intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo lịch sử đảng - Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau năm 1954 và đường lối cách mạng của Đại Hội III

Chia sẻ: Lê Toàn Quyền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1.018
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Trên vũ đài chính trị quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ II, một hệ thống xã hội mới xuất hiện với hàng loạt nước dân chủ nhân dân chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô là một hình mẫu lớn. - Cũng sau chiến tranh thế giới lần II, phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ La-tinh phát triển thành cơn bão táp cách mạng, phá vỡ từng mảng thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Những cuộc đấu tranh vũ trang, những lực lượng cách mạng chiếm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo lịch sử đảng - Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau năm 1954 và đường lối cách mạng của Đại Hội III

  1. GV: Nhóm 1 Danh sách nhóm: BÁO CÁO Chương 2: Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau năm 1954 và đường lối cách mạng của Đại Hội III I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1954 - Trên vũ đài chính trị quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ II, một hệ thống xã hội mới xuất hiện với hàng loạt nước dân chủ nhân dân chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô là một hình mẫu lớn. - Cũng sau chiến tranh thế giới lần II, phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ La-tinh phát triển thành cơn bão táp cách mạng, phá vỡ từng mảng thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Những cuộc đấu tranh vũ trang, những lực lượng cách mạng chiếm ưu thế trong dân tộc, xu hướng độc lập - dân chủ - hòa bình - trung lập… - Chiến tranh thế giới qua đi, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, nhiều nước đế quốc, cả thắng trận và bại trận đều bị tàn phá nghiêm trọng, nhưng đế quốc Mỹ lại trở nên giàu có hơn bao giờ hết. Là một trong những nước lớn góp phần quyết định vào thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh, lại là nước giàu mạnh nhất sau chiến tranh, Hoa Kỳ đã giương lên ngọn cờ sen đầm quốc tế và muốn áp đặt tự do kiểu Mỹ ở khắp nơi trên thế giới. - Chiến lược toàn cầu của Mỹ phản ánh một tham vọng muốn xác lập sức mạnh của đế quốc Hoa Kỳ trên tất cả mọi khu vực của thế giới. - Chiến lược toàn cầu của Mỹ sử dụng 3 phương thức chủ yếu: chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và thực hiện chủ nghĩa thực mới… Chiến tranh lạnh, và chạy đua vũ trang tạo ra sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới, Mỹ sẽ lôi kéo các nước phe Mỹ vào cuộc chiến chống Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa thực dân mới sẽ thay thế lối thống trị thuộc địa mà phương Tây nay đã lỗi thời. - Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã triển khai chiến lược toàn cầu từ rất sớm, trong đó Việt Nam là một trong những trọng điểm. Việt Nam nằm trong khu vực có tiềm năng lớn về kinh tế vì rất giàu khoáng sản, nguyên nhiên liệu, lại có nguồn nhân lực lao động dồi dào. Việt Nam còn có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự cho cả vùng Đông Nam Á. Đất liền nối với nhiều quốc gia và đi sâu vào tận miền Trung Á. Biển có những đảo và hải cảng không những thuận 1
  2. GV: Nhóm 1 tiện giao thông, mà còn có khả năng khống chế cả vùng rộng lớn. Việt Nam lại là tiêu điểm của phong trào giải phóng dân tộc đang sôi sục ở châu Á. - Sau Cách Mạng Tháng Tám khi Việt Nam Dân Cộng Hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, cục diện chính trị trên bán đảo Đông Dương thay đổi lớn, bất lợi cho chủ nghĩa đế quốc. Đã có sự tập hợp các lực lượng phản cách mạng chống lại lượng cách mạng, nhưng chúng đã không thành công. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi với việc giải phóng nửa nước ở miền Bắc, đi lên chủ nghĩa xã hội. - Sau Hiệp định Gioneve 1954, đất nước Việt Nam bị chia làm hai miền. Cuộc chuyển quân tập kết đã làm thay đổi tình hình. Lực lượng cách mạng đang phát triển thuận lợi trên phạm vi toàn cục, nay tập trung ra miền Bắc, thế và lực lượng cách mạng lớn mạnh ở miền Bắc nhưng vô cùng bất lợi ở miền Nam. Trong khi đó lực lượng Pháp và các phe phái chính trị phản động trên toàn quốc dồn cả về miền Nam, mang theo tâm trạng thua cuộc, hận thù, muốn tìm chỗ dựa mới, đó là cơ hội để Mỹ nhảy vào miền Nam hất cẳn Pháp, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. - Chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định về đình chiến, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực. Nhưng phía Pháp chỉ thực hiện khi có những đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết của nhân dân ta. - Ngày 10-10-1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Cùng ngày, quân ta tiến vào tiếp quản. Thủ đô giải phóng rợp cờ, hoa, biểu ngữ, vang dậy tiếng hoan hô của đồng bào mừng đón đoàn quân chiến thắng trở về. - Ngày 1-1-1955, tại quảng trường Ba Đình lịch sử đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể của hàng chục vạn nhân dân Hà Nội chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thủ đô. - Ngày 16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng, và đến ngày 22-5-1955 thì rút khỏi đảo Cát Bà. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. - Khi rút quân, Pháp mang theo hoặc trước đó đã phá hỏng nhiều máy móc, thiết bị, tài sản để gây khó khăn cho ta. Pháp còn cùng với Mỹ và Ngô Đình Diệm chỉ đạo bọn phản động tiến hành dụ dỗ, cưỡng ép nhiều đồng bào công giáo vào Nam để thực hiện ý đồ phung phá cách mạng về sau. - Với những hoạt động xây dựng chủ nghĩa thực dân mới, tấn công đánh phá lực lượng và phong trào cách mạng, trong mấy năm 1954 - 1959 Mỹ - Diệm đã biến miền Nam Việt Nam từ một chiến trường chống chủ nghĩa thực dân thành một chiến trường phản kích lại các lực lượng cách mạng. Âm mưu chiến lược của Mỹ là biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự, một bàn đạp để tấn công miền Bắc và phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam, ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn xuống vùng Đông Nam Á. - Ngày 23-7-1954, ngoại trưởng Mỹ Đa lét (Dulles) tuyên bố: "Từ nay về sau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc thất thủ miền Bắc Việt Nam 2
  3. GV: Nhóm 1 không mở đường cho chủ nghĩa cộng sản bành trướng ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương". - Tháng 9-1954, Mỹ lôi kéo được một số đồng minh như Pháp, Anh... và một số nước Đông Nam Á lập ra khối "Liên minh quân sự Đông - Nam Á" (SEATO) và ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này. - Chính quyền Ngô Đình Diệm, với sự giúp đỡ và có sự chỉ đạo của Mỹ, ra sức phá hoại Hiệp định Gionevo, từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất Việt Nam trong thời hạn hai năm theo điều khoản của Hiệp định. - Đến hạn hai năm, tháng 7-1956, Diệm tuyên bố. "Sẽ không có hiệp thương tổng tuyển cử, vì chúng ta không ký Hiệp định Giơnevơ, bất cứ phương diện nào chúng ta cũng không bị ràng buộc bởi Hiệp định đó". Bằng một loạt hành động trái với hiệp định, như bầy trò "trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo Đại rồi suy tôn Ngô Đình Diệm làm Tổng thống (tháng 10-1955), tổ chức bầu cử riêng rẽ, lập quốc hội lập hiến (tháng 5 -1956), ban hành hiến pháp của cái gọi là "Việt Nam cộng hoà" (tháng 10-1956), Diệm đã trắng trợn từ chối và phá hoại việc thống nhất Việt Nam. - Mỹ đã thi thố ở Việt Nam 4 chiến lược chiến tranh, ứng dụng từ 3 lần thay đổi chiến lược toàn cầu, do 5 đời tổng thống kế tiếp nhau thực hiện từ năm 1953 đến năm 1975. Đó là sự lựa chọn đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng tiến hành chiến tranh của Mỹ. Chưa bao giờ Mỹ huy động được sức mạnh của cả nước Mỹ cùng các nước phe Mỹ, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự như là trong thời kỳ họ tiến hành chiến tranh Việt Nam. Ý chí và quyết tâm của Mỹ khi đánh Việt Nam không phải chỉ nhằm khuất phục một dân tộc, dập tắt một ngọn lửa đấu tranh vì độc lập tự do, mà còn nhằm đe dọa nhiều nước khác, đồng thời thể nghiệm sức mạnh của Hoa Kỳ trong nửa cuối thế kỷ XX. - Cách mạng Việt Nam vừa giành thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến 9 năm chống chủ nghĩa thực dân Pháp, nay lại đứng trước kẻ thù mới vừa lớn mạnh vừa đầy tham vọng. Đất nước bị tạm thời chia cắt làm hai miền, có hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Nửa nước ở miền Bắc được giải phóng và có lực lượng cách mạng của cả nước tập trung về. Do đó niềm Bắc có nhiệm vụ phải nhanh chóng hoàn thành nốt những nhiệm vụ còn lại của Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để bước tiếp sang cuộc cách mạng mới, đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội. Nửa nước còn lại ở miền Nam chưa được giải phóng, cách mạng lại bị mất thế lực, quần chúng nhân dân đang tiếp tục bị khủng bố đàn áp. Vì thế miền Nam có nhiệm vụ phải gây dựng lại lực lượng và phong trào cách mạng, tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng miền Nam, giành tự do độc lập. Đặc điểm đó đòi hỏi Đảng ta phải đề ra được đường lối cách mạng phù hợp với đặc điểm của tình hình mới và thời đại để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên. Kết Luận: Sau hiệp định Gionevo, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới vừa đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp. 3
  4. GV: Nhóm 1 Thuận lợi: Hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học-kỹ thuật, nhất là của Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa chung cho cả nước; thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất Tổ Quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam. Khó khăn: Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ Thế Giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; nhất là Liên Xô và Trung Quốc; đất nước ta chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta II. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Tới dự có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước. Gần 20 đoàn đại biểu quốc tế đến dự Đại hội. Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà" Đại hội đã thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và thông qua Nghị quyết về Nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, gồm những vấn đề lớn sau đây: - Nhiệm vụ chung: Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân chủ, xây dựng một nước việt nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và Thế Giới. - Nhiệm vụ chiến lược: “CMVN trong giai đoạn hiện tại có 2 nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành CMXHCN ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước”. - Mục tiêu chiến lược: “ Nhiệm vụ CM ở miền Bắc và nhiệm vụ cánh mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt. Hai nhiệm vụ đó nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung là hòa bình thống nhất tổ quốc”. - Mối quan hệ cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện một mục tiêu chung nên Đại hội nhận định cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động, thúc đẩy lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước. - Vai trò, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả nước: CMXHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXH về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự 4
  5. GV: Nhóm 1 phát triển của toàn bộ cánh mạng việt nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. CMDTDCND ở miền nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Hoàn thành CMDTDCND trong cả nước. + Sau khi hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Tuy nhiên, miền Bắc bước vào khôi phục kinh tế trong điều kiện có nhiều khó khăn. 143.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang, hàng trăm ngàn gia đình không có nhà ở, hàng chục vạn người không có việc làm, nhiều tệ nạn do xã hội cũ để lại còn hoành hành, phần lớn xí nghiệp ngừng hoạt động, hàng hoá khan hiếm. Nhiệm vụ trước mắt là tiếp quản những vùng giải phóng theo quy định của Hiệp định Gionevo. Việc tiếp quản đó bước đầu thuận lợi, nhân dân ta đã làm chủ hoàn toàn Thủ đô từ ngày 10-10- 1954. Hướng đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Bắc thời kỳ này là chống âm mưu của địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam. Trong hoạt động này, do chậm phát hiện và chưa thấy hết âm mưu thâm độc của Mỹ - Pháp, nên gần một triệu người miền Bắc đã bị cưỡng ép di cư vào Nam. Xuất phát từ tình hình trên, Đảng chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng từng bước được hình thành và phát triển. + Tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, trước hết là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường và mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế... để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau chín năm chiến tranh. Sau khi hòan thành việc khắc phục hậu quả do cuộc kháng chiến chống Pháp để lại và thực hiện những nhiệm vụ bước đầu của chính quyền dân chủ nhân dân theo kinh nghiệm của Liên Xô và Đông Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội quyết định sẽ đưa miền Bắc đi lên cách mạng xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ trọng yếu là xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, đồng thời đưa ra nhận định công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc sẽ có vai trò quyết định nhất với sự phát triển của cách mạng hai miền. Đại hội khẳng định đứa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. + Do Pháp không thực hiện Tổng tuyển cử theo Hiệp định Gionevo 1954 và việc vận động thực hiện hiệp định bị chính quyền Diệm đàn áp do sợ thất bại nên Việt Nam chưa thống nhất được. Đại hội do đó đã quyết định sẽ tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và nhận định cuộc cách mạng này có vai trò quyết định trực tiếp với sự nghiệp giái phóng miền Nam. Mục đích của cách mạng miền Nam là phải đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Mỹ - Diệm, thực hiện một chính quyền liên hiệp dân chủ có tính chất dân tộc, độc lập, để giải phóng nhân dân miền Nam ra khỏi ách đế quốc phong kiến độc tài phát xít Mỹ - Diệm để cùng với toàn quốc thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập dân tộc. “Như miền Nam đắng cay chung thủy Như miền Nam gan góc dạn dày” - Con đường thống nhất đất nước: Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân cả nước ta. Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, Đại hội chủ trương kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình để thống nhất nước nhà theo tinh thần hiệp định Gionevo “Thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất Việt Nam” vì đó là con đường tránh được sự hao tổn xương máu cho dân tộc ta và phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân cả nước ta cũng như của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Song ta phải luôn 5
  6. GV: Nhóm 1 luôn đề cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất tổ quốc. - Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhất định về tay nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội  Ý nghĩa của đường lối: - Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, vừa phù hợp với miền Bắc, vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước và phù hợp với tình hình quốc tế nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh của cách mạng trên thế giới, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ được của cả Liên Xô và Trung Quốc; do đó đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. - Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối cách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại. - Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tai sai ở miền Nam. - Hạn chế và khó khăn: - Đại hội vấp phải một số sai lầm khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng chủ quan nóng vội, giáo điều thể hiện rõ nhất qua việc đề ra phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không tính đến khá năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất nước. Trong khi thực hiện những nhiệm vụ của Đại hội thì 5 -8-1964 Mĩ mở chiến dịch Mũi tên xuyên bắn phá miền Bắc sau khi dựng lên Sự kiện Vịnh Bắc bộ, từ đây miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển và không thể tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ từ Đại hội III. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0