Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA VIỆC ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP “FFS” TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP TRÊN CÂY CÓ MÚI TAII VIỆT NAM (MS2)
lượt xem 14
download
Cây có múi là loại cây trồng quan trọng tại Việt nam nhưng sức sản xuất và sản lượng thì bị trở ngại bởi côn trùng và bệnh hại. Quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” là một biện pháp đã được thực hiện rộng khắp, hữu hiệu và bền vững để kiểm soát sâu bệnh hại tại Việt Nam. Việt Nam đã thực hiện rất tốt với chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” quốc gia do Cục Bảo Vệ Thực Vật quản lý. Chương trình nầy đã thực hiện thông qua huấn luyện nông dân và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA VIỆC ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP “FFS” TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP TRÊN CÂY CÓ MÚI TAII VIỆT NAM (MS2)
- Bộ Nông Nghiệp & PTNT _____________________________________________________________________ BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 036/04VIE ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA VIỆC ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP “FFS” TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP TRÊN CÂY CÓ MÚI TAII VIỆT NAM MS2: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ NHẤT 1
- 1. Trích lược Dự án Cây có múi là loại cây trồng quan trọng tại Việt nam nhưng sức sản xuất và sản lượng thì bị trở ngại bởi côn trùng và bệnh hại. Quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” là một biện pháp đã được thực hiện rộng khắp, hữu hiệu và bền vững để kiểm soát sâu bệnh hại tại Việt Nam. Việt Nam đã thực hiện rất tốt với chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” quốc gia do Cục Bảo Vệ Thực Vật quản lý. Chương trình nầy đã thực hiện thông qua huấn luyện nông dân và nông dân tham gia nghiên cứu bằng các lớp huấn luyện đồng ruộng “FFS”. Đã có hơn 500.000 nông dân được huấn luyện về kỹ thuật trong “IPM” trên lúa, rau màu, bông vải, trà, đậu tương, đậu phộng và khoai lang. Trước Dự án nầy đã không có một lớp “FFS” nào để hướng dẫn cho nông dân thực hiện IPM trên cây có múi bởi vì khả năng và sự hiểu biết còn giới hạn về nghiên cứu chuyên ngành về IPM trên cây có múi tại Việt Nam. Dự án nầy đã tiền hành huấn luyện cho huấn luyện viên “TOT” gồm có 98 người. Vừa qua các huấn luyện viên cũng đã tiến hành triển khai 24 lớp “FFS” tại 13 tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Ven Biển Miền Trung của Việt Nam. Trong các lớp “FFS” huấn luyện viên cũng đã được hướng dẫn để thực hiện các thí nghiệm làm mô hình trình diễn tại 18 “FFS”, các thí nghiệm nầy sẽ được theo dõi và điều tra trong 21 tuần và chương trình huấn luyện cũng như hoạt động của lớp “FFS” sẽ được thực hiện giống nhau ở tại mỗi tỉnh. 2. Báo cáo tóm tắt Việt Nam đã phát triển rất tốt chương trình “IPM” Quốc gia, chương trình nầy đã huấn luyện được hơn 500.000 nông dân về kỹ thuật thực hiện “IPM” trên lúa, rau, bông vải, trà, đậu nành, đậu phộng và khoai lang. Từ trước đến nay, chưa có dự án nào hướng dẫn nông dân về “IPM” trên cây có múi. Đây là một loại cây ăn trái rất quan trọng ở Việt Nam. Trong Dự án về “Đánh giá hiệu lực của việc ứng dụng biện pháp “FFS” trong quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi tại Việt Nam” nầy, trong 6 tháng đầu năm 2005 các hoạt động đã thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra và đã huấn luyện được 98 Huấn luyện viên do 10 nhà khoa học nòng cốt huấn luyện. Các Huấn luyện viên nầy sẽ đảm trách 24 lớp “FFS” bao gồm 12 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và ven biển Miền Trung của Việt Nam. Các lớp “FFS” tiến hành họp mặt và huấn luyện cho nông dân hàng tuần, tổng cộng là 21 tuần lễ. Chương trình hoạt động và huấn luyện cho nông dân tại mỗi lớp “FFS” đã được đưa ra một cách thống nhất và thực hiện giống nhau tại mỗi lớp “FFS”. Các thí nghiệm mô hình trình diễn cũng đã được thiết kế theo sơ đồ cụ thể và cũng đã được hướng dẫn cho Huấn luyện viên tại 16 lớp “FFS” trong đợt đi thăm kết hợp giữa các nhà khoa học Úc và Việt Nam trong tháng 6/2005. Toàn bộ các vấn đề chính của khung Dự án cũng đã được ghi nhận và thực hiện theo đúng kế hoạch. Đây là một nền tảng rất tốt nhằm để thực hiện được mục tiêu của Dự án thông qua kế hoạch từng ngày cụ thể cho việc hoàn thành dự án. 3. Giới thiệu & bối cảnh Cây có múi là một trong những cây trồng chính tại Việt nam (Bộ NN & PTNT, 2004) và sản lượng cây có múi là nguồn quan trọng làm tăng lợii tức cho nhiều nông dân 2
- Việt Nam trồng cây có múi. Tuy nhiên, sức sản xuất và sản lượng cây có múi tại Việt Nam luôn luôn thấp hơn so với nhiều nước phát triển khác. Đây là tình hình chung mà theo đánh giá của Bộ NN & PTNT “một cách tổng quát, về sự canh tác cây có múi thì mức độ phát triển không có ý nghĩa trong một số năm vừa qua, vấn đề lớn là do sự gây hại nghiêm trọng của nhiều côn trùng và bệnh hại đặc biệt là bệnh Greening (bệnh vàng lá gân xanh (hay còn được gọi là Huanglongbing) vì vậy việc nghiên cứu biện pháp phòng trị chúng kết hợp với việc quản lý vườn cây có múi và sử dụng kỹ thuật tiên tiến là vấn đề hết sức cần thiết (Bộ NN & PTNT, 2004). Mục tiêu của Dự án nầy là tiến hành huấn luyện cho Huấn luyện viên (TOT) về “IPM” trên cây có múi, đối với Huấn luyện viên thì tiến hành các lớp “FFS” ở địa phương của họ và đánh giá sự hữu hiệu của mô hình “FFS” trong việc gia tăng kiến thức cho người nông dân nhằm giảm việc sử dụng thuốc trừ dịch hại trong canh tác cây có múi. Từ những mục tiêu nầy sẽ góp phần vào việc giúp đỡ nông dân trồng cây có múi tăng cường khả năng của họ để có những quyết định tốt hơn trong quản lý sâu bệnh hại thông qua tiếp nhận các mô hình về chiến lược “IPM” trong sản xuất cây có múi tại Việt Nam. Mặt khác, các Huấn luyện viên về “IPM” trên cây có múi sẽ được củng cố và có những kinh nghiệm thực tế cần thiết rất quý báu để huấn luyện thông qua việc họ đã được quản lý ít nhất một vụ kéo dài của lớp “FFS” ở vườn cây có múi, Việt Nam sẽ tăng cường khả năng một cách có ý nghĩa để phát triển chương trình “IPM” trên cây có múi trong cả nước. Sẽ có rất nhiều kết quả hữu hiệu thông qua việc huấn luyện “IPM” đã có mô hình trình diễn trong các hệ thống cây trồng khác. Những kết quả nầy bao gồm: Lợi ích của nông dân thông qua việc tăng cường kiến thức về hệ sinh thái nông nghiệp; bảo tồn sự đa dạng hóa về sinh học và việc bảo vệ môi trường thông qua việc hạn chế sử dụng thuốc trừ dịch hại không cần thiết và việc sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học; gia tăng an ninh lương thực do sản suất được tăng cường và bảo vệ được sức khoẻ cộng đồng cũng như người tiêu thụ qua việc giảm sử dụng thuốc trừ dịch hại trong sản xuất cây ăn trái. Những phương pháp mấu chốt đã được chấp nhận trong Dự án nầy là nông dân tham gia học và hành một cách cơ bản. Hai kỹ thuật mục tiêu là tham gia gắn kết một cách đầy đủ và cho phép nông dân nghiên cứu học hỏi trực tiếp để có được nhu cầu hiểu biết tốt nhất. 4. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo Những điểm chính đáng lưu ý 4.1 Những điểm đáng lưu ý đã được đề cập trong kế hoạch họp mặt vào ngày 25 tháng 01/2005 mà các đối tác Dự án đã đưa ra phác hoạ chung. Những người đã được chỉ định những nhiệm vụ và thời hạn khác nhau cần lưu ý đã được đặt ra. Rồi thì buổi họp các đối tác của Dự án đã được tiến hành vào ngày 22/3/200. Tại buổi họp nầy, nơi tiến hành “TOT” và các địa phương sẽ thực hiện các lớp “FFS” cũng đã được xác định trong bản thảo của chương trình. Có 2 khoá huấn luyện cho Huấn luyện viên “TOT” sẽ được tổ chức từ ngày 18-29/4/2005 và từ ngày 09-20/5/2005. Các lớp “FFS” đã được đề cập sẽ tiến hành vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2005. Từ ngày 01-19/6 sẽ đi kiểm tra các lớp “FFS” do các đối tác của Úc và Việt Nam trong Dự án, các dữ liệu cơ bản đã được chọn lựa để thu thập và hướng dẫn các thí nghiệm mô hình bổ sung. 3
- Xây dựng năng lực 4.2 Cục Bảo Vệ Thực vật có năng lực rất tốt về việc chọn nông dân tham gia huấn luyện. Tuy nhiên, Dự án nầy đang nói về những khoảng cách về năng lực có liên quan đến kiến thức về chuyên môn trong “IPM” trên cây có múi, sử dụng như là một tiếp cận để tham gia. Dự án đang phân chia một mặt bằng để thông qua đó các khoảng trống về năng lực Cục Bảo Vệ Thực Vật sẽ bổ sung và sắp xếp các nguồn lực. Hầu hết về chuyên môn và những kỹ năng cần thiết thì đã có sẳn ở Việt Nam trong các Trường Đại học và Viện Nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề được đề cập trước tiên trong Dự án nầy là không có cơ hội để tận dụng kinh nghiệm và những kỹ năng nầy để huấn luyện cho các Huấn luyện viên của Cục Bảo Vệ Thực Vật. Nó có sẵn trong Dự án phần diễn giải là một giới hạn chính về mặt tài chính để cho những nhà nghiên cứu đi đến những nơi khác nhằm trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm với những người khác, mà công việc của họ ở ngay nơi làm việc thường ngày. Thí dụ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc là một chuyên gia người Việt nam đi đầu trong lãnh vực dịch hại trên cây ăn trái Nhiệt đới và cây có múi mà trước đây Bà chưa có dịp để đi khảo sát các vườn cây có múi ở ven biển Miền Trung Việt Nam. Chuyến đi dã ngoại khảo sát của Bà không nằm trong kế hoạch tài chính, nhưng khi Ông Oleg Nicetic có kế hoạch sang Việt Nam để đi kiểm tra vùng ven biển Miền Trung, Ông tìm gặp TS. Cúc và Bà đã sẳng sàng đi với Ông, vấn đề nầy cho thấy rằng đây là một cơ hội rất lớn đã không bị bỏ lỡ. Thêm vào đó, không có kế hoạch về tài chính cho chuyến đi của TS. Cúc và Ông Cường là một huấn luyện viên có nhiều kinh nghiệm của Cục Bảo Vệ Thực Vật người mà chưa bao giờ đến vùng nầy cũng chỉ mất khoảng 500 đôla. Chi phí nầy có được từ Cơ quan người Úc. Trong Dự án CARD trước đây gồm có 21 nhà khoa học đã được đến Úc 2 tuần, đây là một cơ hội rất tuyệt vời để trao đổi văn hoá lẫn nhau. Giờ đây chúng tôi nghĩ rằng trong việc chi tiêu tài chính để đi lại trong chuyến đi nầy có lẽ tốt hơn việc đi trong nước Việt Nam để quan hệ giữa những đối tác người Việt Nam. Chương trình huấn luyện, đào tạo 4.3 Công việc huấn luyện là vấn đề chính của Dự án nầy và sẽ được tiến hành ở 2 mức độ. Các cán bộ của Cục Bảo Vệ Thực Vật có kinh nghiệm sẽ chịu trách nhiệm huấn luyện lớp “TOT”, sau đó những người được huấn luyện sẽ trở thành Huấn luyện viên và sẽ chịu trách nhiệm huấn luyện cho các lớp “FFS”; ở các lớp “FFS” nầy các nông dân sẽ được huấn luyện và tự họ sẽ tiến hành điều tra và thực hành quản lý các vườn cây có múi khác nhau.. Mục tiêu của Dự án trong năm thứ 1 là huấn luyện cho 90 Huấn luyện viên và những Huấn luyện viên nầy sẽ tiến hành 24 lớp “FFS”. Hai khoá huấn luyện “TOT” đã được tổ chức từ ngày 18-29/4 và 9-20/5/2005. Trong 2 khoá huấn luyện nầy tổng số Huấn luyện viên đã được đào tạo là 98 người. Các nhà khoa học chịu trách nhiệm huấn luyện được thể hiện ở bảng 1. Đánh giá năng lực của Huấn luyện viên đã được tham gia trong các khoá học đạt ở mức 75% trở lên (xem Phụ lục 1). Bảng 1. Tựa đề bài giảng và tên của các giảng viên Nội dung Người giảng dạy Cơ quan Thời gian (ngày) Biện pháp canh tác cây có múi Vo Huu Thoai SOFRI 2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây có Nguyen Bao Toan CTU 1 múi IPM Nguyen Thi Thu CTU 1 4
- Cuc Dầu khoáng cho cây trồng như là Oleg Nicetic / UWS/SPPC 1 một loại thuốc trừ dịch hại Nguyen Ngoc Thuy Sâu hại và Thiên địch của chúng Ho Van Chien PPD 1 Bệnh Greening & Tristeza Nguyen Van Hoa SOFRI 1 Những bệnh hại khác trên cây có Pham Hoang Oanh CTU 1 múi Thuốc trừ dịch hại trong “IPM” Tran Van Hai CTU 1 Kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch Do Minh Hien SOFRI 1 Điều tra & đánh giá hiệu quả Truong Thi Ngoc CLRRI 1 Chi Quảng bá 4.4 Vào ngày 16/7/2005, Đài Truyền hình Vĩnh Long là Đài Truyền hình trung tâm khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có buổi phát sóng với chương trình “Nhịp cầu Nhà nông” một cách trực tiếp với nông dân về những câu hỏi và trả lời. Thời gian từ 15 giờ đến 17 giờ. Mục tiêu của chương trình là giới thiệu về phương pháp thực hiện “IPM” trên cây có múi của CARD và hướng mở rộng các lớp “FFS” trong tương lai. Chương trình thực hiện bởi 5 nhà khoa học (trong đó có Ông Hồ văn Chiến). Phần lớn các câu hỏi của nông dân là họ muốn biết cách phòng trừ bệnh Greening và một số loài côn trùng khác trên cây có múi như là “Sâu vẽ bùa”, “Rầy chổng cánh”, “Rệp sáp”... Đây là một chương trình rất bổ ích cho người trồng cây có múi nhằm thông báo cho họ biết về Dự án “IPM” trên cây có múi của CARD và biện pháp thực hiện “IPM” nhằm quản lý dịch hại trên cơ sở thân thiện với môi trường và đạt lợi nhuận cao cho người trồng. Quản lý Dự án 4.5 Trưởng nhóm Dự án của phía Việt Nam có kỹ năng quản lý Dự án rất tốt và đã điều hành trong khoá huấn luyện cho Huấn luyện viên gồm có 98 người và tổ chức thực hiện 24 lớp FFS cho 12 tỉnh (Bảng 2) và cũng đã đưa ra khung hoạt động chung cho Dự án. Có một chương trình để tiến hành hoạt động huấn luyện để phát triển các lớp “FFS” sau nầy cũng như hướng dẫn có sự thực hiện với cùng nội dung cho tất cả “FFS”. (Bảng 3). Bảng 2. Các địa phương thực hiện “FFS” Tỉnh Số lớp “FFS” Đồng bằng Sông Cửu Long Tien Giang 3 Dong Thap 2 Vinh Long 3 Can Tho 3 Tra Vinh 1 Hau Giang 2 Soc Trang 1 Ben Tre 3 5
- Ven biển Miền Trung Khanh Hoa 2 Binh Dinh 1 Quang Nam 1 Nghe An 2 24 Tổng số 6
- Bảng 3. Nội dung huấn luyện cho lớp “FFS” Tuần lễ Các hoạt động 1 Tiếp xúc, tổ chức lớp và lựa chọn vườn 2 Khai giảng, chia nhóm nông dân và điều tra nông dân đầu khoá 3 Hệ sinh thái nông nghiệp, sự khác nhau giữa hệ sinh thái ruộng lúa và hệ sinh thái cây có múi, ghi chép và dự báo 4 Trò chơi; nhu cầu dinh dưỡng, phân hữu cơ và phân hoá học. Trong đĩa CD đã được cấp cho huấn luyện viên 5 Tiếp theo 4 6 Ảnh hưởng của thuốc; sự kháng thuốc và bộc phát Dầu PSO; phương pháp dử dụng và phun Dầu khoáng. Insect zoo & Dự báo 7 Côn trùng gây hại và côn trùng có ích 8 Côn trùng gây hại và côn trùng có ích tiếp theo 9 Bệnh hại trên cây có múi 10 Bệnh hại trên cây có múi tiếp theo 11 Quản lý an toàn thuốc. Hiệu quả kinh tế 12 Thuốc sinh học; Bt, Trichoderma. Mặt mạnh và mặt yếu của thuốc sinh học 13 Nhu cầu dinh dưỡng cho giai đoạn ra hoa và đậu trái 14 Kỹ thuật trồng cây có múi, tỉa cành tạo tán, mật độ trồng, biện pháp quản lý cỏ dại không sử dụng thuốc trừ cỏ 15 IPM trên cây có múi 16 IPM trên cây có múi tiếp theo 17 Biện pháp làm phục hồi cây sau lũ. Nuôi cá trong vườn 18 Quản lý sau thu hoach 19 Điều tra cuối khoá và tổng hợp kiến thức 20 Thảo luận. Thuốc nào có thể sử dụng và những vấn đề khó khăn trong “IPM”. Báo cáo kết quả về dự báo và kết quả các thí nghiệm 21 Tổng kết và bế giảng 5. Báo cáo về các yếu tố đan xen của Dự án 5.1 Môi trường Tiêu điểm của lớp “FFS” là kiến thức của nông dân được gia tăng về sinh thái và ảnh hưởng của thuốc đến con người cũng như sinh thái. Tiếp cận nầy có tiềm năng giảm được các mặt gây hại đối với môi trường do các hoạt động của con người. 5. 2 Yếu tố về Xã hội và Giới Trong khoá huấn luyện cho Huấn luyện viên có tổng số 69 nam và 29 nữ. Tỷ lệ này một cách bao quát cho thấy có sự cân bằng về giới của Huấn luyện viên về Bảo vệ thực vật. Tại vùng ven biển Miền Trung thì tỷ lệ nam nữ của nông dân tham gia huấn luyện cũng tương tự như của Huấn luyện viên. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long thì tỷ lệ nữ tham gia trong các lớp “FFS” lại ít hơn. Vấn đề nầy có lẽ có liên hệ đến vai trò truyền thống của phụ nữ là chăn nuôi ở vùng đồng bằng. 7
- 6. Thực hiện Dự án & tính bền vững 6.1 Những khó khăn & trở ngại Trở ngại chính của Dự án là việc đi lại rất khó khăn và kinh phí để nông dân đi lại giữa các lớp “FFS” trong những tỉnh khác nhau. Nông dân được cho phép đi lại để đến lớp “FFS” ở những vùng khác nhau là một thuận lợi lớn để họ trực tiếp trao đổi thông tin và những kinh nghiệm về việc trồng cây có múi. Chúng ta biết rằng nông dân có thể có những thông tin rất tốt với nhau và thực sự là nông dân thì nhiều hơn các nhà khoa học và cán bộ chuyên môn. Một trở ngại khác của Dự án là kế hoạch quá tập trung vào các hoạt động ACIAR và CIRAD, những hoạt động nầy không liên quan nhiều đến nhu cầu của nông dân. Trong năm thứ hai của Dự án, những phản hồi từ nông dân, Huấn luyện viên và những đối tác trong Dự án sẽ được xem xét lại để tập trung và những hoạt động theo nhu cầu của nông dân. 6.2 Giải pháp Có lẽ nguồn kinh phí tăng thêm để cho nông dân đi lại giữa các lớp “FFS” của các tỉnh khác nhau sẽ được đầu tư. Vấn đề khác nữa là việc đầu tư cho Dự án trong năm thứ 2 cần gia tăng thêm nguồn kinh phí cho mỗi lớp “FFS”, và thay vì tăng 100% số lượng lớp “FFS” (từ 24 lên 48) thì chỉ tăng 50% số lớp “FFS” (từ 24 lên 36). Số lượng Huấn luyện viên tham gia ở mỗi lớp “FFS” cũng sẽ được gia tăng và họ sẽ có cơ hội trao đổi thông tin với nhau rộng hơn. Quá trình thực hiện Dự án vừa qua vấn đề ấn tượng đặc biệt đã được đặt lên huấn luyện viên và đã được đề cập của lớp “FFS”. Hiện nay công việc khung của Dự án đã được hình thành và đã đưa ra được những nhu cầu cần thiết của nông dân và cũng sẽ được tăng cường hơn trong thời gian tới. Những kết quả trong năm thứ nhất của Dự án sẽ được phản hồi từ Huấn luyện viên, nông dân và những đối tác khác sẽ được tinh lọc lại trong năm thứ 2 của Dự án. Vấn đề nầy sẽ được nêu ra ở 2 cuộc họp mặt chính vào tháng 10 (1 ở Đồng bằng Sông Cửu Long và 1 ở ven biển Miền Trung) nhằm có cơ hội tốt nhất để cho việc phản hồi và thông tin cho nhau của các thành viên đối tác. 7. Kết luận Trong Dự án nầy, với lòng nhiệt tình cao của những thành viên trong Dự án đã có được những thông tin cho nhau và cùng nhau có được một kế hoạch rất hữu hiệu nhằm đạt những kết quả thật mỹ mãn ngay từ đầu của Dự án. Đã có tổng cộng 98 Huấn luyện viện được huấn luyện bởi 10 nhà khoa học nồng cốt, và những Huấn luyện viên nầy sẽ chịu trách nhiệm thực hiện 24 lớp “FFS” ở Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng ven biển Miền Trung của Việt Nam. Các lớp “FFS” sẽ được tiến hành hàng tuần cho đến đầu tháng 10/2005. Sau khi các lớp “FFS” được hoàn thành sẽ có những phản hồi từ nông dân; các Huấn luyện viên và các đối tác sẽ tổng hợp và chọn lọc lại nhằm để cho việc thực hiện trong năm thứ 2 được tốt hơn. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 371 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 353 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 129 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 133 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 94 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 107 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 105 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 108 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 88 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn