Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam (MS04)
lượt xem 9
download
Mục tiêu chính của dự án là phát triển và mở rộng công nghệ nuôi ngao (sản xuất giống và nuôi thương phẩm), nhằm góp phần ổn định sinh kế của cộng đồng cư dân nghèo ở các tỉnh ven biển miền Trung và phát triển một chiến lược quản lý môi trường nước bền vững thông qua việc nuôi ngao để xử lý các chất thải từ các trang trại nuôi tôm. Rất nhiều hoạt động đã được tiến triển tốt. Một số phát hiện quan trọng được liệt kê dưới đây: • Có thể nuôi ngao thành công trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam (MS04)
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chương trình Hợp tác về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD) 027/05VIE Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam MS04: Báo cáo 6 tháng lần thứ 2 Tháng 10, 2006 - Tháng 3, 2007 1
- Mục lục 1. Thông tin về viện nghiên cứu _______________________________________3 2. Tóm tắt dự án ____________________________________________________4 3. Tiến độ của dự án ________________________________________________5 4. Giới thiệu tổng quát _______________________________________________6 5. Tiến độ thực hiện của dự án ________________________________________7 5.1. Các vấn đề nổi bật trong thực hiện dự án ______________________________ 7 5.1.1. Nuôi ngao thương phẩm _________________________________________ 7 5.1.2. Sản xuất giống ngao ___________________________________________ 24 5.2. Lợi ích của nông hộ _______________________________________________ 24 5.2.1. Cơ hội sử dụng ao nước lợ để nuôi ngao thương phẩm ________________ 24 5.2.2. Tăng lợi nhuận từ nuôi ngao trong vùng triều ________________________24 5.2.3. Hiểu biết và ứng dễ dàng trong nuôi ngao ___________________________24 5.2.4. Rủi ro thấp về đầu tư ___________________________________________25 5.2.5. Tối đa hoá tiềm năng thương mại thông qua sự hiểu biết _______________25 5.3. Nâng cao năng lực ________________________________________________ 26 5.3.1. ARSINC _____________________________________________________ 26 5.3.2. Người ứng dụng công nghệ ______________________________________26 5.3.3. Nâng cao vị thế, tạo quan hệ với các đối tác nghiên cứu _______________26 5.4. Sự quảng bá _____________________________________________________ 26 5.5. Quản lý dự án ____________________________________________________ 26 6. Báo cáo về các vấn đề liên quan ___________________________________26 6.1. Môi trường _______________________________________________________ 26 6.2. Các vấn đề về giới và xã hội ________________________________________ 26 7. Các tồn tại và tổ chức thực hiện ___________________________________27 7.1. Các tồn tại và thách thức ___________________________________________ 27 7.2. Sự chọn lựa ______________________________________________________ 27 7.3. Tồn tại___________________________________________________________27 8. Bước khắc phục trong thời gian tới_________________________________27 9. Kết luận ________________________________________________________27 10. Báo cáo theo quy định ___________________________________________28 2
- 1. Thông tin về Viện nghiên cứu Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa Tên dự án dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam (Dự án 027/05VIE) Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Viện nghiên cứu ở Việt Nam Trung Bộ, Việt Nam (ARSINC) Ông. Như Văn Vẩn (Giám đốc dự án) Ban quản lý dự án ở Việt Nam Ông. Chu Chí Thiết (Quản đốc dự án) Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Australia Cơ quan phía Australia (SARDI) Dr Martin S Kumar (Phụ trách dự án) Nhân sự Australia Dr Bennan Chen (Nghiên cứu viên chính) Tháng 2 năm 2006 Ngày tiến hành dự án Tháng 2 năm 2009 Ngày kết thúc dự án (ban đầu) Ngày kết thúc dự án (điều chỉnh) Tháng 10/2006 – Tháng 4/2007 Thời gian viết báo cáo Địa chỉ liên lạc Ở Australia: Ban Quản lý dự án Dr Martin Kumar 08 82075 400 Họ tên Điện thọai Chức vụ Nghiên cứu viên cao cấp, phụ 08 82075 481 Fax: trách chương trình Các hệ thống sinh học kết hợp, Công nghệ sinh học và quản lý nguồn lợi kết hợp Viện Nghiên cứu và Phát triển kumar.martin@saugov.sa.gov.au Cơ quan Email: Nam Australia (SARDI) Ở Australia: liên lạc hành chính Họ tên: Điện thoại Chức vụ: Fax: Cơ quan Email: Ở Việt Nam Như Văn Cẩn 84 383 829 884 Họ tên: Điện thoại Phân viện trưởng 84 383 829 378 Chức vụ: Fax: Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng arsinc@vnn.vn Cơ quan Email: Thuỷ sản Bắc Trung Bộ 3
- 2. Tóm tắt dự án Mục tiêu chính của dự án là phát triển và mở rộng công nghệ nuôi ngao (sản xuất giống và nuôi thương phẩm), nhằm góp phần ổn định sinh kế của cộng đồng cư dân nghèo ở các tỉnh ven biển miền Trung và phát triển một chiến lược quản lý môi trường nước bền vững thông qua việc nuôi ngao để xử lý các chất thải từ các trang trại nuôi tôm. Rất nhiều hoạt động đã được tiến triển tốt. Một số phát hiện quan trọng được liệt kê dưới đây: • Có thể nuôi ngao thành công trong ao. Hiện nay ngao mới đang chỉ được nuôi ở vùng triều • Nền đáy thích hợp cho việc nuôi ngao là đáy cát pha bùn • Ngao nuôi ở mật độ thấp hơn (90 con/m2) có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Giá bán của ngao thương phẩm tuỳ thuộc vào kích thước và có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế của nghề nuôi. Vì thế, điều quan trọng cần xem xét là tốc độ tăng trưởng và thời gian nuôi có ý nghĩa tới mỗi loại hình nuôi trước khi quyết định mật độ và kích thước ngao giống phù hợp. Liên quan tới việc sản xuất ngao giống spat, các thiết bị trại sản xuất đã được nâng cấp tại trại giống của ARSINC, đó là hệ thống sản xuất thức ăn sống ương nuôi ấu trùng ngao. Hiện tai, hệ thống này đã đảm bảo sản xuất ổn định ít nhất 4 loài tảo biển: Nanochloropsis, Isochrysis, Tetraselmis và Chaetoceros sẵn sàng cho mùa sinh sản tới. 3. Tiến độ của dự án 3.1 .Các kết quả nổi bật Dự án đã có tiến triển tốt trong năm thứ nhất và đạt được những điểm mốc đặt ra liên quan tới phát triển công nghệ trong các lĩnh vực nuôi thương phẩm và sản xuất giống ngao. Dưới đây là những điểm mốc đã báo cáo, đã được đánh giá và chấp thuận: • Báo cáo đánh giá kinh tế - xã hội • Báo cáo 6 tháng lần thứ nhất Theo kế hoạch hoạt động, năm thứ nhất dự án đã tập trung phát triển công nghệ thông qua nghiên cứu ứng dụng về công nghệ sản xuất giống và nuôi ngao thương phẩm. Các kết quả nổi bật bao gồm: • Hoàn thành các thí nghiệm nuôi ngao thương phẩm trong ao liên quan đến sử dụng ao nước từ ao lắng và từ ao chứa nước thải từ ao nuôi tôm. • Hoàn thành thí nghiệm nuôi kết hợp giữa ngao với tôm • Thí nghiệm nuôi ngao trên bãi triều vừa kết thúc và đang tiến hành xử lý số liệu. • Thí nghiệm nuôi ngao luân canh sau vụ tôm cũng vừa mới kết thúc và hiện đang xử lý số liệu. 4
- • Cơ sở hạ tầng trại giống được nâng cấp (bao gồm cả sản xuất thức ăn sống) cho các thí nghiệm sản xuất giống và các thí nghiệm đang hoạt động tốt. • Khoá tập huấn, bao gồm cả tham quan nghiên cứu tại SARDI, Australia cho cán bộ dự án của ARSINC và cán bộ đại diện cho địa phương đã được triển khai. Trong năm thứ 2, dự án sẽ tập trung vào các mô hình trình diễn các công nghệ có hiệu quả từ những kết quả nghiên cứu thu được và xây dựng các tài liệu khuyến ngư. Một bản tiêu chuẩn lựa chọn ngư dân tham gia dự án đã được xây dựng bằng việc tham khảo người đứng đầu, đại diện cho làng, xã và chính quyền địa phương. Các chi tiết sẽ được đưa ra trong báo cáo sau. Trong năm thứ 3, dự án sẽ tập trung phát triển khuyến ngư, bao gồm việc mở rộng việc tham gia vào thử nghiệm của người dân. Tác động của dự án cũng sẽ được đánh giá trong năm thứ 3. 3.2 . Các kết quả chính a) Các thí nghiệm nuôi thương phẩm đã tạo ra triển vọng tốt Những kết quả có triển vọng và ý nghĩa đã được tạo ra trong hợp phần này của dự án. Các kết quả từ thí nghiệm nuôi thương phẩm đã chỉ ra rằng ngao có thể nuôi ngao thành công trong ao. Kết quả nghiên cứu cũng đã đưa ra những đề xuất cho việc lựa chọn mật độ ngao nuôi, nền đáy nuôi phù hợp để ngao tăng trưởng tốt nhất. Các kết quả chính được chỉ ra dưới đây: • Ngao có thể được nuôi thương phẩm trong ao. Hiện tại ngao mới chỉ được nuôi tại các vùng bãi triều. Các thí nghiệm của chúng tôi đã chỉ ra rằng có thể mở rộng nuôi ngao và hệ thống ao có thể được tận dụng một cách hiệu quả. • Ngao có thể nuôi được ở cả 3 nền đáy khác nhau là đáy bùn, cát pha bùn và cát. Tuy nhiên, nền đáy phù hợp nhất là cát pha bùn, đặc biệt trong hệ thống ao chứa nước thải. Ngao được nuôi ở mật độ thấp (90 con/m2) có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn • so với mật độ cao hơn (120 con/m2) trong hệ thống ao chứa. Tuy nhiên, tăng trưởng của ngao gần giống nhau khi chúng đươc nuôi ở mật độ 90 và 120 con/m2 trong hệ thống ao chứa nước thải. • Giá bán ngao thương phẩm tuỳ thuộc vào kích thước của chúng và có ảnh hưởng đặc biệt tới hiệu quả kinh tế. Vì thế, điều quan trọng là cần xem xét tốc độ tăng trưởng và thời gian nuôi của mỗi loại hình nuôi trước khi quyết định chọn mật độ và kích thước con giống phù hợp. b) Nâng cấp thiết bị và cải tiến sản lượng thức ăn sống cho các thí nghiệm sản xuất ngao giống Dựa vào những kết quả từ các thí nghiệm sản xuất giống năm trước và những nhận định từ báo cáo 6 tháng lần thứ nhất, thức ăn và cách cho ăn (tảo) được coi là nhân tố chính có thể ảnh hưởng tới sản lượng ngao giống spat (xem báo cáo 6 tháng lần thứ nhất). Sự nỗ lực trong việc sản xuất thức ăn sống tạo ra kết quả là có ít nhất 4 loài tảo biển: Nanochloropsis, Isochrysis, Tetraselmis và Chaetoceros được lưu giữ 5
- và có sản lượng ổn định. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng cho sản xuất ngao giống đã được cải tiến và sẵng sàng cho vụ sản xuất tới. Nhìn chung dự án đang được triển khai tốt, đúng tiến độ so với kế hoạch. 4. Giới thiệu tổng quát Tóm tắt mục tiêu của dự án, dự kiến kết quả, cách tiếp cận và phương pháp luận Mục tiêu chính của dự án là phát triển và mở rộng công nghệ nuôi ngao (sản xuất giống và nuôi thương phẩm), nhằm góp phần ổn định sinh kế của cộng đồng cư dân nghèo ở các tỉnh ven biển miền Trung và phát triển một chiến lược góp phần quản lý môi trường nước bền vững thông qua việc nuôi ngao để xử lý các chất thải từ hoạt động nuôi tôm. Mục đích của dự án là: a) Cung cấp cho cộng đồng ngư dân chuyên sống bằng nghề khai thác có một nguồn thu khác, bảo đảm an ninh lương thực; b) Cải tiến công nghệ và năng lực khuyến ngư cho các bên tham gia; c) Giảm mức độ ảnh hưởng tiêu cực của nghề nuôi tôm thông qua chiến lược quản lý môi trường và tận dụng nguồn nước thải hiện có. 4.1. Các mục tiêu cụ thể của dự án Mục tiêu của dự án (027/05VIE) bao gồm: • Phát triển và mở rộng công nghệ sản xuất ngao (sản xuất giống và nuôi thương phẩm) • Ổn định các sinh kế của cộng đồng ngư dân nghèo ở các tỉnh ven biển miền Trung • Phát triển một chiến lược nhằm góp phần quản lý môi trường thuỷ sinh ổn định bằng việc nuôi ngao để cải tạo nước thải trong nuôi tôm. 4.2. Các kết quả mong đợi Theo kế hoạch của dự án, 6 tháng vừa qua đã tập trung vào những công việc liên quan tới phát triển công nghệ nuôi thương phẩm. Khung thời gian liên quan đã được thể hiện trong phần phụ lục A. • Hoàn thành các thí nghiệm nuôi ngao thương phẩm trong hệ thống ao xử lý nước (ao lắng), ao chứa nước thải và nuôi kết hợp giữa ngao với tôm trong cùng một ao. • Triển khai thí nghiệm nuôi ngao trái vụ trong ao nuôi tôm sau khi tôm đã thu hoạch (nuôi ngao luân canh sau vụ tôm). • Triển khai thí nghiệm nuôi ngao trên bãi triều • Cải tiến nuôi sinh khối các loài tảo biến phục vụ cho mùa sinh sản tới. • Các hoạt động được nêu ở trên đã được hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra theo khung thời gian. 6
- 4.3. Phương pháp luận Các đợt viếng thăm của Ban điều hành dự án và các nhà khoa học phía Australia (tháng 8/2006, 11/2006 và 4/2007), đã cho phép tổng kết phương pháp luận của dự án, chiến lược thực hiên và đánh giá nguồn lực, tiến độ thực hiện dự án. Phương pháp tiếp cận khoa học được điều chỉnh cho phù hợp với phương pháp triển khai các thí nghiệm liên quan tới sản suất giống và nuôi ngao thương phẩm. Kết quả là (xem báo cáo 6 tháng lần thứ nhất) đã có thể kết hợp thông tin từ các kết quả nghiên cứu cơ bản vào thiết kế các thí nghiệm tiếp theo, có thể thực hiện các so sánh khoa học rõ ràng; tránh sự lặp lại các hoạt động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. 5. Tiến độ thực hiện của dự án 5.1. Các nội dung nổi bật 5.1.1. Nuôi ngao thương phẩm (các thí nghiệm nuôi thương phẩm) Các nghiên cứu loại hình nuôi ngao trong ao tập trung xác định tính phù hợp của nền đáy cũng như mật độ và kích thước ngao giống. Tất cả các thí nghiệm được bố trí lặp lại 3 lần. Kết quả đạt được của các thí nghiệm nuôi sẽ được dùng cho phát triển tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi thử nghiệm trong năm thứ 2. Nuôi ngaothwơng phẩm được tiến hành theo 5 loại hình nuôi khác nhau: a) Nuôi ngao trong ao xử lý nước (ao lắng): nuôi ngao sẽ được tiến hành như là một biện pháp xử lý nước ban đầu trước khi cấp vào ao nuôi tôm – đã hoàn thành. b) Nuôi ngao trong ao chứa nước thải từ ao nuôi tôm: Nuôi ngao bằng việc sử dụng ao chứa nước thải, góp phần làm sạch môi trường nước thải. Kết quả mong đợi là một chiến lược tốt trong việc quản lý môi trường ao nuôi tôm thông qua việc nuôi ngao – đã hoàn thành. c) Nuôi kết hợp giữa tôm và ngao: nuôi đồng thời tôm và ngao sẽ bảo đảm việc cải tạo chất lượng nước của ao tôm cũng như tăng thêm vào thu nhập chung – đã hoàn thành. d) Nuôi ngao sau vụ tôm (nuôi luân canh): nuôi ngao sẽ được tiến hành sau khi thu hoạch tôm, nuôi luân canh- đang tiến triển tốt. e) Nuôi ngao trên bãi triều: bãi triều sẽ được chia ra làm 3 vùng dựa vào sự ảnh hưởng của thuỷ triều để nuôi ngao – đang tiến triển tốt. Thí nghiệm liên quan đến a, b và c đã được kết thúc. Nuôi ngao trên bãi triều và nuôi luân canh đang triển khai và tiến triển tốt. 5.1.1.1. Thí nghiệm nuôi ngao trong ao lắng và ao chứa nước thải Mục đích chính của thí nghiệm này là phát triển một phương pháp nuôi ngao trong ao bằng việc sử dụng ao lắng và ao chứa nước thải. Mục tiêu của thí nghiệm là: • Xác định nền đáy phù hợp cho sinh khối cao nhất (sản lượng) 7
- • Xác định mật độ nuôi phù hợp cho sinh khối cao nhất (sản lượng) Nuôi ngao hiện tại được nuôi chủ yếu ở vùng bãi triều. Để phát triển và mở rộng nghề nuôi ngao như là một ngành công nghiệp bền vững thì cần thiết phải phát triển công nghệ nuôi trong ao. Cũng rất cần thiết phải chuyển những ao nuôi tôm hiện nay sang hình thức nuôi sinh thái bền vững hơn bằng việc tận dụng nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường. Hình 1: Hệ thống ao nước thải Hình 2: Hệ thống ao lắng Vật liệu và phương pháp Một hệ thống ao nuôi ngao sử dụng chất thải từ nuôi tôm được bố trí cho thí nghiệm này với 2 yếu tố là nền đáy và mật độ. Thí nghiệm được triển khai tại Thanh Hoá, gồm 18 ao 9 m2, trong đó 9 ao được sử dụng để thí nghiệm về nền đáy (đáy cát, đáy cát-bùn và đáy bùn), nuôi cùng một mật độ 90 con/m2 với 3 lần lặp. Các ao còn lại được dùng cho thí nghiệm mật độ, với 3 mức: 90 con/m2, 120 con/m2 và 150 con/m2. Một thiết kế thí nghiệm tương tự được dùng cho ao chứa (ao lắng). Các yếu tố môi trường như DO, nhiệt độ nước, pH, N-NH3, độ đục cũng như động vật đáy đã được định kỳ theo dõi và ghi chép. Mẫu ngao được thu ngẫu nhiên (30 con/ao) để đánh giá tăng trưởng. Thí nghiệm được theo dõi trong 120 ngày. Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng cách phân tích phương sai một nhân tố (one-way ANOVA) ở mức ý nghĩa p
- Bảng 1: Tỷ lệ sống và sinh vật lượng của ngao nuôi trong các nền đáy khác nhau Nền đáy Cát Bùn Cát-bùn Hệ thống ao Ao nước thải Tỷ lệ sống (%) 63.00±2.64 54.33±5.50 71.00±6.56 Sinh khối (kg/m2) 0.75±0.07 0.79±0.02 1.25±0.14 Ao lắng Tỷ lệ sống (%) 56.50±3.54 51.67±4.72 71.33±4.93 Sinh khối (kg/m2) 0.69±0.04 0.64±0.02 0.81± 0.05 Biểu đồ 3 (a, b, c và d): Tỷ lệ sống và sinh vật lượng của ngao ở các nền đáy khác nhau Một điều thú vị là tỷ lệ sống của ngao trong ao nước thải không bị ảnh hưởng bởi mật độ nuôi. Tuy nhiên, trong trường hợp ao chứa, tỷ lệ sống của ngao cao hơn. Sự so sánh về tỷ lệ sống và sinh khối của ngao trong các ao thí nghiệm khác nhau được mô tả ở bảng 2 và biểu đồ 4 (a-d). 9
- Bảng 2: Tỷ lệ sống và sinh khối của ngao nuôi ở các mật độ khác nhau 90 con/m2 120 con/m2 Mật độ (con/m2) 150 con/m2 Hệ thống nước Nước thải Tỷ lệ sống (%) 75.00±2.64 63.67±5.51 75.67±4.51 Sinh khối (kg/m2) 0.75±0.07 0.79±0.02 1.25±0.14 Ao lắng Tỷ lệ sống (%) 65.33±3.40 49.33±3.05 50.00±1.73 Sinh khối (kg/m2) 0.69±0.04 0.64±0.02 0.81±0.05 Biểu đồ 4 (a, b, c và d): Tỷ lệ sống và sinh khối của ngao ở các mật độ khác nhau Thí nghiệm chỉ ra việc sử dụng nước thải để nuôi ngao thu được tỷ lệ sống và sinh vật lượng cao hơn (P
- Biểu đồ 5 (a-f): So sánh tỷ lệ sống và sinh khối của ngao trong ao nước thải và ao lắng Điều kiện môi trường của các hệ thống ao lắng và ao nước thải, đặc biệt là độ mặn, nhiệt độ và độ trong không sai khác ý nghĩa. Trong thời gian thí nghiệm, độ mặn và độ trong dao động rất mạnh. Độ mặn dao động từ 90/00 (min) đến 200/00 (max), độ 11
- trong từ 27 cm (min) đến 57 cm (max). Một kết quả xử lý số liệu môi trường chi tiết cùng với mức độ chlorophyll sẽ được đề cập ở báo cáo sau. Tăng tưởng trung bình và tốc độ tăng trưởng riêng của ngao ở các thí nghiệm khác nhau Phân tích số liệu này được thực hiện để tìm hiểu được tăng trưởng trung bình và tăng trưởng riêng của ngao trong các thí nghiệm khác nhau. Cần chú ý rằng, mật độ thả ban đầu và mật độ tại thời điểm thu hoạch của động vật nuôi có thể bị thay đổi mạnh do bị chết. Trong nuôi ngao, rất khó để xác định chính xác tỷ lệ chết cho đến khi thu hoạch. Vì thế, thay thế ngao bị chết trong quá trình thí nghiệm không thể thực hiện được. Như đã lý giải ở phần so sánh, tỷ lệ sống của ngao trong hệ thống nước thải cao hơn trong hệ thống ao lắng, vì thế số lượng ngao thu được lớn hơn so với cùng mật độ nuôi ở ao lắng (tỷ lệ sống trung bình ít hơn 15%). Điều này được phản ánh rõ ràng trong diễn biến tăng trưởng của ngao. Nhìn chung, hệ thống ao lắng được ghi nhận là có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với hệ thống nước thải. Tuy nhiên, hệ thống ao nước thải lại cho sản lượng cao hơn hệ thống ao lắng (P
- Biểu đồ 6 (a-b): So sánh khối lượng và SGR của ngao trong ao nước thải và ao lắng Mật độ ngao nuôi 150 con/m2 vẫn chưa phải là giới hạn mật độ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong 3 mật độ thí nghiệm trên. Đây là điều có lợi cho ngư dân trong việc thả con giống ở mật độ cao để có thể thu được sản phẩm cao hơn trong khi chi phí thuê đất và chi phí hoạt động vẫn không thay đổi, ngoại trừ chi thêm cho việc mua con giống. Điều đó có nghĩa là quản lý hợp lý ao nước thải có thể nuôi ngao với mật độ cao. Tuy nhiên, còn có nhiều việc cần phải tiếp tục nghiên cứu: • Xác định giới hạn trên về mật độ thả • Xác định dinh dưỡng phù hợp (nitơ tổng số) trong ao nước thải để tối ưu hoá sản lượng cũng cần có thên nghiên cứu. Khám phá hiện tại dựa trên các thông tin về mức độ dinh dưỡng trong nuôi trồng thuỷ sản của hệ thống nuôi kết hợp trong ao nước ngọt (dự án ACIAR) và thông tin về xử lý nước thải trong nuôi trồng thuỷ sản. Bảng 5: Sự phát triển của ngao ở nền đáy khác nhau, trong ao nước thải và ao lắng Yếu tố thí Chiều cao vỏ Trọng lượng toàn thân nghiệm Ao nước thải Ao lắng Ao nước thải Ao lắng Cát 25.09±1.47 24.88±1.44 7.17±0.56 11.35±1.39 Bùn 24.71±1.27 24.81±1.62 6.70±0.55 11.48±1.25 Cát –bùn 26.24±0.83 25.70±1.02 7.26±0.44 11.45±1.08 Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng riêng của ngao ở nền đáy khác nhau trong ao lắng và ao nước thải Yếu tố thí Tăng trưởng thao chiều cao vỏ Tăng trưởng theo trọng lượng nghiệm Ao nước thải Ao lắng Ao nước thải Ao lắng Cát 0.38±0.01 0.37±0.01 0.72±0.01 1.10±0.02 Bùn 0.36±0.03 0.36±0.05 0.66±0.06 1.11±0.08 Cát -bùn 0.41±0.06 0.40±0.02 0.73±0.07 1.11±0.05 13
- Không giống các ao chứa nước thải, kết quả thí nghiệm nền đáy trong ao lắng không thể hiện mức độ ảnh hưởng rõ ràng. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của mật độ ngao nuôi được thể hiện cả ở thí nghiệm ao lắng và ao nước thải, mật độ nuôi càng thấp thì tốc độ tăng trưởng càng cao. Vì thế mật độ nuôi là nhân tố quan trọng để đạt được kích cỡ thương phẩm tại thời điểm mong muốn. Kích cỡ ngao thương phẩm là một yếu tố quyết định giá bán của nó. Do tỷ lệ chết của ngao nuôi trong ao lắng cao hơn trong ao nước thải, một số lượng nhỏ động vật nuôi bị ảnh hưởng tới yếu tố nền đáy trong hệ thống ao lắng. Trọng lượng cuối cùng của ngao nuôi trong ao lắng cao hơn so với ao chứa nước thải (P0,05). Biểu đồ 7 (a-f): Giá trị trung bình và sự tăng trưởng của ngao ở các nền đáy khác nhau 14
- Biểu đồ 8 (a-f): So sánh trọng lượng ngao trong ao nước thải và lắng ở mật độ và nền đáy khác nhau 5.1.1.2. Thí nghiệm nuôi kết hợp ngao với tôm trong ao nuôi tôm nước lợ Mục tiêu chính trong thí nghiệm này là phát triển công nghệ nuôi ngao kết hợp với tôm. Do các thí nghiệm khác tập trung vào nghiên cứu kích thước và nền đáy phù hợp, thí nghiệm này chỉ tập trung vào xác định mật độ ngao nuôi phù hợp mà không thay đổi quy trình nuôi tôm hiện tại. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm ngao nuôi kết hợp với tôm trong ao nước lợ với các mật độ khác nhau: 60 con/m2, 90 con/m2 và 120 con/m2, với 3 lần lặp cho mỗi mật độ, cần tổng số 9 ao thí nghiệm. Các yếu tố chất lượng nước như DO, nhiệt độ nước, pH, độ đục được theo dõi hàng ngày. Dinh dưỡng nước như Nitơ tổng số, NH3, Phosphorus tổng và 15
- H2S được theo dõi hàng tuần. Các yếu tố sinh học bao gồm thực vật phù du, động vật phù du (con/l), động vật đáy (con/m2) cũng được theo dõi hàng tuần. Mẫu ngao được thu ngẫu nhiên (30 con/ao) để đánh giá tăng trưởng. Thí nghiệm được kết thúc sau 105 ngày theo dõi. Tất cả số liệu được kiểm tra sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ P
- Bảng 8: Tỷ lệ sống và sinh vật lượng của ngao nuôi trong ao tôm Mật độ (con/m2) 60 90 120 Tỷ lệ sống (%) 69.00±5.29 51.67±2.08 53.33±6.43 Sinh khối (kg/m2) 0.03±0.01 0.32±0.01 0.43±0.01 Biều đồ 10a: Tỷ lệ sống của ngao trong ao tôm Biều đồ 10b: Sinh vật lượng của ngao trong ao tôm So sánh trọng lượng của ngao nuôi trong ao nước thải, ao chứa và ao kết hợp Biểu đồ 11 (a,b): So sánh trọng cuối của ngao nuôi trong ao nước thải, ao lắng và ao kết hợp Một phân tích so sánh để tìm hiểu sự khác nhau về tăng trưởng của ngao khi nuôi bàng các phương pháp khác nhau đã được thực hiện. Biểu đồ 17 và 18 mô tả sự khác nhau về tăng trưởng của ngao trong các hệ thống nuôi khác nhau. Có sự khác nhau về trọng lượng cuối cùng của ngao trong ao lắng, ao chứa nước thải và ao nuôi tôm (P
- ao nước thải. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thấp của ngao ở ao nuôi kết hợp với tôm có thể do một số nguyên nhân, bao gồm cả các điều kiện môi trường. Hơn nữa, màu sắc của ngao nuôi trong ao tôm tối hơn so với ngao ở các ao lắng và ao chứa nước thải (Hình 12). Ngao và tôm là động vật sinh sống đáy. Ngao nuôi trong ao tôm ảnh hưởng do hoạt động của tôm. Hơn nữa, hoạt động của tôm cũng làm giảm độ trong nước dẫn đến làm giảm khả năng xâm nhập ánh sáng và qua đó hạn chế sự phát triển của tảo, được coi là nguồn thức ăn chính cho ngao. Một lý do khác có thể ảnh hưởng đến đến sự tăng trưởng của ngao trong ao kết hợp là việc sử dụng hoá chất xử lý nước trong thời gian nuôi tôm. Hình 12. Màu sắc (màu tối) của ngao trong ao nuôi kết hợp với tôm. Một so sánh nữa đối với các thí nghiệm mật độ trong 3 loại hình nuôi (ao lắng, ao nước thải và ao kết hợp) đã cho thấy kết quả rõ ràng ở biểu đồ 13 (a-d). Kết quả chỉ ra rằng: cùng mật độ nuôi thì tỷ lệ sống và sinh vật lượng cao nhất ở hệ thống ao chứa nước thải, theo sau là ao lắng. Tỷ lệ sống và sinh vật lượng của ngao thấp nhất ở ao nuôi kết hợp. 18
- Biểu đồ 13 (a-d): So sánh tỷ lệ sống và sinh khối của ngao nuôi trong ao nước thải, ao lắng và ao kết hợp Điều kiện môi trường có trong ao chứa nước thải phù hợp hơn cho việc nuôi ngao, điều này có thể được hiểu là nước thải chứa nhiều dinh dưỡng (sẽ không phải là độc tố khi được duy trì dưới 1,5 ppm N) hơn các hệ thống khác, tạo điều kiên cho tảo phát triển, đây là nguồn thức ăn chính cho ngao. Tuy nhiên, trong ao nuôi tôm, mức độ dinh dưỡng có thể cao hơn, nhưng tỷ lệ sống và sinh khối thu lại tương đối thấp. Điều này được lý giải rằng hoạt động của con tôm có thể làm thay đổi môi trường sống của ngao, bởi vì tôm cũng là động vật ăn tầng đáy. Hơn nữa, các hoạt động của tôm có thể là nguyên nhân làm tăng độ đục của nước, cản trở đến sự phát triển của tảo do thiếu ánh sáng. Báo cáo chi tiết về môi trường sẽ được trình bày ở báo cáo sau. Kết luận Kết quả các thí nghiệm ở trên cho phép rút ra một số kết luận sau: • Nuôi ngao có thể được nuôi thương phẩm trong ao, thay vì ngao chỉ được nuôi ngoài bãi triều như hiện nay. Các thí nghiệm chứng minh rằng nghề nuôi ngao có thể được mở rộng, hệ thống ao sẽ được tận dụng một cách có hiệu quả. • Ngao có thể được nuôi trên 3 loại nền đáy khác nhau, đó là: đáy cát, cát-bùn và bùn. Tuy nhiên, nền đáy phù hợp nhất là cát-bùn, đặc biệt là trong ao nước thải. Ngao nuôi ở mật độ thấp hơn (90 con/m2) tốc độ phát triển nhanh hơn so với • mật độ cao hơn (120 con/m2) trong hệ thống ao chứa. Tuy nhiên, sự phát triển của ngao nuôi gần như giống nhau ở mật độ 90 và 120 con/m2. • Kích thước của ngao quyết định đến giá bán của nó và giá thành của chúng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nghề nuôi. Vì thế, điều quan trọng là xem xét tốc độ tăng trưởng và thời gian nuôi thích hợp cho mỗi loại trước khi quyết định đến mật độ thả giống và kích thước ngao giống. 5.1.1.3. Thí nghiệm nuôi ngao trên bãi triều Nghề nuôi ngao truyền thống được bắt đầu từ việc nuôi trên bãi triều. Mục tiêu của thí nghiệm này là nâng cao lợi ích cho người nuôi ngao. Mục đích cụ thể của thí nghiệm góp phần nâng cao sản lượng nuôi bằng việc xác định mật độ và kích thứơc thả phù hợp. Các yếu tố khác trong hệ thống nuôi không thể thay đổi do đây là hệ sinh thái tự nhiên, liên kết chặt chẽ tới khai thác thuỷ sản là một nghề chính trong cộng đồng ngư dân. 19
- Hình 14. Đo tăng trưởng ngao nuôi trên bãi triều Hình 15. Mẫu ngao nuôi ở vùng bãi triều Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm nuôi ngao bãi triều được tiến hành trên 24 ô, mỗi ô 50 m2. Ngao thí nghiệm với 2 kích thước 1 cm và 2 cm và 4 mật độ: 60 con/m2, 120 con/m2, 240 con/m2 và 360 con/m2 khác nhau. Thời gian thí nghiệm là 6 tháng, kết thúc vào tháng 5/2007. Hiện tại, thí nghiệm tiến triển tốt, kết quả cuối cùng sẽ được đề cập trong báo cáo sau, báo cáo này chỉ đưa ra những thông tin đã thu thập được trong quá trình theo dõi. Số liệu tăng trưởng ngao (chiều cao vỏ và trọng lượng toàn thân) được theo ghi chép định kỳ 15 ngày; các yếu tố chất lượng nước như DO, nhiệt độ nước, pH, được theo dõi hàng ngày tại 3 điểm trong vùng thí nghiệm, mẫu nước được xử lý hàng tuần theo các yếu tố N tổng, P tổng, Ammonia (NH3) và Nitrate (NO3). Kết quả Bảng 16 chỉ sự tăng trưởng của ngao (với 2 kích thước ban đầu 1 cm và 2 cm) trong suốt thời gian thí nghiệm (7/12/06 – 7/3/07). Kết quả được trình bày ở biểu đồ 16 và 17. Kết quả phân tích số liệu chỉ ra rằng mật độ ngao nuôi thấp thì trọng lượng trung bình của chúng cao hơn. Kết quả cuối cùng được trình bày trong báo cáo sau. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 378 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 169 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 359 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 131 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 123 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 128 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 95 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 108 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 110 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 89 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 121 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn