intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học " MỘT SỐ CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO ÁP DỤNG HIỆU QUẢ TRONG THỰC TẾ 2 NĂM 2005 - 2006 "

Chia sẻ: Mua Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

55
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong 2 năm gần đây, Viện KHCN Xây dựng luôn quan tâm đến việc chuyển giao áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào thực tế. Việc làm này đã góp phần nâng cao hiệu quả thực tiễn của công tác NCKH theo quy trình khép kín: Nghiên cứu giải pháp công nghệ - Triển khai áp dụng - Tổng kết kinh nghiệm - Nghiên cứu hòan thiện - Chuyển giao áp dụng đại trà. Dưới đây xin tóm lược một số công nghệ chuyển giao áp dụng nổi bật mà Viện KHCN Xây dựng đã thực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học " MỘT SỐ CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO ÁP DỤNG HIỆU QUẢ TRONG THỰC TẾ 2 NĂM 2005 - 2006 "

  1. VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MỘT SỐ CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO ÁP DỤNG HIỆU QUẢ TRONG THỰC TẾ 2 NĂM 2005 2006 PGS. TS. CAO DUY TIẾN TS. VŨ THỊ NGỌC VÂN Viện KHCN Xây dựng Trong 2 năm gần đây, Viện KHCN Xây dựng luôn quan tâm đến việc chuyển giao áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào thực tế. Việc làm này đã góp phần nâng cao hiệu quả thực tiễn của công tác NCKH theo quy trình khép kín: Nghiên cứu giải pháp công nghệ - Triển khai áp dụng - Tổng kết kinh nghiệm - Nghiên cứu hòan thiện - Chuyển giao áp dụng đại trà. Dưới đây xin tóm lược một số công nghệ chuyển giao áp dụng nổi bật mà Viện KHCN Xây dựng đã thực hiện trong 2 năm 2005 2006. 1. Trong lĩnh vực Địa Kỹ thuật Viện đã chuyển giao áp dụng thực tế 3 công nghệ lớn trong lĩnh vực địa kỹ thuật năm 2006 như sau: - Công nghệ thiết kế thi công công trình ngầm: Từ kết quả của các đề tài độc lập cấp Nhà nước "Nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật phục vụ xây dựng công trình ngầm đô thị VN" mã số RN 01 và đề tài "Nghiên cứu làm chủ công nghệ thi công công trình ngầm trong đất yếu các đô thị VN", mã số RDN 11-02 Viện đã hình thành các vấn đề kỹ thuật, công nghệ: Tính toán ảnh hưởng của thi công, khai thác công trình ngầm đô thị tới môi trường lân cận; Công nghệ kích ép ống; Đánh giá điều kiện địa kỹ thuật cho xây dựng công trình ngầm đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Công nghệ đào mở; Công nghệ đào ngầm; Công nghệ neo đất; Công nghệ quan trắc Địa kỹ thuật; Chỉ dẫn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, thi công công trình ngầm đô thị và lựa chọn công nghệ xây dựng thích hợp cho dạng công trình này. - Công nghệ chống lún công trình trong điều kiện chật hẹp: Năm 2005  2006 Viện đã áp dụng thành công việc chống lún nhiều công trình, trong đó đặc biệt phải kể đến các hạng mục công trình của Kho - Cảng Thị Vải. Công tác chống lún tại công trình này đã được thực hiện trong điều kiện công trình với hệ thống thiết bị điều khiển, cáp điện đan xen khá phức tạp đang hoạt động bình thường. Giải pháp được áp dụng là dùng cọc ống thép ép bằng thiết bị thi công nhỏ đặc chủng trong các hầm cáp chiều rộng 50  60 cm, sau đó thi công đài cọc mới và kích nâng toàn bộ sàn đỡ hệ thống thiết bị về cao độ thiết kế ban đầu. - Công nghệ thi công hố đào trên nền đất yếu: Bằng kết quả nghiên cứu của các đề tài "Hố đào sâu tại khu vực chật hẹp trong thành phố", mã số RD - 9504; "Phương pháp gia cố hố đào sâu trong điều kiện địa chất phức tạp", mã số RD 1996, các vấn đề về áp lực ngang lên tường chắn, thiết kế hố đào, quan trắc địa kỹ thuật và các thông số phục vụ thiết kế và thi công hố đào sâu đã được xây dựng thành quy trình và công nghệ cụ thể. Năm 2006 Viện đã quan trắc địa kỹ thuật và tư vấn hỗ trợ kỹ thuật về hố đào sâu cho nhiều công trình, trong đó có thể kể tới các công trình lớn như: Saigon Pearl, BITEXCO, công trình Nhà máy XM Thăng Long. Thông qua các số liệu thực tế từ sự cố trong thi công cọc và hố đào trong vùng đất yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu đã được đúc kết thành "Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa sự cố thi công hố đào trong vùng đất yếu" và được Bộ Xây dựng ký ban hành ban hành theo Quyết định số 1338/QĐ/BXD ngày 27/9/2006. 2. Trong lĩnh vực công nghệ BT và hóa phẩm xây dựng Hàng loạt các công nghệ về bê tông và hóa phẩm xây dựng luôn được hòan thiện và chuyển giao vào thực tế như sau:
  2. - Công nghệ phụ gia hóa phẩm xây dựng: Từ kết quả nghiên cứu của các đề tài "Nghiên cứu chế tạo sản xuất microsilica từ tro trấu để chế tạo bê tông và vữa cường độ cao", mã số RD 03 - 99; DA SXTN cấp Nhà nước "Hoàn thiện công nghệ sản xuất phụ gia nở và các loại vữa trộn sẵn"; "Phụ gia hoá học cho bê tông - Tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp thử, mã số 04 -99, Viện đã đưa vào áp dụng thực tế hàng loạt phụ gia hóa phẩm xây dựng như: + Phụ gia hóa dẻo, siêu dẻo chậm đông kết dùng cho kết cấu bê tông (LK-1, LK-1G, LK-RD, COSU, ICT super -N): được áp dụng tại các trạm trộn bê tông thương phẩm của Cty VIMECO, Cty Việt úc, VINACONEX 2 ...), cho bê tông cọc nhồi TT HNQG; các NM XM Cẩm Phả, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sông Gianh ...; + Phụ gia chống thấm MICROS-T: Dùng cho chống thấm nhiều công trình xây dựng mới và công trình sửa chữa: Nhà họp BCH TƯĐ, nhà làm việc các Ban Đảng ...; + Phụ gia ức chế ăn mòn: Dùng cho thi công các công trình vùng biển và các công trình chịu ăn mòn hoá chất: NM Nhiệt điện Uông Bí, NM Đạm Phú Mỹ ...; + Vữa tự chảy không co GM-F: Dùng cho đổ bù chèn khe, neo bê tông các nhà máy và khu công nghiệp: NM XM Hải Phòng, TT HN QG, NM XM Sông Gianh ...; + Vữa bơm GM - P: Dùng bơm chèn các vết nứt hoặc sử lý các khu vực bị rỗ của bê tông của các công trình dân dụng và công nghiệp: NM XM Sông Gianh, NM XM Hải Phòng, Tháp Ninh Thuận ...; + Sơn epoxy chất lượng cao VICTA-EP: dùng để sơn các sàn khu công nghiệp có yêu cầu cao về độ sạch và chèn các lỗ neo có yêu cầu cao về cường độ: NM ô tô Trường Sơn, Khu công nghiệp Nam Thăng Long, NM Xe máy Hon đa VN ... ; + Sơn chống thấm XIMĂNG - POLYME VICTALASTIC: Dùng để sơn chống thấm các công trình. Đã áp dụng tại nhiều công trình như: Chung cư 25 tầng Cty VIMECO-VINACONEX; Khu Chung cư 229 Phố Vọng, HN; bể nước, sàn mái Khu sân gold Hòa Bình; bể nước, hố thang máy: nhà máy NIDEC NISIN Vietnam - KCN Quang Minh, nhà máy IKO THOMSON - KCN Hải Phòng ... - Công nghệ chế tạo bột tăng cứng mặt sàn bê tông VICTATOP: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu sản xuất vật liệu làm cứng mặt sàn bê tông", mã số RD 12 - 03, Viện đưa vào áp dụng thực tế công nghệ sản xuất và thi công bột tăng cứng sàn từ nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam để dùng cho láng bề mặt sàn khu công nghiệp, gara để xe, sàn các siêu thị: Tòa nhà VIMECO; tầng hầm CT21 - Ciputra; tầng hầm nhà khách Liên cơ Tỉnh Quảng Ninh; NM Nhiệt điện Uông Bí ...; - Công nghệ bê tông đầm lăn: Với ưu điểm thi công nhanh, giá thành hạ, bê tông đầm lăn (BTĐL) đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng. ở Việt Nam, BTĐL đã bắt đầu được đưa vào sử dụng xây dựng đập của một số công trình thủy điện. Từ việc triển khai hợp tác song phương với tổ chức TEPCO - Nhật Bản qua đề tài "Nghiên cứu sử dụng tro nhiệt điện phả lại trong BT đầm lăn" và đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ BT đầm lăn trong thi công đường và đập BT trọng lực", mã số RD 19 - 04, Viện đã biên sọan các hướng dẫn lựa chọn thành phần bê tông đầm lăn cho đập và đường và sọan thảo quy trình, tham gia tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các công trình thủy điện A Vương, Sơn La, SESAN 4 ... - Công nghệ thi công mới và sửa chữa các công trình bê tông chống ăn mòn công nghiệp và vùng ven biển Việt Nam: Với các công trình xây mới: Viện đã triển khai công nghệ đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ, sử dụng các chất ức chế ăn mòn, các phụ gia nâng cao độ đặc chắc của bê tông; Với các công trình sửa chữa: công nghệ sử dụng chất tẩy gỉ, sơn chống ăn mòn cốt thép, phun khô điền đầy các vị trí hư hỏng .... đã được sử
  3. dụng hiệu quả tại: Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại, thủy điện Thác Mơ ...; Công nghệ chống gỉ bảo quản thép đã được áp dụng tại các công trình của Đà Nẵng, Vũng Tầu, Nha Trang ... và trực tiếp áp dụng chống gỉ thép cán nóng của NM thép Việt Úc; - Công nghệ sơn chống ăn mòn và chịu nhiệt: đã được Viện nghiên cứu và bắt đầu đưa vào sử dụng có hiệu quả tại công trình đường ống công nghệ chịu nhiệt cao của NM đạm Phú Mỹ ... ; - Công nghệ chống thấm công trình ngầm: từ kết quả đề tài độc lập cấp Nhà nước"Nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật phục vụ xây dựng công trình ngầm đô thị VN" mã số RN 01 và các nghiên cứu truyền thống khác của Viện, công nghệ chống thấm công trình ngầm đã được Viện triển khai áp dụng vào nhiều công trình như: công trình TTHN Quốc gia, tầng hàm khách sạn Hòan Kiếm số 25 Trần Hòan Kiếm, Hà Nội; bể nước ngầm Nhà Chính phủ tại 37 Hùng Vương, Ba Đình HN; tầng hầm, bể nước ngầm công trình CT 21 Khu đô thị Ciputra; sàn đáy tầng hầm HH4 Sông Đà; tầng hàm chung cư N04B-2 Khu đô thị mới Dịch Vọng, Cầu Giấy HN ; CT TTTM Tràng Tiền PLAZA và nhiều công trình khác; - Công nghệ bê tông cốt sợi thép (BTCST: Với đề tài "Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng cao sử dụng cốt sợi nhân tạo dùng cho các công trình ở HN", mặc dù đang trong quá trình nghiên cứu, kết quả của đề tài đã được áp dụng cho Đường giao thông tại khu di tích Cố Đô Huế và một số nơi khác đã cho thấy Công nghệ BTCST có hiệu quả trong nhiều trường hợp thực tế. Từ đay các quy trình tiết kế, thi công, bảo dưỡng đã được biên sọan phù hợp với điều kiện kỹ thuật, vật liệu và khí hậu nóng ẩm VN; 3. Trong lĩnh vực duy tu sửa chữa, bảo tồn các công trình cổ, công trình di tích (DT), công trình văn hoá Nhiều năm nay, Viện đã đề xuất và không ngừng hòan thiện áp dụng các kỹ thuật, công nghệ như: công nghệ khôi phục trang trí họa tiết; công nghệ phục hồi gia cường kết cấu gỗ và phục hồi chi tiết trang trí gỗ; công nghệ gia cố nền và chống cát chảy bằng cọc cừ khoan nhồi mini; công nghệ gia cường khối xây gạch; công nghệ chống thấm cho mái và dàn mái; Kỹ thuật phục hồi khảm sứ thuỷ tinh màu; Các giải pháp tôn tạo phần hạ tầng, cảnh quan sân vườn, bảo vệ các phế tích đảm bảo nguyên tắc bảo tồn tối đa DT gốc, không ảnh hưởng đến màu sắc, kiến trúc, công năng vốn có của DT ... Một số công trình Viện đã áp dụng các công nghệ trên thực hiện trong năm 2005  2006 gồm: Chùa Thiên mụ, Trường lang - Tử Cấm thành, điện Biểu Đức – lăng Thiệu Trị; các Cổng thành, cung An Định .... Công nghệ trùng tu tháp Chămpa cũng đã được Viện triển khai áp dụng để phục hồi đưa vào khai thác giá trị văn hóa, tín ngưỡng của rất nhiều công trình. Từ việc làm chủ công nghệ sản xuất vật liệu, chất kết dính, kỹ thuật xây dựng, điêu khắc và đề xuất ra các quy trình, chỉ dẫn tu bổ các tháp Chăm (xây mài chập và xây kiểu dán gạch - tháp Po Romê), Viện đã triển khai áp dụng hiệu quả công nghệ này từ gần 10 năm nay. Riêng năm 2006, Viện đã triển khai áp dụng tại các công trình tháp Mỹ Khánh, cụm tháp Hòa Lai, tháp cổ Vĩnh Hưng - Bạc Liêu - Cà Mau ...; Ngoài ra, với các công nghệ sửa chữa bảo tồn tôn tạo công trình kiến trúc, Viện áp dụng thực tế cho nhiều công trình có ý nghĩa chính trị quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch nước, bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh .... 4. Trong lĩnh vực kết cấu xây dựng Năm 2006 Viện đã đưa vào áp dụng thực tế một số công nghệ sau: - Công nghệ ƯLT: + Thiết kế, thẩm tra thiết kế phần DƯL của các công trình: Trung tâm thương mại dịch vụ – Văn phòng cho thuê, VINCOM.JSC; Trung tâm nghiên cứu khoa học và Công trình công cộng, số 104 Hòang Quốc Việt, Hà Nội; Trung tâm thương mại Vật liệu và trang thiết bị nội thất Mê Linh - Plaza ...; + Thi công ƯLT các công trình: Khách sạn LICOGI Hạ Long; Nhà chung cư Green Build Q3, Tp HCM; Trung tâm nghiên cứu khoa học và Công trình công cộng, số 104 Hòang Quốc Việt, Hà Nội; Tổ hợp nhà ở cao
  4. tầng tiêu chuẩn cao tại 25 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội; Khu TM và chung cư cao tầng tại đường Chu Văn An, phường 12, Bình Thạnh, Tp HCM; công trình Khu thương xá Vĩnh Trung Plaza ...; - Công nghệ thi công sửa chữa kết cấu công trình: Năm 2006 Viện đã triển khai công nghệ này tại các công trình sau: Gia cố KC BTCT khung sàn lan can gian lò cốt 8-14M, Công ty Nhiệt điện Uông Bí; Nhà xưởng SX Cty TNHH ASUZAC ACM; Nhà 657, Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc ...; - Công nghệ Giàn lưới không gian nhịp lớn: Với kết quả nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm kết cấu dàn lưới trong điều kiện VN', mã số RD 37 : 1998 và "Kết cấu dàn lưới không gian kim loại - Chỉ dẫn thiết kế", mã số TC 52 : 05, năm 2006 Viện đã thực hiện thẩm tra kết cấu giàn mái không gian Công trình NM Xi măng Sông Thao; Thẩm tra và thí nghiệm kiểm tra chất lượng CT Giàn mái không gian Sân vận động Đông Hà - Quảng Trị; kiểm tra chất lượng kết cấu GMKG tại các công trình Nhà hát Ca múa nhạc Huỳnh Thúc Kháng – Hà Nội, nhà thi đấu Bắc Ninh, siêu thị Mê Linh Plaza; kiểm tra chất lượng thử tải Giàn mái không gian công trình đa năng - Bắc Ninh... - Công nghệ vật liệu Phòng chống cháy: Năm 2006 Viện đã triển khai đánh giá mức độ an toàn phòng hỏa cho một số công trình dầu khí, dân dụng và công nghiệp như: Sản phẩm của Cty CP dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí; sản phẩm của Công ty PROMAT; các loại VL chịu lửa của Burwitz VN; đặc tính cháy của các loại VLXD của Xí nghiệp Tập thể Bình An Hải Phòng, đánh giá mức độ phòng hỏa của VPQH, TTHNQG và khảo sát đánh gía sau hảo họan nhiều công trình dân dụng khác; - Công nghệ giảm thiểu thiệt hại công trình do gío bão, lốc tố: Năm 2006, các giải pháp kỹ thuật phòng ngừa tốc mái, đổ nhà đã được Viện phổ biến, tuyên truyền đến các tỉnh Miền Trung và đồng bào nông thôn miền núi khác qua VTV1, VTV2, Báo Xây dựng và các Sở Xây dựng; - Các phần mềm thuộc lĩnh vực nền móng, kết cấu công trình, bê tông, phương pháp thử, quản lý xây dựng do Viện biên soạn luôn được cập nhật và phổ biến cho các đơn vị trong Ngành. Năm 2006, Viện chuyển giao đưa vào áp dụng phần mềm tính tóan kết cấu ứng lực trước Phần mềm PADPS và Phần mềm EqCode về các tiêu chuẩn thử nghiệm, thí nghiệm tương đương trong lĩnh vực KCCT, VLXD và Địa kỹ thuật. Phần mềm tự động hóa thiết kế nhà cao tầng PKPM - VNBC đã được đưa vào thực tế và luôn cập nhật bổ sung để phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn hiện hành. 5. Trong lĩnh vực trắc địa công trình Với tốc độ, mật độ và tính đa dạng và phức tạp của các công trình xây dựng như hiện nay, bằng các công nghệ và thiết bị trắc đạc truyền thống khó có thể đảm bảo được tiến độ và độ chính xác của công tác trắc địa công trình. Bằng việc sử dụng kết hợp công nghệ GPS và tòan đạc điện tử để lập lưới khống chế thi công và quan trắc chuyển dịch công trình, đặc biệt là những công trình đòi hỏi độ chính xác cao đã đáp ứng được yêu cầu thực tế. Năm 2006 Viện đã chuyển giao và áp dụng công nghệ này tại nhiều công trình như: TT HNQG; các khu chung cư cao tầng ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh; đo kiểm tra phục vụ thông hầm NM Thủy điện A Vương; đo kiểm định và đo chuyển dịch NM XM Cẩm Phả - Quảng Ninh và trạm nghiền NMXM Cẩm Phả - Bà Rịa Vũng Tàu; đo chuyển dịch mặt đất NM Xi măng Thăng Long; đo chuyển dịch mố cầu Văn Thánh; lập lưới khống chế thi công dây chuyền số 3, NM Xi măng Hoàng Thạch ... Với máy tòan đạc điện tử có chế độ đo không gương khoảng cách lớn và máy thủy chuẩn chính xác cao, Viện đã xác lập và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng kích thước hình học của các công trình quan trọng, nhà cao tầng và các công trình có chiều cao lớn: Khu chung cư Mỹ Đình, Trung Hòa - Nhân Chính, Nam Thăng Long ....; Những hoạt động nghiên cứu chuyển giao công nghệ hiệu quả vào thực tế đã góp phần thay đổi công nghệ xây dựng trong nhiều lĩnh vực của Ngành Xây dựng, đảm bảo sự thành công của quá trình hội nhập Quốc tế và sự nghiệp CNH - HĐH trong lĩnh vực Xây dựng. Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng mong muốn hợp tác cùng các cá nhân, đơn vị và các bạn đồng nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ xây dựng. Mọi thông tin có thể tìm hiểu, trao đổi trên trang website của Viện là http://www.ibst.vn hoặc gửi tới địa chỉ email: ibst_vn@fpt.vn, Fax: (84.4) 8361197.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1