Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bài học kinh nghiệm về Quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại tỉnh Quảng Ngãi do AusAID tài trợ
lượt xem 11
download
Rừng, một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi, đã góp phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Mặc dù trước đây nhà nước và nhân dân đã nổ lực nhằm quản lý tài nguyên rừng tốt hơn, tuy nhiên ranh giới đất lâm nghiệp và chủ sở hữu rừng không rõ ràng dẫn đến công tác quản lý rừng thiếu hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bài học kinh nghiệm về Quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại tỉnh Quảng Ngãi do AusAID tài trợ
- Bài học kinh nghiệm về Quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại tỉnh Quảng Ngãi do AusAID tài trợ Người trình bày: Phạm Đình Phong Phó Trưởng Phòng Quản lý đất đai Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi Mở đầu: Rừng, một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi, đã góp phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Mặc dù trước đây nhà nước và nhân dân đã nổ lực nhằm quản lý tài nguyên rừng tốt hơn, tuy nhiên ranh giới đất lâm nghiệp và chủ sở hữu rừng không rõ ràng dẫn đến công tác quản lý rừng thiếu hiệu quả. Tại tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 343.436 ha trong tổng số 515.266 ha diện tích đất tự nhiên được phân loại là đất lâm nghiệp. Chương trình Phát triển nông thôn Quảng Ngãi (2002-2007) do AusAID tài trợ đã hỗ trợ quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia (PFLAP) thực hiện giao đất lâm nghiệp cho các cá nhân hộ gia đình và các lâm trường quản lý sử dụng. Sau đó, chương trình phát triển nông thôn được tiếp tục với chương trình hỗ trợ thực hiện chương trình 135 giai đoạn II (ISP) nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của việc triển khai chương trình 135 II tại 6 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời hỗ trợ các hộ sở hữu rừng nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất của họ. Mục tiêu của quy trình là nhằm thực hiện xã hội hoá nghề rừng nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, tài nguyên rừng; Tạo việc làm để cải thiện đời sống của người dân miền núi, từng bước nâng cao thu nhập, đồng thời tối đa hoá sự tham gia của các bên có liên quan, nhất là các hộ nông dân nghèo người dân tộc thiểu số, trong công tác quản lý rừng thông qua hoạt động giao đất lâm nghiệp. Báo cáo này trình bày vắn tắt những điểm mạnh và điểm yếu trong việc thực hiện quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia, bao gồm tác động đến cộng đồng sử dụng đất lâm nghiệp. Việc triển khai thực hiện Quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia: Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh Quảng Ngãi về công tác đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại 6 huyện miền núi; Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các huyện Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Cạn (20- 1 21/4/2010)
- lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/5000, giao đất, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đất dốc, Báo cáo kinh tế kỹ thuật được xây dựng theo 07 bước của Quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia. Cụ thể các bước được trình bày vắn tắt ở Phụ lục 1. Quy trình Giao đất lâm nghiệp có sự tham gia được triển khai thí điểm tại 2 xã vào năm 2005. Nhận thức cộng đồng đã góp phần đáng kể vào thành công của công tác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia. Toàn bộ các đối tác liên quan, đặc biệt là các hộ gia đình, đã được thông tin đầy đủ về quy trình, đồng thời họ cũng đóng góp vào quá trình ra quyết định ở cấp xã và thôn nhằm giải quyết tranh chấp về ranh giới đất, quyền sử dụng đất, xác định các chủ đất trước đây và các vấn đề liên quan khác. Các cuộc họp thôn, xóm đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về GĐLNCSTG. Một số nội dung chủ yếu của các cuộc họp thôn lần 1 là: + Thông báo cho các hộ dân về các chủ trương của tỉnh và nhà nước liên quan đến việc giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; + Giới thiệu cho các hộ biết về qui trình GĐLNCSTG, lộ trình thực hiện công việc giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh huyện và cụ thể của xã; + Giới thiệu cho các hộ biết về các loại hình phân loại đất, các quy định về mục đích sử dụng của chúng và các cơ hội để các hộ sử dụng và quản lý đất này; + Đảm bảo rằng các hộ hiểu được các nguyên tắc, mục đích và ý nghĩa của các hoạt động quy hoạch sử dụng đất và giao đất; đồng thời xác định được vai trò, trách nhiệm tham gia của họ vào quá trình GĐLNCSTG tại thôn, xóm; + Giới thiệu cho các hộ về các khái niệm, ký hiệu, …cách nhận biết ranh giới, địa danh trên bản đồ hiện trạng phân ba loại rừng với thực địa của thôn và các công việc sẽ thực hiện để xác định các tập quán sử dụng đất hiện thời. Sau đó tổ chức cuộc họp thôn lần thứ 2. + Cuộc họp đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các hộ dân thông qua việc kết hợp các công cụ PRA để thảo luận về qui hoạch sử dụng đất và các phương án quản lý sử dụng đất. + Các tiêu chí về sử dụng đất lâm nghiệp như: Vùng nào được quy hoạch cho phòng hộ, vùng nào được quy hoạch cho sản xuất; nơi nào là rừng Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Cạn (20- 2 21/4/2010)
- khoanh nuôi bảo vệ, nơi nào được trồng mới cây lâm nghiệp; … được giới thiệu cho các hộ dân cùng với bản đồ nền tỷ lệ 1/5000. Các hộ sau đó sẽ bắt đầu tham gia thảo luận về các chiến lược sử dụng đất lâm nghiệp trong tương lai. Tổ công tác huyện làm việc với các hộ tham gia trong cuộc họp để xác định các hoạt động sử dụng đất trong tương lai cho nhiều loại đất lâm nghiệp khác nhau. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp sẽ được xác nhận tại cuộc họp này và được đồng ý bởi mọi người tham gia trong cuộc họp cùng với những cách thức có thể cải thiện các tập quán sử dụng đất của người dân trong vùng. - Dự thảo Phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được xây dựng như sau: + Tổ công tác huyện cùng đơn vị tư vấn đưa các qui hoạch và địa giới sử dụng đất trong tương lai vào bản đồ hiện trạng tỉ lệ 1/10000. Bản đồ này sẽ gồm các chi tiết về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và các phương án dự kiến về giao đất được thống nhất từ cuộc họp thôn. + Diện tích đất lâm nghiệp và diện tích quy hoạch của nhiều loại đất khác nhau cho mỗi thôn được tính toán và đưa vào một bảng thống kê. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp xã là tổng hợp các bản đồ và số liệu về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp thôn. + Trên cơ sở đó Tổ công tác huyện giúp UBND các xã dự thảo phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và giao đất có sự tham gia của xã. + Tổ công tác về huyện thông qua dự thảo báo cáo về Phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và giao đất lâm nghiệp của xã cho Hội đồng tư vấn đất đai của xã. Các thành phần tham gia tại cuộc họp đưa ra ý kiến và kiến nghị để hoàn chỉnh thuyết minh QHSDĐ&GĐLN cấp xã, bản đồ và các tài liệu khác. + Từ các ý kiến đóng góp tại cuộc họp, Tổ công tác huyện giúp UBND xã hoàn thiện lại Phương án trình UBND huyện phê duyệt làm cơ sở thực hiện. Tổng số có 1.040 cuộc họp xã và thôn, với 58.539 lượt người tham gia; trong đó: + Họp xã (02 lần): 102 cuộc họp, với 4.189 lượt người tham gia; + Họp thôn (02 lần): 938 cuộc họp, với 54.350 lượt người tham gia; Sau 2 năm (2007 – 2008) thực hiện công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận trên địa bàn 06 huyện miền núi, tỉnh Quảng thực hiện theo Quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia, đã đo đạc được là 121.930ha/124.138ha, đạt 98 % ; cấp giấy chứng nhận được 111.909 tờ, đạt 117% so với Kế hoạch. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cả vợ và chồng dứng tên sở hữu. Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Cạn (20- 3 21/4/2010)
- Để hoàn thành 100% khối lượng đo đạc và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình ISP Quảng Ngãi đã thực hiện một số nội dung công việc cụ thể như sau: + Tập huấn hướng dẫn công tác xét duyệt cho Hội đồng tư vấn đất đai xã. + Chuẩn bị cho cuộc họp thôn và tổng hợp đề xuất. + Tổ chức các cuộc họp thôn. + Họp Hội đồng tư vấn đất đai cấp xã. + Họp Ban chỉ đạo cấp huyện. + Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm ViLis. Đến tháng 6 năm 2009, tổng diện tích đo đạc lập bản đồ địa chính là 122.647 ha; cấp giấy chứng nhận được 117.616 tờ. Nổ lực của cộng đồng trong công tác quản lý rừng Với diện tích đất lâm nghiệp vừa được giao các hộ gia đình đã tiến hành trồng rừng, đặc biệt là trồng keo. Các hộ gia đình không chỉ tham gia trồng rừng mà còn tham gia vào các Nhóm hoạt động nhằm tăng năng suất và phát triển thị trường. ISP hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cho các nông hộ có rừng và cải tiến công tác quản lý rừng nhằm tối đa hóa năng suất rừng trồng. Những mặt được: Nhìn chung đối với diện tích đất lâm nghiệp do người dân đang sử dụng đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với việc hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tại 06 huyện miền núi. Có được kết quả nêu trên trước hết là nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của cả hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện đến xã; sự nổ, phấn đấu của ngành tài nguyên và môi trường, các ngành liên quan và các công ty tư vấn. Đồng thời cũng cần phải ghi nhận sự đóng góp đáng kể của chương trình RUDEP và ISP thông qua việc hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính. Một số thành quả chính đã đạt được như sau: - Các cấp, ngành có liên quan, tổ công tác huyện, Hội đồng Tư vấn đất đai các xã, thị trấn đã được trang bị một số vốn kiến thức cơ bản về Quy trình QHSDĐLN&GĐCSTG qua các đợt tập huấn hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Cạn (20- 4 21/4/2010)
- - Công tác xét duyệt, tư vấn của Hội đồng tư vấn đất đai của xã, thị trấn được chính xác, công bằng, minh bạch, công khai dân chủ, nâng cao chất lượng hồ sơ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Qua thực hiện Quy trình, đến nay đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đã sử dụng thành thạo phần mềm FaMis, Vilis áp dụng trong việc lập, biên tập, chỉnh lý bản đồ số, lập hồ sơ địa chính và viếc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Riêng đối với cán bộ địa chính xã, thị trấn đã bước đầu làm quen với việc sử dụng máy vi tính và hệ thống phần mềm; - Phương pháp có sự tham gia được áp dụng rộng rãi, phổ biến đến các cấp, các ngành và đặc biệt là đến với từng người dân; thông qua Quy trình này mọi người dân được hiểu rõ thêm những chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với đất lâm nghiệp; - Chính vì có sự tham gia mà người dân miền núi không những có được một số nhận biết nhất định mà còn làm cho họ thấy được vai trò trách nhiệm của mình trong các hoạt động về QHSDĐLN&GĐCSTG; - Thực hiện Quy trình QHSDĐLN&GĐCSTG, người dân được tham gia ở tất cả các khâu công việc như: tham gia xác định ranh giới giữa các thôn, các chủ sử dụng đất là các tổ chức, tham gia dẫn đạc trong lúc đơn vị tư vấn thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp; kê khai đăng ký, giao đất tại thực địa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người dân đã xác định ngay được vị trí, ranh giới, diện tích thửa đất mình đang sử dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng tranh chấp, khiếu nại về đất đai; - Thực hiện Quy trình này đã yêu cầu cán bộ kỹ thuật của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện, đặc biệt là thành viên Hội đồng tư vấn đất đai các xã nhận thức sâu sắc và toàn diện tầm quan trọng trong công tác quản lý đất đai, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, từng cán bộ công chức trong việc quản lý sử dụng đất; khắc phục những yếu kém bất cập, giải quyết những tồn tại; cơ bản ổn định từng bước đi vào nề nếp và phát triển cho những năm tiếp theo; - Quy trình không những mang lại tính chặt chẽ, logich trong công việc mà còn mang lại những giá trị thiết thực nhất cho người dân miền núi đó là sớm được cấp giấy CNQSDĐLN. Từ đây bà con được thực hiện các quyền trên chính mảnh đất của mình, để giải quyết những khó khăn mà bà con đang gặp phải, làm cho bà con sớm thoát ra cảnh nghèo khó để vươn tới cuộc sống khá giả hơn; Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Cạn (20- 5 21/4/2010)
- Những khó khăn, tồn tại: - Công tác chuyển đổi mục đích từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất sau khi phê duyệt kết quả rá soát lại 3 loại rừng thực hiện chậm do thiếu văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương, đến cuối năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới có hướng dẫn cụ thể, vì vậy có một số diện tích đất trước đây là rừng phòng hộ nay được quy hoạch chuyển sang rừng sản xuất chưa thực hiện giao đất và cấp giấy chứng nhận được cho nhân dân sử dụng; - Đội ngũ cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các huyện miền núi còn thiếu về số lượng, lại kiêm nhiệm quá nhiều công việc nên thời gian đầu tư cho công tác này còn nhiều hạn chế; - Một số địa phương chưa tập trung toàn lực để thực hiện công việc, đôi lúc còn khoán trắng cho cán bộ chuyên môn và đơn vị tư vấn nên chưa kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; - Sự phối hợp giữa đơn vị tư vấn với UBND xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường một số huyện trong quá trình thực hiện công việc chưa được đồng bộ, không thường xuyên nên việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ còn một số nội dung chưa chính xác; - Đa số bộ phận nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn, khu dân cư lại phân tán, người dân phải đi lại rất xa trong quá trình sinh hoạt và canh tác nên việc tổ chức các cuộc họp dân gặp nhiều khó khăn, có thôn phải tổ chức nhiều lần hoặc họp vào ban đêm thì nhân dân mới có điều kiện tham gia đầy đủ; Những bài học kinh nghiệm: Qua thực hiện Quy trình quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và giao đất có sự tham gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây: - Công tác điều hành, chỉ đạo của Ban chỉ đạo, Tổ công tác và cán bộ thực thi công việc phải thực sự sâu sát, khách quan, công khai dân chủ; phải vận dung linh hoạt trong việc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; - Địa phương nào có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thôn thì địa phương đó thực hiện tốt kế hoạch đề ra; - Công tác tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ chủ trương của đảng và pháp luật của Nhà nước và hiệu quả mang lại từ việc được giao đất Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Cạn (20- 6 21/4/2010)
- và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khâu hết sức quan trọng quyết định được sự thành công trong việc thực hiện Quy trình; - Sự phối hợp giữa đơn vị tư vấn với UBND các xã, thị trấn và Tổ công tác của huyện phải được thực hiện thường xuyên và đồng bộ và phải được thống nhất cao trong suốt quá trình thực hiện công việc; - Công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp thực hiện tại vùng mà đa số nhân dân là người dân tộc thiểu số là một công việc khó khăn cần đòi hỏi phải kiên trì, không được nóng vội trong thực hiện; phải lấy hiệu quả làm tiêu chí cơ bản, phát huy vai trò nòng cốt của các Hội đoàn thể trong công tác vận động quần chúng; - Thực hiện công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần lồng ghép với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ cho nhân dân có đủ điều kiện sản xuất trên mảnh đất được giao có hiệu quả; cần có kế hoạch hỗ trợ lâu dài cho nhân dân đặc biệt chú trọng trong thời gian chưa đến tuổi khai thác sản phẩm trên đất để người dân có điều kiện chăm sóc và bảo vệ thành quả đã đầu tư trên đất nhằm hạn chế tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc bán rừng non sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không để người dân mất đi tư liệu sản xuất đặc biệt đó là quyền sử dụng đất. Kết luận: Công tác GĐLNCSTG đã góp phần đảm bảo quyền lợi của các hộ gia đình sử dụng đất lâm nghiệp, đặc biệt là các nông hộ nghèo, cả nam lẫn nữ, ở vùng miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân đã đóng góp đáng kể trong việc nâng cao năng suất rừng trồng. Quy trình GĐLNCSTG không chỉ hỗ trợ các hộ dân nghèo mà còn góp phần nâng cao năng lực của các đơn vị tham gia về việc xây dựng cơ chế chính sách cũng như về mặt kỹ thuật. Vì diện tích đất lâm nghiệp được giao nằm rải rác, các hộ gia đình sở hữu rừng cần phải quản lý rừng theo phương thức cộng đồng với sự phát triển về thị trường nhằm tối đa hóa năng suất và tăng thu nhập. Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Cạn (20- 7 21/4/2010)
- Phụ lục 1 NỘI DUNG 07 BƯỚC CỦA QUY TRÌNH GĐLNCSTG S ố TT Tình tự Nội dung Bước 1 Chuẩn bị về mặt tổ + Thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh và chức hành chính huyện; (thực tế ở tỉnh không thành lập BCĐ mà UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện) + Thành lập (hoặc kiện toàn) Hội đồng tư vấn đất đai cấp xã; + Thành lập Tổ công tác tỉnh và huyện; Chuẩn bị kỹ thuật và + Tập huấn cho Tổ công tác của huyện và Bước 2 thông tin tài liệu, bản Hội đồng tư vấn đất đai cấp xã; đồ: + Chuẩn bị bản đồ; + Thu thập, rà soát và đánh giá các tài liệu và bản đồ có liên quan; + Chuẩn bị thiết bị, dung cụ kỹ thuật; + Chuẩn bị về mặt tài chính; + Tổ chức họp triển khai GĐLNCSTG tại xã; Điều tra thực địa, thu + Tổ chức các cuộc họp thôn, xóm nâng Bước 3 thập số liệu và lập bản cao nhận thức cộng đồng về GĐLNCSTG; đồ hiện trạng sử dụng + Điều tra thực địa để lập bản đồ hiện đất: trạng sử dụng đất ( ngoại nghiệp); + Đánh giá các tài liệu đã thu thập và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (nội nghệp); Lập Quy hoạch sử + Các nguyên tắc chung về Quy hoạch sử Bước 4 dụng đất và phương án dụng đất và phương án giao đất; giao đất lâm nghiệp: + Tổ chức các cuộc họp thôn, xóm Quy Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Cạn (20- 8 21/4/2010)
- hoạch sử dụng đất và phương án giao đất; + Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất và phương án giao đất ở cấp xã; + Hội thảo Quy hoạch sử dụng đất và phương án giao đất ở cấp xã; + Phê duyệt phương Quy hoạch sử dụng đất và phương án giao đất ở cấp xã; Đo vẽ, xác định ranh + Đo vẽ, xác định ranh giới, vị trí thửa đất Bước 5 giới thửa đất tại thực tại thực địa (ngoại nghiệp); địa lập bản đồ địa + Biên tập, thành lập bản đồ địa chính đất chính lâm nghiệp tỷ lệ 1/5000 (nội nghiệp) + Kiểm tra, nghiệm thu các cấp; + Giao nộp sản phẩm bản đồ; Lập, thẩm định hồ sơ + Kê khai đăng ký vào đơn xin cấp giấy Bước 6 giao đất và cấp GCN chứng nhận quyền sử dụng đất; + Lập hồ sơ giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Xác nhận, thẩm dịnh hồ sơ giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cấp giấy chứng nhận + Tổ chức trao Giấy chứng nhận quyền sử Bước 7 quyền sử dụng đất, lập dụng đất đến tay người sử dụng đất; và hoàn thiện hồ sơ + Lập hệ thống hề sơ địa chính (sổ địa địa chính: chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai); + Kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ địa chính; + Giao nộp sản phẩm hồ sơ đăng ký đất đai, bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hệ thống hồ sơ địa chính giao nọp lưu trữ theo quy định; Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Cạn (20- 9 21/4/2010)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 378 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 169 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 359 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 131 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 123 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 128 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 95 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 108 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 110 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 89 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 121 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn