam với toàn thế giới. 3. Cán cân thương mại Nhập siêu trong giai đoạn 2001-2005 đạt 19,54 tỷ USD. Trong đó, năm 2005 nhập siêu khoảng 4,75 tỷ USD, giảm mạnh so với 5,11 tỷ USD năm 2003 và 5,45 năm 2004; sau khi đạt cao trong những tháng đầu năm, nhập siêu năm 2005 sau đã giảm dần. Bên cạnh đó, do KNXK tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu đã giúp thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa giảm trong năm 2005. Tỷ lệ NS/KNXK sau khi đạt mức cao nhất trong năm 2003 đã giảm dần giúp giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại 5 năm qua. Trong đó, NS/KNNK giai đoạn 2001- 2005 khoảng 17,7%, NS/KNXK năm 2005 là 14,8%, thấp nhất kể từ năm 2002. Đáng chú ý là khu vực doanh nghiệp vốn FDI xuất siêu 12,64 tỷ USD trong suốt thời kỳ; trong khi khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước nhập siêu 31,96 tỷ USD, NS/KNXK của khu vực này chiếm tới 60% trong giai đoạn 2001-2005. Điều này đặt ra yêu cầu mới cho việc điều chỉnh Chiến lược phát triển xuất – nhập khẩu trong thời gian tới đó là cần tiếp tục khơi dậy những ưu thế của khu vực FDI với những công ty MNC, TNC để nâng cao KNXK, qua đó gián tiếp giảm nhập siêu. Trong khi chúng ta đã gia nhập ASEAN và tham gia một cách toàn diện vào Hiệp định CEPT/AFTA nhưng việc tận dụng những ưu thế từ Hiệp định này cũng như Chương trình Thu hoạch sớm ASEAN-Trung Quốc (EHP) còn nhiều hạn chế nên nhập siêu từ các nước châu Á vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị nhập siêu của cả nước. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy trong khi hàng hóa xuất khẩu chủ lực của nước ta có cơ 9
- cấu khá giống với các nước trong khu vực (nông sản tiêu dùng, dệt may da) thì sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực nên tốc độ tăng KNXK sang các nước Châu Á nói chung và ASEAN nói riêng chưa theo kịp mức tốc độ tăng KNNK từ các nước này. Nhập siêu tăng cao từ các nước trong khu vực trong 5 năm qua còn do những lợi thế về vận tải, giá cả nên đa số nguyên nhiên phụ liệu và vật tư phục vụ sản xuất được nhập khẩu từ các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia. Chỉ tính riêng máy móc thiết bị Việt Nam nhập khẩu từ các nước này trong thời kỳ 2001-2005 là 5,327 tỷ USD, chiếm 24% tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc của Việt Nam với toàn thế giới. Trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước, có thể giải thích nguyên nhân khiến nhập siêu giảm chậm như sau: Thứ nhất, do kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng trong năm nay, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Thứ hai, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng mạnh so với năm trước và những năm gần đây, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược mà nước ta phải nhập khẩu với khối lượng lớn, đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến giá trị nhập siêu cao. Thứ ba, việc thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhập siêu. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế của các nước trên thế giới trong thời gian qua cho thấy nhập siêu là một hiện tượng khá phổ biến đối với các nền kinh tế đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mức độ nhập siêu ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ có khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc điểm riêng của nền kinh tế đó (nguồn tài nguyên sẵn có, nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho nền kinh tế, khả năng xuất khẩu...), chính sách quản lý nhập khẩu được áp dụng trong từng giai đoạn, chính sách tỷ giá hối đoái... Có thể khẳng định rằng thiếu hụt cán cân thương mại có thể là hệ quả tất yếu của giai đoạn đầu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, nhất là đối với nền kinh tế có độ mở tương đối cao như nước ta. 4. Bài học về công tác điều hành xuất-nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 Những phân tích ở trên đã chỉ ra được phần nào nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong hoạt động xuất-nhập khẩu thời gian qua. Trên cơ sở đó, cần rút ra những bài học về công tác điều hành xuất-nhập khẩu, nhằm khắc phục những hạn chế, tiếp tục khơi dậy tiềm năng để đạt kết quả tốt hơn nữa trong xuất-nhập khẩu thời gian tới. Có thể rút ra một số bài học cho công tác điều hành xuất-nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 như sau: 4.1. Về những thành công trong điều hành xuất-nhập khẩu Một là, cơ chế quản lý xuất-nhập khẩu phải được đổi mới đồng bộ, kịp thời với đổi mới quản lý của các ngành trong nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, lưu thông phân phối, Tài chính, Ngân hàng, Hải quan... Hai là, nhanh chóng tháo gỡ các rào cản của cơ chế một cách phù hợp với tiến trình đổi mới của các ngành kinh tế, hoàn thiện dần chính sách, cơ chế xuất, nhập khẩu 10
- vận hành theo cơ chế thị trường để tạo ra bước chuyển biến mới trong hoạt động xuất, nhập khẩu. Ba là, cơ chế mới phải bảo đảm thực hiện được mục tiêu "Khơi dậy mọi tiềm năng tăng nhanh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu, bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ phục vụ phát triển kinh tế, bảo hộ hợp lý có thời hạn, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước". Bốn là, Tích cực thực hiện cải cách hành chính, loại bỏ cơ chế xin cho, loại bỏ những khâu quản lý không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của doanh nghiệp. 4.2. Về những hạn chế trong điều hành xuất-nhập khẩu Một là, chậm ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu có thể hạn chế năng lực xuất khẩu của cả nền kinh tế. Hai là, một số mặt hàng sản xuất trong nước được bảo hộ bằng biện pháp phi thuế trong thời gian dài, tạo ra tư tưởng ỷ lại, gián tiếp làm giảm sức cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng (đường, thép xây dựng, ô tô v.v.). Ba là, mặc dù cơ chế, chính sách xuất-nhập khẩu đã thông thoáng hơn rất nhiều so với trước năm 2000, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất-nhập khẩu nhưng vẫn còn tình trạng các cơ quan quản lý/cơ quan chủ quản lạm dụng các biện pháp hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm tính tự chủ, độc lập của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất-nhập khẩu. Bốn là, hoạt động của các tổ chức tài chính, tín dụng và ngân hàng thương mại phải đáp ứng và bắt kịp nhu cầu hỗ trợ vốn, tín dụng xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu phải được thực sự coi là khách hàng, cần khắc phục tư tưởng, thái độ bao cấp, ban ơn của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tạo ra khoảng cách giữa doanh nghiệp và ngân hàng, gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực xuất khẩu của cả nước. Năm là, công tác thông tin dự báo tình hình thị trường trong và ngoài nước, cung cầu và các yếu tố tác động đến giá cả cần được củng cố về năng lực, kiện toàn về tổ chức để giúp định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong thương mại quốc tế. Sáu là, công tác xúc tiến thương mại cần được tiếp tục đổi mới cả về hình thức tổ chức lẫn hệ thống cơ quan tham gia hoạt động xúc tiến, đồng thời cần nhanh chóng nâng cao hiệu quả hoạt động với tầm nhìn chiến lược để khắc phục những lúng túng trong hoạt động XTTM thời gian qua. Cần quan tâm đến việc gia tăng giá trị hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới thông qua các chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng Việt Nam. II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 1. Một số chỉ tiêu phát triển thương mại nội địa giai đoạn 2001- 2005 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ: 11
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2005 đạt trên 475 ngàn tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2004, cơ cấu như sau: Thực hiện năm 2005 Năm 2005 Tổng mức so với năm Cơ cấu (%) 2004 (%) (Tỷ đồng) TỔNG SỐ 475.381 100.0 120.5 A. Phân theo loại hình kinh tế Nhà nước 62.134 13.1 103.9 Tập thể 5.001 1.0 116.8 Cá thể 288.915 60.8 125.3 Tư nhân 101.105 21.3 119.4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 18.226 3.8 120.7 B. Phân theo ngành hoạt động Thương nghiệp 370.221 77.9 119.0 Khách sạn, nhà hàng 58.010 12.2 128.6 Du lịch 3.592 0.8 119.9 Dịch vụ 43.558 9.1 123.8 Giai đoạn 2001-2005, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 1.648.277 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 14,8%, vượt mục tiêu kế hoạch đặt ra cho giai đoạn này là 11-12%/năm. Trong đó năm 2001 đạt 245 ngàn tỷ đồng, tăng 11,3% so với năm 2000; năm 2002 đạt 280 ngàn tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2001; năm 2003 đạt 310 ngàn tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2002; năm 2004 đạt 372 ngàn tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2003; năm 2005 đạt 475 ngàn tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2004. Cơ cấu đóng góp vào tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ cả nước của các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch rõ nét trong 5 năm qua. Doanh thu của khu vực quốc doanh có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 18,2% năm 2000 xuống 13,1% năm 2005; Khu vực ngoài quốc doanh chiếm ưu thế và tăng nhẹ qua các năm, từ 80,4% năm 2000 lên 83,1% năm 2005; Doanh thu của khu vực FDI chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng tăng khá, từ 1,4% năm 2000 lên 3,8% năm 2005: Quốc doanh Ngoài quốc doanh Khu vực FDI Tổng số NĂM (tỷ đồng) Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) 2000 219.400 40.000 18,2 176.300 80,4 3.100 1,4 2004 376.894 58.026,6 15,4 310.115 82,3 8.759 2,3 (3) 2005 475.381 62.134 13.1 395.021 83.1 18.226 3.8 Các loại hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường trong nước cũng ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và cấp độ sản phẩm. Bên cạnh những hàng hoá được sản xuất trong nước thì cùng với quá trình mở cửa thị trường, ngày càng nhiều loại hàng hoá, dịch vụ được nhập khẩu từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu 3 Số sơ bộ của Tổng cục Thống kê 12
- dùng trong nước cũng đã tạo nên một thị trường nội địa hoạt động sôi động, đa dạng và nhiều màu sắc. Chỉ số giá tiêu dùng: Giá tiêu dùng tháng 12/2005 so với tháng 12/2004 tăng 8,4%, đáng chú ý là giá của tất cả 10 nhóm hàng hoá và dịch vụ đều tăng. Giá bình quân 12 tháng tăng 8,3% so với năm 2004, là mức tăng khá cao so với các năm gần đây: giá 2004 tăng bình quân 7,7%, năm 2003 tăng 3,2%; giá 2002 tăng 3,9%. Giá vàng tháng 12/2005 so với tháng 12 năm 2004 tăng 11,3%. Chỉ số giá tiêu dùng các năm năm trong giai đoạn 2001-2005 tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn được kiềm chế ở mức một con số: năm 2001 tăng 0,8%; năm 2002 tăng 4%; năm 2003 tăng 3%; năm 2004 tăng 9,5% và năm 2005 tăng khoảng 8,4%. Chi tiêu cá nhân Chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2001-2005 tăng mạnh, đạt bình quân 438.000 đồng/tháng/người vào năm 2005, cao hơn nhiều so với mức 378.000 đồng/tháng/người của năm 2004 và gấp hơn 2 lần so với năm 2000. Chi tiêu cá nhân tăng cao đã thể hiện mức thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư tăng lên đáng kể mặc dù mức giá tiêu dùng cũng có mức tăng cao (tăng 8,4% so với năm 2004). Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam đạt khoảng trên 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (Singapore đạt khoảng 57%, Malaysia khoảng 59%, Thái Lan khoảng 68%). Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên sự gia tăng trong tiêu dùng trong nước. 2. Đánh giá kết quả phát triển thương mại nội địa giai đoạn 2001-2005 2.1. Mặt được Thứ nhất, Qui mô và tốc độ tăng trưởng của thương mại nội địa trong 5 năm qua liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, là nhân tố quan trọng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng GDP của cả nước, đặc biệt là trong những thời kỳ xuất khẩu gặp khó khăn như những năm 2001 - 2002. Cụ thể, thương mại nội địa tăng cao, gấp 1,5-2 lần so với mức tăng trưởng GDP của cả nước trong cùng kỳ, đóng góp khoảng 13,5-14% trong tổng GDP của cả nước trong suốt giai đoạn, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến (khoảng 20%) và nông nghiệp (khoảng 18%). Thứ hai, Thương mại nội địa đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nhất là lao động phổ thông, góp phần giải quyết áp lực về mặt xã hội của một quốc gia đông dân như Việt Nam. Bình quân hàng năm tạo thêm hàng trăm ngàn việc làm cho xã hội, tỉ trọng lao động trong lĩnh vực thương mại nội địa có xu hướng ngày càng tăng trong toàn nền kinh tế quốc dân. Nếu như tỉ lệ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 về việc làm của toàn nền kinh tế là 2,5% thì tỷ lệ đó của thương mại nội địa là 4,25% (năm 2001) và tăng dần, đến năm 2004 đã đạt 5,2%. Thứ ba, Thương mại nội địa đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của người tiêu dùng và sản xuất trong nước ngày càng tốt hơn và văn minh hơn với quyền lựa chọn đa dạng cả về chủng loại, nhà cung cấp và phương thức cung cấp hàng hóa. 13
- Thứ tư, Các chủ thể tham gia thương mại nội địa được huy động đông đảo từ mọi thành phần kinh tế, gồm doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI, hợp tác xã, hộ cá thể, góp phần hình thành nên một thị trường cạnh tranh, sôi động. Trên thị trường đã hình thành và phát triển một số nhà phân phối lớn, có tính chuyên nghiệp cao với mạng lưới phân phối trải rộng trên nhiều tỉnh, thành phố. Đến hết năm 2005, đã có 6 tập đoàn bán lẻ, phân phối quốc tế có mặt ở Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Big C, Metro Cash & Carry, Parkson... đã kinh doanh thành công và đang cố gắng mở rộng hệ thống phân phối của mình tại Việt Nam. Thứ năm, Kết cấu hạ tầng thương mại, gồm các loại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... được củng cố và không ngừng mở rộng; Các phương thức kinh doanh ngày càng đa dạng; Mạng lưới kinh doanh được mở rộng trên cả 3 địa bàn: đô thị, nông thôn và miền núi, với nhiều phương thức linh hoạt như đại lý, ủy thác, trả góp, trả chậm,...; Các hình thức kinh doanh văn minh, hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, đại lý… phát triển mạnh. Thứ sáu, Công tác điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa của Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Các công cụ điều tiết chủ yếu đã được nghiên cứu, xây dựng, từng bước hoàn thiện và áp dụng ngày càng có hiệu quả, góp phần đặc biệt quan trọng bảo đảm sự phát triển ổn định, thông suốt và lành mạnh của thị trường nước ta thời gian qua. Theo hướng trên, đến nay về cơ bản các loại hàng hoá và dịch vụ đã được kinh doanh một cách cởi mở, tự do theo các nguyên tắc của thị trường. Nhờ vậy, thị trường trong nước đã trở nên sôi động, đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về tiêu dùng và sản xuất trong xã hội ở nhiều trình độ và mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, một số mặt hàng có tính chất đặc thù (ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế như xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh…) được tổ chức hoạt động kinh doanh theo những cơ chế riêng, đã bảo đảm được sự ổn định thông suốt và đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Thứ bảy, Trật tự kỷ cương trên thương trường từng bước được khôi phục, nạn buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh trái phép bước đầu được kiềm chế; cung ứng các mặt hàng thiết yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế quốc dân từng bước được đảm bảo và hạn chế các biến động bất lợi. Thứ tám, Trình độ tiêu dùng của người tiêu dùng được nâng lên rõ rệt theo hướng văn minh, hiện đại. Việc ưu tiên lựa chọn các nhãn hiệu hàng hóa uy tín, có chất lượng đảm bảo, từ các nhà phân phối uy tín hay các siêu thị, trung tâm mua sắm… đã trở thành một xu hướng phổ biến trong xã hội, nhất là ở khu vực đô thị. 2.2. Mặt hạn chế Bên cạnh những thành công trong thời gian qua thương mại trên thị trường nội địa vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định: 14
- Thứ nhất, Vai trò của thị trường trong nước trong nhiều trường hợp và thời điểm chưa được nhận thức và đánh giá một cách đúng mức, tạo nên những hạn chế nhất định trong việc khai thác và phát triển tiềm năng của khu vực thị trường này, không những để cùng với hoạt động xuất khẩu đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế đất nước mà còn hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu được tiến hành một cách hiệu quả hơn. Thứ hai, Đa số doanh nghiệp thương mại ở nước ta có quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về vốn kinh doanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhỏ bé, cũ kỹ, công nghệ quản lý và công nghệ kinh doanh lạc hậu nên khả năng hình thành, mở rộng, hiện đại hoá hệ thống phân phối bị hạn chế dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu. Quá trình liên kết và tích tụ trong các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm, do đó không tạo được sức mạnh cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập, cũng như chưa khẳng định được vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa. Thứ ba, Các mô hình tổ chức thị trường và các kênh lưu thông để bảo đảm sự gắn kết ổn định giữa người mua với người bán, giữa sản xuất với thương mại chậm được phát triển. Một số mặt hàng thiết yếu như thép, thuốc chữa bệnh, phân bón... chưa thiết lập được hệ thống phân phối rộng và ổn định. Trên thị trường chưa hình thành phổ biển các mối liên kết hữu cơ giữa người sản xuất với nhà buôn, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa xuất khẩu với nhập khẩu, giữa thương mại trên thị trường nội địa với xuất-nhập khẩu...để tạo ra các kênh lưu thông hàng hoá hợp lý và ổn định từ sản xuất đến thị trường và người tiêu dùng. Thị trường trong nuớc chưa thực sự là cơ sở vững chắc để mở rộng và tham gia quá trình hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Thứ tư, Kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là mạng lưới chợ tuy có bước phát triển sau khi có Nghị định 02/NĐ-CP, Quyết định 559/QĐ-TTg nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật của đa số chợ vẫn nghèo nàn, sơ sài và còn đang trong quá trình củng cố, nâng cấp từng bước. Hình thức phân phối văn minh, hiện đại mới chỉ mới phát triển ở khu vực các thành phố, thị xã lớn. Thứ năm, Thị trường nội địa còn tính tự phát, quản lý nhà nước đối với thị trường nội địa tuy có nhiều cố gắng nhưng còn không ít hạn chế như dự báo cung-cầu, giá cả chưa đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo điều hành vĩ mô; Chậm triển khai và thiếu kiên quyết trong hiện các giải pháp bình ổn thị trường, giá cả ở tầm vĩ mô. Môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (chính sách đất đai, vay vốn ngân hàng, thuê mặt bằng kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế...); Kỷ cương pháp luật bị vi phạm, trật tự thị trường chưa chặt chẽ, nạn buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng còn phổ biến, gây thiệt hại cho nhà nước, cho người sản xuất và người tiêu dùng. Công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ, chính sách và pháp luật trong kinh doanh giữa ngành thương mại với các ngành hữu quan còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và thống nhất. Hạn chế chủ yếu và bao trùm của thị trường nội địa hiện nay là mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu kém, phương thức hoạt động còn lúng túng và thiếu ổn định, ít có sự liên kết chặt chẽ và bền vững giữa các khâu nấc, công đoạn lưu 15
- thông với nhau và giữa các doanh nghiệp với nhau để tạo thành các hệ thống phân phối (hàng vật tư, hàng công nghiệp tiêu dùng) và các hệ thống tiêu thụ (hàng nông sản, hàng tiểu thủ công nghiệp). Mặt khác, việc hình thành và phát triển mô hình các trung tâm, các chợ đầu mối nhằm tiêu thụ và phát luồng hàng hoá một cách tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm (các đô thị lớn, các vùng nông sản tập trung) còn đang trong quá trình vừa nghiên cứu vừa triển khai tổ chức thực hiện. Thứ sáu, Những qui định riêng về điều kiện kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức hệ thống phân phối, giá bán sản phẩm... được áp dụng cho những loại hàng hoá đặc biệt có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế trong thời gian qua là cần thiết để bảo đảm sự phát triển ổn định, an toàn và bền vững về mặt môi trường, xã hội của nền kinh tế. Tuy nhiên, một số cơ chế kinh doanh đối với một số loại hàng hoá thuộc nhóm này vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định và cần sớm được khắc phục trong thời gian tới, đặc biệt là đối với mặt hàng thép xây dựng và thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, một số mặt hàng không thuộc diện kinh doanh có điều kiện như đã nêu trên nhưng trong thời gian qua vẫn được đặt dưới sự quản lý mang tính chất hành chính của nhà nước như việc cấp phép để nhập khẩu mặt hàng đường kính, việc điều tiết lượng gạo xuất khẩu và lượng gạo dành cho tiêu dùng trong nước... Những biện pháp này nhìn chung được đánh giá là cần thiết để bảo đảm được sự ổn định của thị trường cũng như an ninh lương thực trong nước. Tuy nhiên, định hướng chung trong thời gian tới là cần giảm thiểu những biện pháp tác động mang tính chất hành chính và sử dụng nhiều hơn những biện pháp phù hợp với những qui luật của kinh tế thị trường. Những hạn chế của thương mại trên thị trường nội địa giai đoạn 2001-2005 xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, Nhận thức về tầm quan trọng của thị trường nội địa chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc; công tác tổ chức thị trường nội địa chưa được chú trọng chỉ đạo tập trung và quyết liệt, chưa quan tâm nghiên cứu thấu đáo, toàn diện về nhu cầu và sức mua của nhân dân, trước hết là nông dân để từ đó tổ chức mạng lưới và mặt hàng kinh doanh cho thích ứng. Trên thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp không có mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hoá cho mình. Thứ hai, quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ so với các nước trong khu vực, sản xuất trong nước có quy mô nhỏ, hầu hết các doanh nghiệp đều nhỏ bé, thành phần kinh tế tư nhân mới hình thành nên quy mô và khả năng tích tụ vốn còn hạn chế… đã ảnh hưởng không thuận đến quy mô và trình độ phát triển của thị trường trong nước thời gian qua. Thứ ba, Thị trường phân phối chưa thực sự được mở rộng đối với các nhà phân phối chuyên nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài đã làm giảm bớt áp lực cạnh tranh đối với các nhà phân phối trong nước, gián tiếp ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của hệ thống các nhà phân phối trong nước. Thứ tư, Chưa phát huy đầy đủ vai trò của nhà nước trong việc tổ chức và định hướng phát triển thị trường, quản lý vĩ mô đối với lưu thông hàng hoá trong nước thông qua công tác qui hoạch và kế hoạch, ban hành các chính sách kinh tế và sử dụng công cụ là các doanh nghiệp nhà nước. 16
- Thứ năm, Cơ chế kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, bộ máy quản lý nhà nước chưa hoàn thiện, hệ thống quản lý nhà nước về thương mại chậm được đổi mới, một số chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo và không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở cả cấp trung ương và địa phương. Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. III. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP Hội nhập kinh tế quốc tế được coi là một nhiệm vụ quan trọng của cả nước nói chung và của ngành thương mại nói riêng trong giai đoạn 5 năm qua. Xác định nhiệm vụ đặt ra, trong giai đoạn 2001-2005, Bộ Thương mại đã tập trung mọi nguồn lực đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong khung khổ hợp tác với ASEAN, với APEC, diễn đàn kinh tế Á-Âu, và đặc biệt là trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Trong khung khổ ASEAN, Việt Nam đã cố gắng triển khai đúng tiến trình các cam kết theo Hiệp định CEPT/AFTA, tiến tới xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN.Cùng với việc thực hiện nghĩa vụ của thành viên ASEAN, Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng, tích cực trong hợp tác với các đối tác ngoài khối ASEAN như ASEAN+3, ASEAN+Australia+NewZealand, ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ... Những nỗ lực của Việt Nam tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tạo nguồn nhập khẩu các hàng hóa nguyên liệu cần thiết phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước. Bên cạnh tác động tích cực giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN tăng, tạo sức ép đòi hỏi các cấp, các ngành và địa phương nhanh chóng lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế. Hoạt động hợp tác kinh tế thời gian qua còn góp phần củng cố nâng cao chất lượng hoạt động thương mại, cải tiến quy trình, thủ tục quản lý kinh doanh theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn. Về đàm phán gia nhập WTO, đến hết năm 2005 chúng ta đã kết thúc 11 phiên đàm phán đa phương và kết thúc đàm phán song phương với 21/27 đối tác thương mại theo yêu cầu, trong hai tháng đầu năm 2006, chúng ta tiếp tục kết thúc đàm phán với Australia, New Zealand và Urugoay, như vậy chỉ còn lại 4 đối tác chưa kết thúc là Hoa Kỳ, Mexico, Honduras và Cộng hòa Dominica. Trong khung khổ các phiên đàm phán đa phương, đến nay chúng ta đã cam kết toàn bộ các Hiệp định quan trọng của WTO: Một là, kể từ khi gia nhập sẽ tuân thủ toàn bộ các Hiệp định quan trọng của WTO; Hai là, trừ một số ngoại lệ, sẽ tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO kể từ khi gia nhập; Ba là, sẽ bãi bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế số lượng (hạn ngạch) hàng nhập khẩu; Bốn là, sẽ bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản kể từ khi gia nhập WTO; Năm là, một số cam kết quan trọng khác như bãi bỏ hoàn toàn chế đệ hai giá vào cuối năm 2005, không áp dụng tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với doanh nghiệp FDI kể từ thời điểm gia nhập, tuân thủ các quy định của WTO về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ v.v. Trong khung khổ đàm phán song phương với các đối tác thương mại, về cơ bản chúng ta đã chấp nhận nguyên tắc mở cửa thị trường cho cạnh tranh phát triển nhưng 17
- việc mở cửa trong nhiều trường hợp được thực hiện theo lộ trình hợp lý, cốt tạo thêm thời gian cho các nhà cung ứng dịch vụ Việt Nam thích ứng dần với cạnh tranh. Mặc dù trong 5 năm qua đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các cơ quan Chính phủ trong việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nhưng việc chuẩn bị đón nhận những cơ hội và nâng cao khả năng thích ứng với những khó khăn từ quá trình hội nhập của cả phía các cơ quan nhà nước và phía cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, có thể nêu một số khó khăn là: Từ năm 2000 các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm tận dụng ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu trong nội khối ASEAN (sử dụng C/O mẫu D), tuy nhiên mức độ khai thác hiện còn thấp so với tiềm năng. Mối quan hệ giữa các cơ quan hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp chưa được thiết lập thường xuyên và hiệu quả, dẫn đến những hạn chế của doanh nghiệp trong quá trình khai thác những cơ hội tạo ra từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế này. Việc chuyển dịch cơ cấu tổ chức, phân bổ, bố trí lại nguồn lực một cách hiệu quả hơn để thích ứng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt hơn trước sau khi giai nhập WTO ở các ngành, các doanh nghiệp diễn ra chậm. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục kinh doanh với những mục tiêu ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cộng đồng doanh nghiệp. Theo đó, tiến trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm hơn nhiều so với kế hoạch, các doanh nghiệp chưa chủ động đẩy nhanh các biện pháp cơ cấu lại tổ chức và việc chuẩn bị nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh mới chưa được quan tâm đúng mức. Cùng với sự chủ động của các doanh nghiệp chưa cao trong quá trình hội nhập, vai trò của Chính phủ, các cấp các ngành trong việc xây dựng cơ chế, chính sách tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp tăng nhanh khả năng thích ứng của mình trong tình hình mới. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cơ bản trong thời gian tới. IV. CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 1. Công tác xây dựng pháp luật Trong giai đoạn 2001-2005 công tác xây dựng pháp luật được chú trọng, tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện từng bước hệ thống pháp luật của ngành: Bộ Thương mại đã thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao chủ trì xây dựng và trình Quốc hội ban hành 02 Luật (Luật Cạnh tranh và Luật Thương mại 2005); trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và ban hành Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 36 Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền 155 Thông tư, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại (không tính các văn bản cá biệt). 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng Thương Mại
66 p | 693 | 297
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần Cenco Việt Nam
16 p | 589 | 78
-
BÁO CÁO "HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI"
72 p | 235 | 61
-
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam- thực trạng và giải pháp
14 p | 176 | 45
-
Luận văn: Tình hình hoạt động bán hàng và một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam
46 p | 230 | 44
-
TIỂU LUẬN: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Hàng Hải Hà Nội
26 p | 223 | 30
-
TIỂU LUẬN: Tìm hiểu hoạt động của Công ty Thương mại và Dịch vụ Thanh Xuân và báo cáo về tình hình chung của Công ty
23 p | 139 | 26
-
TIỂU LUẬN: Nâng cao hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam- thực trạng và giải pháp
13 p | 162 | 24
-
Báo cáo tốt nghiệp: Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt chi nhánh Bình Dương
106 p | 46 | 21
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tổng quan về hoạt động thương mại điện tử trong thương mại quốc tế
29 p | 120 | 19
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty dịch vụ du lịch và thương mại TST
74 p | 129 | 17
-
Báo cáo đề tài môn Kinh tế quốc tế
48 p | 84 | 17
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam
27 p | 153 | 13
-
Một số giải pháp cơ bản phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại nước ta hiện nay
61 p | 85 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
100 p | 63 | 10
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5 – Phòng giao dịch Thuận Kiều
69 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo của hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch
110 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn