Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
lượt xem 11
download
Mục tiêu chung của đề tài là khái quát các lý thuyết và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế, làm khung lý thuyết để phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang những năm qua; từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp tiếp tục thực hiện nhằm thúc đẩy chuyển dịch và chuyển đổi đó theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH HẬU GIANG THEO HƯỚNG CẠNH TRANH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN HẬU GIANG - 2013
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH HẬU GIANG THEO HƯỚNG CẠNH TRANH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN HẬU GIANG - 2013
- I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 2. Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. Đào Duy Huân 3. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Tây Đô - Địa chỉ: 68 Lộ Hậu Thạnh Mỹ, Lê Bình, Cái Răng, TP. Cần Thơ - Số điện thoại: 07102.473.668 4. Danh sách cán bộ tham gia chính (tên, học vị, chức danh, đơn vị công tác) - Ths.NCS. Võ Minh Sang Trường Đại học Tây Đô - Ths.NCS. Nguyễn Huỳnh Phước Thiện Trường Đại học Tây Đô - Ths.NCS. Đoàn Hoài Nhân Trường Đại học Tây Đô - Ts. Nguyễn Phước Quý Quang Trường Đại học Tây Đô - Ts. Nguyễn Tiến Dũng Trường Đại học Tây Đô - Ths. Đào Duy Tùng Trường ĐH Nam Cần Thơ - Ths. Phòng Thị Huỳnh Mai Trường Đại học Tây Đô - Ths.NCS. Thái Ngọc Vũ Trường Đại học Tây Đô 5.Thời gian thực hiện đã được phê duyệt: Năm bắt đầu: 2012 Năm kết thúc: 2013 6. Thời gian kết thúc thực tế: tháng 12 năm 2013 7. Kinh phí thực hiện đề tài: 263.800.000 đồng II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI 1. Kết quả nghiên cứu 1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu Làm rõ thêm về lý thuyết mô hình tăng trưởng kinh tế vào điều kiện cụ thể tỉnh Hậu Giang. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học Là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho Ban tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang. 2. Các sản phẩm khoa học 1. PGS.TS Đào Duy Huân, phân tích, đánh giá kinh tế tư nhân tỉnh Hậu Giang và gợi ý các chính sách, Tạp chí Tài chính-Marketing, Đại học Tài chính- Marketing, tháng 8 năm 2013. ii
- 2. PGS.TS Đào Duy Huân, phát triển các thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang, Tạp chí hội nhập, Đại học Kinh tế-Tài chính TP.HCM, tháng 12- 2013. 3. PGS.TS Đào Duy Huân, Tái cơ cấu công nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ 2015-2020, Tạp chí kinh tế-kỹ thuật, ĐH KT-KT Bình Dương, tháng 5-2014. 4. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang lý thuyết và thực tiễn, dự kiến NXB Đại học Cần Thơ 12/2014. 3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học Số Họ và tên TT Tên luận văn Cấp đào tạo Ghi chú * học viên 1 Lê Anh Dũng Nâng cao năng lực cạnh Thạc sĩ kinh tế Chủ nhiệm tranh của DN tỉnh Hậu hướng dẫn chính Giang 2 Nguyễn Văn Việt Đánh giá hiệu quả hoạt Thạc sĩ kinh tế Chủ nhiệm động của các Khu Công hướng dẫn chính nghiệp tỉnh Hậu Giang * Ghi các thông tin về: chủ nhiệm đề tài hướng dẫn chính hay tham gia hướng dẫn, thời gian và kết quả bảo vệ. 4. Các kết quả khác (nếu có) Hậu Giang, ngày 02 tháng 5 năm 2014 Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài (Ký tên và đóng dấu) PGs.Ts. Đào Duy Huân iii
- TÓM LƯỢC Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI. Sau 10 năm thành lập, tỉnh Hậu Giang bước đầu đã hình thành được cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế khá phù hợp với bối cảnh khu vực, trong nước và thế giới. Để cho cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế luôn phù hợp môi trường bên trong và bên ngoài, Hậu Giang vẫn phải tiếp tục chuyển đổi chúng, vì thế đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” được đề xuất thực hiện. Mục tiêu chung của đề tài là khái quát các lý thuyết và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế, làm khung lý thuyết để phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang những năm qua; từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp tiếp tục thực hiện nhằm thúc đẩy chuyển dịch và chuyển đổi đó theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Các phương pháp nghiên cứu chính sử dụng cho đề tài là thống kế mô tả, thông qua sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên gia, nghiên cứu đối chiếu và đạt được các kết quả sau: Một là, đề tài đã phân tích khái quát các lý thuyết về cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế nói chung để làm cơ sở để xác định cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Hai là, thông qua phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về những kết quả tích cực đạt được và những hạn chế, khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đối mô hình tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang theo hướng cạnh tranh. Ba là, thông qua dự báo các yếu tố bên trong và bên ngoài để đề xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang đến năm 2020, tập trung phát triển ngành sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nuôi thủy sản, cây ăn quả, phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ trên cơ sở lấy nông nghiệp làm nền tảng; phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Nghĩa là cơ cấu kinh tế Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp. Về mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025 là chuyển từng bước mô hình tăng trưởng theo số lượng sang mô hình phát triển chủ yếu theo chiều sâu theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng iv
- kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và đến năm 2030 đạt mức khá của cả nước. Bốn là, đề tài đề xuất các giải pháp đột phá sau: - Tập trung nguồn lực phát triển ngành sản xuất lúa gạo, phát triển vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung ứng dụng hiệu quả các tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ sinh học để cho năng suất cao nhất, nghiên cứu, ứng dụng thành công các phương pháp canh tác có tỷ lệ cơ giới hóa cao. Ổn định diện tích đất nông nghiệp, nhât là các khu vực diện tích có năng suât cao. Đổi mới cơ cấu cây trồng phù hợp với sinh thái từng vùng và nhu cầu thị trường. Tập trung đột phá trong giải quyết tăng năng suât bắp, đậu, cây ăn trái. - Tập trung công nghiệp thông qua khai thác thế mạnh của các khu và cụm công nghiệp (Sông Hậu - phát triển công nghiệp tàu thủy và chế biến thủy sản; Phú Hữu A các giai đoạn 1, 2 và 3 - sản xuất giấy và bột giấy, dầu khí, điện chạy than , xi măng; Tân Phú Thạnh - chế biến thủy sản, thức ăn gia súc, nước mắm, gỗ cao cấp, BT đúc sẵn, cơ khí, sản xuất giày và kho xăng dầu và các cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa, Vị Thanh, Đông Phú, Ngã Bảy, Long Mỹ) thành động lực phát triển của tỉnh. - Đầu tư có trọng điểm gắn liền với thực thi các chính sách để phát triển khoa học công nghệ; xây dựng và thu hút nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu phát triển đột phá của tỉnh. Tập trung đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư các cơ sở đào tạo, các cơ sở dạy nghề chất lượng cao tại tỉnh. - Chăm lo đầu tư nông nghiệp, nông thôn, tập trung xây dựng hoàn thành chương trình nông thôn mới, đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020. - Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài về đầu tư tại địa bàn tỉnh. Xây dựng đề án thực hiện PPP, trước hết chọn một số công trình hạ tầng trọng điểm thực hiện trên địa bàn; xây dựng đề án dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Năm là, Kiến nghị với UBND tỉnh Hậu Giang trong việc tạo môi trường tốt hơn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Kết quả đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô nhình tăng trưởng vẫn còn khác nhau, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, đột phá từng thời kỳ. Vì vậy, đề nghị giao cho các Sở kiểm chứng lại để có kết quả về sự thành công và hạn chế chính xác, mới đưa ra được chính sách và giải pháp khả thi. Kiến nghị Chính Phủ sớm xem xét để có cơ chế chính sách miễn 100% tiền thuê đất xây dựng nhà cho công nhân thuê và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các doanh nghiệp đến tỉnh đầu tư xây dựng nhà cho công nhân thuê tại các khu- cụm công nghiệp tập trung. Cuối cùng, đề tài cũng còn những hạn chế như chưa định lượng, chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp, chưa làm nổi bật mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh. v
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Thông tin chung về đề tài ii Tóm lược iv Mục lục vi Danh sách chữ viết tắt x Danh sách hình xii Danh sách bảng xiii MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.....................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3 3. Nét mới trong nghiên cứu .................................................................................3 4. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................4 5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4 6. Bố cục đề tài .....................................................................................................4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước....................................................................5 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................9 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận...................................................................................................12 2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế ...............12 2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế .....................................................12 2.1.1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế ........................................................12 2.1.2 Cơ cấu kinh tế.........................................................................................14 2.1.3 Tính khách quan, tính XH của cơ cấu KT, mô hình tăng trưởng KT .......17 2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế............18 2.1.5 Vai trò của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ..........................................................................19 2.1.6 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tỉnh Hậu Giang19 2.1.6.1 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam..................19 vi
- 2.1.6.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang.......................................20 2.1.7 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh ................................................23 2.1.8 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Hậu Giang ......................24 2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................25 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................25 2.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp ............................................................................25 2.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp..............................................................................25 2.2.2 Phương pháp phân tích ...........................................................................26 2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả .......................................................26 2.2.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp..................................................26 2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu đối chiếu ..............................................27 2.2.2.4 Phương pháp chuyên gia..............................................................27 2.2.2.5 Mô hình kim cương và kim cương đôi của M.Porter....................27 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu KTNN và nông thôn ..30 3.1.1 Kết quả đạt được ....................................................................................30 3.1.2 Hạn chế ..................................................................................................37 3.2 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế CN và XD ......39 3.2.1 Kết quả đạt được ....................................................................................39 3.2.2 Hạn chế ..................................................................................................45 3.3 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế TM và DV......47 3.3.1 Kết quả đạt được ....................................................................................47 3.3.2 Hạn chế ..................................................................................................55 3.4 Đánh giá về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang ....................56 3.4.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang những năm qua vẫn chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng.....................................................................56 3.4.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện có chưa đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh đẩy nhanh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực ......................................................................58 3.4.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh của Hậu giang so với các tỉnh trong khu vực và cả nước.................................................60 vii
- 3.5 Kết quả đạt được và hạn chế trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..........................................................................................................69 3.5.1 Kết quả đạt được ....................................................................................69 3.5.2. Hạn chế .................................................................................................71 3.6 Kết quả đạt được trong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ................................72 3.7 Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của công tác xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách ................................................................ 75 3.7.1 Những thành công ..................................................................................75 3.7.2 Hạn chế của các chính sách ....................................................................77 3.8 Đánh giá những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang giai đoạn 2011- 2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025 ................................................................78 3.8.1 Đánh giá lợi thế, điểm mạnh và hạn chế của HG từ môi trường bên trong ..78 3.8.1.1 Những lợi thế, điểm mạnh ................................................................78 3.8.1.2 Những bất lợi, điểm yếu ..............................................................82 3.8.2 Đánh giá những cơ hội, thách thức của HG từ môi trường bên ngoài ......85 3.8.2.1 Những cơ hội ........................................................................ 85 3.8.2.2 Những thách thức ........................................................................86 3.9 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 ......................................88 3.9.1 Quan điểm, mục tiêu và chỉ tiêu..............................................................88 3.9.1.1 Quan điểm ...................................................................................88 3.9.1.2. Mục tiêu .....................................................................................89 3.9.1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu ......................................................................... 90 3.9.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế HG 92 3.9.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................................. 92 3.9.2.2 Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế......................................96 3.9.2.3 Dự báo chất lượng tăng trưởng ........................................................ 97 3.9.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với khắc phục những thiếu sót của mô hình tăng trưởng..............................................................................................99 3.9.4 Giải pháp ưu tiên lựa chọn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.......................99 3.9.4.1 Tái cơ cấu khu vực nông nghiệp ..................................................101 3.9.4.2 Tái cơ cấu khu vực công nghiệp ..................................................105 viii
- 3.9.4.3 Tái cơ cấu khu vực thương mại-dịch vụ .......................................113 3.9.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh hệ thống doanh nghiệp.............................115 3.9.6 Đẩy mạnh phát triển các thị trường.........................................................124 3.9.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......................................................136 3.9.8 Tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ, tập trung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm....................141 3.9.9 Đẩy mạnh cải cách hành chính ...............................................................151 3.9.10 Chính sách huy động vốn đầu tư ...........................................................156 3.9.11 Lộ trình thực hiện .................................................................................161 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận...........................................................................................................165 Đề nghị ...........................................................................................................166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................169 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 172 ix
- DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia GO Giá trị sản xuất IFE Ma trận đánh giá yếu tố bên trong EFE Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài SWOT Ma trận điểm mạnh-điểm yếu và cơ hội-nguy cơ QSPM Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng AS Số điểm hấp dẫn TAS Tổng số điểm hấp dẫn WTO Tổ chức thương mại thế giới FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế SPSS Chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê VA Giá trị gia tăng TFP Năng suất các yếu tố tổng hợp ICOR Hệ số sử dụng vốn UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc GAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt SQF Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm IPM Quản lý dịch hại tổng hợp PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh NGO Tổ chức phi chính phủ ODA Viện trợ phát triển chính thức ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ILO Tổ chức Lao động quốc tế R&D Nghiên cứu và phát triển SS So sánh NQ Nghị quyết CNXH Chủ nghĩa xã hội TX Thị xã TP Thành phố HG Hậu Giang NN Nông nghiệp CN Công nghiệp x
- NT Nông thôn XD Xây dựng TM Thương mại DV Dịch vụ KTXH Kinh tế xã hội UBND Ủy ban nhân dân SXKD Sản xuất kinh doanh ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp CCN Cụm công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin TNHH Trách nhiệm hữu hạn HĐND Hội đồng nhân dân DNTN Doanh nghiệp tư nhân SXSH Sản xuất sạch hơn XKLĐ Xuất khẩu lao động CSDN Cơ sở doanh nghiệp LĐNT Lao động nông thôn PCGD Phổ cập giáo dục TTDN Trung tâm dạy nghề THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông KHCN Khoa học công nghệ BĐS Bất động sản TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam CNPT Công nghệ phụ trợ DNNN Doanh nghiệp nhà nước HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp TTS Thực tập sinh CNC Công nghệ cao TSCĐ Tài sản cố định KTQD Kinh tế quốc dân QL Quốc lộ KCCN Khu cụm công nghiệp CBCC Cán bộ công chức xi
- DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 2.1 Mô hình kim cương của Michael Porter 28 3.1 Loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 61 3.2 Đối tượng tiêu thụ chính của doanh nghiệp 62 3.3 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 62 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hậu Giang 63 3.5 Đồ thị điểm mạnh-điểm yếu của doanh nghiệp Hậu Giang 64 3.6 Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến doanh nghiệp HG 64 3.7 Sự chuẩn bị tình hình kinh doanh thời gian tới của doanh nghiệp HG 66 3.8 Sự tác động của chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Hậu Giang 67 3.9 Định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hậu Giang 68 xii
- DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 3.1 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản (giá SS 1994) 30 3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông-lâm-thủy sản (giá thực tế) 31 3.3 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong nông nghiệp (giá SS 1994) 31 3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong nông nghiệp (giá thực tế) 32 3.5 Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá SS 1994) 32 3.6 Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá thực tế) 33 3.7 Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá SS 1994) 34 3.8 Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản (giá thực tế) 34 3.9 Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng 39 3.10 Quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp tính theo giá trị sản xuất 40 3.11 Quy mô và cơ cấu thành phần tính theo giá trị sản xuất công nghiệp 41 3.12 Quy mô và cơ cấu ngành xây dựng theo giá trị sản xuất 44 3.13 Các cơ sở kinh doanh và lao động thương mại 47 3.14 Mạng luới chợ tỉnh Hậu Giang 48 3.15 Tình hình xuất nhập khẩu của Hậu Giang 50 3.16 Tình hình phát triển du lịch Hậu Giang 52 3.17 Khối lượng vận chuyển hàng hóa 54 3.18 Khối lượng vận chuyển hành khách 55 3.19 Tổng giá trị sản phẩm các khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2011 57 3.20 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế 58 3.21 Chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang 59 3.22 Dự báo dân số và nguồn lao động của Hậu Giang đến năm 2020 81 3.23 Tăng trưởng tổng giá trị GDP Hậu Giang 97 3.24 Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế 98 3.25 Các giải pháp ưu tiên lựa chọn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế HG 100 3.26 Sản phẩm chủ yếu của nông nghiệp Hậu Giang đến năm 2020 104 3.27 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất Khu vực II (giá SS 1994) 106 3.28 Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) Khu vực II (giá SS 1994) 106 3.29 Dự kiến các sản phẩm chủ yếu công nghiệp 108 3.30 Dự kiến phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung đến năm 2020 110 3.31 Dự kiến phát triển Trung tâm thương mại, siêu thị và chợ 135 3.32 Dự báo vốn đầu tư toàn xã hội 2016-2020 157 xiii
- MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI. Sau 10 năm thành lập, kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đã có bước phát triển khá nhanh, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hậu Giang có lợi thế là trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu, đầu mối trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bắc bán đảo Cà Mau qua quốc lộ 61, đường nối Vị Thanh-Cần Thơ, tuyến đường thủy Thành phố Hồ Chí Minh-Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh-Kiên Giang. Những năm qua được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương đã tạo nhiều cơ hội cho tỉnh Hậu Giang sớm ổn định tổ chức bộ máy, hỗ trợ vốn đầu tư kết cấu hạ tầng tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, Hậu Giang có điểm mạnh nổi bật là sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Tỉnh Ủy, quản lý điều hành năng động, sáng tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, sự đồng thuận của nhân dân, sự liên kết với các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nên đã huy động được nhiều nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh 8 năm qua. Chính nhờ sự tận dụng tối đa những cơ hội và sử dụng hiệu quả điểm mạnh trên, Hậu Giang đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tốc độ cao so với vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá cao 12,38%/năm (năm 2011 đạt 14,12%; năm 2004 là 10,81%). Trong đó, khu vực I: Nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,55%/năm (năm 2004 là 3,99%); khu vực II: Công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 16,28%/năm (năm 2004 là 12,64%); khu vực III: Dịch vụ tăng bình quân 18,64%/năm (năm 2004 là 12,19%). Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 15,59% (năm 2004 là 15,29%); trong đó: nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6,76% (năm 2004 là 5,39%), công nghiệp-xây dựng tăng 19,75% (năm 2004 là 9,85%), thương mại-dịch vụ tăng 20,88% (năm 2004 là 17,3%). Tổng giá trị gia tăng của Hậu Giang năm 2011 đạt 15.155 tỷ đồng theo giá thực tế và 7.256 tỷ đồng theo giá so sánh 1994, gấp khoảng 2,3 lần so với năm 2004. 1
- Tuy nhiên, những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên chỉ là bước đầu, chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của Hậu Giang. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhưng chưa thật ổn định, bền vững; năng lực cạnh tranh kinh tế tỉnh còn thấp, nhất là năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa vững chắc so với yêu cầu phát triển, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế-xã hội còn yếu kém, chưa đồng bộ; sản xuất nông nghiệp chi phí sản xuất cao, chất lượng hàng hóa nông sản còn thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa ổn định, việc áp dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, công nghiệp phát triển chậm, chưa có nhiều sản phẩm cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Quy mô giá trị gia tăng (VA) của Hậu Giang vẫn còn nhỏ so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu so tỷ trọng VA của tỉnh với cả vùng trong giai đoạn 2004-2011, chỉ chiếm khoảng 3,7-4,0%, năm 2011 tỷ trọng tổng VA của Hậu Giang so với ĐBSCL là 4,4% (15.155 tỷ đồng so với khoảng 344.000 tỷ đồng). Giá trị gia tăng bình quân đầu người 19,66 triệu đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2004 (năm 2004 là 5,99 triệu đồng); quy USD đạt 959 USD (năm 2004 là 383 USD), bằng 73,7%VA/người của cả nước và 84-85%VA/người của vùng ĐBSCL. Tất cả các hạn chế trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xuất phát từ thực tế đó, việc tiếp tục đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang giai đoạn 2004-2011 và nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy chúng theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn 2025 là vấn đề cần thiết. Để góp một phần nhỏ về các ý tưởng vào phát triển kinh tế tỉnh Hậu Giang, với sự đồng thuận của Hội đồng Khoa học tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025”. Mục đích của đề tài là thông qua khái quát lý thuyết, để làm cơ sở đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2004-2011. Đồng thời đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 2
- 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang trong 6 năm (2005-2011), trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian qua. (2) Phân tích, đánh giá tác động của các giải pháp hỗ trợ đến thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. (3) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 3. Nét mới trong nghiên cứu Thông qua phân tích, đánh giá các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005-2011 sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn những kết quả tích cực đạt được và những hạn chế, khó khăn trong quá trình chuyển dịch và nguyên nhân của tình hình. Thông qua dự báo các yếu tố bên trong và bên ngoài để đề xuất các chiến lược ưu tiên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025, thông qua thiết lập ma trận SWOT (điểm mạnh-yếu, cơ hội-thách thức), ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận QSPM. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung để tiếp tục thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Kiến nghị với UBND tỉnh Hậu Giang trong việc tạo môi trường tốt hơn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 3
- 4. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo tốt cho Ban tái cơ cấu của tỉnh trong việc đưa ra các chiến lược tái cơ cấu kinh tế tỉnh. Đồng thời nó cũng là dữ liệu tham khảo cho sở Kế hoạch - Đầu tư trong việc hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội , nhất là giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu nội hàm tổng thể cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang đến năm 2025. Nghiên cứu đề xuất các chính sách, giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn 2025. Giới hạn sử dụng số liệu thứ cấp đến năm 2011, một số nội dung cập nhật đến năm 2012. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề nghị, đề tài gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận 4
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1 Tình hình nghiên ngoài nước Về lý thuyết cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế đã được các học giả tiền bối nghiên cứu khá kỹ lưỡng, trong đó phải nói đến lý luận tái sản xuất Tư bản và hình thái Tư bản của Karl Marx. Trong nền kinh tế hiện đại, cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế được các nhà nhiên cứu các nước quan tâm nghiên cứu trên bình diện toàn cầu và từng quốc gia, chẳng hạn: Mô hình dựa vào tài nguyên của D. Ricardo: cho rằng đất đai là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Vì thế, khu vực đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế là nông nghiệp. Của cải, hay sản lượng quốc gia có được là từ đất. Nhưng đất thì có giới hạn, sử dụng quá nhiều thì đất sẽ bạc màu, làm cho năng suất giảm, vì vậy mức giá sẽ tăng, tức lạm phát tăng. Mô hình nhị nguyên (mô hình hai khu vực): lý giải rằng, nguồn gốc của tăng trưởng dựa vào hai yếu tố chính là lao động và vốn. Tăng trưởng kinh tế dựa vào hai khu vực chính là nông nghiệp và công nghiệp. Tiêu biểu cho mô hình này mô hình Lewis của trường phái Tân cổ điển và Harry T.Oshima. Mô hình Harrod-Domar: lại giải thích rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn đưa vào sản xuất tăng lên. Mô hình Sung Sang Park: từ tình hình thực tế trong quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil,… nhà kinh tế học gốc Hàn Quốc lại cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người, để có thể có nguồn nhân lực trình độ cao, nhằm tiếp thu và phát triển những công nghệ hiện đại nhất của nhân loại mà không cần đầu tư nghiên cứu và phát triển. Hay nói cách khác, với nguồn nhân lực trình độ cao, một quốc gia có thể “đi tắt, đón đầu” công nghệ của thế giới. Thực tế đã cho thấy, có những quốc gia bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh như nước Đức, nhưng nhờ có nguồn nhân lực với trình độ kỹ thuật cao, tính kỷ luật cao và có sức khỏe tốt, đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, đạt được sự tăng trưởng thần kỳ. Về thực tiễn cho thấy ở tất cả các nước đều quan tâm, nhất là sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, trong có có những quốc gia tiêu biểu như: 5
- Trung Quốc: tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, trong đó việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế mới là một trong những nội dung được các nhà khoa học, chính phủ Trung Quốc quan tâm. Bởi vì sau 30 năm phát triển, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều hiện tượng phức tạp, hoạt động sản xuất có xu hướng giảm sút trong 9 tháng năm 2010, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa trên lợi thế lao động giá rẻ, dựa trên lợi thế về tài nguyên. Sau 3 thập kỷ Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới và cho đến nay không có ngành sản xuất nào thực sự có khả năng cạnh tranh trên thế giới. Điều này đã buộc các nhà khoa học Trung Quốc phải nghiên cứu và đề xuất sự cấp bách phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng xây dựng những ngành sản xuất mới có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn. Trong tăng trưởng chủ yếu nhằm vào nâng cao chất lượng. Một thành tố rất quan trọng của chiến lược mới là sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn, hướng mạnh vào thị trường trong nước, chú trọng hơn đến phát triển nông thôn. Trung Quốc đã thực thi một loạt giải pháp toàn diện, song đặc biệt nhấn mạnh một số giải pháp: tăng cường khả năng tự chủ, sáng tạo, xây dựng đất nước theo mô hình đổi mới, sáng tạo, coi đây là điều cốt yếu của chiến lược phát triển, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy cần tránh tăng trưởng tốc độ cao mà quên đi vấn đề môi trường, chú ý xây dựng nền kinh tế tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu và bảo vệ môi trường; phát triển hợp lý vấn đề tam nông. Trung Quốc coi trọng quy hoạch tổng thể sự phát triển thành thị và nông thôn, khai thác phát triển hiệu quả nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu là đất đai, coi trọng sự phát triển con người. Trong đổi mới mô hình tăng trưởng cần đề cao vai trò của các địa phương điển hình là Quảng Đông, từ tỉnh có nền nông nghiệp lạc hậu trở thành tỉnh có nền kinh tế đứng đầu Trung Quốc. Quảng Đông kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, theo con đường CNXH đặc sắc Trung Quốc, kiên định lấy dân làm gốc và tư tưởng giải phóng, dám thử, dám làm, cải cách kinh tế theo hướng thị trường XHCN, xử lý chính xác quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định. Về đổi mới mô hình doanh nghiệp, Trung quốc cũng chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình công ty quản lý, đầu tư vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp cũng như phương pháp quản trị công ty, minh bạch hóa thông tin, mối quan hệ giữa công ty với cổ đông chiến lược và các công ty khác thuộc danh mục đầu tư. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5320 | 985
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường sữa chua uống: Nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa chua uống Yomost
77 p | 1400 | 204
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 8: Báo cáo kết quả nghiên cứu
31 p | 362 | 112
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu định tính thị trường băng vệ sinh tại Việt Nam
22 p | 518 | 44
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế: Một số biện pháp hình thành ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên trong việc “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại chi bộ trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng được nghiên cứu
16 p | 834 | 43
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học: Thùng rác thân thiện
26 p | 356 | 37
-
Báo cáo: Kết quả nghiên cứu bảo tồn và sử dụng quỹ gen cây có củ giai đoạn 2006 - 2009
6 p | 297 | 23
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa và các dân tộc vùng Phong Nha, Kẻ Bàng
262 p | 105 | 21
-
Báo cáo: Kết quả nghiên cứu một số giải pháp thay thế sử dụng kháng sinh trong thức ăn cho gà
3 p | 180 | 19
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu: Đánh giá sự tuân thủ điều trị và một số kết quả điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú tỉnh Ninh Bình năm 2012
84 p | 149 | 19
-
Báo cáo: Kết quả nghiên cứu bón phân cho một số giống chè mới giai đoạn 2000 - 2012
13 p | 223 | 18
-
Báo cáo: Kết quả nghiên cứu giống khoai môn sọ bằng phương pháp in vitro
8 p | 196 | 17
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở: Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức, hành vi thực hành phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc Thái tại Quan Hóa và Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa 2006-2012
94 p | 122 | 13
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến: Sử dụng chức năng Presenter View của PowerPoint
6 p | 225 | 13
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến: Xây dựng công tác Đoàn hỗ trợ quản lý học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
16 p | 201 | 12
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu: Module 3 - Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm
6 p | 151 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Lao động – Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn
19 p | 67 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Tìm hiểu hoạt động quản lý thông tin về đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
69 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn