Báo cáo: Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương”
lượt xem 82
download
Lễ hội không chỉ là loại hình văn hóa dân gian mà còn là nguồn tài nguyên du. lịch nhân văn có vai trò quan trọng, là vật hút của ngành du lịch. Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang vận dụng nguồn tài nguyên nhân văn này đưa vào hoạt động du lịch, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy kinh tế phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương”
- 1 BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Báo cáo Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương”
- 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 4 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................... 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................ ................................ ............................... 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 6 3.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ ................................ .... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 7 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7 5.1. Nguồn tư liệu ................................ ................................ ................................ ................. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu................................ ................................ ............................... 7 6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................................... 8 6.1. Về mặt khoa học................................................................ ................................ ............. 8 6.2. Về mặt thực tiễn ................................................................ ................................ ............. 8 7. Bố cục đề tài ..................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG .......................................................................... 9 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch.................................................................................. 9 1.1.1.1. Khái niệm du lịch ...................................................................................................... 9 1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch ............................................................................................ 9 1.1.1.3. Một số khái niệm khác ................................ ................................ ............................... 9 1.1.2. Các loại hình du lịch ................................ ................................................................. 11 1.1.2.1. Khái niệm ................................................................................................................ 11 1.1.2.2. Phân loại các loại h ình du lịch ................................................................................ 11 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch............................................................................. 12 1.1.3.1. Tài nguyên du lịch ................................................................................................... 12 1.1.3.2. Các điều kiện phát triển du lịch ................................ ................................ ............... 12 1.1.4. Tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường ........................... 14 1.1.4.1. Tác động đến kinh tế................................................................................................ 14 1.1.4.2. Tác động đến văn hoá - xã hội ................................................................................. 16 1.1.4.3. Tác động đến môi trường......................................................................................... 17 1.2. Khái quát về lễ hội....................................................................................................... 18 1.2.1. Khái niệm lễ hội ........................................................................................................ 18 1.2.1.1. Khái niệm “lễ” ........................................................................................................ 18 1.2.1.2. Khái niệm “hội” ................................ ................................ ................................ ...... 18 1.2.1.3. Mối quan hệ giữa “lễ” và “hội”.............................................................................. 19 1.2.2. Phân loại lễ hội ......................................................................................................... 19 1.2.2.1. Căn cứ theo mục đích tổ chức .................................................................................. 20 1.2.2.2. Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội ......................................... 20 1.2.3. Chức năng, vai trò và tác động của lễ hội ................................................................. 21 1.2.3.1. Chức năng của lễ hội ............................................................................................... 21 1.2.3.2. Vai trò của lễ hội ..................................................................................................... 22 1.2.3.3. Tác động của lễ hội ................................ ................................................................. 23 1.3. Mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch .............................................................................. 24 1.3.1. Tác động của lễ hội đến du lịch................................................................................. 24 1.3.2. Tác động của du lịch đến lễ hội................................................................................. 25 CHƯƠNG 2: LỄ HỘI Ở HUYỆN THỌ XUÂN - THANH HÓA..................................... 26 2.1. Huyện Thọ Xuân và tiềm năng du lịch ....................................................................... 26 2.1.1. Khái quát huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa ................................................................. 26 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 26 2.1.1.2. Lịch sử h ình thành huyện ......................................................................................... 28
- 3 2.1.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội .......................................................................................... 30 2.1.1.4. Đặc điểm văn hóa, dân cư ....................................................................................... 33 2.1.2. Tiềm năng du lịch Thọ Xuân - Thanh Hóa ............................................................... 33 2.1.2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên ...................................................................................... 33 2.1.2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn ..................................................................................... 35 “Nguồn: Địa chí huyện Thọ Xuân” ...................................................................................... 36 2.2. Lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa ................................ ................................ ...... 40 2.2.1. Hệ thống lễ hội ở huyện Thọ Xuân ................................ ................................ ........... 40 2.2.1.1. Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với xã hội ................................ .. 41 2.2.1.2. Lễ hội tôn giáo và văn hóa ....................................................................................... 42 2.2.2. Một số lễ hội tiêu biểu ở huyện Thọ Xuân ................................................................ 42 2.2.2.1. Lễ hội Lam Kinh ................................ ................................ ................................ ...... 42 2.2.2.2. Lễ hội Lê Hoàn ........................................................................................................ 47 2.2.2.3. Lễ hội làng Xuân Phả .............................................................................................. 49 2.2.3. Giá trị của lễ hội ở huyện Thọ Xuân ......................................................................... 55 2.2.3.1. Lễ hội có giá trị cố kết cộng đồng ............................................................................ 55 2.2.3.2. Lễ hội đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần .......................................................... 56 2.2.3.3. Lễ hội thể hiện tưởng nhớ ngư ời có công với dân tộc ................................ ............... 57 2.2.3.4. Lễ hội thể hiện khiếu thẩm mĩ của cộng đồng .......................................................... 58 2.2.3.5. Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa ..................................................................... 59 2.2.3.6. Lễ hội tạo điều kiện cho du lịch địa phương phát triển............................................. 60 3.1.1. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật .......................... 61 3.1.3. Thực trạng lượng khách du lịch tham gia lễ hội....................................................... 64 3.1.4. Hiện trạng giữ g ìn vệ sinh môi trường tại các lễ hội................................................. 65 3.1.5. Nhận xét ................................ ................................ ................................ .................... 66 3.2. Giải pháp ..................................................................................................................... 69 3.2.1. Giải pháp bảo tồn các giá trị của lễ hội huyện Thọ Xuân ......................................... 69 3.2.1.1. Đầu tư trùng tu các di tích gắn với lễ hội................................................................. 69 3.2.1.2. Đưa cộng đồng trở thành chủ thể của lễ hội ............................................................ 69 3.2.1.3. Khôi phục và giữ gìn những giá trị truyền thống của lễ hội ..................................... 70 3.2.2. Giải pháp cho phát triển du lịch lễ hội huyện Thọ Xuân .......................................... 71 3.2.2.1. Xây dựng cơ sở cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho du lịch ........................................ 71 3.2.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch lễ hội huyện ................................ .................... 71 3.2.2.3. Mở rộng quy mô tổ chức lễ hội ................................................................................ 72 3.2.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá ........................................................... 73 3.2.2.5. Bảo vệ tài nguyên và môi trường ............................................................................. 74 3.2.1.6. Kết h ợp lễ hội với các tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đ ể xây dựng tuyến du lịch ................................ ................................ ................................ ........................ 74 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ........................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................................................. 81
- 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam luôn tự h ào về hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, với bao biến đổi thăng trầm đã đúc kết lại thành một nền văn hóa Việt Nam đậm đ à b ản sắc. Trong đó, không thể không nhắc đến lễ hội - một nét sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây cũng là thành tố quan trọng góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng trong thống nhất của dân tộc Việt Nam. Lễ hội không chỉ là lo ại h ình văn hóa dân gian mà còn là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có vai trò quan trọng, là vật hút của ngành du lịch. Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đ ã và đang vận dụng nguồn tài nguyên nhân văn này đưa vào hoạt động du lịch, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng các lễ hội lên tầm cao mới. Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn hóa Thông tin cơ sở và Bộ Văn hóa Thông tin, cả nư ớc có 8902 lễ hội lớn nhỏ và được phân bố rộng khắp. Ở địa phương nào cũng có lễ hội đặc trưng tiêu biểu của mình. Nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, Thọ Xuân là vùng đất “đ ịa linh nhân kiệt” có vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ n ước tỉnh Thanh nói riêng, cả nước nói chung. Nơi đây không chỉ sản sinh ra những con người kiệt suất cho dân tộc như: Lê Hoàn, Lê Lợi, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn,… mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo, điển hình là các lễ hội truyền thống của địa phương gắn liền với các vị vua của dân tộc và văn nghệ dân gian của con người, mảnh đất nơi đây. Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội ở đây mới chỉ dừng lại ở quy mô là những lễ hội dân gian mang ý nghĩa văn hóa thuần túy, m à chưa có sự mở rộng hoạt động của các lễ hội th ành vật hút của ngành du lịch, hay có cũng chỉ làm một cách hời hợt. Bên cạnh đó, vẫn chưa có sự kết hợp giữa các lễ hội nơi đây với những tài nguyên du lịch khác của địa phương để phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch. Hay nói cách khác, việc sử dụng tài nguyên văn hóa - lễ hội đưa vào khai thác trong du lịch của huyện Thọ Xuân còn h ạn chế, chưa thực sự được chú trọng. Xu ất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Lễ hội ở huyện Thọ Xuân -Thanh Hóa với việc phát triển du lịch địa phương”, làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp ra
- 5 trường của mình, nhằm góp công sức nhỏ bé của m ình vào việc giới thiệu, bảo tồn và khai thác những giá trị văn hóa của lễ hội để phát triển du lịch của địa phương. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhiều người từ lâu đã biết đến Thọ Xuân với những vị anh hùng của dân tộc như Lê Lợi, Lê Hoàn,… với những di tích Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn, hay những trò diễn xướng dân gian xưa kia dùng đ ể tiến vua, và gắn liền là hệ thống lễ hội đặc sắc và phong phú. Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu mới chỉ có những bài viết nghiên cứu đơn lẻ từng lễ hội mà vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quát về các lễ hội và đưa ra những định hư ớng phát triển du lịch cụ thể cho các lễ hội của huyện. Trong “Non nước Việt Nam”, tác giả Vũ Thế Bình có đề cập đến Lễ hội Lam Kinh ở Thanh Hóa và vẫn chưa đi sâu nghiên cứu xem hoạt động du lịch của lễ hội như thế nào và cũng chưa có sự liên hệ với các lễ hội khác để xây d ựng nên hệ thống lễ hội phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Về các lễ hội ở huyện Thọ Xuân cũng có khá nhiều b ài viết của các cá nhân, cơ quan văn hóa đăng trên các trang báo điện tử nhưng hết sức sơ lược, ngắn gọn như: Lễ hội Lê Hoàn có các bài viết như: Đỗ Phương Thảo với “Lễ hội Lê Hoàn và huyền thoại về ông vua trọng nông” (kinhtenongthon.com.vn); tác giả hoabovai với “Lễ hội Lê Hoàn - â m vang tiếng gọi cội nguồn” (tuoitrethanhhoa.com); hay “Lễ Hội Lê Hoàn ở Thanh Hoá” (slpc.wordpress.com);… Viết về lễ hội Lam Kinh có: Đỗ Như Chung với Lễ hội Lam Kinh từ lễ hội cung đình đến lễ hội dân gian ”; Thiên Lam với “Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét văn hoá thời Lê” (tin247.com);… Lễ hội Xuân Phả cũng có những bài viết như: “Trò Xuân Phả những điệu múa mặt nạ dị kỳ” (viettems.com) của Huy Thông (2009); “Lễ hội Làng Xuân Phả” (2008), (thanhhoafc.net/forum/showthread.php?t=4700); “Phục dựng lễ hội Xuân Phả/Video ” (viettems.com) của Bùi Quang Thắng (2010);… Tuy nhiên, những bài viết này chỉ tiến hành mô tả khái quát lại các lễ hội, m à không đi sâu vào phân tích những ý n ghĩa, vai trò của từng lễ hội, không đánh giá tiềm năng du lịch của từng lễ hội ở mỗi địa phương. Mặc dù vậy, đây cũng là những nguồn
- 6 tài liệu tham khảo quan trọng để chúng tôi tiến h ành nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp n ày. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khi nh ắc đến lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa người ta chỉ biết đến một số lễ hội mang tầm quốc gia như Lễ hội Lam Kinh mà không biết đến những lễ hội khác như: Lễ hội Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả,… là những lễ hội cũng có nhiều giá trị đang đư ợc bảo tồn và có th ể phát triển du lịch. Do đó, khóa luận hoàn thành là nguồn tài liệu góp phần giới thiệu rộng rãi với mọi người những giá trị văn hóa mà các lễ hội tại huyện Thọ Xuân hiện đang lưu truyền. Là người con của địa phương, việc tìm hiểu về đặc điểm và thực trạng hoạt động của các lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, giúp b ản thân tác giả hiểu rõ hơn về các lễ hội truyền thống văn hóa trên mảnh đất qu ê hương m ình. Đồng thời, với việc nghiên cứu sẽ đ ưa ra các giải pháp nhằm: Tác động vào ý thức của người dân địa ph ương trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa; đưa lễ hội của địa phương trở thành tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch, góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động du lịch và lễ hội, trên cơ sở đó đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với kinh tế - xã hội, văn hóa (lễ hội) và môi trường. Tìm hiểu về các lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, đồng thời đưa ra giải pháp, kiến nghị để lễ hội truyền thống của địa phương trở thành lễ hội phục vụ du lịch mà không làm m ất đi tính linh thiêng của lễ hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là m ột số lễ hội truyền thống tiêu biểu có thể phát triển để phục vụ hoạt động du lịch trên đ ịa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa.
- 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tìm hiểu khái quát về đặc điểm địa lí, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa con người của huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa, qua đó hiểu được tác động của nó đối với lễ hội ở đây. Nghiên cứu một số lễ hội văn hóa tiêu biểu như: Lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn, lễ hội làng Xuân Phả thuộc địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa ở các mặt nội dung, hình thức từ khi các lễ hội này ra đời và phát triển đến nay. Ngoài ra, đề tài tìm hiểu thực trạng thu hút khách du lịch tại các lễ hội và phương thức khai thác các lễ hội này đưa vào hoạt động du lịch tại địa phương. Đồng thời đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch tại lễ hội ở huyện Thọ Xuân. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Để thực hiện khóa luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu sau: - Tài liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản,… - Tài liệu điền d ã thu thập đư ợc thông qua việc đi thực tế các lễ hội tiêu biểu tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa và phỏng vấn các cán bộ văn hóa, những người cao tuổi tại địa phương. Đây là nguồn tài liệu quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài khóa lu ận tốt nghiệp này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, đó là: - Phương pháp phân tích, tổng hợp : Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái quát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra. - Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau và thời gian dài ngắn cũng không giống nhau vì thế các tài liệu đó cần đư ợc thống kê lại và xử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đạt được kết quả cao. - Phương pháp khảo sát thực địa : Sử dụng phương pháp này để lấy được các số liệu, thông tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm độ chính
- 8 xác, đ ể kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài. - Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi đối thoại liên quan đ ến lễ hội của địa phương đ ối với những vị khách tham gia lễ hội, những người quản lý, cán bộ văn hóa, nh ững người cao tuổi, người làm du lịch để thu thập th êm thông tin. - Phương pháp chuyên gia : Việc tranh thủ ý kiến của lãnh đ ạo, chính quyền, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa lễ hội là những kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào nghiên cứu. Công việc n ày rút ngắn quá trình điều tra phức tạp, đồng thời bổ sung cho phương pháp điều tra cộng đồng. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt khoa học Nghiên cứu lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa góp phần xây dựng bức tranh tổng thể về lễ hội văn hóa tiêu biểu trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội (nhất là về du lịch) của địa phương. 6.2. Về mặt thực tiễn Đề tài hoàn thành sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá h ình ảnh lễ hội của Thọ Xuân. Đồng thời để các cơ quan chính quyền địa ph ương quan tâm chú trọng phát triển du lịch ở các lễ hội h ơn nữa. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra những đề xuất định hướng trong việc bảo tồn giữ gìn và khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch. Lễ hội ở huyện Thọ Xuân là mảng đề tài hiện nay còn ít người nghiên cứu, nên nguồn tài liệu vẫn ch ưa phong phú. Do đó, sau khi đề tài hoàn thành đây sẽ là nguồn tài liệu thành văn h ữu ích cho những ai có nhu cầu nghiên cứu về mảng đề tài lễ hội ở các địa phương. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và ph ần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung Chương 2: Lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa Chương 3: Khai thác lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa vào việc phát triển du lịch địa phương
- 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Khái quát về du lịch 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Bàn về du lịch có rất nhiều quan niệm khác nhau, mỗi định nghĩa đứng trên một góc độ, mộ t lập trường quan điểm như: Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức: Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của m ình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…; Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, n ghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Nhìn chung, các khái niệm về du lịch là không giống nhau, tuỳ thuộc góc độ của chủ thể và tu ỳ thuộc các mốc thời gian mà khái niệm về du lịch có sự khác nhau. Đối với Việt Nam, theo Luật du lịch năm 2006 định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ d ưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [37, 9]. 1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch Theo Lu ật Du lịch Việt Nam (2006): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành ngh ề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch được phân loại theo hai tiêu chí: Phạm vi lãnh thổ và lo ại h ình du lịch. Ph ân loại theo phạm vi lãnh thổ có du khách : Quốc tế và nội địa. Phân theo lo ại hình du lịch thì có du khách du lịch sinh thái và du khách du lịch văn hóa. 1.1.1.3. Một số khái niệm khác * Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch. Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + hàng hóa và d ịch vụ du lịch. Dựa trên các thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch và tùy thuộc vào đặc trưng đặc thù của mỗi nước, các nhà du lịch đưa ra một số mô h ình: 4S, 3H và 6S.
- 10 * Điểm du lịch Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút du khách đến tham quan du lịch. * Khu du lịch Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. * Tuyến du lịch Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau về chức năng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách. * Đơn vị cung ứng du lịch Là một cơ sở kinh doanh cung cấp cho du khách một phần hoặc toàn bộ sản phẩm du lịch. Đơn vị cung ứng du lịch bao gồm: Điểm vui chơi giải trí cung ứng các loại hình và dịch vụ vui chơi giải trí; khách sạn cung ứng dịch vụ lưu trú, ăn uống; nh à hàng chuyên d ịch vụ ăn uống cho du khách;… * Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể đư ợc sử dụng nhằm thỏa m ãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du khách. * Lữ hành Lữ hành là việc thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộ trình, chương trình định trước. * Cơ sở lưu trú du lịch Là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các d ịch vụ khác phục vụ du khách. Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều, bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu.
- 11 1.1.2. Các loại hình du lịch 1.1.2.1. Khái niệm Loại hình du lịch đư ợc hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, ho ặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau hoặc đ ược xếp chung theo một giá bán n ào đó. 1.1.2.2. Phân loại các loại hình du lịch Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại du lịch khác nhau. Trong các ấn phẩm về du lịch đ ã được phát hành, khi phân các lo ại hình du lịch các tiêu thức phân loại th ường đ ược sử dụng như sau: * Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch Dựa vào tiêu chí này, du lịch được chia thành hai loại: Loại hình du lịch quốc tế, đây là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ các quốc gia khác nhau, bao gồm có du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động; loại hình du lịch nội địa: Là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia. * Căn cứ vào nhu cầu và động cơ làm nảy sinh hoạt động du lịch Căn cứ vào tiêu chí n ày, người ta chia ra thành các lo ại hình: Du lịch chữa bệnh; du lịch nghỉ ngơi, giải trí; du lịch thể thao; du lịch văn hoá; du lịch lịch sử; du lịch sinh thái; du lịch công vụ; du lịch tôn giáo; du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương; du lịch quá cảnh. Các loại h ình du lịch kể trên thường không thể hiện nguyên một dạng nào đ ầy đủ và rõ rệt, ta thường gặp sự kết hợp của một vài thể loại một lúc như du lịch nghỉ ngơi và du lịch văn hoá, du lịch công vụ với du lịch văn hoá,… * Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi Căn cứ vào hình thức chuyến đi người ta chia thành: Du lịch theo đo àn và du lịch cá n hân. Ngoài ra, còn căn cứ vào các tiêu chí khác như: Phương tiện giao thông được sử dụng, phương tiện lưu trú, thời gian đi du lịch của khách, vị trí địa lí của nơi đến đi du lịch,… mà tương ứng nhiều loại h ình khác nhau.
- 12 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch 1.1.3.1. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản trong việc kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên phân bố không đồng đều trên lãnh th ổ. Có những tài nguyên giàu giá trị thu hút nh ưng được phân bố ở những điểm du lịch để phát triển kinh doanh du lịch đ ược. Như vậy, không phải nơi nào giàu tài nguyên du lịch cũng có thể phát triển thành điểm du lịch để phát triển kinh doanh du lịch được, nhưng nhìn chung, việc phát triển kinh doanh du lịch chỉ có thể được thực hiện tại những nơi có tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch được chia thành tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN) và tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV). TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Các thành phần của tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: Địa hình, khí h ậu, nguồn nước và thực - động vật. TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tư ợng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. TNDLNV có các đ ặc điểm sau: Có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không điển hình ho ặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu, việc tìm hiểu các đối tư ợng nhân tạo thường diễn ra trong thời gian ngắn; số người quan tâm tới TNDLNV thường có văn hoá cao h ơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn; thường tập trung ở các điểm quần cư và thành phố lớn; đại bộ phận không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), không bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác; sở thích của những người tìm đến TNDLNV rất phức tạp và rất khác nhau. TNDLNV bao gồm: Các di tích lịch sử lịch sử - văn hoá, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác. 1.1.3.2. Các điều kiện phát triển du lịch * Điều kiện về chế độ chính trị - xã hội Du lịch chỉ có thể phát triển được trong hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia và các dân tộc. Ở những nước và những vùng có chế độ chính trị ổn định, tình hình trật tự an toàn xã hội đảm bảo tạo lực hút rất lớn lượng du khách đến tham quan du lịch.
- 13 Ngược lại, ở những nư ớc, những vùng có sự bất ổn về chính trị, xung đột, chiến tranh sẽ gây ảnh hưởng rất xấu hoặc dẫn đến sự ngừng trệ các hoạt động du lịch. Các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, động đất, hoặc các bệnh dịch như sida, tả, lỵ, sốt rét cũng gây ảnh hưởng xấu đến phát triển du lịch. Một xã hội văn minh, lịch sự, có những nét đẹp trong phong tục tập quán cũng là yếu tốt hấp dẫn du khách do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch. Đôi khi bản thân chế độ chính trị hiện tại cũng trở thành đối tượng thăm viếng của du khách bởi họ muốn có những nhận xét khách quan nh ất về nó. * Điều kiện kinh tế Ngành du lịch của một quốc gia hay vùng phát triển tỉ lệ thuận với trình độ phát triển kinh tế của quốc gia hay vùng đó. Thu nhập bình quân đ ầu người là chỉ số tác động trực tiếp đến lượng nhu cầu trong du lịch. Các nhà kinh tế đã thống kê rằng ở các nước có nền kinh tế phát triển, nếu thu nhập tăng lên 1% thì chi phí của nhân dân dành cho du lịch tăng lên 1,5%. Mức thu nhập là nhân tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch. * Điều kiện giao thông vận tải Giao thông du lịch có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Sự phát triển của giao thông vận tải thể hiện trên hai m ặt: Phát triển về số lượng hình thành nhiều loại giao thông và sự tăng lên một cách nhanh chóng số lượng phương tiện vận chuyển, tạo khả năng vận chuyển số lượng lớn du khách trên th ế giới đi du lịch. Phát triển về chất lượng của phương tiện giao thông vận tải tốc độ vận chuyển, đảm bảo an to àn trong vận chuyển, đảm bảo tiện nghi trong vận chuyển, vận chuyển với giá rẻ. * Chính sách phát triển du lịch Chiến lược và chính sách phát triển du lịch của một quốc gia, vùng có ý ngh ĩa cực kì quan trọng, nó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch. Chiến lược phát triển du lịch xác định phương hướng phát triển du lịch dài ngày, đề cập đến những vấn đề tổng thể của phát triển du lịch như chiến lược sản phẩm du lịch, chiến lược nâng cao ch ất lư ợng các dịch vụ du lịch, chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường, chiến lược đầu tư du lịch, chiến lược giáo dục và đào tạo du lịch, chiến lược thị trường du lịch.
- 14 * Thời gian rỗi Các chuyến đi du lịch đều đư ợc thực hiện trong thời gian nhàn rỗi của con người (ngày ngh ỉ cuối tuần, kì ngh ỉ phép, thời gian nghỉ lễ, thời gian rỗi trước và sau khi thực hiện công vụ). Mặc dù, có kh ả năng chi tiêu, có nhu cầu, con người cũng không đi du lịch được nếu không có thời gian rỗi. * Sự sẵn sàng đón tiếp du khách Các cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng là toàn bộ ph ương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và th ực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Thành phần của cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm các cơ sở công trình kĩ thuật thuộc ngành du lịch; các cơ sở, công trình thuộc ngành khác có tham gia vào hoạt động du lịch như giao thông, thương nghiệp, dịch vụ công cộng; tài nguyên du lịch là thành phần đặc biệt của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, chúng cũng là phương tiện vật chất để thỏa mãn nhu cầu của du khách. Ngoài cơ sở vật chất - k ỹ thuật, điều kiện kinh tế, tổ chức th ì lực lượng lao động cũng góp phần quan trọng trong việc đón tiếp khách. Bởi du lịch là một ngành sử dụng lực lư ợng lao động to lớn. Trong du lịch bao gồm nhiều ngành ngh ề và trình độ chuyên môn hết sức khác nhau. Mặt khác, quá trình cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa khách h àng và nhân viên cung ứng, vì vậy thái độ và trình độ của nhân viên sẽ quyết định chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh. Cho dù các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh du lịch thì tài nguyên du lịch vẫn là yếu tố quan trọng, là cơ sở cho việc phát triển kinh doanh du lịch. Đặc biệt, ngày nay xu hướng du lịch văn hoá đang phát triển mạnh, tài nguyên du lịch văn hoá đang đ ược khai thác triệt để. Vì vậy, khi khai thác tài nguyên du lịch, chúng ta cần phải đảm bảo có một sự tương xứng giữa khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch đồng thời bảo vệ môi trư ờng. 1.1.4. Tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường 1.1.4.1. Tác động đ ến kinh tế * Tác động tích cực Du lịch phát triển sẽ góp phần làm tăng GDP và GNP cho n ền kinh tế địa phương làm du lịch. Khi du lịch quốc tế phát triển, khách du lịch mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu du lịch để tiêu thụ các sản phẩm du lịch từ đó góp ph ần làm tăng
- 15 tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước du lịch, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động xuất khẩu tăng do đó góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời tăng GDP và GNP. Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của các địa ph ương làm du lịch. Du lịch phát triển sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho cư dân đ ịa phương, qua đó nâng cao đ ời sống, nâng cao thu nhập cho họ và gia đ ình họ. Không những thế, thông qua công việc, qua giao lưu tiếp xúc trình độ văn hoá của con ngư ời ngày càng phát triển, phong phú, nền văn hoá giữa các địa ph ương, các dân tộc đư ợc giao thoa học hỏi lẫn nhau. Đối với các nhà sản xuất, kinh doanh thì du lịch phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập, tăng lợi nhuận, còn đối với chính quyền sở tại thì du lịch phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập từ thuế, từ đó lại quay trở lại phát triển du lịch địa phương. Du lịch phát triển sẽ góp phần kích thích đầu tư. Khi du lịch phát triển thu nhập của các chủ thể sẽ tăng, từ đó họ quay trở lại đầu tư phát triển du lịch. Đối với chính quyền sở tại, với Nh à nước thì đó là đầu tư xây d ựng, phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Đối với các doanh nghiệp thì đó là đầu tư mở rộng, đầu tư làm mới các doanh nghiệp. Đối với cư dân đ ịa phương thì đó là đầu tư phát triển các làng ngh ề thủ công truyền thống, các phong tục tập quán ,… Du lịch phát triển góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Khi du lịch phát triển nhu cầu hàng hoá, dịch vụ tăng, từ đó đòi hỏi phải có một lực lượng lao động lớn, nhất là khi mà ngành du lịch là ngành kinh tế dịch vụ chỉ đáp ứng chủ yếu là du lịch và thức ăn, do đó nó đòi hỏi nhiều lao động và trong nhiều trường hợp không thể cơ giới hoá đư ợc như các ngành sản xuất vật chất khác. Do vậy, việc phát triển du lịch là tạo thêm nhiều chỗ làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Du lịch quốc tế còn là phương tiện tuyên truyền và qu ảng cáo không mất tiền cho đ ất n ước du lịch chủ nhà. Khi khách đến du lịch, khách có điều kiện làm quen với một số mặt hàng ở đó và mua các hàng hoá ấy về nước mình. Theo cách này, du lịch quốc tế góp phần tuyên truyền cho nền sản xuất của nước du lịch chủ nh à. Du lịch tác động gián tiếp tạo hiệu quả số nhân trong du lịch. Du lịch phát triển, tiêu dùng hàng hoá, d ịch vụ tăng qua đó tạo thu nhập cho các chủ thể trong nền kinh tế; du lịch phát triển, nhu cầu tái sản xuất, đầu tư tăng qua đó tăng hiệu quả số nhân về vốn; du lịch phát triển còn làm tăng nhu cầu lao động qua đó góp phần tăng hiệu quả số nhân về lao động.
- 16 * Tác động tiêu cực Bên cạnh các mặt tích cực đó sự phát triển của du lịch cũng có những mặt trái gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế xã hội của nơi làm du lịch. Du lịch phát triển, sẽ góp phần làm tăng số lượng tiền lưu thông, qua đó làm cho đồng tiền mất giá, từ đó dẫn đến lạm phát. Du lịch phát triển sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của cư dân đ ịa phương nơi làm du lịch. Khi du lịch phát triển, các sản phẩm dịch vụ có giá trị sử dụng cao, do đó cư dân địa phương phải sống với mức sống cao hơn so với mức sống xã hội cho phép (chi phí trên một đ ơn vị sản phẩm lớn hơn mức cơ bản) và họ phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách du lịch từ nơi khác đến. 1.1.4.2. Tác động đến văn hoá - xã hội * Tác động tích cực Du lịch quốc tế phát triển góp phần mở rộng, củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế trên các hướng: Ký hợp đồng trao đổi khách giữa các nước, tham gia các tổ chức quốc tế về du lịch, hợp tác quốc tế về giao thông, vận chuyển khách trong du lịch, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng, phát triển, tuyên truyền, quảng bá du lịch. Du lịch góp phần phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho người dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác động hạn chế bệnh tật, kéo d ài tuổi thọ và khả năng lao động của con người, nhất là đối với các bệnh như tim m ạch, thần kinh,… du lịch rất có hiệu quả. Trong thời gian đi du lịch, khách thường sử dụng các dịch vụ, hàng hoá và thường tiếp xúc với cư dân đ ịa phương. Thông qua các cuộc giao tiếp đó, trình độ văn hóa của khách và người bản xứ được nâng cao, đồng thời giúp họ xích lại gần nhau hơn, đoàn kết h ơn và làm phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người khi họ được tham quan các kho tàng, các danh thắng,… của đất nước. Du lịch phát triển góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, góp phần bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường tự nhiên. Du lịch quốc tế có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tinh thần quốc tế, cho các dân tộc, làm cho mọi ngư ời gần gũi nhau hơn, góp phần b ình thường hoá quan hệ quốc tế, góp phần cũng cố hoà bình quốc tế và tăng thêm tình hữu nghị giữa các dân tộc anh em.
- 17 * Tác động tiêu cực Du lịch phát triển cũng có th ể tác động không tốt đến văn hoá - xã h ội, nhất là thu ần phong mỹ tục của dân tộc. Do nh ìn nhận đạo đức khác nhau, một số du khách không thấy h ành động, cử chỉ, cách ăn m ặc của mình là không phù hợp với phong tục, truyền thống của cư dân nơi du lịch. Sự học hỏi theo mốt của một bộ phận cư dân bản xứ, đặc biệt là giới thanh thiếu niên. Không những thế, khi du lịch phát triển, vì mục đích kinh tế trước mắt, các hoạt động văn hoá, tinh thần được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp, hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Du lịch phát triển, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, mại dâm,… lan tràn nhanh chóng, gây ảnh hư ởng tới trật tự, an ninh nơi làm du lịch. Du lịch là con đường mà các thế lực phản động thường hay sử dụng để tuyên truyền, kích động. Đội lốt du khách chúng thâm nhập sâu vào nước đến để móc nối xây dựng cơ sở. 1.1.4.3. Tác động đến môi trường * Tác động tích cực Ho ạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và b ảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường. Biểu hiện rõ rệt nhất của hoạt động du lịch là vấn đề bảo tồn môi trường. Du lịch góp phần tích cực vào việc bảo vệ tồn các vư ờn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử kiến trúc mỹ thuật. Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa cũ th ành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân đ ịa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh, cung cấp nước, đường sá, thông tin, năng lượng, nhà cửa đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường. * Tác động tiêu cực Cường độ hoạt động du lịch ở một vùng, một địa ph ương càng m ạnh thì tác động môi trường càng lớn và dẫn đến sự xung đột giữa du lịch và môi trường. Tác động tiêu cực thể hiện trên các mặt sau: Gia tăng mức độ tắc nghẽn giao thông, gia tăng ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên và sự thay đổi sự quân bình môi sinh đối với môi trường sống của sinh vật, gia tăng chi phí ngăn ngừa, tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm ở địa ph ương, chi phí tạo ra các khu vực bảo
- 18 tồn trên lãnh thổ của khu ngh ỉ dưỡng, chi phí thực hiện các dự án cải thiện, chi phí thực hiện việc bảo tồn, lịch sử và văn hóa. Tóm lại, với những gì du lịch làm được cho kinh tế văn hóa xã hội sẽ là nền tảng để du lịch ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, vì vậy, việc khai thác và bảo vệ môi trường phải luôn luôn gắn liền với nhau. Hai vấn đề này tác đ ộng qua lại lẫn nhau và đều nhằm mục đích làm giàu đẹp cho đ ất nước. 1.2. Khái quát về lễ hội 1.2.1. Khái niệm lễ hội 1.2.1.1. Khái niệm “lễ” “Lễ” theo từ điển tiếng Việt là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Trong thực tế “lễ” có nhiều ý nghĩa và một lịch sử hình thành khá phức tạp. Chữ “lễ” được hình thành và biết tới từ thời nhà Chu (th ế kỷ XII trước công nguyên). Lúc đ ầu chữ “lễ” được hiểu là lễ vật của các gia đình quý tộc, nh à Chu cúng tế thần tổ tông gọi là tế lễ. Dần dần, chữ “lễ” được mở rộng nghĩa là hình thức, phép tắc để phân biệt trên, dưới, sang, hèn, thứ bậc lớn nhỏ thân sơ trong xã hội khi đã phân hoá thành đẳng cấp. Cuối cùng khi xã hội đ ã phát triển thì ý ngh ĩa của “lễ” càng được mở rộng như lễ Th ành hoàng, lễ Gia tiên, lễ cầu an, lễ cầu mưa,… Do ngày càng mở rộng phạm vi nên đến đây “lễ” đã mang ý ngh ĩa bao quát mọi nghi thức ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội. Như vậy, ta có thể đi đến một khái niệm chung: “Lễ” là hệ thống các h ành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống m à b ản thân họ chưa có khả năng thực hiện. 1.2.1.2. Khái niệm “hội” “Hội’’ là đám vui đông người gồm hai đặc điểm là đông người, tập trung trong một địa điểm và vui chơi với nhau. Nhưng n ếu chỉ có vậy nhiều khi chưa thành “hội” phải bao gồm các yếu tố sau đây m ới đủ ý nghĩa của nó: (1) “hội” phải được tổ chưc nhân d ịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó liên quan đ ến bản làng, cộng đồng dân tộc, (2) “hội” đem lại lợi ích tinh thần cho mọi th ành viên của cộng đồng. “Hội” có nhiều trò vui n áo nhiệt như câu ca dao đã từng ví “vui xem hát, nhạt xem b ơi, tả tơi xem hội”. Đây là sự cộng cảm cần thiết của phương diện tâm lý sau những ngày tháng
- 19 lao động vất vả với những khó khăn trong cuôc sống hàng ngày mà ai cũng phải trải qua. Đến với “hội” mọi người sẽ được giải toả thăng bằng trở lại. Như vậy, khái niệm “hội” được tập trung lại như sau: “Hội” là sinh ho ạt văn hoá tôn giáo nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự b ình yên cho từng cá nhân hạnh phúc cho từng dòng họ, từng gia đình. Sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của những mùa màng mà bao đời nay đ ã quy tụ vào niềm mơ ư ớc chung với 4 chữ “Nhân - Khang - Vật - Th ịnh”. 1.2.1.3. Mối quan hệ giữa “lễ” và “hội” Qua các lễ hội truyền thống Việt Nam ta có thể rút ra đư ợc mối quan hệ khăng khít giữa lễ và h ội. Trong thưc tế, giữa lễ và hội có mối quan hệ khó tách rời, chúng luôn hoà quyện với nhau. Nếu chỉ có hội mà không có lễ thì m ất vẻ cung kính trang nghiêm và ngược lại n ếu chỉ có lễ mà không có hội th ì không còn vui n ữa. Vì vậy, m ối quan hệ giữa lễ và hội là không th ể tách rời, chúng ho à quyện đan xen vào nhau. Trên cơ sở ấy chúng ta nhận thấy rằng người nông dân Viêt Nam đ ã sáng tạo lễ hội như cuộc sống thứ hai của mình, đó là cuộc sống hội hè đình đám sống động đậm màu sắc dân gian. Phần cuộc sống đó thuộc về những ước m ơ, những khát vọng hướng tới cái Chân - Thiện - Mỹ. Ở đó cái đẹp của cuộc sống thực đ ược bộc lộ hết mình trong sự hoà hợp giữa con ngư ời với tự nhiên, sự ngưỡng mộ, tri âm với các lực lượng thần thánh siêu nhiên đã có công xây dựng và bảo vệ làng bản. Vì thế lễ hội mang tính nhân văn sâu sắc đem lại niềm hy vọng cho con người, m à con người thì không bao giờ lại không cần thiết tin và hy vọng. Như vậy, chúng ta thấy lễ và hội có mối quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau. Chúng luôn song hành và cùng tồn tại với nhau. Ở đâu có lễ thì ở đó có hội và ngược lại. 1.2.2. Phân loại lễ hội Có nhiều cách để phân loại lễ hội, ở mỗi tiêu chí khác nhau thì phân loại lễ hội khác nhau. Dưới góc độ xã hội n gười ta chia lễ hội thành lễ hội mang tính chất quốc gia, dân tộc hay quốc tế. Năm 1989, Đinh Gia Khánh căn cứ vào tính ch ất tôn giáo chia lễ hội thành hai loại đó là lễ hội tôn giáo hay không tôn giáo. Lễ hội cũng có th ể chia thành 3 loại đó là: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường tự nhiên (lễ hội cầu m ưa, hội xuống đồng, hội cơm m ới, hội đua ghe,...); lễ hội liên quan đến cuộc sống trong quan hệ với môi trường xã hội (kỷ niệm các anh hùng dựng
- 20 nước, giữ nước - hội Đền Gióng, hội Đền Hùng, hội đền Hai Bà Trưng, hội Tây Sơn, hội Đống Đa,...); lễ hội liên quan đ ến đời sống cộng đồng hay các lễ hội tôn giáo và văn hóa (hội chùa Hương, hội chùa Thày, hội Phủ Giày, hội núi Bà Đen, lễ hội La Vang, Phục sinh,...). Để phân chia lễ hội, người ta dựa vào nhiều căn cứ khác nhau . Dưới là cách phân loại lễ hội theo mục đích tổ chức và thời gian hình thành, phát triển của lễ hội. 1.2.2.1. Căn cứ theo mục đích tổ chức Ở n ước ta lễ hội là sinh ho ạt văn hoá vô cùng phong phú và đa d ạng mà lại thường đan xen hoà lẫn vào nhau về cả nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, việc phân loại lễ hội càng trở nên cần thiết trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu. Thường n gười ta chia lễ hội làm 5 lo ại: Lễ hội nông nghiệp, lễ hội phồn thực giao duyên, lễ hội văn nghệ, lễ hội thi tài, lễ hội lịch sử. Theo tác giả Ho àng Lương trong cuốn “Lễ hội truyền thống của các d ân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam” đã phân lễ hội ra làm 2 loại chính: Lễ hội liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa; lễ hội tưởng nhớ ngư ời có công với d ân tộc. Lễ hội liên quan đến tín ng ưỡng cầu mùa: Đây là loại lễ hội phổ biến nhất ở các dân tộc. Nội dung lễ hội được thể hiện một cách sinh động ở các nghi thức: Lễ thức liên quan đ ến chu trình sản xuất nông nghiệp; lễ thức cầu đảo; lễ rước thờ cúng hồn lúa;… Nh ững lễ hội trên đều mang tính chất tín ngưỡng cầu mùa mong sao mùa màng “phong đăng hoà cốc”, người an vật thịnh, ngành ngh ề phát triển. Lễ hội liên quan đến việc tưởng niệm công lao các vị danh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc, các vị thành hoàng và các chư vị thánh phật. Loại lễ hội n ày đ ều thờ cúng di tích liên quan đến các vị nhiên th ần và nhân thần đã có công khai sơn phá thạch, xây dựng gìn giữ bảo vệ làng xóm và các chư vị thần phật có công khai minh, khai mang đ ền ch ùa giúp dân diệt ác trừ tà, bảo vệ cái thiện. 1.2.2.2. Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội Hiện nay, mỗi khi nhắc đến lễ hội ở nước ta mọi người đều nghĩ ngay đến các lễ hội truyền thống đã có từ xa xưa. Tuy nhiên, khi phân loại lễ hội theo thời gian hình thành và phát triển của xã hội người Việt thì ngư ời ta chia ra th ành lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm ở huyện Duy Tiên – Hà Nam"
17 p | 314 | 121
-
Báo cáo khoa học: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà nội
9 p | 402 | 107
-
TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN_5
56 p | 250 | 73
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG VIỆC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG THẢM THỰC VẬT NĂM 2008 TỶ LỆ 1:50.000 Ở HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH"
14 p | 172 | 51
-
Báo cáo khoa học: VấN Đề GIớI TRONG QUYếT ĐịNH PHáT TRIểN KINH Tế NÔNG Hộ ở HUYệN LƯƠNG SƠN, TỉNH HOà BìNH
6 p | 144 | 30
-
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA GIỚI TRONG QUẢN LÝ VÀ PHỤC HỒI RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ THƯỢNG QUẢNG, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
5 p | 161 | 27
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " TÌNH HÌNH BỆNH SẢN KHOA Ở ĐÀN BÒ CÁI SINH SẢN HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC "
10 p | 149 | 21
-
luận văn:LỄ HỘI OÓC PÒ VỚI SLI, LƯỢN CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
116 p | 102 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ ngành Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
143 p | 73 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " THÀNH THĂNG LONG THỜI LÝ - TRẦN - LÊ: ĐÔI LỜI BÀN THÊM VỀ PHẠM VI, VỊ TRÍ CỦA HOÀNG THÀNH VÀ CUNG THÀNH "
10 p | 122 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " NGÔN NGỮ TẠO HÌNH TRONG TRANH DÂN GIAN LÀNG SÌNH - KẾ THỪA VÀ SÁNG TẠO "
9 p | 98 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay
94 p | 41 | 11
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
143 p | 57 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ "
10 p | 55 | 6
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Công tác quản lý lễ hội cầu mưa ở xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
9 p | 65 | 6
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Quản lý lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)
53 p | 17 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội đền Chính làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang)
101 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn