intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo " Những vấn đề cơ bản về khai thác cá trên biển theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

134
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những vấn đề trung tâm của tranh chấp về tài nguyên sinh vật biển là vấn đề khai thác (ai có quyền khai thác, khai thác trên những vùng biển nào và trong giới hạn nào?). Công ước Luật biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) với những điều khoản về quy chế pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế - vùng biển ra đời muộn nhất trong lịch sử luật biển, đã thiết lập nên chế độ pháp lí mới về khai thác tài nguyên cá trên biển. 1. Khai thác cá tại vùng đặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo " Những vấn đề cơ bản về khai thác cá trên biển theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam "

  1. nghiªn cøu - trao ®æi ThS. Ph¹m Hång H¹nh * ột trong những vấn đề trung tâm của quyền kinh tế là minh chứng rõ ràng cho sự M tranh chấp về tài nguyên sinh vật biển là vấn đề khai thác (ai có quyền khai cân bằng về lợi ích giữa quốc gia ven biển với các quốc gia khác khi những quyền của thác, khai thác trên những vùng biển nào và các nước ven biển đối với tài nguyên trên trong giới hạn nào?). Công ước Luật biển các vùng biển tiếp liền lãnh thổ quốc gia đã năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) với được thừa nhận và là những đặc quyền trong những điều khoản về quy chế pháp lí của khi quyền của các quốc gia khác vẫn được vùng đặc quyền kinh tế - vùng biển ra đời Công ước ghi nhận. muộn nhất trong lịch sử luật biển, đã thiết 1.1. Quyền khai thác của quốc gia ven lập nên chế độ pháp lí mới về khai thác tài biển trong vùng đặc quyền kinh tế nguyên cá trên biển. Theo quy định tại Điều 56 Công ước 1. Khai thác cá tại vùng đặc quyền 1982 quy định: “Trong vùng đặc quyền kinh kinh tế (1) tế, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối Theo quy định tại các điều 55 và 57 Công với việc thăm dò, khai thác và bảo tồn, quản ước 1982 thì “Vùng đặc quyền kinh tế là lí tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lí riêng, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển…”. Theo theo đó các quyền và quyền tài phán của đó, quốc gia ven biển có những quyền sau quốc gia ven biển, các quyền cũng như các đối với hoạt động khai thác cá trong vùng quyền tự do của các quốc gia khác đều do đặc quyền kinh tế của mình: các quy định thích hợp của Công ước điều - Được tiến hành những hoạt động thúc chỉnh... Vùng biển này có chiều rộng không đẩy việc khai thác tối ưu tài nguyên cá trong quá 200 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để vùng đặc quyền kinh tế trên cơ sở không làm tính chiều rộng lãnh hải”. ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn (Điều 62.1); Với bản chất là vùng biển đặc thù, vùng - Tự định ra khối lượng cá có thể đánh đặc quyền kinh tế không thuộc lãnh thổ quốc bắt (Điều 61.1), tự xác định khả năng khai gia những cũng không phải vùng biển thuộc thác, trên cơ sở đó, xác định lượng cá dư sở hữu chung của cộng đồng quốc tế. Những * Giảng viên Khoa pháp luật quốc tế quy định của Công ước 1982 về vùng đặc Trường Đại học Luật Hà Nội 8 t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011
  2. nghiªn cøu - trao ®æi trong vùng đặc quyền kinh tế (Điều 62.2). các nhóm đàn hải sản riêng biệt hoặc đối Đây là những quyền vô cùng quan trọng bởi với số lượng đánh bắt của từng chiếc tàu nó liên quan trực tiếp đến quốc gia ven biển trong khoảng thời gian nhất định hoặc là và những quyền của các quốc gia khác. Để đối với số lượng đánh bắt của các công dân có căn cứ tính toán lượng cá thừa mà quốc của một quốc gia trong thời kì nhất định; gia khác có thể đánh bắt thì phải căn cứ vào quy định các mùa vụ và các khu vực đánh số lượng cá có thể đánh bắt, số lượng cá dư bắt, kiểu, cỡ và số lượng các phương tiện và khả năng khai thác thực tế của quốc gia đánh bắt, cũng như kiểu, cỡ và số lượng ven biển. Đây là những đặc quyền mà Công tàu thuyền đánh bắt có thể được sử dụng; ước dành riêng cho quốc gia ven biển. Việc các thông tin mà tàu thuyền đánh bắt phải tính toán, xác định những số liệu trên hoàn báo cáo, đặc biệt là những số liệu thống kê toàn do những quốc gia này tự tiến hành trên liên quan đến việc đánh bắt, sức đánh bắt cơ sở được xem xét đến cả những lợi ích và thông báo vị trí cho các tàu thuyền; các kinh tế, xã hội, môi trường và các lợi ích thể thức và điều kiện liên quan đến các xí khác của mình mà không có nghĩa vụ phải nghiệp liên doanh hoặc các hình thức hợp chia sẻ với các tổ chức quốc tế hay các quốc tác khác… gia khác. Giới hạn duy nhất cho những đặc - Thực hiện quyền tài phán (theo nghĩa quyền này là phải trên cơ sở khoa học và rộng) đối với các hoạt động khai thác cá tính đến vấn đề bảo tồn các loài cá; trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.(2) - Cho phép các quốc gia khác được Quốc gia ven biển có quyền ban hành các tham gia khai thác lượng cá dư thừa tại quy định, luật lệ điều chỉnh hoạt động đánh vùng đặc quyền kinh tế khi quốc gia ven cá trong vùng đặc quyền kinh tế đồng thời có biển không khai thác hết thông qua các điều thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả ước hoặc các thoả thuận khác (Điều 62.2) việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư đồng thời quy định những vấn đề điều chỉnh pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và hoạt động khai thác của nước ngoài trong quy định mà mình đã ban hành theo đúng trường hợp này, trên cơ sở phù hợp với Công ước (Điều 73). Công ước và có tính đến tầm quan trọng của Có thể thấy Công ước đã dành cho quốc tài nguyên cá đối với nền kinh tế của quốc gia ven biển những quyền rất rộng trong gia ven biển và lợi ích của các quốc gia khai thác tài nguyên cá tại vùng biển thuộc khác. Các quy định của quốc gia ven biển quyền chủ quyền của mình. Thứ nhất, đặc biệt tập trung vào một số nội dung như quyền khai thác cá trong vùng đặc quyền cấp giấy phép cho ngư dân hay tàu thuyền kinh tế gần như là quyền riêng của quốc gia và phương tiện đánh bắt; chỉ rõ các chủng ven biển. Việc các quốc gia khác có được loại cho phép đánh bắt và ấn định tỉ lệ phần quyền khai thác lượng cá dư trong vùng trăm hoặc là đối với các đàn (stocks) hay biển này hay không hoàn toàn phụ thuộc t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011 9
  3. nghiªn cøu - trao ®æi vào quốc gia ven biển bởi việc khai thác đó mình, trừ trường hợp quốc gia ven biển có chỉ được đặt ra khi có lượng cá thừa, trong nền kinh tế lệ thuộc rất nặng nề vào việc khi việc xác định có lượng cá thừa hay khai thác tài nguyên sinh vật ở vùng đặc không hoàn toàn thuộc đặc quyền của quốc quyền kinh tế. Việc tham gia khai thác gia ven biển. Tuy nhiên, việc khai thác này lượng cá dư thừa trong vùng đặc quyền kinh cũng không đặt ra ngay cả khi có lượng cá tế của quốc gia ven biển sẽ được ưu tiên thừa nếu quốc gia ven biển là nước có nền dành cho các quốc gia sau: kinh tế lệ thuộc nặng nề vào việc khai thác - Quốc gia không có biển, quốc gia bất tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh lợi về mặt địa lí tế của mình (Điều 71). Mặt khác, trong Quốc gia bất lợi về mặt địa lí theo định trường hợp việc khai thác của các quốc gia nghĩa của Công ước là “các quốc gia ven khác được tiến hành thì cũng phải tuân theo biển, kể cả các quốc gia ở ven bờ một biển những thể thức do quốc gia ven biển quy kín hoặc nửa kín, mà vị trí địa lí của họ làm định. Thứ hai, Công ước đã đáp ứng yêu cho họ phải lệ thuộc vào việc khai thác cầu của các quốc gia ven biển muốn mở những tài nguyên sinh vật ở các vùng đặc rộng quyền tài phán của mình ra ngoài các quyền về kinh tế của các quốc gia khác vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia bằng trong phân khu vực hoặc khu vực để có đủ việc thiết lập vùng đặc quyền kinh tế và trao cá dùng làm thực phẩm cung cấp cho dân cho quốc gia ven biển thẩm quyền tài phán cư hay một bộ phận dân cư của họ, cũng trong hoạt động khai thác, bảo tồn và quản như các quốc gia ven biển không thể có một lí tài nguyên cá. Điều này một mặt là sự vùng đặc quyền kinh tế riêng” (Điều 71.2). củng cố cho những quyền của quốc gia ven Những quốc gia này và quốc gia không có biển đối với hoạt động khai thác tài nguyên biển có quyền tham gia, theo một thể thức trong vùng đặc quyền kinh tế của mình công bằng, vào việc khai thác một phần đồng thời là cơ sở bảo đảm cho những thích hợp số dư của những tài nguyên sinh quyền của quốc gia ven biển được thi hành vật trong các vùng đặc quyền kinh tế của trên thực tế. các quốc gia ven biển ở cùng tiểu khu vực 1.2. Hoạt động khai thác của các quốc hay khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của tế và địa lí thích đáng của tất cả các quốc quốc gia ven biển gia hữu quan và những yếu tố khác như lợi Theo quy định của Công ước 1982, tàu ích của quốc gia ven biển… (các điều 69, thuyền và ngư dân của các quốc gia khác có 70). Việc tham gia khai thác được tiến hành thể khai thác tài nguyên cá trong vùng đặc theo các thoả thuận song phương, tiểu khu quyền kinh tế của quốc gia ven biển khi vực hoặc khu vực. quốc gia ven biển không khai thác hết - Quốc gia đang phát triển trong tiểu khu lượng cá trong vùng đặc quyền kinh tế của vực, khu vực 10 t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011
  4. nghiªn cøu - trao ®æi Đối với các quốc gia không có biển hoặc trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia bất lợi về mặt địa lí là những nước đang phát ven biển, các quốc gia khác phải tuân thủ triển, Công ước tạo điều kiện cho những đầy đủ các quy định của quốc gia này trong nước này trong việc tiếp cận tài nguyên cá việc khai thác, bảo tồn và quản lí tài nguyên của quốc gia ven biển khi quy định trong cá như xin giấy phép của quốc gia ven biển, trường hợp khả năng đánh bắt của một quốc nộp thuế hay mọi khoản phải trả khác, tuân gia ven biển cho phép một mình quốc gia đó thủ các quy định cụ thể về các hoạt động có thể đánh bắt được hầu như toàn bộ khối đánh bắt (số lượng được phép đánh bắt, mùa lượng đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế vụ đánh bắt, các khu vực đánh bắt, kiểu, cỡ, của mình, quốc gia đó và các quốc gia hữu số lượng phương tiện cũng như tàu thuyền quan khác hợp tác với nhau để kí kết các đánh bắt có thể được sử dụng, tuổi và cỡ cá thoả thuận song phương, tiểu khu vực hay có thể được đánh bắt), các yêu cầu về thông khu vực một cách công bằng, cho phép các tin và nghiên cứu khoa học, các yêu cầu về quốc gia đang phát triển trong cùng một chuyển giao kĩ thuật và liên doanh… Các phân khu vực hay khu vực đó tham gia một điều kiện này cũng có thể được quốc gia ven cách thích hợp vào việc khai thác những tài biển thay đổi. nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về Những điều khoản của Công ước 1982 kinh tế của các quốc gia ven biển trong tiểu đã thể hiện sự dung hoà, cân bằng về mặt lợi khu vực hay khu vực, có tính đến hoàn cảnh ích giữa các nhóm quốc gia khác nhau liên và các điều kiện thoả đáng đối với tất cả các quan đến vấn đề khai thác cá. Trước hết là bên (các điều 69.3, 70.4). lợi ích của quốc gia ven biển và các quốc gia - Các quốc gia có những công dân khác khi đặc quyền khai thác của quốc gia thường đánh bắt hải sản ở trong khu vực ven biển không chỉ được thừa nhận mà còn hoặc đã đóng góp nhiều vào công tác tìm được bảo đảm bằng quyền tài phán mà Công kiếm và thống kê các đàn cá trong vùng đặc ước trao cho, trong khi việc khai thác của quyền kinh tế của quốc gia ven biển những tàu thuyền, ngư dân nước ngoài vẫn Điều 62.3 Công ước quy định quốc gia có thể được thực hiện trong những trường ven biển khi đồng ý cho các quốc gia khác hợp nhất định. Bên cạnh đó là sự dung hoà tham gia khai thác trong vùng đặc quyền về lợi ích giữa các quốc gia khác với nhau kinh tế phải xem xét đến sự cần thiết phải khi Công ước dành thứ tự ưu tiên trong việc giảm đến mức tối thiểu những đảo lộn về tiếp cận tài nguyên cá trong vùng đặc quyền kinh tế cho các quốc gia có truyền thống kinh tế của quốc gia ven biển cho những đánh bắt hoặc đã có những cố gắng trong quốc gia có những bất lợi trong khai thác việc tìm kiếm và nghiên cứu các đàn cá nguồn tài nguyên này như quốc gia không có trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. biển, quốc gia bất lợi về mặt địa lí, đặc biệt Khi tiến hành khai thác lượng cá thừa là các quốc gia đang phát triển… t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011 11
  5. nghiªn cøu - trao ®æi 2. Khai thác cá tại biển cả nguyên tắc tự do đánh bắt hải sản bị thu hẹp Theo Điều 87.1 Công ước 1982 “Biển cả rất nhiều. Trong vùng đặc quyền kinh tế để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển rộng không quá 200 hải lí tính từ đường cơ hay không có biển”. Do vậy, tất cả quốc gia sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của đều có quyền thăm dò, khai thác, đánh bắt cá quốc gia ven biển không tồn tại quyền tự do tại biển quốc tế. Là một trong những nội đánh cá. Nhưng theo các nghiên cứu, đây dung cụ thể hoá của nguyên tắc tự do biển mới là những vùng biển giàu hải sản nhất, cả, quyền tự do đánh bắt hải sản khẳng định chiếm 90% tổng sản lượng đánh bắt của thế mọi quốc gia, không phân biệt khu vực địa giới. Điều này dẫn đến hệ quả là nguyên tắc lí, dù có biển hay không có biển, đều có này gần như không còn ý nghĩa trên thực tế quyền bình đẳng như nhau trong việc tiếp khi trên các vùng biển giàu tài nguyên thì cận, khai thác tài nguyên cá trên biển cả. nguyên tắc này không có hiệu lực còn ở các Tuy nhiên, khác với nguyên tắc tự do khu vực khác, nơi nguyên tắc này có hiệu đánh cá trong luật biển truyền thống, lực thi hành thì không chứa đựng nguồn tài nguyên tắc tự do đánh bắt hải sản được ghi nguyên lớn. nhận trong Công ước 1982 vẫn có những 3. Pháp luật Việt Nam về khai thác cá giới hạn nhất định. Nói cách khác, quyền tự trên biển do khai thác tài nguyên của các quốc gia Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có trên biển cả không phải là quyền mang tính vùng biển rộng trên 1 triệu km2 . Bờ biển Việt tuyệt đối. Thứ nhất, quyền tự do này bị giới Nam dài trên 3.260 km ở cả 3 hướng đông, hạn bởi lợi ích của các quốc gia khác cùng nam và tây nam, trung bình khoảng 100 km2 tiến hành khai thác tại biển cả. Mỗi quốc đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ gia khi thực hiện các quyền tự do này phải này của thế giới), không một nơi nào trên đất tính đến lợi ích của việc thực hiện quyền tự nước ta lại cách xa biển hơn 500 km.(3) do trên biển cả của các quốc gia khác, cũng Biển Việt Nam nằm trong khu vực như đến các quyền được Công ước thừa nhiệt đới gió mùa, khu hệ cá biển Việt nhận liên quan đến các hoạt động trong Nam thuộc khu hệ động vật Ấn Độ - Thái Vùng (Điều 87.2). Thứ hai, quyền tự do Bình Dương. Do vậy, cá biển Việt Nam đánh bắt hải sản bị giới hạn bởi những không chỉ rất phong phú, đa dạng về thành nghĩa vụ bảo tồn, quản lí tài nguyên cá (các phần loài mà còn rất đặc trưng cho cá biển điều 116, 117, 118, 199 và Điều 210). Nói nhiệt đới về những đặc điểm sinh vật học. cách khác, việc đánh bắt cá của các quốc Đến nay, đã phát hiện được khoảng 2.030 gia không được làm ảnh hưởng đến sự sinh loài cá biển khác nhau, trong đó trên 100 tồn và phát triển của loại tài nguyên này. loài có giá trị kinh tế cao, cá tầng đáy Bên cạnh đó, sự ra đời của vùng đặc quyền chiếm 80% và các loài cá tầng trên (cá nổi) kinh tế đã khiến phạm vi tác động của chiếm 20% còn lại.(4) 12 t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011
  6. nghiªn cøu - trao ®æi Vùng ven bờ biển nước ta tính đến độ Ngày 12/5/1977, Việt Nam đã đưa ra sâu 30m chỉ chiếm khoảng 11% diện tích Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh vùng đặc quyền kinh tế nhưng sản lượng hải hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. sản khai thác từ vùng này lại chiếm 80% Theo đó: “Vùng đặc quyền kinh tế của nước tổng sản lượng. Trữ lượng cá toàn vùng biển Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp Việt Nam ước tính từ 3,8 đến 4,4 triệu tấn, liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải trong đó cá nổi khoảng 2 triệu tấn, cá đáy từ Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải 1,8 - 2,3 triệu tấn, với khả năng khai thác từ lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng 1,5 - 1,7 triệu tấn/năm.(5) Hải sản cung cấp lãnh hải Việt Nam”.(9) gần 40% tổng lượng đạm động vật tiêu thụ Với Tuyên bố này, Việt Nam đã khẳng toàn quốc và cũng mang lại nguồn thu ngoại định “quyền chủ quyền hoàn toàn về việc tệ lớn. Từ năm 2002 đến nay, kim ngạch thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tất cả xuất khẩu thuỷ sản đứng ở vị trí thứ ba cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không nước và sử dụng khoảng 4% lực lượng lao sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong động trong toàn quốc.(6) Hiện nay, chúng ta lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền đã xác định được 15 ngư trường lớn, trong kinh tế của Việt Nam”. Như vậy, quy chế đó 12 ngư trường phân bố ở vùng ven bờ và pháp lí đối với các hoạt động khai thác cá 3 ngư trường ở các gò nổi ngoài khơi. Cụ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thể, Vịnh Bắc Bộ có ba ngư trường, vùng cũng tương tự như các quy định của Công biển miền Trung có năm ngư trường, vùng ước 1982 về hoạt động khai thác cá trong biển Nam Bộ có năm ngư trường, vùng Vịnh vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven Thái Lan có hai ngư trường.(7) Vùng biển biển. Theo đó, Việt Nam có đầy đủ các Đông Nam Bộ được coi là ngư trường lớn quyền từ khai thác, tự định ra khối lượng cá nhất, với trữ lượng khoảng 2 triệu tấn và khả có thể đánh bắt, tự xác định khả năng khai năng khai thác 830.000 tấn; tiếp đến là Vịnh thác, trên cơ sở đó, xác định lượng cá dư Bắc Bộ với 681.000 tấn, khả năng khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế đến quyền cho 272.000 tấn, vùng biển miền Trung: 606.000 phép các quốc gia khác khai thác lượng cá tấn, khả năng khai thác 242.000 tấn và vùng dư cũng như thực hiện quyền tài phán (theo biển Tây Nam - Vịnh Thái Lan: 506.000 tấn, nghĩa rộng) đối với các hoạt động khai thác khả năng khai thác 202.000 tấn.(8) cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Nhận thức rõ tiềm năng to lớn của biển Nói cách khác, hoạt động khai thác tài Việt Nam nói chung và đối với ngành thuỷ nguyên cá trong vùng đặc quyền kinh tế của sản cũng như nghề cá nói riêng, chính sách Việt Nam hoàn toàn thuộc đặc quyền của của Nhà nước ta luôn khẳng định vị trí và Việt Nam. Hành vi khai thác của tàu cá nước tầm quan trọng của phát triển kinh tế biển, ngoài mà không được sự đồng ý hay cho trong đó có vai trò của ngành thuỷ sản đối với phép của Việt Nam là trái với các quy định sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. của Công ước 1982, xâm phạm đến quyền t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011 13
  7. nghiªn cøu - trao ®æi chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đặc 1982, đây là những cơ sở pháp lí vững chắc quyền kinh tế và Việt Nam có đầy đủ quyền để Việt Nam khẳng định và bảo vệ các tài phán để xử lí đối với những vi phạm này. quyền chủ quyền trong khai thác tài nguyên Việc khai thác của các tàu cá nước ngoài tại vùng đặc quyền kinh tế của mình./. tại các vùng biển Việt Nam, theo quy định của Luật thuỷ sản năm 2003, sẽ được xem (1). Với tính chất là vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, hoạt động khai thác cá trong lãnh xét dựa trên khả năng sản lượng khai thác hải sẽ do pháp luật của quốc gia ven biển điều chỉnh. cho phép hàng năm, theo các hiệp định song Do đó, trong phạm vi nghiên cứu những quy định của phương mà Việt Nam đã kí kết cũng như các luật quốc tế về đánh cá trên biển, bài viết chỉ xem xét điều ước quốc tế khác mà Việt Nam kí kết những vấn đề pháp lí về đánh cá tại các vùng biển hoặc gia nhập. Tàu cá nước ngoài khi hoạt thuộc quyền chủ quyền của quốc gia và vùng biển thuộc sở hữu chung của cộng đồng quốc tế. động trong các vùng biển của Việt Nam phải (2). Quyền tài phán hiểu theo nghĩa hẹp là thẩm quyền tuân thủ theo các quy định của pháp luật xét xử đối với những hành vi vi phạm, còn theo nghĩa Việt Nam về khai thác thuỷ sản như Luật rộng, quyền tài phán bao gồm ba nội dung, Thứ nhất là thuỷ sản và các văn bản pháp luật khác điều thẩm quyền ban hành những quy định pháp luật, thứ hai chỉnh hoạt động khai thác của tàu thuyền là thẩm quyền thực thi những biện pháp để các quy định đã ban hành được thực hiện đầy đủ và thứ ba là thẩm nước ngoài trong các vùng biển Việt quyền xét xử khi có hành vi vi phạm. Nam.(10) Hành vi vi phạm của tàu cá nước (3).Xem: Ban tuyên giáo trung ương, Phát triển kinh ngoài sẽ bị xử lí theo các quy định tương tế và bảo vệ chủ quyền biển – đảo Việt Nam, Nxb. ứng của pháp luật Việt Nam cũng như theo Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 118. các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt (4).Xem: Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Bộ thuỷ sản, Hướng dẫn khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản Việt Nam đã kí kết. Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2003, tr. 30. Hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ (5).Xem: Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Sđd , tr. 50 - 52. chức, cá nhân Việt Nam bên ngoài vùng biển (6).Xem: Ban tuyên giáo trung ương, Sđd, tr. 120. Việt Nam (bao gồm biển cả hoặc vùng biển (7).Xem: http://.www. biendao.org/ news.ph p?do= của quốc gia và vùng lãnh thổ khác) sẽ được detail&id=454 tiến hành trên cơ sở sự cho phép của cơ quan (8).Xem: Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Sđd, tr. 50 - 52. (9). Đường cơ sở của Việt Nam được xác định theo nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, phải Tuyên bố năm 1982 của Chính phủ về đường cơ sở tuân theo điều ước quốc tế mà Việt Nam kí dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Đây kết hoặc gia nhập, tuân theo các quy định là đường thẳng gãy khúc, gồm 10 đoạn, nối liền 11 của pháp luật Việt Nam và pháp luật của điểm từ A0 đến A11 được quy định tại Phụ lục kèm quốc gia mà tàu cá đến khai thác (khoản 1 theo Tuyên bố năm 1982. (10). Phạm vi nghiên cứu của bài viết chỉ là những Điều 49 Luật thuỷ sản). vấn đề pháp lí về khai thác tài nguyên cá trên biển. Có thể thấy rằng các quy định của pháp Do đó, những quy định của luật quốc tế và pháp luật luật Việt Nam khá tương thích với những Việt Nam về quản lí tài nguyên cá như bảo vệ và phát quy định của Công ước 1982 về khai thác tài triển nguồn lợi thuỷ sản, quản lí hoạt động của tàu cá nguyên cá trên biển. Cùng với Công ước sẽ được đề cập ở những bài viết khác. 14 t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2