Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam
lượt xem 5
download
Trong những năm gần đây, độ che phủ rừng của Việt Nam đã gia tăng một cách nhanh chóng, chủ yếu là những loài cây nhập nội như bạch đàn, keo và thông. Sự gia tăng này đưa ra nhiều cơ hội cho thị trường xuất khẩu mới về các sản phẩm gỗ xây dựng. Tuy nhiên, nó làm tăng và xuất hiện mới những rủi ro do các loài sâu bệnh hại cây rừng gây ra, có thể gây nên những hậu quả nặng nề cho rừng trồng. Những rủi ro này có thể do các loài sâu bệnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam
- 1. Tên dự án Dự án CARD 023/07VIE: “Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam”. 2. Người báo cáo Đào Ngọc Quang Phòng Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 3. Cơ quan thực hiện Phòng Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật rừng Cơ quan phía Việt Nam Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thu Giám đốc dự án phía Việt Nam Văn phòng Chuyên viên Cao cấp về Bảo vệ Thực vật Cơ quan phía Úc Cục Nông Lâm nghiệp và Thủy sản Úc Tiến sĩ Ian Naumann Giám đốc dự án phía Úc Tháng 6 năm 2008 Thời gian bắt đầu Tháng 5 năm 2010 Thời gian kết thúc 4. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, độ che phủ rừng của Việt Nam đã gia tăng một cách nhanh chóng, chủ yếu là những loài cây nhập nội như bạch đàn, keo và thông. Sự gia tăng này đưa ra nhiều cơ hội cho thị trường xuất khẩu mới về các sản phẩm gỗ xây dựng. Tuy nhiên, nó làm tăng và xuất hiện mới những rủi ro do các loài sâu bệnh hại cây rừng gây ra, có thể gây nên những hậu quả nặng nề cho rừng trồng. Những rủi ro này có thể do các loài sâu bệnh hại đã từng xuất hiện, và cũng có thể do những loài xâm hại ngoại lai chưa từng xuất hiện ở Việt Nam. Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện, nâng cao hiểu biết về sâu bệnh hại rừng cho các cán bộ lâm nghiệp của Việt Nam, phục vụ điều tra sâu bệnh hại rừng và phát hiện sớm nguyên nhân gây hại. Điều tra hiệu quả và phát hiện sớm nguyên nhân gây hại là rất quan trọng trong việc quản lý dịch hại, xác định và đối phó với các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, đồng thời đưa ra danh sách các loài sâu bệnh hại đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu. 5. Mục tiêu của dự án Thiết lập cơ sử dữ liệu về sâu bệnh hại rừng và bộ sưu tập mẫu. Mở các khóa đào tạo về điều tra sâu bệnh hại rừng, đánh giá thiệt hại, phân tích rủi ro, thu thập, bảo quản, giám định và xử lý mẫu; nâng cao nhận thức và hiểu biết về phương phâp điều tra sâu bệnh hại rừng cho các thành viên tham gia. Trang bị thiết bị và thiết lập mạng lưới điều tra sâu bệnh hại rừng dựa trên cơ sở các Trung tâm vùng của Viện KHLN VN, phối hợp với các Chi cục BVTV. Thiết lập mối quan hệ giữa các cơ quan Nông, Lâm nghiệp và kiểm dịch ở Việt Nam với các tổ chức vùng và quốc tế. 6. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu Xây dựng cơ sở dữ liệu tại Viện KHLN Việt Nam dựa trên dữ liệu đã có (được phát triển bởi Cục Lâm nghiệp và Thủy sản bang Queensland), hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia các sinh vật gây hại (đang có tại Cục BVTV). Sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn lựa chọn cơ sở dữ liệu nhằm sửa đổi phù hợp với điều tra trong lâm nghiệp, và dễ dàng với công tác xuất nhập khẩu. Các cán bộ của Viện KHLN Việt Nam sẽ được đào tạo
- để sử dụng cơ sở dữ liệu này. Bước đầu cơ sở dữ liệu này sẽ sử dụng các số liệu có giá trị đã có trước về các loài đã được xác định, sau đó sẽ được cập nhật thường xuyên dựa trên số liệu điều tra từ 3 Trung tâm vùng của Viện KHLN VN. Xây dựng bộ sưu tập mẫu chuẩn tại Viện KHLN Việt Nam. Điều này sẽ thực hiện được nhờ việc mua mới tủ lưu trữ mẫu hiện đại cùng với kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Những kỹ năng về xử lý mẫu sẽ được nâng cao thông qua các khóa tập huấn đào tạo ở Úc và Việt Nam. Các kỹ năng điều tra (thiết kế tuyến điều tra, thu thập tmẫu, bảo quản mẫu, ghi chép số liệu, xác định nhanh ngoài hiện trường, giám định trong phòng thí nghiệm) sẽ được nâng cao qua khóa tập huấn 2 tuần ở Úc, và một số khóa tập huấn ngắn hạn (3 ngày) ở Việt Nam. Các khóa tập huấn sẽ được hướng dẫn bởi các chuyên gia Úc với sự hỗ trợ của các cố vấn kỹ thuật Úc hoặc Việt Nam. Các tài liệu phục vụ các lớp tập huấn sẽ được các chuyên gia của Cục Lâm nghiệp và Thủy sản bang Queensland và Viện KHLN Việt Nam soạn thảo. Một hệ thống bẫy côn trùng sẽ được triển khai ở Việt Nam với những thiết bị bẫy đơn giản. Cục Lâm nghiệp và Thủy sản bang Queensland sẽ giám sát từ xa hệ thống này thông qua việc kiểm tra định kỳ các mẫu côn trùng thu được. Số liệu thu thập được sẽ được các nhà khoa học thuộc Viện KHLN Việt Nam nhập vào cơ sở dữ liệu. Cục Lâm nghiệp và Thủy sản bang Queensland cùng với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam soạn thảo một quyến sách hướng dẫn ngoài thực địa về các loài sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam. Cuốn sách này sẽ bao gồm những hình ảnh về sâu bệnh hại được chụp trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa, các thông tin về cây chủ, ảnh hưởng, phân bố và cách quản lý. Cuốn sách sẽ phù hợp với đa số các đối tượng bao gồm các nhà khoa học, các cố vấn cũng như đối với sinh viên. Cuốn sách sẽ được dịch sang tiếng Việt và xuất bản ở Việt Nam. Các tài liệu bổ trợ khác như áp phích, sách chuyên khảo sẽ được Viện KHLN Việt Nam soạn thảo dựa trên các hình ảnh và giải thích của cuốn hướng dẫn ngoài thực địa; những tài liệu bổ trợ này được thiết kế nhằm nâng cao sự hiểu biết của các cán bộ thuộc các Trung tâm vùng, đồng thời sẽ là nguồn thông tin quí giá đối với các chủ rừng. Các lớp tập huấn tại mỗi Trung tâm vùng, hệ thống bẫy côn trùng và chương trình điều tra… sẽ tạo nên hệ thống mạng lưới chuẩn. Các cán bộ địa phương sẽ là những nhân tố chính trong việc thu thập và xử lý các tài liệu, giữ liên lạc với các chủ rừng cũng như với Viện KHLN Việt Nam. 7. Kết quả và thảo luận 7.1. Kết quả chính đạt được 7.1.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu về sâu bệnh hại rừng Bộ mẫu côn trùng của Viện KHLN VN đã được sắp xếp lại bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm cơ sở dữ liệu điều tra sâu bệnh hại rừng.
- Hình 1: Lý lịch bộ mẫu côn trùng của Viện KHLN VN Hình 2: Sơ đồ cơ sở dữ liệu điều tra sâu bệnh hại rừng 7.1.2. Xác định các loài sâu bệnh hại chủ yếu cho từng loài cây trồng rừng chính ở Việt Nam
- Bộ mẫu côn trùng của Viện KHLN VN bao gồm 800 mẫu, trong đó có 400 mẫu đã xác định được tên khoa học đến loài hoặc giống. Có 700 mẫu đã xác định được cây chủ bị hại. Hình 3: Bộ mẫu côn trùng của Viện KHLN VN trước khi được sắp xếp lại Hình 4: Bộ mẫu côn trùng của Viện KHLN VN sau khi được sắp xếp lại Hình 5: Mẫu côn trùng được gắn lý lịch mẫu và số hiệu mẫu mới 7.1.3. Chương trình đào tạo về điều tra sâu bệnh hại cho các cán bộ ở các Trung tâm vùng
- Lớp tập huấn “Đào tạo kỹ năng điều tra và chẩn đoán sâu bệnh hại cây rừng” đã được tổ chức từ ngày 16 đến 24 tháng 2 năm 2009 tại Brisbane, Úc. Lớp tập huấn tập trung chủ yếu về nâng cao kỹ năng thực hành cho các cán bộ và kỹ thuật viên đang công tác trong lĩnh vực điều tra sâu bệnh hại rừng. Lớp tập huấn đào tạo về chấn đoán và nhận biết các triệu chứng gây hại, phương pháp điều tra, đánh giá thiệt hại, phân tích rủi ro; và thu thập, bảo quản, giám định và xử lý mẫu sâu bệnh hại. Tất cả các học viên đã được trang bị các tài liệu sau: o Hướng dẫn điều tra sâu hại cây rừng ở Châu Á và khu vực Thái Bình Dương (phiên bản tiếng việt, ACIAR/RIRDC 2005). o Cây gỗ lá rộng khỏe mạnh: Hướng dẫn cách nhận biết sâu, bệnh hại và thiếu dinh dưỡng ở cây gỗ lá rộng vùng cận nhiệt đới (Carnegie, A., S Lawson, T Smith, G Pegg, C Stone and J McDonald 2008). o Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại ở rừng trồng Bạch đàn non: Hướng dẫn đánh giá chỉ số bị hại tán lá ngoài hiện trường (Stone, C., M Matsuki and A Carnegie 2003). o Hướng dẫn về bệnh hại cây Bạch đàn vùng Đông Nam Châu Á (Old, KM, MJ Wingfield and ZQ Yuan 2003). o Khóa phân loại côn trùng (http://www.qm.qld.gov.au/features/insects/identifying/). o Sổ tay hướng dẫn thu thập mẫu côn trùng: Thu thập, xử lý, bảo quản và lưu giữ (Smithers, CN 1982). Hình 6: Các cán bộ của Viện KHLN VN tham gia khóa đào tạo tại Brisbane, Úc
- Hình 7: Các cán bộ của Viện KHLN VN đặt bẫy côn trùng tại Brisbane, Úc Ba lớp tập huấn “Đào tạo kỹ năng điều tra và chẩn đoán sâu bệnh hại cây rừng” đã được tổ chức tại Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc bộ, Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Bắc Trung bộ và Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới từ ngày 21 đến 29 tháng 9 năm 2009. Những lớp tập huấn này nhằm vào những cán bộ sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình điều tra sâu bệnh hại. Mỗi lớp tập huấn được tổ chức hai ngày bao gồm ½ ngày nghe trình bày báo cáo tại hội trường và 1,5 ngày thực hành ngoài hiện trường. Mỗi học viên đã được trang bị các tài liệu cần thiết, bao gồm: o Giới thiều về dự án và lớp tập huấn o Phương pháp điều tra sâu bệnh hại o Các triệu chứng gây hại của sâu bệnh hại o Hướng dẫn cách đặt bẫy côn trùng và cách thu mẫu o Phiếu điều tra o Giới thiệu các mẫu sâu bệnh hại o Hướng dẫn nhận biết các triệu chứng gây hại của sâu bệnh hại o Hướng dẫn về sâu bệnh hại rừng: các triệu chứng gây hại của sâu và nấm bệnh hại cây
- Hình 8: Lớp tập huấn đào tạo kỹ năng điều tra sâu bệnh hại tại Đại Lải, Vĩnh Phúc Hình 9: Lớp tập huấn đào tạo kỹ năng điều tra sâu bệnh hại tại Pleiku, Gia Lai 7.1.4. Thiết lập mạng lưới điều tra với đầy đủ trang thiết bị tại 3 Trung tâm vùng 3 Trung tâm vùng thuộc Viện KHLN VN sẽ được thiết lập mạng lưới điều tra và trang bị trang thiết bị bao gồm: o Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới (Pleiku, Gia Lai). o Trung tâm Sản xuất Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ (Đông Hà, Quảng Trị).
- o Trung tâm Sản xuất Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ (Đại Lải, Vĩnh Phúc). Các cán bộ của các trung tâm này đã tham dự lớp tập huấn tại Úc và sẽ trở thành các cầu nối quan trọng cho các lớp tập huấn tiếp theo cũng như công việc điều tra tại mỗi vùng. Một số trang thiết bị phục vụ thu thập mẫu đã được cung cấp cho các học viên, bao gồm: o GPS. o Đèn bàn có gắn kính lúp. o Hộp tiêu bản. o Bẫy côn trùng. 7.1.5. Tiếp tục điều tra sâu bệnh hại rừng, bước đầu thiết lập chương trình đặt bẫy côn trùng tại các Trung tâm vùng Các cán bộ Lâm nghiệp thuộc 3 Trung tâm vùng của Viện KHLN VN đã được đào tạo các kỹ năng điều tra sâu bệnh hại rừng và chương trình đặt bẫy côn trùng. Sau đó qua quá trình làm việc họ sẽ tiếp tục nhân rộng những kiến thức này đến các cán bộ khác. Các bẫy côn trùng sé được đặt tại rừng Keo, Bạch đàn và Thông tại 3 Trung tâm vùng. 7.1.6. Soạn thảo sách hướng dẫn về sâu bệnh hại rừng từ dữ liệu sẵn có và các dữ liệu thu thập trong quá trình tập huấn Soạn thảo và xuất bản sách hướng dẫn về sâu bệnh rừng, tờ rơi và áp phích quảng cáo về những loài sâu bệnh chính hại rừng trồng Keo, Bạch đàn và Thông sẽ là những kết quả rất hữu ích và quan trọng của dự án. 7.1.7. Tài liệu hỗ trợ khác minh họa chi tiết các triệu chứng gây hại và lựa chọn cách quản lý hiệu quả đối với các loài sâu bệnh hại chính Lựa chọn một số loài sâu bệnh hại chính và quan trọng từ danh sách có được để soạn thảo các tờ rơi và áp phích quản cáo. Những tài liệu này sẽ thể hiện chi tiết hơn các thông tin về phân bố, ảnh hưởng, cách điều tra và quản lý. 7.1.8. Viện KHLN VN và Cục BVTV cùng được đào tạo về việc điều tra và chẩn đoán sâu bệnh hại Các lớp tập huấn tổ chức tại Việt Nam đã đào tạo cho 19 cán bộ thuộc Viện KHLN VN, 30 cán bộ thuộc các Chi cục BVTV, 5 cán bộ thuộc các Chi cục Lâm nghiệp, 1 cán bộ thuộc Trường cao đẳng Lâm nghiệp Tây nguyên. 7.2. Lợi ích các chủ rừng thu được Các sản phẩm của dự án như Sách hướng dẫn ngoài thực đại và các tài liệu hỗ trợ khác sẽ rất có lợi cho các chủ rừng, qua các sản phẩm này nhận thức và hiểu biết của họ về vấn đề sâu bệnh hại rừng và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng và phát triển rừng sẽ được cải thiện đáng kể. 7.3. Phát triển nguồn nhân lực Các lớp tập huấn “Đào tạo kỹ năng điều tra và chẩn đoán sâu bệnh hại cây rừng” được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 9 năm 2009 là yếu tố chính của dự án góp phần vào vào việc phát triển nguồn nhân lực. Thông qua nhuwnhx lớp tập huấn này, đã lựa chọn được một số học viên có năng lực có thể được đào tạo sau đại học tại Úc hoặc Nam Phi. Sách hướng dẫn ngoài thực đại và các tài liệu hỗ trợ khác sẽ là nguồn tài liệu chính góp phần cải thiện nhận thức và hiểu biết về một số loài sâu bệnh hại cụ thể và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng và phát triển rừng. 7.4. Xuất bản Dự án đã soạn thảo một bài báo để dăng trên trang tin của chương trình CARD (Số 6, tháng 1 năm 2010), bài báo mô tả mục đích của dự án và nội dung chi tiết về các lớp tập huấn tại Úc và Việt Nam. 8. Kết luận và kiến nghị Bộ mẫu côn trùng của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã được sắp xếp lại, đưa vào cơ sở dữ liệu để quản lý và rất nhiều mẫu đã được định danh tên khoa.
- Các cán bộ công tác trong lĩnh vực quản lý sâu bệnh hại cây rừng của Viện KHLN VN và Cục Bảo vệ Thực vật đã được đào tạo kỹ năng điều tra sâu bệnh hại thông qua các lớp tập huấn tại Úc và Việt Nam. Lớp tập huấn về Kỹ năng điều tra và chẩn đoán sâu bệnh hại cây rừng đã được tổ chức tại Brisbane, Úc vào tháng 2 năm 2009, với sự tham gia của 8 cán bộ nghiên cứu khoa học. Những cán bộ này đã có kiến thức cơ bản về sâu bệnh hại cây rừng, được lựa chọn để trở thành trưởng các nhóm điều tra tại các vùng và sẽ có trách nhiệm đào tạo lại các cán bộ vùng về kỹ năng điều tra sâu bệnh hại. Lớp đào tạo đã trang bị cho các học viên rất nhiều chủ đề, bao gồm: triệu chứng và các nhân tố gây nên sự mất cân bằng của cây trồng, phương pháp điều tra và thu mẫu, hình thái học và phân loại côn trùng, quá trình phát triển và cách xác định nấm gây hại, sự thiếu dinh dưỡng của cây trồng, và phát triển các kế hoạch điều tra. Ba lớp tập huấn về Điều tra sâu bệnh hại rừng đã được tổ chức cho các cán bộ lâm nghiệp ở Việt Nam trong tháng 9 năm 2009. Những lớp tập huấn này tập trung chủ yếu vào thực hành tại hiện trường, bao gồm: cách ghi chép số liệu, thu mẫu và nuôi mẫu sâu bệnh hại, phương pháp đặt bẫy côn trùng, và cách sử dụng thiết bị GPS. Những khóa đào tạo này đã đạt được những kết quả khả quan, truyền đến các học viên sự tự tin để tiến hành các đợt điều tra và các hoạt động chẩn đoán sâu bệnh hại. Mạng lưới điều tra sâu bệnh hại được thiết lập tại các Trung tâm vùng của Viện KHLN VN (Vĩnh Phúc, Quảng Trị và Gia Lai), đồng thời cung cấp dịch vụ và tư vấn cho các chủ rừng. Hơn nữa, những cán bộ thuộc mạng lưới này được trang bị các trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, bao gồm: bộ dụng cụ thu mẫu tại hiện trường, dụng cụ trong phòng thí nghiệm, thiết bị GPS, máy ảnh kỹ thuật số, bẫy côn trùng và phiếu ghi lý lịch mẫu. Mạng lưới này sẽ là tiền thân của hệ thống điều tra quốc gia. Sách hướng dẫn đầy đủ bao gồm cả hình ảnh minh họa sẽ bao gồm các thông tin: triệu chứng, cây chủ bị hại, tuổi cây bị hại, phân bố của khoảng 35 loài sâu bệnh hại tại Việt Nam và những thông tin về các loài ngoại lai xâm hại đáng quan tâm sẽ được xuất bản sớm. Một số tài liệu hỗ trợ khác sẽ nâng cao nhận thức về vấn đề sâu bệnh hại cho các Lâm trường quốc doanh và các chủ rừng, đồng thời cung cấp thêm thông tin để các Trung tâm vùng trở thành cơ quan tư vấn và cung cấp thông tin hữu ích. Dự án mang những lợi ích trực tiếp đến cho các cán bộ thuộc Viện KHLN VN và Cục Bảo vệ Thực vật. Những lợi ích này sẽ được mở rộng đến các chủ rừng thông qua cải thiện các dịch và tư vấn về vấn đề phát hiện và quản lý sâu bệnh hại, nhằm mục đích cuối cùng là tăng năng xuất, tăng diện tích rừng trồng và tăng độ che phủ của rừng. Hiểu biết về tình trạng sâu bệnh hại rừng được cải thiện sẽ nâng cao khả năng hội nhập vào thị trường gỗ quốc tế của Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 371 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 353 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 129 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 94 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 106 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 105 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 108 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 88 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn