intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VỀ SỰ THOÁT HƠI NƯỚC CỦA CÂY

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

484
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thí nghiệm được tiến hành trên cây đậu, tại vườn trường, từ 8h00 sáng đến 17h00 chiều ngày 15/10, do nhóm 1 tiến hành, kết quả thu được như sau: + Sau 1 giờ bọc kín nilon thì thấy trong túi nilon có màu bạc do hơi nước tụ lại. + Sau 4 giờ (giữa trưa) lượng nước đọng thành giọt ở phía trong túi nilon và trên bề mặt lá. + Và đến chiều thì lượng nước thoát ra giảm dần Nhận định: Lượng nước này có thể do quá trình thoát hơi nước qua lá. Cường độ thoát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VỀ SỰ THOÁT HƠI NƯỚC CỦA CÂY

  1. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VỀ SỰ THOÁT HƠI NƯỚC CỦA CÂY Thí nghiệm được tiến hành trên cây đậu, tại vườn trường, từ 8h00 sáng đến 17h00 chiều ngày 15/10, do nhóm 1 tiến hành, kết quả thu được như sau: + Sau 1 giờ bọc kín nilon thì thấy trong túi nilon có màu bạc do hơi nước tụ lại. + Sau 4 giờ (giữa trưa) lượng nước đọng thành giọt ở phía trong túi nilon và trên bề mặt lá. + Và đến chiều thì lượng nước thoát ra giảm dần Nhận định: Lượng nước này có thể do quá trình thoát hơi nước qua lá. Cường độ thoát hơi nước phụ thuộc vào thời tiết của môi trường và thời điểm trong ngày. Kết quả này giúp chúng ta chứng minh được hiện tượng thoát hơi nước qua lá. HS đọc sách, GV có thể sử dụng các “lệnh” ở SGK trong PP này. 4.2.2. Nhóm phương pháp trực quan Phương tiện trực quan (PTTQ): Là tất cả các đối tượng nghiên cứu, được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan (nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ).
  2. Ví dụ: GV cho HS quan sát các mẫu vật sau: + Cây thuốc bỏng mọc ra từ lá + Cây sắn mọc từ 1 đoạn sắn + Cây khoai tây mọc từ củ khoai tây Em có nhận xét gì về các trường hợp sinh sản trên, có điểm gì chung? HS quan sát, phân tích, tìm ra điểm chung của chúng, kết hợp với thông tin ở SGK HS tự rút ra được khái niệm hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật (Cây con được sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ - rễ, thân, lá, củ,…). Như vậy, thông qua PTTQ, dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV, HS tự lực tìm ra tri thức mới cho bản thân rong nhóm PPTQ, GV thường sử dụng PP biểu diễn các PTTQ: PPBD vât tự nhiên (Giải thích minh họa; tìm tòi bộ phận) PPBD vật tượng hình (GTMH; TTBP) PPBD thí nghiệm (GTMH; TTBP) Một số quy tắc khi sử dụng PTTQ: BD PTTQ đúng lúc, dùng đến đâu đưa ra đến đó.
  3. Đối tượng quan sát phải đủ lớn, đủ rõ. BD theo một thứ tự nhất định để cho HS dễ theo dõi, quan sát. Có thể sử dung phối hợp nhiều loại PTTQ khác nhau. Trước khi BD, GV cần hướng dẫn HS quan sát, lưu ý ở các điểm cần thiết để khai thác triệt để giá trị cuả PTTQ. Biện pháp định hướng tốt nhất là GV cần nghiên cứu kĩ PTTQ để nêu ra hệ thống câu hỏi mà câu trả lời HS chỉ có thể tìm được qua việc quan sát từ PTTQ. a. Phân biệt 2 PP: BD PTTQ GTMH và TTBP Điểm SS BD PTTQ - GTMH BD PTTQ – Tìm tòi Dựa vào PTTQ để Dựa vào PTTQ để hình thành kiến hình thành kiến thức thức mới thông qua sự định hướng, Bản chất mới thông qua sự gợi ý, tổ chức của GV, HS tự lực giảng giải của thầy. tìm ra tri thức mới. GV biểu diễn PTTQ GV biểu diễn PTTQ, tổ chức cho cho HS quan sát HS quan sát, phát hiện vấn đề, bằng Hoạt động đồng thời giải thích việc kết hợp với hệ thống câu hỏi của GV cho HS. PTTQ minh logic. Hệ thống câu hỏi GV đưa ra hoạ cho lời giảng của theo một trình tự logic nhất định, thầy. GV nêu ra các mà câu trả lời của HS chỉ có thể tìm
  4. câu hỏi nhằm kiểm được thông qua sự tìm tòi, nghiên chứng lại TTin đã cứu PTTQ. giải thích cho HS. Quan sát tranh khi đã Quan sát tranh theo trình tự tổ chức Hoạt động nghe thầy giải thích. của GV, tìm tòi nghiên cứu, phát của Tiếp thu tri thức mới hiện, khai thác PTTQ để tìm ra tri từ PTTQ một cách thức mới. HS thụ động. HS tri giác PTTQ và Hình thành các kiến thức mới ở HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Phát mới một cách thụ huy tính tích cực, chủ động, rèn Kết quả động. Chưa phát huy luyện các thao tác tư duy, khả năng được tính tích cực, tự học tự nghiên cứu của HS. độc lập, sáng tạo của HS b. PP biểu diễn mẫu vật tự nhiên Trong dạy học SH mẫu vật tự nhiên có ưu thế là cho HS những biểu tượng chân thực, sinh động về thiên nhiên hữu cơ. Vốn biểu tượng này càng chính xác, phong phú thì càng làm điểm tựa cho HS liên tưởng, đối chiếu, so sánh khi phải lĩnh hội những kiến thức trừu tượng phức tạp hơn. Mẫu vật tự nhiên về thực vật thường dễ kiếm hơn động vật, có thể chỉ lấy một bộ phận mà không làm chết cả cơ thể. Mẫu vật thực vật có
  5. thể quan sát ở trên lớp hoặc góc sinh giới, vườn trường hoặc ngoài thiên nhiên. Mẫu vật động vật có thể nhốt trong lồng, hoặc cho HS tham quan các trang trại chăn nuôi, các vườn thú. Vật quan sát phải đủ lớn cho HS quan sát, nếu nhỏ thì phải phát đến từng bàn, nếu vật lớn thì phải để chỗ cao, có đủ ánh sáng, muốn quan sát chi tiết thì phải dùng thêm kính lúp, kính hiển vi hỗ trợ. Mẫu vật tự nhiên có nhiều ưu điểm, tuy nhiên nếu sử dụng nhiều và rộng rãi sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Vì vậy, nên quan sát mẫu vật ngoài thiên nhiên là tốt nhất hoặc sau khi quan sát xong trả lại chúng trở về với thiên nhiên. Thay cho các mẫu vật sống, mẫu tươi, người ta có thể làm các mẫu ngâm, nhồi, ép khô để sử dụng nhiều lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0