intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực hành nghề nghiệp: Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam vào thị trường Mỹ và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020

Chia sẻ: Le Quang Binh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:44

1.107
lượt xem
181
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo thực hành nghề nghiệp: Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam vào thị trường Mỹ và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020 phân tích thực trạng sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam những năm qua, tìm hiểu thị trường Mỹ về sản phẩm Hồ tiêu, định hướng chiến lược xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2020, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực hành nghề nghiệp: Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam vào thị trường Mỹ và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020

  1. [] BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI LÊ QUANG BÌNH MSSV: 1232050011 LỚP: LTDH8TM1 BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2020 NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. VĂN ĐỨC LONG Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2014 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI LÊ QUANG BÌNH MSSV: 1232050011 LỚP: LTDH8TM1 BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2020 1
  2. [] Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2014 2
  3. [] NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... ........................................................................................ Tp. Hồ Chí Minh, ngày..........tháng ........ năm 2014 Giáo Viên Hướng Dẫn VĂN ĐỨC LONG 3
  4. [] LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn ThS. Văn Đ ức Long. Th ầy đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý để nhóm em hoàn thành tốt bài báo cáo th ực hành ngh ề nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa thương m ại đã truy ền đạt kiến thức, giảng dạy nhiệt tình với sinh viên, giúp sinh viên có đ ược nh ững ki ến thức căn bản về ngành mình theo học và phục vụ cho bài báo cáo này. Do kinh nghiệm thực tế của em còn hạn chế nên không tránh kh ỏi có những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp c ủa các thầy cô trong khoa và tất cả mọi người để có thể rút kinh nghiệm và bổ sung nh ững ki ến th ức m ới trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn ! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 1 năm 2014 Lê Quang Bình 4
  5. [] DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT GAP : Những nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt VPA : Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam KNNK : Kim ngạch xuất khẩu KNNK: Kim ngạch nhập khẩu 5
  6. [] MỤC LỤC 6
  7. [] PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa - hội nhập kinh tế quốc tế là một tất y ếu khách quan đối với mỗi quốc gia, mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển nền kinh tế. Trong những năm qua, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới, biểu hiện rõ nhất là khi Vi ệt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới–WTO.Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho quốc gia, công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập làm gia tăng mức độ cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia, các khu vực, các khối kinh tế với nhau. Với một nền kinh tế có 80% dân số sống bằng nghề nông, Việt Nam xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các sản phẩm nông nghiệp, các mặt hàng nông sản được xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ tạo vốn đầu t ư nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới. Ngành Hồ tiêu Việt Nam đã thể hiện ưu thế của mình trong nhiều năm do chi phí nhân công thấp hơn so với các nước trồng tiêu khác. Vì thế Hồ tiêu Việt Nam có lợi thế về giá trong cạnh tranh và nắm vị thế chủ đạo trong xuất khẩu. Nhiều năm qua, giá Hồ tiêu trong nước bán được giá tăng dần, tuy nhiên có thời điểm nào đó giá giảm, thậm chí giảm sâu, nhưng nhìn chung cả năm thì giá năm sau tăng hơn năm trước, Năm 2002 – 2005 bình quân: 1.383 USD/tấn, năm 2006 – 2011: 3.753 USD/tấn. Riêng năm 2011 tăng vọt lên 5.852 USD/tấn và năm 2012 đạt mức kỷ lục 6.700 USD/tấn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 - 2012 theo đó là: 348 triệu USD; 421 triệu USD; 693 triệu USD và 800 triệu USD. (chưa kể xuất tiểu ngạch). Việc giá tiêu tăng mạnh qua các năm nên người dân có xu hướng chặt bỏ một số cây trồng kém hiệu quả kinh tế, thậm chí phá rừng để lấy đất trồng tiêu với hy vọng sẽ làm giàu từ cây tiêu. Chính hoạt động xuất khẩu này đã tăng thêm công ăn việc làm cho người dân và nguồn thu nhập cho quốc gia. Tuy nhiên Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như: Chưa có hệ thống phân phối phù hợp, chưa có thương hiệu quốc gia, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, tiêu chuẩn chế biến còn hạn chế. Đề tài nêu lên được các nhân tố tác động đến chiến lược xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Mỹ ( “một thị trường khó tính” ). Trong các nhân tố đó, nhân tố nào tác động sâu nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu hiện vẫn còn đang đối mặt sẽ được đem ra phân tích, thảo luận, cuối cùng là đề xuất giải pháp nhằm góp phần giúp các doanh nghiệp nhận ra 7
  8. [] chính vấn đề của mình nâng cao khả năng cạnh tranh, thu được lợi ích nhất định từ hoạt động xuất khẩu Hồ tiêu. Thông qua bài nghiên cứu này chúng tôi muốn tạo ra một thương hiệu quốc gia áp dụng chung cho toàn ngành Hồ tiêu ở Việt Nam và hệ thống phân phối Hồ tiêu sang thị trường Mỹ, để có thể góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam không chỉ qua thị trường Mỹ mà còn qua các thị trường tiềm năng khác. 2. Mục đích nghiên cứu Nhận thức được thực trạng xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn cần được giải quyết. Nên dựa trên những thông tin tìm hiểu được cũng như cơ sở học tập thì đề tài nghiên cứu được đưa ra cơ bản nhằm giải quyết các mục tiêu: • Phân tích thực trạng sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu Hồ tiêu c ủa Vi ệt Nam những năm qua. • Tìm hiểu thị trường Mỹ về sản phẩm Hồ tiêu. • Định hướng chiến lược xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam sang thị tr ường Mỹ đ ến năm 2020. • Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2020. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hồ tiêu đen, Hồ tiêu trắng, các h ộ dân tr ồng H ồ tiêu, các trung gian thu mua, cơ sở chế biến Hồ tiêu, các doanh nghiệp xu ất khẩu, ... Phạm vi nghiên cứu: các hộ dân trồng tiêu chủ yếu ở Đông Nam B ộ, các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu ở thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập thông tin thứ cấp thông qua sách, báo, internet,... về H ồ tiêu, xu ất khẩu Hồ tiêu, các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Hồ tiêu,... Phân tích các thông tin thứ cấp thu được nhằm giải quyết các vấn đề trong bài nghiên cứu. Thống kê, mô tả đưa ra các kết luận dựa trên số liệu, ước lượng các số liệu hiện tại và tương lai. 5. Kết cấu của đề tài 8
  9. [] Ngoài phần mở đầu, kiến nghị, kết luận, danh mục các tài liệu kham khảo và phần phụ lục, đề tài nghiên cứu gồm 4 chương: • Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam. • Chương 2: Thị trường Mỹ về Hồ tiêu. • Chương 3: Thực trạng về sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Mỹ. • Chương 4: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam vào thị tr ường Mỹ đến năm 2020. 9
  10. [] CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT – KINH DOANH, XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM 1.1. Xuất khẩu hàng hóa trong xu thế hội nhập toàn cầu. 1.1.1. Khái niệm Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên c ơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Trong đó hàng hóa hay dịch v ụ có th ể di chuyển qua biên giới hoặc không. Xuất khẩu hàng hóa, theo Lu ật Th ương M ại 2005, là việc hàng hóa được đưa ra khỏi Việt Nam hoặc đ ưa vào khu v ực đ ặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy đ ịnh của pháp luật. Trong xu thế thế toàn cầu hoá, nền kinh tế thế gi ới b ước vào th ế k ỷ 21, thì việc chủ động tham gia hội nhập kinh tế và nâng cao sức c ạnh tranh c ủa n ền kinh tế là vấn đề đang được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Với chủ chương mà Đảng và Nhà nước đề ra là: “ Chủ động hội nhập kinh tế qu ốc t ế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hi ệu qu ả h ợp tác qu ốc t ế và chất lượng sức cạnh tranh” thì Việt Nam cần phải thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt thực hiện những giải pháp mở rộng thị trường nước ngoài nhằm tăng cường xuất khẩu, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của cả nước. Thương mại quốc tế đó là một mũi nhọn tiên phong không thể thiếu với bất kỳ một quốc gia nào đang và đã đi trên con đường phát triển, đặc biệt là trong điều kiện hi ện nay khi mà xu th ế hội nhập toàn cầu diễn ra mạnh mẽ và đang là xu thế chung c ủa nhân lo ại. Đóng góp vào những thành công để có được một Vi ệt Nam phát tri ển nh ư ngày hôm nay, không thể không nói tới hoạt động xuất khẩu ở nước ta. Vì xuất khẩu có vai trò to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế ở nước ta, hiện nay chúng ta đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong đó có xuất khẩu Hồ tiêu, m ột lo ại cây công nghiệp lâu năm. Trong Đại hội Đảng IX thì Đảng và nhà nước ta vẫn ưu tiên hướng vào mục đích xuất khẩu, trong đó Hồ tiêu cũng đ ược chú ý phát tri ển đ ể phục vụ vào mục đích xuất khẩu, phục vụ quá trình công nghiệp hóa hi ện đại hóa nước ta. 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của một công ty Xuất khẩu trực tiếp: phương thức xuất khẩu trực tiếp trong thương mại quốc tế có thể được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong đó người mua, người bán trực tiếp gặp mặt (hoặc thông qua thư từ, điện tín, …) để bàn bạc và thỏa thuận với nhau về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán … mà không qua người trung gian. Những nội dung này được thỏa thu ận m ột cách t ự nguyện, việc mua không nhất thiết gắn liền với việc bán. Hoạt động xuất khẩu trực tiếp có những ưu điểm: • Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất. • Giảm được chí phí trung gian. 10
  11. [] • Có điều kiện thâm nhập thị trường. • Kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng để khắc phục thiếu sót. • Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế: • Đối với thị trường mới còn nhiều bỡ ngỡ, dễ bị ép giá trong mua bán. • Khối lượng mặt hàng cần giao dịch phải lớn để bù đắp được chi phí: giấy tờ, đi lại, điều tra, tìm hiểu thị trường. Xuất khẩu gián tiếp: Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài thông qua các trung gian xuất khẩu như người đ ại lý ho ặc người môi giới. Đó có thể là các cơ quan, văn phòng đ ại di ện, các công ty u ỷ thác xuất nhập khẩu... Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng c ủa nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ m ột ph ần l ợi nhu ận cho người trung gian. Tuy nhiên, trên thực tế phương th ức này đ ược s ử d ụng r ất nhiều, đặc biệt là ở các nước kém phát triển, vì các lý do: + Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn các nhà kinh doanh thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian tìm được nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn. + Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải. Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi. Đặc điểm của hình thức này là hàng hoá không bắt buộc vượt qua biên giới quốc gia mới đến tay khách hàng. Do vậy giảm được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hoá. Các thủ tục trong hình thức này cũng đơn giản hơn, trong nhiều trường hợp không nhất thiết phải có hợp đồng phụ trợ như: hợp đồng vận tải, bảo hiểm hàng hoá, thủ tục hải quan. Gia công quốc tế: Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Như vậy, trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất. Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạn như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore... 11
  12. [] Tạm nhập, tái xuất: Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất. Nhiều nước Tây Âu và Mỹ Latinh quan niệm tái xuất là xuất khẩu những hàng ngoại quốc từ kho hải quan, chưa qua chế biến ở nước mình. Anh, Mỹ và một số nước khác lại coi đó là việc xuất khẩu những hàng hóa ngoại quốc chưa qua chế biến ở trong nước dù hàng đó đã qua lưu thông nội địa. Như vậy, các nước đều thống nhất quan niệm tái xuất là lại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút được ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác (triangular transaction) Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không cần phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn. 1.2. Tổng quan về sản xuất – kinh doanh Hồ tiêu Việt Nam. 1.2.1. Khái niệm, phân loại, thành phần và công dụng Hồ tiêu.  Khái niệm Hồ tiêu còn gọi là cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt ( danh pháp khoa học : Piper nigrum) là một loài cây leo có hoa thu ộc h ọ H ồ tiêu ( Piperaceae), trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô ho ặc tươi. Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá m ọc cách. Có hai lo ại nhánh: m ột lo ại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín r ụng c ả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ.  Phân loại Có 3 loại Hồ tiêu : Hồ tiêu trắng, Hồ tiêu đen và Hồ tiêu đỏ Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm hai lần. Muốn có Hồ tiêu đen, người ta hái quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh; những quả còn non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các qu ả khác khi phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có Hồ tiêu trắng ( hay Hồ tiêu sọ ), người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Lo ại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn ( vì lớp v ỏ chứa tinh d ầu đã m ất ) nhưng cay hơn ( vì quả đã chín ). Bên cạnh hai loại sản phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn có Hồ tiêu đỏ, là loại Hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế bi ến theo cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi 12
  13. [] ngả đen, được sản xuất tại Ấn Độ và tại huyện Chư Sê và Bà Rịa – Vũng Tàu ( Việt Nam ). Giá trị xuất khẩu của tiêu đỏ sau khi chế bi ến cao h ơn gấp 3 đ ến 4 lần so với hat tiêu đen.  Thành phần và công dụng của Hồ tiêu  Thành phần Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua. Một nửa cốc Hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu c ầu canxi 1 ngày/1 người. Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay. Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro.  Công dụng Thường dùng hạt tiêu đã rang chín, thơm cay làm gia vị. Tiêu thơm, cay nồng và kích thích tiêu hoá, có tác dụng chữa một số bệnh như: gi ảm béo, tr ị m ụn đầu đen Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta carotene, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào, gây ra các căn bệnh ung thư và tim mạch. 1.2.2. Đặc điểm sản xuất – kinh doanh Hồ tiêu Việt Nam.  Đặc điểm về sản xuất Hồ tiêu  Sơ lược quá trình phát triển ngành hàng Hồ tiêu Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI, nhưng đến thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng (Chevalier, 1925). Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu được trồng với diện tích tương đối khá ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu do người Hoa gốc ở đảo Hải Nam di cư vào lập nghiệp tại Hà Tiên. Cũng trong khoảng thời gian này và đầu thế kỷ XX, cây tiêu theo chân các chủ đồn điền người Pháp phát triển lên Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Quảng Trị và Quảng Nam; cây tiêu chỉ mới được phát triển nhiều ở Tây Nguyên sau năm 1975.  Các giống tiêu hiện có ở nước ta Các giống tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ chủ yếu là giống Vĩnh Linh, một diện tích nhỏ trồng giống tiêu Sẻ, tiêu Trung, tiêu Ân Độ, còn sót lại một vài vườn trồng giống Lada Belangtoeng xen với các giống khác; ở Phú Quốc phần lớn diện tích trồng giống tiêu Phú Quốc và giống tiêu Hà Tiên; ở khu vực Tây Nguyên phổ biến là giống tiêu Vĩnh Linh, ở các vườn tiêu già còn một vài vườn trồng các giống Sẻ Mỡ, Sẻ Lộc Ninh, tiêu Trung, tiêu Trâu, tiêu Tiên Sơn, Lada Belangtoeng, giống tiêu Ân Độ chỉ mới được đưa vào trồng thử trong vài năm gần đây; ở Quảng Trị chủ yếu giống tiêu Vĩnh Linh và giống tiêu Sẻ (tiêu Cùa). 13
  14. [] Năng suất bình quân của các giống tiêu biến động trong khoảng 2,35-3,80 tấn/ha, trong đó giống có năng suất thấp nhất là giống tiêu Trâu, và giống cho năng suất cao nhất là giống Vĩnh Linh, bình quân hơn 3 tấn/ha. Các giống Sẻ Mỡ, Sẻ Lộc Ninh, tiêu Trung cho năng suất khá, bình quân 2,5-3,0 tấn/ha. Hầu hết các giống hồ tiêu cho năng suất cao nhất ở năm thứ 4-7, sau đó năng suất giảm khi vườn tiêu trên 9 năm tuổi.  Thời gian thu hoạch tiêu Ở Việt Nam, thời gian thu hoạch tiêu cũng tương đối khác bi ệt gi ữa các vùng canh tác chính. Mùa thu hoạch thường bắt đầu từ tháng 1 hàng năm, và kéo dài từ 3-4 tháng ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam B ộ và Phú Qu ốc. L ượng thu hoạch tập trung trong tháng 2 và tháng 3. Ở các tỉnh Bắc Trung B ộ, mùa thu hoạch đến muộn hơn, từ tháng 3 đến tháng 5 và tập trung chủ yếu trong tháng 4 (bảng 1). Thời gian thu hoạch tiêu Việt Nam nói chung được kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5. Như vậy, khả năng điều tiết thu mua và giá cũng có điều ki ện dễ dàng hơn. Ngoài ra, nhờ mùa thu hoạch hồ tiêu rơi vào mùa khô nên nông dân d ễ dàng phơi phong trên sân gạch, xi măng, vải bạt. Vùng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Bắc Trung Bộ + +++ ++ Duyên Hải Trung Bộ + ++ +++ + Tây Nguyên + ++ +++ ++ Miền Đông Nam Bộ + ++ +++ + Phú Quốc ++ ++ + Tổng + ++ +++ ++ + Ghi chú : + thu hoạch ít ; ++ Thu hoạch tập trung ; +++ Thu hoạch rất tập trung Bảng 1. Thời gian và tiến độ thu hoạch hồ tiêu của các vùng tiêu Việt Nam  Các sản phẩm chính của ngành hàng hồ tiêu Việt Nam: Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam hiện nay chủ yếu là hạt hồ tiêu, dưới dạng hạt khô, có thể là tiêu đen (còn nguyên vỏ lụa) hoặc tiêu trắng hoặc tiêu sọ (đã bóc vỏ).  Diện tích trồng và năng suất của cây hồ tiêu Hình 1.1 Diện tích trồng và năng suất của cây hồ tiêu ( Nguồn VPA) Diện tích hồ tiêu tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Đông 14
  15. [] Nam Bộ (chiếm đến 54% tổng diện tích hồ tiêu cả nước), tiếp đến là các tỉnh Tây Nguyên với 23,7% tổng diện tích, còn lại là các vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ với 22.3%. Diện tích trồng tiêu của VN tăng “nóng” nhiều năm qua, kể cả những vùng không phù hợp để trồng. Theo đó, diện tích tiêu tr ồng m ới trong giai đo ạn 2011- 2013 đạt khoảng 2.500ha/năm, nhiều nhất là tại các tỉnh Tây Nguyên. Đ ến năm 2013, diện tích tiêu cả nước đã đạt 60.000 ha, vượt 17% so quy ho ạch đến năm 2020 (50.000 ha) của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Nguyên nhân diện tích tiêu tăng quá nhanh trên do giá tiêu duy trì ở m ức cao trong 6 năm liên tục (2007-2013) khiến nông dân nhi ều n ơi t ập trung tr ồng loại cây này dù đã được khuyến cáo không mở rộng diện tích ở những n ơi không phù hợp. Nhiều nơi sản xuất hồ tiêu chưa bền vững, chưa kiểm soát được tình trạng sâu bệnh. Theo thống kê của VPA, dù diện tích canh tác tăng nhanh nhưng sản lượng tiêu hàng năm không tăng tương ứng vì tiêu chết, năng su ất tiêu gi ảm dần. Năng suất vụ tiêu 2013 cả nước ước đạt 88.000-90.000 tấn, giảm khoảng 20% so với vụ 2012 ( theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam – VPA )  Đặc điểm kinh doanh Hồ tiêu  Kênh kinh doanh hồ tiêu trong nước Cũng như hầu hết các nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu ở Châu Á, h ộ nông dân trồng tiêu ở Việt Nam thường không bán thẳng sản phẩm hồ tiêu cho đại lý thu mua, nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp xuất khẩu mà ph ần l ớn bán cho thương lái (hộ thu gom). Có bốn thành phần chính tham gia trong kênh thương mại sản phẩm hồ tiêu từ sau khi thu hoạch cho đến khi xuống tàu tại cảng xu ất, gồm : Người trồng tiêu, Người thu gom, Đại lý thu mua và Doanh nghi ệp ch ế biến tiêu xuất khẩu (gọi tắt là doanh nghiệp) với 2 kênh tiêu thụ: 15
  16. [] (1) Người trồng tiêu-Người thu gom-Đại lý thu mua-Doanh nghi ệp ch ế biến hồ tiêu xuất khẩu (theo tiêu chuẩn FAQ/ASTA)-Xuất khẩu/Tiêu thụ trong nước. (2) Người trồng tiêu-Đại lý thu mua-Doanh nghiệp chế biến h ồ tiêu (theo tiêu chuẩn FAQ/ASTA) -Xuất khẩu/Tiêu thụ trong nước Phần lớn hộ trồng tiêu thường bán sản phẩm trong vòng hai tháng sau khi thu hoạch (86%), khoảng 12% số hộ tồn trữ tiêu trong vòng 2-6 tháng và 2% gi ữ tiêu tại nhà trên sáu tháng. Lý do chính khiến hộ trồng tiêu không t ồn tr ữ s ản phẩm lâu một phần do cần tiền cho sinh hoạt gia đình, trang tr ải n ợ n ần đã đ ầu tư cho cây hồ tiêu vụ vừa qua, chuẩn bị vốn để đầu tư vụ kế tiếp, phần khác do nông hộ không có điều kiện tồn trữ và sợ gặp phải rủi ro khi giá c ả bi ến đ ộng. Số nông hộ tồn trữ tiêu trên hai tháng đa phần là hộ giàu và h ộ khá, ho ặc nh ững hộ có nguồn thu nhập khác từ hoạt động nông nghiệp/phi nông nghiệp Hình 1.2 Kênh kinh doanh hồ tiêu Đại lý thu mua thường có kho tồn trữ được 10-50 tấn tiêu, có ph ương ti ện vận chuyển hoặc hợp đồng phương tiện vận chuyển thường xuyên để chở tiêu đến bán thẳng cho nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh-xu ất kh ẩu hồ tiêu. Hồ tiêu thu mua từ thương lái hoặc nông hộ, đại lý xử lý theo hai h ướng: hoặc bán thẳng cho doanh nghiệp/nhà máy chế biến, hoặc tiến hành sơ chế lại sản phẩm, chủ yếu là phơi, sấy cho khô đều, đạt ẩm đ ộ d ưới 14% và làm s ạch tạp chất trước khi bán cho nhà máy/doanh nghiệp. Một ít đại lý có vốn lớn, điều kiện kho bãi và mặt bằng, thay vì ch ỉ kinh doanh tiêu đen còn tổ chức chế biến tiêu sọ/tiêu trắng, s ố l ượng tiêu s ọ/tiêu tr ắng chế biến ở mỗi thời điểm tùy thuộc nhu cầu của các doanh nghi ệp chế bi ến và xuất khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn đề có nhà máy chế bi ến riêng, phần lớn các nhà máy chế biến đạt quy chuẩn thực hành ch ế bi ến t ốt (GMP), do đó sản phẩm tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt tiêu chuẩn m ặt hàng gia vị của các thị trường khó tính như Mỹ (ASTA), châu Âu (ESA) và Nh ật B ản (JSA).  Xuất khẩu hồ tiêu Trên 95% lượng hồ tiêu sản xuất hàng năm dùng cho xuất khẩu, và hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 80 nước và lãnh th ổ. Vi ệt Nam vẫn còn xu ất khẩu một lượng lớn hồ tiêu theo tiêu chuẩn FAQ (Fair Average Quality). Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là tỉ lệ xuất khẩu tiêu trắng và tiêu đen theo tiêu chu ẩn ASTA ngày một tăng. Năm 2012, xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt 119 nghìn tấn, thu về 808 triệu USD. Đến hết tháng 9/2013, tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng đã tăng hơn 20% và đem lại giá trị cao hơn 16,5% so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu được 112.000 tấn với giá trị 743 tri ệu USD. Việt Nam đang chủ yếu xuất khẩu tiêu đen với giá bình quân c ủa năm 2012 là 6.390 USD/tấn, trong khi giá tiêu trắng đạt tới 9.176 USD/tấn. Tỷ lệ hạt tiêu ASTA của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ và châu Âu cũng ch ỉ chi ếm 15% tổng sản lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, phần lớn h ạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ ở dạng xuất thô nên giá tr ị không cao, đ ặc bi ệt các DN thường xuất khẩu tiêu đen có giá trị thấp hơn rất nhiều so với tiêu trắng. 16
  17. [] 1.2.3. Vai trò của xuất khẩu Hồ tiêu đối với kinh tế Việt Nam. Sản xuất và xuất khẩu gia vị nói chung và hạt tiêu nói riêng có ý nghĩa l ớn đối với nền kinh tế và xuất khẩu của việt nam. Từ năm 1999, việt nam đã tr ở thành nước sản xuất hạt tiêu lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau ấn đ ộ và inđônêxia và là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn thứ 2 thế giới sau Inđônêxia. Và hi ện nay, Vi ệt Nam hiện đứng đầu thế giới về sản lượng Hồ tiêu xuất khẩu, chiếm tới 50% sản lượng tiêu xuất khẩu của toàn thế giới. Hồ tiêu Việt Nam hiện được xuất khẩu tới gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt là xuất khẩu các lo ại hàng ch ất lượng cao vào Mỹ, Nhật và các nước EU ngày càng tăng. Hồ tiêu nằm trong số 10 mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất việt nam hiện nay. Xuất khẩu gia vị trong đó có xuất khẩu hạt tiêu hàng năm đã thu nhập ngoại tệ trên 145-160 triệu USD cho đất n ước, đóng góp l ớn vào vi ệc chuyển đ ổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp, góp phần xoá đói, gi ảm nghèo, c ải thiện thu nhập cho người nông dân... 1.2.4. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam.  Môi trường Kinh tế: Trong đó có môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh tế vi mô.  Môi trường kinh tế vĩ mô, là tình trạng kinh tế của m ỗi quốc gia, n ếu nền kinh tế của một quốc gia đang ở trong giai đo ạn suy thoái về kinh tế hoặc có lạm phát thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình mua sắm, tiêu dùng của người dân nước đó, chính sách kinh tế đối ngoại c ủa nhà nước, chính sách tài chính tiền tệ của nước đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến xuất nhập khẩu khi chính phủ duy trì tỉ giá hối đoái ở m ức cao tức là hạ giá đồng tiền của nước mình xuống sẽ tạo ra m ột l ực kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, ngược lại n ếu nhà n ước áp dụng tỉ giá hối đoái thấp thì sẽ kích thích hàng nhập khẩu nước ngoài vào thị trường trong nước.  Môi trường kinh tế vi mô, đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghi ệp Hồ tiêu của các nước khác nhau cùng kinh doanh trên th ị tr ường n ước ngoài ( Indonesia, Ấn Độ, Malaysia …), mỗi qu ốc gia đ ều có nh ững l ợi thế cạnh tranh khác nhau, dựa vào đó các doanh nghiệp sẽ sản xuất ra những mặt hàng có khả năng cạnh tranh khác.  Môi trường Chính trị: Môi trường chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung lượng của thị trường Hồ tiêu. Song nó cũng là rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu nếu như tình hình chính tr ị không ổn định. Quan hệ chính trị giữa hai quốc gia có ảnh hưởng quyết đ ịnh đ ến ho ạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước, nếu hai quốc gia có ký hiệp định song phương ( ví dụ như: Việt Nam – Mỹ ) thì việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước sẽ thuận lợi hơn so với các nước khác.  Môi trường Pháp luật: Mỗi quốc gia đều có một hệ thống pháp luật khác nhau do đó sẽ có những điểm trái ngược nhau giữa nước này với nước kia trong các quy định của pháp luật. Vì thế nếu nắm chắc được các quy định pháp luật của quốc gia mà mình xuất khẩu vào thì sẽ thuận lợi rất nhi ều trong vi ệc gi ải quyết các tranh chấp thương mại ( ví dụ như giải quyết các vụ kiện chống 17
  18. [] phá giá, chống trợ cấp của Mỹ). Các doanh nghi ệp có thể d ựa vào v ốn hi ểu biết của mình về pháp luật để kinh doanh một cách có hiệu quả nhất  Môi trường Tự nhiên: Môi trường tự nhiên tốt, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa… là những yếu tố giúp cho sản phẩm Hồ tiêu không những đạt năng xu ất cao mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó tăng khả năng c ạnh tranh so với các nước khác. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và kho ảng cách đ ịa lý quá xa còn ảnh hưởng nhiều đến chi phí vận tải, chi phí này sẽ làm tăng giá s ản phẩm lên và làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm so với các n ước có khoảng cách gần hơn. 1.3. Những cơ hội và thách thức của mặt hàng Hồ tiêu Vi ệt Nam khi gia nh ập kinh tế toàn cầu. 1.3.1. Những cơ hội  Ngành Hồ tiêu có điều kiện thuận lợi trong vi ệc m ở rộng th ị tr ường ra toàn thế giới, đồng thời cũng được hưởng các ưu đãi, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được cắt giảm đáng kể khi Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại.  Tăng cường thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ cao từ các nước tiên tiến tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng xuất lao động hạ giá thành sản phẩm.  Thúc đẩy quá trình đổi mới đất nước đặc biệt là đổi m ới cơ ch ế và hành chính. Chính việc thực hiện các cam kết và mở cửa thị trường Việt Nam theo lộ trình của Hiệp định đã ký sẽ là chất xúc tác thúc đẩy quá trình điều chỉnh, đổi mới cơ chế chính sách, luật pháp và thực ti ễn hoạt động kinh tế của đất nước làm cho các hoạt động này tr ở nên năng động, mềm dẻo hơn thích ứng với thông lệ và tập quán qu ốc t ế, cũng như các nguyên tắc, quy định của các nước trên thế giới.  Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách và biện pháp hỗ tr ợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu Hồ tiêu. 1.3.2. Bên cạnh những cơ hội đó là những thách thức, khó khăn  Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giá cả nông sản nói chung và giá Hồ tiêu nói riêng, ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách qu ốc gia, t ỉ giá, các chính sách thương mại quốc tế và cả đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho tất cả các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và điều này sẽ lại làm cho giá c ả xuất nhập khẩu trở nên khó lường.  Hiện nay giá Hồ tiêu tăng khá cao sẽ kích thích nông dân m ở r ộng di ện tích sản xuất. Nhà nước cần thông tin sâu rộng cho nông dân hi ểu rằng nếu tăng năng suất và sản lượng cao thì có khả năng cung sẽ v ượt c ầu dẫn đến giá cả sẽ giảm thấp. Vì vậy, ngành Hồ tiêu Việt Nam cần phải ổn định sản xuất, không nên tăng diện tích quá nhanh và tránh đầu tư tràn lan. 18
  19. []  Do mở rộng sản xuất dẫn đến tình trạng sâu bệnh trên cây tiêu khá trầm trọng. Vì thế, Bộ Nông nghiệp & PTNT, các nhà khoa h ọc c ần phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu để tìm biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây tiêu.  Về lĩnh vực đầu tư chế biến, sau 10 năm, ngành Hồ tiêu c ủa Vi ệt Nam đã có hàng chục nhà máy chế biến tiêu sạch đạt tiêu chuẩn qu ốc tế. Tuy nhiên, do mỗi nhà máy có một cách thức hoạt động khác nhau, vẫn tồn tại tình trạng một số doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận đã bán hàng không đảm bảo chất lượng, không giữ chữ tín gây mất uy tín c ủa ngành Hồ tiêu Việt Nam. Cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao ch ất lượng, giữ uy tín khách hàng.  Tiêu chuẩn chất lượng các mặt hàng Việt nam xuất vào các n ước công nghiệp phát triển đều phải đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO hoặc tiêu chuẩn tương đương của các nước Đức ,Nhật, Mỹ, đây là một khó khăn lớn đối với các mặt hàng nông sản Việt nam nói chung và Hồ tiêu nói riêng không những thế sự cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhi ều "đ ối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Trong khi đó s ức c ạnh tranh của hàng hoá Việt nam về cả ba phương diện: chất lượng, giá cả và mẫu mã hầu như còn rất yếu.  Hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín, chất lượng và năng lực cạnh tranh trên th ị trường khu vực và quốc tế.  Chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc ti ến thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh Hồ tiêu Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nh ỏ nên h ạn ch ế t ầm hoạt động và mạng lưới phân phối sản phẩm.  Rào cản kỹ thuật trong thương mại cũng là yếu tố khiến cho mặt hàng Hồ tiêu gặp khó khăn nhiều trong việc xuất khẩu. Hồ tiêu phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm cùng các quy định kỹ thuật chặt chẽ… Để phù hợp với các tiêu chuẩn này vừa khó khăn vừa tốn kém nên xét về mặt kinh tế, vừa thực hiện vừa duy trì được sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài là cả vấn đ ề không nhỏ. 19
  20. [] CHƯƠNG 2:THỊ TRƯỜNG MỸ VỀ SẢN PHẨM HỒ TIÊU 2.1 Giới thiệu về quốc gia Mỹ Tên nước: Hợp chúng quốc Mỹ (United States of America); Tên th ường gọi: Mỹ - Ngày quốc khánh: 4/7/1776 (Ngày Độc lập khỏi Anh) - Thủ đô: Washington D.C - Diện tích: 9.826.675km2; đứng thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc. - Khí hậu: Vì Mỹ có diện tích lớn và có nhiều địa hình r ộng l ớn nên g ần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí h ậu nhi ệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa c ực ở Alaska, khí h ậu Đ ịa Trung Hải ở duyên hải California. - Dân số: 313.9 triệu người (năm 2012) - Dân tộc: Người da trắng (81,7%), người da đen (12,9%), người châu Á (4,2%), người da đỏ và thổ dân Alaska (1%), thổ dân Hawaii và thổ dân các qu ần đảo Thái Bình Dương (0,2%). - Hành chính: Mỹ gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. 48 ti ểu bang nằm lục địa và thủ đô Washington, D.C - Đơn vị tiền tệ: Đồng đôla Mỹ (USD) - Tôn giáo: Mỹ có nhiều tôn giáo. Đạo Tin lành (52%), Đạo Thiên Chúa (24%), Đạo Do Thái (1%), Hồi giáo (1%)... - Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh; một bộ phận nói tiếng Tây Ban Nha, Pháp và nhiều ngôn ngữ khác (theo xuất xứ nhập cư). - Khoa học và kỹ thuật: Mỹ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo k ỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ cuối thế kỷ 19. Mỹ còn dẫn đ ầu th ế gi ới trong các tài liệu nghiên cứu khoa học và yếu tố tác động. Mỹ là qu ốc gia phát tri ển và trồng trọt chính yếu thực phẩm biến đổi gen, trên phân nữa nh ững vùng đ ất c ủa thế giới dùng trồng các vụ mùa kỹ thuật sinh học là ở Mỹ. - Giao thông: Phương tiện giao thông chủ yếu ở Mỹ là xe h ơi. Ch ỉ có 9% tổng số lượt đi làm việc ở Mỹ là dùng giao thông công cộng (xe lửa, xe buýt, tàu điện ngầm..) so với 38,8% tại châu Âu. Việc sử dụng xe đạp thì rất ít. 5 hãng hàng không lớn nhất thế giới tính theo số khách hàng được v ận chuyển đ ều là của Mỹ. - Chăm sóc sức khỏe: Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ vượt mức chi tiêu bất cứ quốc gia nào khác, tính theo cả số chi tiêu cho m ỗi đ ầu ng ười và ph ần trăm GDP. Không như đa số các quốc gia phát triển khác, hệ th ống chăm sóc s ức khỏe của Mỹ không hoàn toàn xã hội hóa, thay vào đó nó dựa vào tài tr ợ ph ối h ợp của cả công cộng và tư nhân. - Mỹ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Mỹ đứng hạng th ứ 8 về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm n ội đ ịa trên đầu người theo sức mua tương đương. Mỹ là n ước nhập khẩu hàng hóa l ớn nhất và là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. - Mỹ là một thị trường riêng lẻ lớn nhất thế giới, là nước tham gia và gi ữ vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc dân quan tr ọng trên th ế gi ới như: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Ngân hàng thế gi ới (WB), Qu ỹ ti ền t ệ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2