intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Quản lý và Phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao tỉnh Bắc Kạn (MS 11)

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

71
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mốc báo cáo này gồm hai phần chính: Phần một trình bày chương trình tăng cường năng lực được thực hiện trong các khóa tập huấn của dự án. Chính quyền xã, các cán bộ khuyến nông và thành viên của bốn thôn điểm là đối tượng nằm trong chương trình tăng cường năng lực. Các khóa tập huấn lý thuyết và thực hành, các đợt thăm quan học tập và hội thảo đã được đưa vào các chương trình tập huấn để tăng sự hiểu biết tổng thể các khái niệm về CFM và hiệu quả triển khai các hoạt động của dự án....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Quản lý và Phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao tỉnh Bắc Kạn (MS 11)

  1. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Báo cáo dự án CARD 017/06 VIE Quản lý và Phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao tỉnh Bắc Kạn MS 11: Tăng cường năng lực Thực hiện bởi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn, Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên và tổ chức CSIRO Tháng 3 năm 2010 1
  2. 1 Tóm tắt chính Mốc báo cáo này gồm hai phần chính: Phần một trình bày chương trình tăng cường năng lực được thực hiện trong các khóa tập huấn của dự án. Chính quyền xã, các cán bộ khuyến nông và thành viên của bốn thôn điểm là đối tượng nằm trong chương trình tăng cường năng lực. Các khóa tập huấn lý thuyết và thực hành, các đợt thăm quan học tập và hội thảo đã được đưa vào các chương trình tập huấn để tăng sự hiểu biết tổng thể các khái niệm về CFM và hiệu quả triển khai các hoạt động của dự án. Các chương trình tăng cường năng lực gồm có: • Quyhoạch sử dụng đất và giao đất • Xây dựng kế hoạch và thực hiện quản lý rừng cộng đồng • Nhân rộng mô hình vườn ươm thôn • Phát triển trồng rừng • Luật bảo vệ và phát triển rừng • Mô hình nông lâm kết hợp để tạo thu nhập • Thu hoạch bền vững lâm sản ngoài gỗ • Các đợt thăm quan học tập • Hội thảo cộng đồng • Hội thảo địa phương Phần thứ hai của báo cáo này trình bày các kết quả từ một khảo sát ban đầu thực hiện lại tại bốn thôn điểm. Khảo sát lại này được tiến hành để xác định những thay đổi trong hiện trạng kinh tế xã hội, sử dụng đất rừng được giao và quản lý rừng cộng đồng tại bốn thôn điểm trong hơn ba năm kể từ khi triển khai dự án CARD. Các kết quả khảo sát cho thấy rằng hầu hết các hộ gia đình vẫn ở mức nghèo và đối mặt với khó khăn kinh tế xã hội, một số hộ gia đình còn phải đối mặt với vấn đề thiếu lương thực từ 3-6 tháng/năm. Mặc dù đất lâm nghiệp có thể được sử dụng để cải thiện sinh kế nhưng thu nhập từ rừng là tương đối nhỏ do thiếu vốn đầu tư và rừng trồng hiện tại vẫn còn quá trẻ để thu hoạch. Tuy nhiên, nhờ có sự can thiệp của dự án CARD, tại bốn điểm của dự án số người quan tâm tới trồng cây và bảo vệ tốt rừng tự nhiên ngày càng tăng. 2 Tăng cường năng lực Quản lý rừng cộng đồng (CFM) là một quá trình liên tục và lâu dài. Một cách tiếp cận cơ bản trong CFM là để cho những người dân sống phụ thuộc vào rừng là người quyết định. Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng địa phương là một phần quan trọng và đảm bảo tính bền vững của cả dự án. Để việc tham gia có hiệu quả trong CFM, mỗi cộng đồng địa phương phải có năng lực và các kỹ năng cần thiết trong các hoạt động liên quan đến CFM. Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề trên, trong quá trình thực hiện, dự án CARD tập trung chủ yếu vào tăng cường kiến thức và các kỹ năng cho cộng đồng 2 thôn và chính quyền xã Văn Minh và Lạng San. Đã có những thành quả đạt được thông qua các khóa tập huấn lý thuyết và thực hành, các đợt thăm quan học tập và hội thảo. Phụ nữ được khuyến khích tham gia các hoạt động tập huấn. 2
  3. Sau khi tham dự các khóa tập huấn, các trưởng thôn và cán bộ chủ chốt xã đã trở thành cán bộ tập huấn, hỗ trợ các thôn khác trong xã phổ biến các kiến thức được thực hành trong dự án CARD. Dự án CARD đã tiến hành các hoạt động tăng cường năng lực dưới đây: 2.1 Quy hoạch sử dụng đất và giao đất Ngay sau khi dự bán bắt đầu vào tháng 3 năm 2007, các khóa tập huấn về quy hoạch sử dụng đất và giao đất được thực hiện trong tháng 5 năm 2007 cho 26 người chủ chốt trong thôn và lãnh đạo địa phương tại bốn thôn điểm dự án là thôn Nà Mực và Khuổi Liềng xã Văn Minh và thôn Bản Sảng và To dooc xã Lạng San. Tiến sĩ Lê Sỹ Trung của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chủ trì khóa tập huấn này. Sau khi tham dự khóa học, những người tham gia có thể sử dụng các công cụ trong quy hoạch sử dụng đất rừng cộng đồng và biết cách sử dụng bản đồ quy hoạch và chuyển giao đất rừng. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 chấp nhận một cộng đồng với vai trò như một chủ sở hữu của một khu rừng. Đây là một cơ sở pháp lý cho chính quyền địa phương trong việc bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Trong khuôn khổ dự án CARD, nhiệm vụ đầu tiên trong hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng đã được lập kế hoạch và chuyển giao đất rừng tới cộng đồng. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần thiết phải cung cấp kiến thức, phương pháp và kỹ năng cho những người tham gia vào quy hoạch đất rừng. Báo cáo đầy đủ của khóa tập huấn này (gồm tiếng Anh và tiếng Việt ) được trình bày trong phụ lục 1. 2.2 Kế hoạch và triển khai CFM Sự thiết lập và triển khai CFM khá mới đối với lãnh đạo của các thôn xã. Vì vậy, trong khuôn khổ của dự án CARD và được sự cho phép từ ban quản lý dự án, một khóa tập huấn về quản lý rừng cộng đồng dành cho lãnh đạo bốn thôn, xã điểm cho 25 người đã được thực hiện. Dự kiến sau khóa học những người tham gia có thể nắm được kiến thức chung của CFM như là chuyển giao đất rừng cho cộng đồng, các bước khác nhau của thiết lập kế hoạch CFM, thiết lập các quy định, thành lập quỹ phát triển thôn và tham gia có hiệu quả thực hiện các hoạt động này. Khóa tập huấn do Tiến sĩ Lê Sỹ Trung từ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và ông Triệu Văn Lực, giám đốc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn chủ trì. Những nội dung tập huấn gồm có: - Định nghĩa thuật ngữ chung như rừng cộng đồng, CFM, ban quản lý CFM, các quy định CFM - Chuyển giao đất rừng cho cộng đồng - Thiết lập các quy định CFM - Thiết lập và thực hiện kế hoạch CFM - Thiết lập quỹ phát triển rừng cộng đồng 3
  4. - Giám sát và đánh giá các hoạt động CFM Báo cáo đầy đủ của khóa tập huấn này được đưa ra trong phụ lục 2 2.3 Nhân rộng mô hình vườn ươm Mục đích chính là tập huấn người dân trong thôn và cán bộ khuyến nông các kỹ năng cơ bản trong hoạt động vườm ươm nhằm xuất vườn cây giống chất lượng tốt. Nội dung khóa học bao gồm các nhiệm vụ chính của thiết lập vườm ươm: lập kế hoạch, lựa chọn vị trí, vật liệu làm vườn ươm, gieo hạt, cấy vào bầu, chăm sóc và chuyển cây con ra ngoài vườn ươm. Lãnh đạo dự án phía Úc, ông Khongsak Pinyopusarerk chủ trì tập huấn 2 thôn Nà Mực và To dooc, phía Việt Nam ông Nguyễn Mỹ Hải (Cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Kạn) tiến hành tập huấn cho 2 thôn còn lại, Khuổi Liềng và Bản Sảng. Khóa tập huấn thu hút sự quan tâm rất lớn của người dân, có tới 125 người tham dự, trong đó vượt quá số người dự kiến là 45 người. Khóa học bắt đầu bằng phần giảng dạy lý thuyết tại hội trường của thôn, các giảng viên đã sử dụng nhiều giáo cụ trực quan như tranh ảnh, hình vẽ bằng tiếng việt. Sau phần giảng dạy lý thuyết là phần thực hành, tập trung vào thực hành các kỹ thuật như chuẩn bị bầu và ruột bầu, gieo hạt. Vào ngày thứ hai, các tập huấn viên và người học cùng tham gia xây dựng vườn ươm. Một quyển hướng dẫn kỹ thuật vườn ươm cho tác nghiệp thôn bản đã được chuẩn bị và dịch sang tiếng việt. Báo cáo đầy đủ của khóa tập huấn này được trình bày trong phụ lục 3. Khi dự án mới bắt đầu người dân còn thiếu kiến thức để thiết lập và quản lý vườn ươm tốt. Họ cũng không nhận thức được việc cần thiết lập vườn ươm tiêu chuẩn cao. Tất cả vườn ươm tại 4 thôn dự án đều không được chăm sóc tốt, dẫn đến mất mát và tỷ lệ cao cây con chất lượng kém. Tuy nhiên với sự kiên trì và có mặt thường xuyên của cán bộ dự án, có một sự thay đổi lớn trong hoạt động vườn ươm ở năm thứ hai. Vườn ươm được vệ sinh sạch sẽ, cây con thường xuyên được đảo bầu để giảm thiểu cạnh tranh sinh trưởng giữa các cây con và tránh trường hợp các cây có kích thước nhỏ bị chèn ép bởi những cây cao và to hơn. Những vườn ươm này được phía lãnh đạo dự án Úc đánh giá là những vườm ươm chất lượng tốt nhất ở cấp thôn, và thậm chí tốt hơn so với hầu hết các vườn ươm khác ở Việt Nam. 4
  5. Tỷ lệ không tương ứng giữa cỏ và cây con trong một dự án vườn ươm năm 2008 Vườn ươm dự án năm 2009 cải thiện nhiều về duy trì và chăm sóc 5
  6. 2.4 Phát triển rừng Sự quan tâm về trồng rừng ngày càng tăng giữa các cộng đồng địa phương ở huyện Na Rì, mục đích chính của khóa tập huấn là nâng cao nhận thức của người dân ở một số khía cạnh kỹ thuật quan trọng trong trồng rừng để đạt năng suất và thu nhập cao nhất. Ngoài các vấn đề kỹ thuật, thì các vấn đề khác như thể chế và chia sẻ lợi nhuận, các quy định của chính phủ cũng đã được giải quyết để người dân quan tâm đến việc liên doanh này có một sự hiểu biết tốt hơn về các chính sách và quy định của chính phủ về phát triển trồng rừng. Khóa tập huấn được tiến hành tại trung tâm xã Văn Minh cho người dân thôn Nà Mực và Khuổi Liềng, tại trung tâm xã Lạng San cho người dân thôn To dooc và Bản Sảng. Việc người dân hai thôn tập huấn cùng nhau đã có rất nhiều thuận lợi, giúp tăng cường tác động lẫn nhau giữa người dân các thôn, tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm. Báo cáo đầy đủ của khóa tập huấn này được trình bày trong phụ lục 4. 2.5 Luật bảo vệ rừng Cộng đồng địa phương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng, quan tâm tới phát triển trồng rừng thì việc hiểu luật bảo vệ rừng và các chính sách của chính phủ là cần thiết đối với người dân địa phương. Do đó, một khóa tập huấn về luật bảo vệ và phát triển rừng (ban hành năm 2004) đã được tiến hành tại hai xã dự án từ ngày 18-21 tháng 6 năm 2009. Dự kiến những người sau khi tham gia khóa tập huấn sẽ hiểu và tuân thủ các điều khoản của nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Họ sẽ làm việc hiệu quả hơn và không xung đột với chính quyền địa phương. Có 80 người dân từ bốn thôn điểm tham dự tập huấn, lớp tập huấn do ông Hà Đức Tiến, phó giám đốc Chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn chủ trì. Những nội dung chính của luật bảo vệ và phát triển rừng hiện hành (2004) đã được giải thích cặn kẽ. Luật 2004 là bản sửa đổi của luật bảo vệ rừng năm 1991. Báo cáo đầy đủ của khóa tập huấn này được trình bày trong phụ lục 5. 2.6 Mô hình nông lâm kết hợp Dự án CARD đã dùng một phương pháp tạo thu nhập cho người dân bằng cách sử dụng các hệ thống nông lâm kết hợp mà ở đó cây trồng ngắn ngày trồng xen với cây lâm nghiệp. Cây lâm nghiệp trong hệ thống nông lâm kết hợp đóng nhiều vai trò như ổn định đất, sản xuất thức ăn cho động vật, cung cấp mùn cải thiện đất, cải thiện không khí (nhờ có che bóng), sản xuất gỗ, củi, than, bột giấy và lát ván cho xây dựng ở địa phương. Một khóa tập huấn về mô hình nông lâm kết hợp dựa vào thôn bản được tiến hành tại bốn thôn điểm dự án là thôn Nà Mực và Khuổi Liềng thuộc xã Văn Minh và tại thôn To dooc và Bản Sảng thuộc xã Lạng San tại huyện Na Rì từ ngày 26 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 2008. Mục tiêu chính là tập huấn cho người dân và cán bộ khuyến nông xã, cán bộ hiện trường các tác nghiệp cơ bản của mô hình nông lâm kết hợp. Tập huấn viên tại thôn Nà Mực và Khuổi Liềng là ông Brian Gunn (CSIRO), tiến sĩ Trần Thị Thu Hà và bà 6
  7. Nguyễn Thị Mai Thu ( Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên), tập huấn viên tại hai thôn To dooc và Bản Sảng là Ông Nguyễn Mỹ Hải ( Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn) và bà Hòa (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) Báo cáo đầy đủ về khóa tập huấn này được trình bày tại Phụ lục 6 Lớp tập huấn đã chứng kiến sự tham gia thảo luận rất nhiệt tình của người dân ở cả phần học lý thuyết trong lớp và phần thực hành cũng như xây dựng mô hình nông lâm kết hợp ngoài thực địa. Các cán bộ khuyến nông thuộc các cấp tỉnh, huyện và xã tham gia lớp học với cương vị là tập huấn viên/người học đã tạo ra môi trường làm việc thân thiện, cởi mở với người dân địa phương. Đây là cơ sở cho sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan trong việc xây dựng vườn ươm thôn bản và các hoạt động tiếp theo như trồng rừng và xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp. 2.7 Thu hoạch bền vững lâm sản ngoài gỗ (NTFP) Lâm sản ngoài gỗ là một phần thu nhập của người dân địa phương. Rất nhiều loài có sẵn trong rừng và nếu được quản lý tốt có thể là nguồn thu nhập hữu ích bổ sung thêm cho hộ gia đình. Một lớp tập huấn “ thu hoạch bền vững lâm sản ngoài gỗ” đã được tiến hành tại bốn thôn điểm dự án là thôn Nà Mực và Khuổi Liềng thuộc xã Văn Minh và thôn To dooc và Bản Sảng thuộc xã Lạng San tại huyện Na Rì từ ngày 26 – 29 tháng 9 năm 2008. Do tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ ( NTFP) trong các thôn dự án, một số lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của xã đã được mời tham gia tập huấn để cung cấp cho người dân thông tin liên quan đến chính sách và quy định của chính phủ về thu hoạch và kinh doanh NTFP. Các cộng đồng địa phương đã thu hoạch và sử dụng NTFP như một phần của sinh kế hàng ngày, nhưng hầu hết họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của NTFP trong thương mại quốc tế và tiềm năng để tạo thu nhập cho hộ gia đình. Do cần có các chủ đề cụ thể cho lớp tập huấn, dự án đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản Ngoài gỗ của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện đã cử một chuyên gia về NTFP, ông Phan Văn Thắng ( Trưởng phòng Trồng trọt và thu hoạch NTFP) giảng dạy và chuẩn bị vật liệu cho bài tập tại hiện trường. Ông Khongsak Pinyopusarerk (CSIRO) và tiến sĩ Trần Thị Thu Hà hỗ trợ ông Thắng trong thời gian tập huấn. Các bài giảng được trình bày trong một ngày rưỡi, giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan với nhiều hình ảnh (đã được dịch sang tiếng việt). Các buổi giảng bài của giáo viên đều có nhiều bài tập và chủ đề thảo luận theo nhóm. Nửa ngày còn lại là thực hành trong một khu rừng nơi mà những người tham gia được hướng dẫn cách trồng các loài NTFP và làm thế nào để thực hiện thu hoạch bền vững các loài NTFP khác nhau. Sau khi tham dự lớp tập huấn, học viên sẽ tiếp thu được những kiến thức cơ bản như sau: 1. NTFP là gì? 2. Vai trò quan trọng của NTFP đối với sinh kế địa phương 3. Nắm được các chính sách quan trọng của chính phủ liên quan tới thu hoạch và kinh doanh NTFP 4. Kỹ thuật trồng một số loài NTFP 7
  8. 5. Kỹ thuật thu hoạch bền vững các loài NTFP ở địa phương Báo cáo chi tiết của lớp tập huấn này bao gồm cả tài liệu trình bày được cung cấp trong Phụ lục 7. 2.8 Thăm quan học tập Trong quá trình thực hiện dự án CARD, ba đợt thăm quan học tập đã được thực hiện cho người dân tại bốn thôn điểm dự án. Hai đợt thăm quan học tập đầu tiên là đến thăm các hoạt động của CFM tại Hòa Bình ( từ ngày 21-25 tháng 9 năm 2007) và tại Thanh Hóa ( từ ngày 7-11 tháng 11 năm 2008). Các thành viên của chuyến đi này gồm có chính quyền xã và lãnh đạo chủ chốt thôn cả nam giới và phụ nữ. Các chuyến thăm đã rất thành công và đạt được mục tiêu như dự kiến. Người dân tham gia dự án CARD nhận thức được CFM từ các nhà tài trợ khác và đánh giá cao nỗ lực của đội ngũ thực hiện dự án từ Úc, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Trong thời gian của chuyến thăm đã có các hoạt động trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm giữa người dân từ các tỉnh khác nhau. Báo cáo chi tiết của hai đợt thăm quan học tập này được trình bày trong Phụ lục 8-A và 8-B Đợt thăm quan học tập thứ 3 được tổ chức vào ngày 21 tháng 6 năm 2009 kết hợp với cuộc họp giữa 57 người từ bốn thôn điểm dự án của xã Văn Minh và Lạng San. Đây là chuyến thăm liên thôn ( 04 thôn) nhằm thảo luận mô hình nông lâm kết hợp và vườn ươm. Người đứng đầu thôn là trưởng nhóm của mỗi thôn giải thích việc thiết lập và quản lý mô hình nông lâm nghiệp và vườn ươm của thôn mình đến người dân của các thôn khác. Chuyến thăm liên thôn này rất hữu ích và đã khuyến khích người dân mỗi thôn tự nâng cao quản lý rừng cộng đồng của thôn mình. Báo cáo chi tiết về đợt thăm quan học tập này được trình bày ở phụ lục 8-C. 2.9 Hội thảo cộng đồng Các hoạt động CFM của dự án CARD đã được tiến hành hơn 2 năm tại 04 thôn điểm: Nà Mực và Khuổi Liềng của xã Văn Minh và thôn To dooc và Bản Sảng của xã Lạng San. Nhằm phổ biến phương pháp CFM của CARD đến các thôn khác trong các xã, hai hội thảo cộng đồng được tổ chức liên tiếp tại 2 xã khác nhau từ ngày 22 -23 tháng 6 năm 2009. Chương trình tại mỗi xã gồm có giới thiệu CFM của dự án, các hoạt động tiếp theo, tiếp tục tổ chức các chuyến thăm quan học tập tới những mô hình nông lâm nghiệp và vườn ươm. Lãnh đạo xã, cán bộ khuyến nông xã và trưởng thôn đã tham gia các cuộc họp và các đợt thăm quan học tập. Hội thảo tổ chức tại xã Văn Minh đã có 46 người tham dự. Ngoài người dân tại thôn điểm Nà Mực và Khuổi Liềng còn có người dân từ 09 thôn khác (Na Ro, Khuoi Tuc, Tong Kong, Na Piet, Na Ngoa, Na Deng, Pac Ban, Na Du and Pac Lieng) cũng đến tham dự. 8
  9. Hội thảo tổ chức tại xã Lạng San đã có 46 người tham dự, ngoài người dân tại thôn điểm To dooc và Bản Sảng còn có người dân từ 7 thôn khác (Cho Moi, Na Diec, Ban Ken, Phieng Bang, Khau La, Na Huu and Na Riec) đến tham dự Nội dung chính của các hội thảo gồm có: • Nhân rộng các hoạt động CFM của dự án CARD đến các thôn khác • Cung cấp hạt giống trồng chất lượng cao • Giao đất rừng cộng đồng ( sổ đỏ) • Các khóa tập huấn đặc biệt chú trọng tới chất lượng vườn ươm thôn để sản xuất cây con chất lượng cao Hoạt động tiếp theo của hội thảo cộng đồng là các trưởng thôn Nà Mực và Khuổi Liềng đã giúp đỡ các thôn lân cận trong việc thiết lập vườn ươm cộng đồng. Báo cáo chi tiết của hai hội thảo này được trình bày trong phụ lục 9 (9A Văn Minh and 9B Lạng San). 2.10 Hội thảo địa phương Hội thảo địa phương được tổ chức trong hai ngày 28-29 tháng 5 năm 2009. Mục tiêu chính của hội thảo là “ chia sẻ kinh nghiệm CFM” giữa các bên liên quan ( nhà tài trợ, các tổ chức NGO trong nước và quốc tế, cơ quan chính phủ các cấp xã, huyện, tỉnh, hộ gia đình cá thể và cộng đồng). Đã có 71 người tham gia hội thảo đến từ các tổ chức, dự án, phòng ban và nhóm cộng đồng 1. Đội ngũ dự án CARD 2. Tổ chức quốc tế CARE – Dự án tăng cường năng lực trong CFM tại Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 3. Tổ chức quốc tế CARE – Dự án quản lý rừng đầu nguồn tại Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa 4. Quản lý sử dụng tài nguyên và bản sắc văn hóa (CIRUM), tỉnh Lạng Sơn 5. Quỹ quốc tế và phát triển nông nghiệp (IFAD) 6. Phòng NN và PTNT tỉnh Bắc Kạn 7. Cộng đồng nhân dân huyện Na Rì 8. Phòng kỹ thuật huyện Na Rì 9. Trưởng thôn, xã đến từ xã Văn Minh và Lạng San 10. Đại diện các cơ quan truyền thông (Báo chí và truyền hình Bắc Kạn) Trong thời gian diễn ra các bài thuyết trình đã có những cuộc thảo luận về một số các vấn đề, các câu hỏi và câu trả lời được tóm tắt trong báo cáo ( Phụ lục 10) Bảo đảm an toàn “ Sổ đỏ” cho đất rừng cộng đồng của dự án CARD điểm là nổi bật và thu hút sự thảo luận rộng rãi từ các tổ chức và dự án khác. Các hoạt động trong quản lý rừng cộng đồng, quỹ dành cho phát triển rừng cộng đồng, mô hình vườn ươm và mô hình nông lâm nghiệp đã được đánh giá cao. Tuy nhiên, cần có kế hoạch để tiếp tục duy trì các hoạt động này. Dự án CARD cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức và dự án khác 9
  10. để nâng cao hiệu quả thực hiện. Nội dung buổi hội thảo đã được đưa tin trên báo chí và chiếu trên truyền hình Bắc Kạn và đồng thời phát trên kênh truyền hình Na Rì để người dân nơi đây biết được nội dung hội thảo của dự án CARD. 3 Khảo sát ban đầu lại tại bốn thôn điểm của dự án Khảo sát lại này được tiến hành để xác định những thay đổi trong hiện trạng kinh tế xã hội, sử dụng đất rừng được giao và quản lý rừng cộng đồng tại bốn thôn điểm trong hơn ba năm kể từ khi triển khai dự án CARD. Các kết quả khảo sát cho thấy rằng hầu hết các hộ gia đình vẫn ở mức nghèo và đối mặt với khó khăn kinh tế xã hội, một số hộ gia đình còn phải đối mặt với vấn đề thiếu lương thực từ 3-6 tháng/năm. Mặc dù đất lâm nghiệp có thể được sử dụng để cải thiện sinh kế nhưng thu nhập từ rừng là tương đối nhỏ do thiếu vốn đầu tư và rừng trồng hiện tại vẫn còn quá trẻ để thu hoạch. Tuy nhiên, tại bốn điểm của dự án số người quan tâm tới trồng cây và bảo vệ tốt rừng tự nhiên ngày càng tăng. Sự can thiệp của dự án CARD đã góp phần thay đổi đáng kể hiện trạng rừng cộng đồng trong vùng dự án. Qua những buổi phỏng vấn với người dân địa phương thì tất cả người dân nơi đây đều nhận thấy có sự thay đổi to lớn trong CFM hơn ba năm qua. Những thay đổi tích cực được thể hiện trong một số chỉ tiêu cơ bản như làm giàu rừng cộng đồng, giảm các trường hợp khai thác rừng trái phép, tuân thủ luật bảo vệ rừng, đặc biệt diện tích rừng được trồng mới. Trong khi các chỉ số khác thay đổi không rõ ràng như thu nhập từ rừng cộng đồng, thu nhập của thôn, thu nhập hộ gia đình và hoạt động các nguồn nước. Báo cáo chi tiết của khảo sát lại này được trình bày trong Phụ lục 11. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2