TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT LÊ NGUYỄN PHÚC NGUYÊN “Tổng quan về hoạt động Thương mại điện tử trong Thương mại quốc tế” BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: Gv. Đào Gia Phúc TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EU European Union: Liên minh châu Âu EC European Council: Hội đồng châu Âu GDP Gross domestic product: Tổng sản phẩm nội địa ITC United Nations Commission on International Trade Law: Trung tâm Thương mại Quốc tế OECD Organization for Economic Co-operation and Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế TMĐT Thương mại điện tử TRIPS The Agreement on Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ UNCITRAL United Nations Commission on International Trade Law: Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế USD United States dollar: Đô la Mỹ WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới WIPO World Intellectual Property Organization: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới MỤC LỤC Phần mở đầu ………………………………………………………………. Trang 1 I) Khái niệm về Thương mại điện tử và Thương mại quốc tế và mối quan hệ giữa chúng …………………………………………………………………. Trang 3 1.1 Thương mại điện tử là gì? ……………………………………………. Trang 3 1.1.1 Định nghĩa ………………………………………………….………… Trang 3 1.1.2 Phân loại Thương mại điện tử ………………………………………... Trang 3 1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển ……………………………………. Trang 5 1.2 Thương mại quốc tế là gì? ……………………………………………. Trang 6 1.2.1 Định nghĩa ……………………………………………………………. Trang 6 1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển ……………………………………. Trang 7 1.3 Mối quan hệ và vai trò của Thương mại điện tử với Thương mại quốc tế ……………………………………………………………………………… Trang 8 1.4 Các vấn đề pháp lý và cơ sở pháp lý ……………………………….. Trang 10 1.4.1 Các vấn đề pháp lý …………………………………………………... Trang 10 1.4.2 Cơ sở pháp lý ………………………………………………………...Trang 14 II) Thực tiễn và xu hướng của hoạt động TMĐT trong môi trường thương mại quốc tế ……………………………………………………………………. Trang 17 2.1 Thực tiễn và xu hướng của hoạt động Thương mại điện tử trong môi trường Thương mại quốc tế ……………………………………………………… Trang 17 2.1.1 Thực tiễn và xu hướng trên thế giới ………………………………… Trang 17 2.1.2 Thực tiễn và xu hướng ở Việt Nam ………………………………… Trang 19 2.2 Kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết ………………………………... Trang 21 III) Lời kết ……………………………………………………………….. Trang 23 Danh mục tài liệu tham khảo 1 PHẦN MỞ ĐẦU - Lý do chọn đề tài: Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và Internet ngày càng phổ biến ngày nay không chỉ trên thế giới, các nước phát triển mà còn là ở Việt Nam. Trong bối cảnh nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 2007 đến nay, nước ta đang dần dần hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, hòa nhập vào môi trường thương mại quốc tế mà trong đó Thương mại điện tử là một thành phần đóng vai trò cực kì quan trọng. Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề này và xu hướng phát triển trong tương lại của thương mại điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam em chọn đề tài này để làm đề tài báo cáo thực tập của mình; - Tình hình nghiên cứu đề tài: Có rất nhiều bài nghiên cứu bằng tiếng Anh và tiếng Việt về đề tài này, trong khả năng và sự cố gắng của mình, em đã cố gắng để sưu tầm, nghiên cứu, học hỏi rồi thực hiện bài báo cáo này; - Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu: Mục đích của đề tài nghiên cứu này là để nhằm nhìn lại và đánh giá thực tiễn hoạt động thương mại điện tử trong bối cảnh thương mại quốc tế và từ đó đưa ra những định hướng mang tính chủ quan; Đối tượng nghiên cứu là hoạt động TMĐT trong môi trường thương mại quốc tế; - Các phương pháp tiến hành nghiên cứu: Sưu tầm tài liệu, đọc – hiểu, sàng lọc, dịch tài liệu bài giảng, bài viết, ... từ tiếng Anh sang tiếng Việt; - Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài: Đề tài này có ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để học tập, nghiên cứu chuyên sâu hơn; - Bố cục của Báo cáo: Bố cục của báo cáo gồm có ba phần. Phần thứ nhất giới thiệu các khái niệm TMĐT và thương mại quốc tế, sự tương quan, các vấn đề pháp lý và cơ sở pháp lý của 2 chúng. Phần thức hai tìm hiểu về thực tiễn và xu hướng của hoạt động TMĐT trong môi trường thương mại quốc tế. Phần cuối là lời kết.