Báo cáo thực tập giáo trình đợt I: “Chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn Xã Quỳnh Hải – Huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình”
lượt xem 128
download
Trong văn hóa ẩm thực của thế giới nói chung và việt nam nói riêng gia vị giữ một vai trò rất quan trọng. Gia vị là những loại thực phẩm như rau thơm hoặc các hợp chất hóa học được cho thêm vào các ăn có thể tạo nên những kích thích nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực. gia vị làm cho thức ăn có cảm giác ngon hơn, kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn khiến cho thức ăn dễ tiêu hóa hơn....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập giáo trình đợt I: “Chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn Xã Quỳnh Hải – Huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình”
- BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH ĐỢT I Đề tài: “ Chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn Xã Quỳnh Hải – Huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Luân ( MSV: 511167 ) Lớp: KTAK52 – Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lưu Văn Duy Cô Trần Thị Thu Trang
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A Mục Lục: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 3 1. Tính cấp thiết: ............................................................................................................. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu chung: ....................................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................ 4 PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 5 1. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................ 5 1.1. Phương pháp chọn mẫu: ....................................................................................... 5 1.2. Phương pháp thu thập số liệu:............................................................................... 5 1.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 5 1.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích: .................................................................................. 6 2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:...................................................................................... 6 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên: ................................................................................... 6 2.1.1. Vị trí địa lý – Địa hình: ......................................................................................... 6 2.1.2. Khí hậu – Thủy văn: ............................................................................................. 6 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã: ............................................................................... 7 2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã: ......................................................................... 7 2.2.2. Tình hình dân số lao động: .................................................................................... 8 2.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh: ................................................................................ 9 2.2.4. Tình hình văn hóa xã hội: ..................................................................................... 9 PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................... 13 Page 1
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A 1. Cấu trúc Chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn xã Quỳnh Hải – Quỳnh Phụ - Thái Bình: ...... 13 1.1. Hộ Nông Dân: ....................................................................................................... 13 1.2. Hộ thu gom, môi giới: ........................................................................................... 15 1.3. Thương lái, Đại lý: ................................................................................................ 16 1.4. Chợ lẻ:................................................................................................................... 17 1.5. Công ty chế biến:................................................................................................... 17 1.6. Chợ đầu mối và bán lẻ: .......................................................................................... 18 1.7. Người tiêu dùng:.................................................................................................... 19 1.8. Thị trường xuất khẩu: ............................................................................................ 19 2. Các giai đoạn và yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng: ................................................ 19 2.1. Quy trình trồng ớt: ................................................................................................. 19 2.2. Quy trình thu hoạch: .............................................................................................. 20 2.3. Tiêu thụ: ................................................................................................................ 21 2.4. Khách hàng và giao dịch:....................................................................................... 21 2.5. Thương hiệu và nhãn hiệu: .................................................................................... 21 2.6. Hợp đồng và thanh toán: ........................................................................................ 22 2.7. Chi phí và lợi nhuận: ............................................................................................. 22 3. Phân tích Điểm manh, Điểm yếu, Cơ hội và thách thức của ớt tại xã Quỳnh Hải: ......... 23 3.1. Điểm mạnh, Điểm yếu: .......................................................................................... 23 3.2. Cơ hội và Thách thức: ........................................................................................ 25 4. Một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn xã ...................................... 26 PHẦN IV: KẾT LUẬN ........................................................................................................ 28 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 29 Page 2
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết: Trong văn hóa ẩm thực của thế giới nói chung và việt nam nói riêng gia vị giữ một vai trò rất quan trọng. Gia vị là những loại thực phẩm như rau thơm hoặc các hợp chất hóa học được cho thêm vào các ăn có thể tạo nên những kích thích nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực. gia vị làm cho thức ăn có cảm giác ngon hơn, kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn khiến cho thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời phối hợp theo một cách thức nhất định tạo nên nét đặc trưng riêng cho từng món ăn. ớt cũng là một trong những loại gia vị quan trọng có vai trò rất quan trọng trong ngành văn hóa ẩm thực. Không chỉ có vai trò trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực cây ớt cũng là một loại cây có giá trị kinh tế rất cao. Cùng trồng trên một diện tích cây ớt mang lại lợi nhuận cao gấp 4-5 lần cây lúa. ớt được tiêu thụ dưới dạng tươi, khô, bột ớt, tương ớt, đông lạnh không những tiêu thụ ở trên khắp các vùng miền mà còn là một loại hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế với đầu ra chủ yếu là Trung Quôc, Hàn Quốc…. có thể nói ớt là một mặt hang có tiềm năng phát triển và tiêu thụ. Nghề trồng ớt từ lâu đã trở thành một ngành nghề truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng đối với Thái Bình nói chung và Quỳnh Hải nói riêng. Góp phần quan trọng trong việc giúp Quỳnh Hải là xã đầu tiên đạt chỉ tiêu cánh đồng 50triệu/ha. Mặc dù cây ớt có vai trò rất quan trọng với việc phát triển kinh tế như vậy nhưng những đề tài nghiên cứu về cây ớt còn rất ít. Vì vậy tôi đã chọn đề tài cho đợt thực tập lần 1 này là: “Chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn Xã Quỳnh Hải – Huyện Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung: “Tìm hiểu chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn xã Quỳnh Hải. nghiên cứu các tác nhân tham gia trong quá trình sản xuất ớt. xây dựng mô hình chuỗi cung ứng từ đó làm cơ sở để đưa ra những đề xuất nhằm quản lý chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn xã” 2.2. Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu việc sản xuất ớt tại địa bàn xã Quỳnh Hải Tìm hiểu và xây dựng mô hình chuỗi cung ứng ớt Tìm hiểu vai trò cách thức hoạt động của các tác nhân trong chuỗi Page 3
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A Phân tích những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức của ớt xã Quỳnh Hải Đưa ra kiến nghị giải pháp NÂNG CAO TÍNH CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ỚT QUẢ quản lý chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn xã. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên đề tài của tôi chỉ nghiên cứu về: Hộ nông dân, các hộ thu gom,HTX, thương lái và các đại lý thu gom ớt tại địa bàn xã Quỳnh Hải Chỉ nghiên cứu ớt được trồng vào vụ đông như ớt kim và giống ớt to(ớt Hàn Quôc, ớt Thái…) 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại ba thôn có đặc trưng sản xuất ớt đông tại địa bàn xã Quỳnh Hải là: Thôn Lê Xá, Thôn An Phú 1, Thôn An Phú 2 Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện trong thời gian từ ngày 14/10/09 đến hết ngày 31/10/09. Page 4
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu: 1.1. Phương pháp chọn mẫu: Quỳnh Hải là một xã thuần nông đa số người dân sống ở vùng nông thôn Sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. mặt khác các hộ ở đây đa số đều có trồng ớt. Do hạn chế về thời gian Nghiên cứu và Nguồn lực nên tôi điều tra ngẫu nhiên các hộ tại thôn Lê Xá, An Phú I và An Phú II là các thôn có nền sản xuất ớt phát triển. Cụ thể tại thôn An Phú I diều tra 4 hộ, thôn An Phú II điều tr 4 hộ, thôn lê xá điều tra 7 hộ. ngoài các hộ sản xuất ra tôi còn điều tra 3 hộ thu gom và 2 Đại lý buôn bán ớt. 1.2. Phương pháp thu thập số liệu: Để đảm bảo tính chính xác của tài liệu tôi dùng các phương pháp sau để thu thập số liệu: - Đối với tài liệu thứ cấp: Tham khảo trên sách báo, internet, các báo cáo khoa học có liên quan ở các phòng ban chuyên ngành ở xã, các bản báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, các hợp đồng,,... - Đối với tài liệu sơ cấp: Điều tra hộ nông dân thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp thu thập số liệu có đính chính và kiểm tra số liệu bằng cách so sánh với số liệu được cung cấp bởi các đại lý cung cấp giống vật tư phân bón và thuốc BVTV. Phỏng vấn trực tiếp các hộ thu gom các đại lý bán buôn kết hợp với phản hồi của người dân. 1.3. Phương pháp phân tích số liệu Trong quá trình sử lý số liệu tôi đã sử dụng các hàm tính toán trong EXEL để đảm bảo tính chính xác của số liệu thu thập được. Để rút ra các kết luận tôi sử dụng phương pháp so sánh là chủ yếu để so sánh kết quả sản xuất kinh doanh, quy mô diện tích,... so sánh giữa các thời kỳ,, thời gian khác nhau nhằm rút ta những kết luận xu hướng vận động của vấn đề. Sử dụng phương pháp tính chênh lệch giá để chỉ ra sự chênh lệch đó có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất như thế nào. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp phân tích mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, Điểm yếu, cơ hội và thách thức để có thể nhìn thấy tổng quan hơn tình hình thực tế sản xuất ớt ở nơi đây. Kết hợp các yếu tố để đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất. Page 5
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A 1.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích: - Sản lượng ( Q ) : Là chỉ tiêu phản ánh quy mô tiêu thụ, sản xuất được. - diện tích(S): là chỉ tiêu phản ánh quy mô. ở trong bài đơn vị tính sử dụng chủ yếu là sào(1 sào = 360m2) -Lợi nhuận: được tính bằng công thức Lợi nhuận= Doanh thu – Chi Phí 2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên: 2.1.1. Vị trí địa lý – Địa hình: Quỳnh Hải là một xã của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, nằm ở phía đông bắc của huyện Quỳnh Phụ. Cách trung tâm thị trấn Quỳnh Côi 0,5 km. - Phía Đông tiếp giáp xã Quỳnh Minh- Huyện Quỳnh Phụ - Phía Tây giáp thị trấn Quỳnh Côi- Huyện Quỳnh Phụ - Phía Nam giáp xã Qu ỳnh Hội- Huyện Quỳnh Phụ - Phía Bắc giáp xã Quỳnh Hồng- Huyện Quỳnh Phụ Về địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống giao thông, thu ỷ lợi tương đối thuận lợi, đường thuỷ sông Lương Vân Hải chạy qua xã nên thuận thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của xã. Phía bắc có sông Sành chảy qua địa phận của xã và có đường tỉnh lộ 216 chạy qua địa phận của xã 2.1.2. Khí hậu – Thủy văn: Quỳnh Hải là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ và nằm gần trung tâm nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 4 mùa rõ rệt -Về nhiệt độ: Cả năm là 8320 độ C- 8500 độ C Nhiệt độ cao nhất là 38.5 độ C vào tháng 7 và tháng 8 Nhiệt độ thấp nhất là 7 độ C vào tháng 1 và tháng 2 -Về lượng mưa: Trung bình mưa hàng năm từ 1500 đến 1900 mm, cá biệt có những năm lớn hơn 2000 mm. Mưa tập trung vào tháng 7 và tháng 8 chiếm tới 70% luợng mưa cả năm. Tháng mưa ít nhất là tháng 11 và tháng 12. Page 6
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A -Về độ ẩm không khí: Bình quân độ ẩm không khí cao nhất là tháng 2 và tháng 3 lên tới 100%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 và tháng 12. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Vào mùa khô có gió mùa đông bắc, không khí lạnh mưa phùn và thiếu ánh sang. Tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ xuống tới dưới 15 độ C, có khi nhiệt độ xuống 7 đến 8 độ C làm mạ xuân và lúa xuân chết rét dẫn đến chi phí về giống và công lao động lớn, lúa xuân sinh trưởng chậm. Cũng vào mùa khô thường xuất hiện sương muối làm ảnh hưởng đến năng suất vụ đông, và đặc biệt là một số giống cây trồng chống chịu kém như cà chua, khoai tây, hành tỏi…sẽ bị ủng thân cây. Ngoài ra sương muối còn làm giảm chat lượng và thời gian bảo quản nông sản gây lên tỉ lệ hao hụt cao. Vào mùa mưa tháng 7, tháng 8 lượng mưa trung bình chủ yếu tập trung vào hai tháng này nên bão lụt cộng them nhiệt độ không khí nóng, nên khi úng lụt lúa mùa rất nhanh bị ủng thối gây thiệt hại cho sản xuất của nhân dân,, có năm mất trắng như tháng 10 năm 2003. Ở xã Qunỳnh Hải có cánh đồng trũng nằm giữa một bên song, một bên là đất cao nên rủi ro do ngập úng là rất lớn. Như vậy sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên(khí hậu, thời tiết). Khi nắm bắt đựợc chu kì diễn biến của thời tiết khí hậu trong năm, xã cần bố trí kế hoạch sản xuất thích hợp để có thể hạn chế được thiệt hại do lũ lụt gây ra. Muốn giải quyết được vấn đề này đòi hỏi ở các khâu chỉ đạo như: lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng phải được nghiên cứu kĩ lưỡng. 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã: 2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã: Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai xã Quỳnh Hải 2006 2007 2008 DT CC DT CC DT CC Chỉ tiêu (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) I. Tổng diện tích tự nhiên 635 100 635 100 635.3 100 1. Đất nông nghiệp 479 75 478 75 477.4 75 1.1. Đất sản xuất NN 459 72 458 72 457.4 72 1.1.1. Đất trồng cây hang năm 433 68 432 68 431.4 68 1.1.2. Đất trồng lúa 423 67 422 66 422.1 66 Page 7
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A 1.1.3. Đất trồng cây hàng năm khác 9.75 2 9.75 2 9.38 1 1.1.4. Đất trồng cây lâu năm 25.9 4 25.9 4 25.94 4 1.2. Đất nuối trồng thủy sản 20 3 20 3 19.97 3 1.3. Đất nông nghiệp khác 0.01 0 0.01 0 0.01 0 2. Đất phi nông nghiệp 156 25 157 25 157.2 25 Nguồn: Phòng địa chính xã Theo bảng số liệu ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã không đổi qua 3 năm với diện tích là 635 ha; phần lớn đất đai của xã phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và ít biến động qua các năm. Diện tích đất nông nghiệp năm 2006 là 479 ha, năm 2007 là 478 ha, năm 2008 là 477,4 ha, do đó nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu đất tự nhiên của xã chiếm 75% trong cả 3 năm. Trong khi đó đất chuyên dùng và đất thổ cư có xu hướng tăng qua các năm, nguyên nhân là do xã đã chú trọng mở một số công trình như đường giao thông, chợ…Bên cạnh đó đất sản xuất nông nghiệp cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng cơ cấu đất nông nghiệp nói chung chiếm 72% tạo điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã. 2.2.2. Tình hình dân số lao động: Bảng 2.2: Tình hình dân số lao động của xã qua 3 năm(2006-2008) năm 2006 năm 2007 năm2008 chỉ tiêu ĐVT SL CC SL CC Sl CC I. Tổng số hộ Hộ 2058 100 2094 100 2128 100 Hộ NN Hộ 1950 94.8 2006 95.8 1950 91.6 Hộ phi NN Hộ 108 5.2 88 4.2 178 8.4 II. Tổng số nhân khẩu người 8194 100 8236 100 8325 100 Nam người 4097 50 4036 49 4079 49 Nữ người 4097 50 4200 51 4246 51 III. Tổng số lao động lao động 4573 100 4432 100 4551 100 Lao động NN lao động 2105 46 2050 46 2095 46 Lao động phi NN lao động 2468 54 2382 54 2456 54 IV.Một số chỉ tiêu BQ Khẩu/hộ 3.98 3.93 3.91 LĐ/hộ 2.22 2.12 2.14 Khẩu/LĐ 1.79 1.86 1.83 Nguồn: Tổng hợp từ BCHĐND Xã Page 8
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A Như vậy, tính đến năm 2008 toàn xã có 2128 hộ trong đó số hộ nông nghiệp là 1950 hộ chiếm 91,6% % chỉ có 178 hộ phi nông nghệp( 8,4%). Số hộ phi nông nghiệp tăng so với các năm trước( hộ phi nông nghiệp năm 2006 là 108 chỉ chiếm (5,2 %) nguyên nhân là do các hộ có số nhân khẩu chuyển sang các ngành phi nông nghệp như thương mại dịch vụ tăng dần dẫn đến số nhân khẩu phi nông nghiệp tăng từ 108 năm 2006 lên 178 năm 2008. Về lao động; Tính đến năm 2008 toàn xã có 4551 lao động trong đó có 2095 lao động nông nghiệp chiếm 46 % lao động phi nông nghiệp là 2456 chiếm tới 54% tổng số lao động.sở dĩ lao động nông nghiệp ở đây cao như vậy là vì ở đay có đội ngũ lao động thanh niên đi làm ăn xa rất đông. Chủ yếu là vào miền nam. 2.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh: Bảng 2.3:kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2006 2007 2008 So sánh Giá Trị CC Giá Trị CC Giá Trị CC 07/06 08/07 BQ Diễn giải (tr.đ) (%) (tr.đ) (%) (tr.đ) (%) (%) (%) (%) I. Tổng giá trị sản xuất 96881 100 112326 100 129140 100 115.94 114.97 115.45 1. Ngành NN 45008 46.46 53776 47.87 61966 47.98 119.48 115.23 117.34 2. Ngành CN 24660 25.45 29150 25.95 33606 26.02 118.21 115.29 116.74 3. Ngành TM- DV 27213 28.09 29400 26.17 33568 25.99 108.04 114.18 111.06 Nguồn: Tổng hợp từ BCHĐND xã Nhìn vào bảng trên ta tháy trong 3 năm qua giá trị sản xuất tát cả các ngành đèu tăng nhưng cơ cấu của các ngành không có nhiều sự thay đổi. cần thúc đẩy nhiều hơn nữa việc chuyển dịch cơ cấu tại địa bàn xã 2.2.4. Tình hình văn hóa xã hội: 2.2.4.1. Công tác giáo dục Các ngành học hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2007-2008 quy mô trường lớp được giữ vững, đội ngũ giáo viên đảm bảo tỷ lệ chuẩn và trên chuẩn 100% của cả 3 ngành học. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học đạt 98%. Trường mầm non: Huy động 83% số trẻ trong độ tuổi vào học, số trẻ vào mẫu giáo đạt 100%, vào nhà trẻ đạt 66%. Có 70% số trẻ được tổ chức nuôi ăn bán trú, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 12%. Page 9
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A Khối trung học cơ sở: Có 98,8% tỷ lệ học sinh đạt phổ cập, có 96,5% học sinh có đạo đức khá tốt, 65,9% học sinh có học lực khá giỏi, học sinh khối 9 xét tuyển tốt nghiệp 100%, tỷ lệ khá giỏi đạt 92%. Đặc biệt là học sinh được đào tạo nghề đạt 99,4%. Khối tiểu học: Năm 2007-2008 tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi đạt 50,5%, đạo đức khá tốt chiếm 98%, học sinh lớp 5 được tuyển vào lớp 6 đạt 100%. Năm học 2007-2008 toàn xã có trên 252 học sinh giỏi các cấp: Trong đó Trung học cơ sở có 80 học sinh giỏi, có 2 học sinh giỏi cấp tỉnh; Trường tiểu học có 172 học sinh giỏi trong đó: có 6 học sinh giỏi cấp tỉnh, 127 học sinh giỏi cấp huyện, 39 học sinh giỏi cấp trường, 01 học sinh đạt huy chương vàng môn thể thao, 01 huy chương đồng môn toán tuổi thơ. Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày một nâng cao, năm học 2007-2008 có 29 thầy cô được công nhận là giáo viên giỏi và chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và huyện. -Trường mầm non có 6 giáo viên giỏi cấp huyện -Trường tiểu học có 2 thầy cô là giáo viên giỏi cấp tỉnh, 1 chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và 1 cấp huyện, có 10 thầy cô đạt giáo viên giỏi cấp huyện -Trường THCS có 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 1 chiến sỹ thi đua cấp huyện và có 7 thầy cô đạt giáo viên giỏi cấp huyện. Phong trào nhà trường vẫn đựợc giữ vững: trường tiểu học và trường trung học đạt trường tiên tiến, trường mầm non đạt khá. Trung tâm học tập cộng đồng duy trì hoạt động có hiệu quả đã phối hợp tổ chức được 8 lớp học và chuyển giao KHKT cho nhân dân và các đoàn hội có trên 2000 lượt người tham gia. Hội khuyến học: đã tiến hành kiện toàn BCH, động thời chỉ đạo việc thành lập phân chi hội khuyến học ở các thôn, các dòng họ, tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân xây dựng quỹ khuyến học nhằm động viên kịp thời những học sinh nghèo vượt khó và học sinh giỏi. Tổ chức tuyên dương trên 230 học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp huyện; tuyên dương thành tích các thầy cô giáo đạt các danh hiệu giáo viên dạy giỏi và chiến sỹ thi đua các cấp. Hội khuyến học đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân xây dựng ủng hộ quỹ khuyến học được trên 7 triệu đồng. Năm học 2007-2008 có 63% học sinh khối 9 thi vào THPT hệ A, có 118 học sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong đó có 54 học sinh vào đại học. 2.2.4.2.Công tác y tế- dân số Page 10
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A Hệ thống y tế được củng cố và phát triển cơ sở vật chất được đầu tư đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, chỉ đạo kiểm tra triển khai tốt công tác kiểm tra VSATTP và phòng chống dịch tiêu chảy cấp, toàn xã không để dịch lớn xảy ra, năm 2008 có 2 thôn xảy ra dịch tiêu chảy cấp đã có 4 ca mắc bệnh trong đó có 1 ca có dương tính dịch khuẩn tả. Do làm tốt công tác tuyên truyền và bao vây dịch nên đã dập tắt được dịch không để lan rộng sang các địa bàn khác. Tổ chức tốt việc khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi. Triển khai khám chữa bệnh cho 200 lượt người nghèo. Ngoài ra thực hiện việc khám bệnh định kỳ cho học sinh trường tiểu học và THCS đạt 100% Trong năm 2008 trạm y tế đã khám và chữa bệnh cho trên 6000 lượt bệnh nhân vượt chỉ tiêu kế hoạch. Khám phụ khoa cho trên 800 lượt chị em phụ nữ đạt 95%, cấp thuốc và điều trị cho gần 200 người bệnh. Công tác KHHGĐ: năm 2008 tổ chức 2 đợt chiến dịch hoạt động mạnh tuyên truyền việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, các cặp vợ chồng tình nguyện không sinh con thứ 3 trở lên do đã là tốt công tác tuyên truyền nên qua 2 đợt chiến dịch hoạt động mạnh đã có 01 ca đình sảm kết hợp, 02 ca cấy thuốc tránh thai, 92 ca đặt dụng cụ tử cung, 89 ca uống thuốc tránh thai, 100% các bà mẹ có thai được tiêm chủng vác xin và uống vitamin A. Năm 2008 toàn xã sinh 105 ca= 1,27% số người sinh con thứ 3 trở lên là 4= 3,8%, có 2 thôn không có người sinh con thứ 3 là thôn Đoàn xá 4 năm liền, thôn Lê xá 5 năm liền không có ngừơi sinh con thứ 3 trở lên. 2.2.4.3. Công tác chính sách xã hội và bảo vệ trẻ em. Năm 2008 các cấp các ngành, các thôn trong xã đã làm tốt công tác chính sách người có công và đối tượng bảo trợ xã hội. Thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, người già cả cô đơn không nơi nương tựa; tổ chức thăm hỏi các gia đình trong các ngày lễ tết. Xét và đề nghị hưởng chế độ cho các đối tượng ở độ tuổi 85 trở lên hưởng trợ cấp hang tháng là 66 đối tượng; các đối tượng còn lại theo Nghị định 67 của chính phủ được xét duyệt và đề nghị hưởng trợ cấp là 60 đối tượng, xét duyệt 12 đối tượng thanh niên xung phong và 14 đối tượng dân quân tập trung đề nghị hưởng chế độ theo quy định Tổng hợp 46 bộ hồ sơ sinh viên là con em thương , bệnh binh đang học tập ở các truờng đề nghị hưởng trợ cấp học tập. Có trên 1.000 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng chính sách xã hội. cán bộ hưu trí cán bộ xã. Page 11
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A Hội chữ thập đỏ làm tốt công tác nhân đạo, động viên tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân ủng hộ nhân dân gặp thiên tai, thăm hỏi động viên kịp thời những đối tượng gặp khó khăn đột xuất. Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em cũng được các cấp các ngành quan tâm. Việc tuyên truyền nhân dân đóng góp quỹ BVTE theo quyết định của UBND Tỉnh được nhân dân đồng tình ủng hộ, năm 2008 đã có 95% số gia đình đóng góp đầy đủ; hang năm cán bộ phụ trách công tác trẻ em đã phối hợp cùng trạm y tế xã và Hội phụ nữ kịp thời lập danh sách các cháu mới sinh để cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, thăm và tặng quà các cháu bị tai nạn rủi do. Đặc biệt là trong dịp tết Nguyên đán, ngày quốc tế thiếu nhi, nhân dịp tết trung thu UBND đã cấp gần 20 triệu đồng chi cho các hoạt động trung thu. 2.2.4.4.Hoạt động văn hóa- thể thao và truyền thanh. Đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, tuyên truyền các chủ truơng chính sách của Đảng , pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, tuyên truyền cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đưcs Hồ Chí Minh” Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ngày càng có hiệu quả , năm 2008 có 85,6% gia đình đăng ký gia đình văn hóa, 100% các thôn, nhà trường đăng ký là đơn vị văn hóa, 17% số gia đình đăng ký gia đình văn hóa sức khỏe. Kết quả bình xét gia đình văn hóa năm 2008 đã có 1.265 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa năm 2008 là 57,5% so với toàn bộ xã, so với số hộ đăng ký 67% trong đó có 41,8% đạt gia đình văn hóa tiêu biểu. Ban chỉ đạo xây dựng gia đình văn hóa đã phù hợp với UBMTTQ tổ chức tổng kết gia đình văn hóa năm 2008 vào ngày 18/11 nhân ngày đại đoàn kết toàn dân, phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh như ở thong Lê Xá, Xuân Trạch, An Phú. Page 12
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Cấu trúc Chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn xã Quỳnh Hải – Quỳnh Phụ - Thái Bình: Chợ Lẻ Người 1-2% Tiêu Chợ Đầu Mối, Dùng Hộ thu gom, môi giới Bán lẻ 35-37% 10% Nông Dân 70-75% Công ty chế biến 57-63% 15% Thương Lái, Đại lý 75% Xuất Khẩu Sơ đồ 3.1: Chuỗi cung ứng ớt tại xã Quỳnh Hải Đặc điểm: Chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn xã Quỳnh Hải có sự liên kết khá chặt chẽ. Các đối tượng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó vai trò của thương lái và các chủ đại lý ớt đóng vai trò là chủ lực. Hiện nay ở xã vẫn chưa có chợ đầu mối để tập trung nông sản, chợ buôn bán ở đây chỉ mang tính chất địa phương. Bên cạnh đó hợp tác xã ở đây chưa có vai trò gì trong việc thu gom nông sản cho người nông dân vì vậy người dân ở đây phải mang ớt tới bán cho thương lái hoặc bán cho các hộ thu gom. Phần còn lại họ tự mang ra các chợ lẻ để bán cho người tiêu dùng (số lượng không nhiều). Các thương lái, đại lý ở đây đã phát triển từ rất lâu. Họ rất năng động trong việc tìm kiếm khách hàng. Tạo đầu ra cho sản phẩm ớt của người nông dân. Đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng ớt. Sau đây chúng ta đi nghiên cứu chi tiết các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn xã Quỳnh Hải. 1.1. Hộ Nông Dân: Các hộ nông dân ở đây chủ yếu trồng hai loại ớt là ớt to (Nhập khẩu từ các nước như Thái lan,Hàn quốc) và giống ớt kim.các giống ớt to chỉ được trồng vào vụ đông, còn ớt kim Page 13
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A có thể trồng quanh năm. Sau đây là đồ thị thể hiện diên tích trồng ớt kim so với ớt to của các hộ nông dân được điểu tra: Đồ thị 3.1: diện tích ớt trồng từng loại của các hộ điều tra Nông dân ở đây vào vụ đông trồng nhiều ớt to hơn vì giống ớt to cho năng suất cao dễ thu hoạch và tiêu thụ. Trong khi đó giống ớt kim quả bé mặc dù có giá cao hơn nhưng không được người dân ưa chuộng vì quả ớt kim bé thu hoach rất khó khăn mặc dù giống ớt kim cũng cho năng suất tương đối cao. Thương để thu hoach được ớt kim một số hộ trồng nhiều ớt kim phải thuê thêm lao động để thu hoạch chi phí này khá cao 50000vnđ/người/ngày công. Một người thu hoach được ớt kim nhiều nhất cũng chỉ khoảng 20kg. do đó giống ớt kim cũng có 1 số không kịp thu hoach và hỏng ở trên cây. Trong khi đó đối với giống ớt to nông dân không phải thuê thêm lao đông thu hoạch. Mỗi hộ gia đình có thể tự thu hoạch hết ớt của nhà mình. Giống ớt ở đây chủ yếu phải nhập ngoại. trong nước vẫn chưa sản xuất được. trong nước mới chỉ sản xuất được giống ớt Kim. Sản xuất giống ớt trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngươi nông dân. Trong chuỗi cung ứng nông dân đóng một vai trò rất quan trọng là nguồn sản xuất thu hoạch và cung cấp giống ớt cho tất cả các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng. Ớt thường được thu hoach vào khoảng tháng 12. Vào thời điểm này ớt đồng loạt chín lượng ớt được thu hoạch vào thời điểm này là lớn nhất, ớt được hái giữ nguyên cuống. vào lúc thu hoạch này nông dân có thể chọn nhiều hình thức tiêu thụ khác nhau. Ta có thể thấy điều đó qua sơ đồ sau: Page 14
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A Chợ Lẻ Nông Dân Hộ thu gom, môi giới Thương Lái, Đại lý Sơ đồ 3.2: Nông dân và các mối quan hệ trực tiếp Ớt sau khi thu hoạch xong có thể được thu mua ngay tại đồng bởi các hộ thu gom và người trung gian môi giới ớt cho các đại lý. Giá ớt bán cho các hộ thu gom thường thấp hơn so với giá ớt tại các đại lý khoảng 5%. Nhưng khi bán cho các hộ thu gom thì hộ có thể tiêu thụ hàng được ngay không mất chi phí vận chuyển ra các đại lý để bán. Ngoài ra nếu có phương tiện vận chuyển họ có thể tự vận chuyển ớt tới các đại lý để bán. Giá ớt của nông dân phụ thuộc chủ yếu vào giá của các đại lý. Giá ớt ở đây thường biến động rất nhiều có khi giá ớt buổi chiều và giá ớt buổi sáng khác nhau. Nông dân thường không chủ định được giá ớt của mình mà phụ thuộc hoàn toàn vào giá của đại lý. Ngoài ra người dân có thể mang ớt đến tới các đại lý để bán nhưng số lượng không nhiều lắm. thông thường chỉ đáp ứng nhu cầu ở trong huyện. Phương tiện vận chuyển của nông dân ở đây chủ yếu là xe đạp và xe máy. Phần lớn nông dân tự vận chuyển tới nơi thu hoạch. 1.2. Hộ thu gom, môi giới: Chợ Đầu Mối, Bán lẻ Nông Dân Hộ thu gom, môi giới Công ty chế biến Thương Lái, Đại lý Sơ đồ 3.3: Hộ thu gom, môi giới và các mối quan hệ trực tiếp Page 15
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A Hộ thu gom ở nơi đây chính là nhứng hộ nông dân có vị trí thuận lợi gần các khu trông ớt của hộ Nông dân và họ có phương tiên vận chuyển chủ yếu là xe máy và các loại xe tự chế có móc gắn với xe máy để vận chuyển ớt. bên cạnh các hộ thu gom ở đây còn có các người môi giới họ làm việc cho các đại lý, thương lái và các công ty chế biến. họ trung gian giao dịch và vận chuyển ớt từ các cánh đồng tới chỗ các đại lý, thương lái và các công ty và hưởng hoa hồng. đội ngũ những người môi giới này cũng có 1 tỷ lệ nhất đinh khó có thể kiểm soát được số lượng. Thong thường các hộ thu gom thường thu gom ớt trực tiếp từ hộ nông dân việc thu gom diễn ra khá nhanh chóng và đơn giản vì khoảng các của các hộ thu gom tới các cánh đồng tương đối gần. ở đây các hộ thu gom này không những thu gom ớt mà còn thu gom các lại nông sản khác như: hành hoa, đỗ, cần tây….. sau thu gom xong họ chủ yếu bán lại cho các đại lý. Cũng có 1 số lượng ớt được vận chuyển tới chỗ các công ty chể biến. bên cạnh đó có một số hộ nông dân họ nhập ớt về tự vận chuyển tới các chợ ở các tỉnh lân cận. hoặc tự chế biến thành ớt khô chủ yếu tiêu thụ ở lào cai để sản xuất bò khô. Lượng ớt nhập chủ yếu là cho đại lý và thương lái. Việc nhập cho đại lý và thương lái diễn ra khá dễ dàng số lượng bao nhiêu cũng được nhung giá cả phụ thuộc vào thương lái và đại lý. Thông thường khi nhập hàng cho các thương lái và đại lý thì thong thường các hộ thu gom được hưởng 5%. 1.3. Thương lái, Đại lý: Chợ Đầu Mối, Nông Dân Bán lẻ Thương Lái, Đại lý Xuất Khẩu Hộ thu gom, môi giới Công ty chế biến Sơ đồ 3.4: Thương lái và các mối quan hệ trực tiếp Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng ớt tại địa bàn xã Quỳnh Hải. Các đại lý ở đây dồng thời giũ vai trò là các thương lái. Thương lái ở đây có quy mô thu gom rất rộng họ không những thu gom ớt ở xã Quỳnh Hải mà còn thu gom ớt ở những vùng khác ví dụ như thu gom ở xã Quỳnh Hội, thậm chí còn ở các tỉnh khác trong cả nước. các thương Page 16
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A lái ở đây trực tiếp thu gom ớt từ nông dân và các hộ thu gom. Lượng chủ yếu vẫn là từ nông dân vì khi nông dân nhập ớt cho các đại lý họ nhận được giá cao hơn khi bán cho các hộ thu gom hay thông qua môi giới. Thương lái thường thu mua từ nông dân trên cùng khu vực (mua quanh năm). Theo đơn đặt hàng của nơi tiêu thụ, họ hợp đồng lại với người sản xuất bằng cam kết đặt hàng (ràng buộc bằng tín chấp, sổ theo dõi, không cần thủ tục) về chủng loại, số lượng; riêng giá cả phụ thuộc vào biến động của thị trường. Sau đó thu mua và cung ứng cho các đơn vị đặt hàng. Nhu cầu ớt vào mùa đông của các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaixia…. Rất lớn vì vậy lượng ớt thu gom được chủ yếu được dùng chuyển đi xuất khẩu. lượng chuyển đi xuất khẩu chiếm tới khoảng 75% . số lượng ớt còn lại được chuyển đi đến các chợ đầu mối và các công ty chế biến. 1.4. Chợ lẻ: Hiện nay tại địa bàn xã vẫn chưa có chợ lớn hay chợ đầu mối mà ở đây chủ yếu là các chợ lẻ tập trung vào buổi sáng. Hàng hóa tập trung ở đây vẫn còn rất ít. Hiện nay xã đang có dự án xây dựng khu chợ đầu mối tại địa bàn xã dự kiến sẽ khởi công vào năm 2010. Các chợ lẻ ở đây bán hàng chủ yếu là lương thực thực phẩm. số lượng ớt ở đây bán với số lượng nhỏ lẻ. chủ yếu là do người dân trồng ớt mang ớt ra bán chủ yếu vẫn là ớt kim. Họ chỉ bán một số lượng ớt rất nhỏ so với sản lượng ớt họ thu hoạch được. 1.5. Công ty chế biến: Chợ Đầu Mối, Hộ thu gom, môi giới Bán lẻ Công ty chế biến Thương Lái, Đại lý Xuất Khẩu Sơ đồ 3.5: Chuỗi cung ứng ớt tại xã Quỳnh Hải Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy các công ty chế biến hiện nay nhập nguyên liệu chủ yếu qua hộ thu gom hệ thống môi giới thương lái và đại lý. Sau khi chế biến xong sản phẩm được chuyển tới các chợ, siêu thị và mạng lưới bán lẻ hoặc thông qua các trung gian xuất khẩu các chế phẩm từ ớt. Page 17
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A Hiện nay tại địa bàn tỉnh Thái Bình chỉ có 2 công ty thu mua ớt của người dân là công ty chế biến tương ớt Quỳnh Phụ và công ty chế biến nông sản Thái Bình. Mặc dù có công ty chế biến nhưng quy mô sản xuất còn rất nhỏ lẻ. Rất nhiều hộ nông dân trồng ớt cũng không biết tới sự tồn tại của công ty này. Hiện nay công ty chế biến tương ớt Quỳnh Phụ ở đây họ thu mua ớt của nông dân qua mạng lưới môi giới và thông qua các đại lý ớt. nhưng giá thành họ trả rất thấp nên số lượng ớt nhập vào đây không nhiều. còn công ty chế biến nông sản Thái Bình họ chủ yếu là thu mua các loại nông sản khác. Họ vẫn thu mua ớt nhưng chỉ với một số lượng ớt rất nhỏ. ở đây số lượng ớt nhập về các công ty chế biến vẫn là các công ty chế biến ở ngoại tỉnh như các công ty chế biến ở Hải Dương, Hải Phòng….. 1.6. Chợ đầu mối và bán lẻ: Hộ thu gom, môi giới Chợ Đầu Mối, Thương Lái, Đại lý Người Tiêu Dùng Bán lẻ Công ty chế biến Sơ đồ 3.6: Chợ đầu mối và bán lẻ với các mối quan hệ trực tiếp Chợ đầu mối và những người bán lẻ nhập hàng từ các đại lý hay các hộ thu gom và các chế phẩm từ ớt từ công ty chế biến ớt sau đó bán cho người tiêu dùng. Nhưng các hộ thu gom ở đây chủ yếu vận chuyển bằng xe máy nên thông thừong họ chỉ vận chuyển tới các chợ gần như các chợ ở Hà Nôi, Hải dương, Hải Phòng, và các chợ ở trong tỉnh….. Mạng lưới liên kết giữa các Đại Lý và các chợ đầu mối ở trong nước rất rộng và chặt chẽ. Mặt hàng nông sản qua các mạng lưới trung gian được vận chuyển tới khắp tất cả mọi nơi trong cả nước. thông qua hệ thống chợ và bán lẻ đến với tay người tiêu dùng dưới hình thức ớt tươi, sản phẩm ớt được chế biến như giấm ớt, tương ớt, ớt bột…. Người bán lẻ buôn bán quanh năm, thường thu mua những sản phẩm từ công ty, nông dân hay thương lái. Rất nhiều những người bán lẻ tự sản xuất và tự tiêu thụ sản phẩm của mình (nông dân).Thông thường họ tập trung tại chợ hoặc các cửa hàng. Ngoài ra các chuỗi siêu thị trong thành phố cũng là những nhà bán lẻ hiện đại. Page 18
- Nguyễn Đình Luân Lớp KT52A 1.7. Người tiêu dùng: Người tiêu dùng thường mua các sản phẩm ớt ở chợ siêu thị hay các mạng lưới bán lẻ. đa số người tiêu dùng mua rau ở chợ nên họ không quan tâm tới xuất xứ của sản phẩm. vai trò của người tiêu dùng nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm còn mờ nhạt. 1.8. Thị trường xuất khẩu: Trước đây, vào những năm 1967 tới 1990 là thời hoàng kim của thị trường xuất khẩu ớt nơi đây. Thị trường xuất khẩu ớt lúc này rất rộng lớn các thương lái ở nơi đây có các khách hàng là các nước Đông âu, Liên Xô, Nhật… Nhưng sau khi Liên xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ các thương lái ở nơi đây đã bị mất đi các thị trường truyền thống đó. Điều này đã càn trở sự phát triển của ngành ớt nơi đây. Từ những năm trở lại đây thị trường xuất khẩu ớt dần dần phục hồi kéo theo sự phát triển của ngành ớt nơi đây. Hiện nay,Ớt là một mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao với 448000USD. Chủng loại ớt xuất khẩu khá đa dạng như ớt tươi, ớt khô, ớt muối, ớt đông lạnh… Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường xuất khẩu chiếm kĩnh tổng kim ngạch xuất khẩu lớn nhât lần lượt chiếm 53,2% và 35,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. trong đó mặt hàng được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc là ớt tươi nguyên quả và ớt bột. còn thị trường Hàn Quốc chủ yếu là các mặt hàng ớt đông lạnh… ngoài ra cũng có một số thị trường khác nữa như các thị trường nằm ở khu vực đông nam á. Có một số thị trường yêu cầu sản phẩm ớt có chất lượng tốt như singapo… họ yêu cầu về chất lựong của ớt rất cao mà hiện nay chúng ta vẫn chưa đáp ứng được. lượng xuất khẩu sang các thị trường đó còn hạn chế. 2. Các giai đoạn và yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng: 2.1. Quy trình trồng ớt: Do ớt trồng ở đây chủ yếu nhằm mục đích xuất khẩu yêu cầu cao về chất lượng của quả ớt nên hầu hết tất cả các người dân ở đây đều tuân thủ quy trình trồng ớt chung: Page 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách trình bày một báo cáo thực tập
2 p | 5221 | 778
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Xây dựng website quản lý thư viện trường Đại học Điện Lực
135 p | 2063 | 331
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt Nam Thương Tín phòng giao dịch Lê Văn Khương
35 p | 603 | 154
-
Báo cáo thực tập: khảo sát mạch giao tiếp thuê bao
10 p | 519 | 149
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng container tại cảng - SVTH: Lã Thị Thanh Nhàn
37 p | 534 | 131
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công tác chi phí sản xuất và việc tính giá thành sản phẩm Công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông 228
80 p | 391 | 110
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phát triển hoạt động cho vay mua nhà tại Ngân hàng VP Bank, phòng giao dịch Phú Lâm
52 p | 490 | 92
-
BÁO CÁO THỰC TẬP LƯỚI KÉO
44 p | 436 | 91
-
Báo cáo thực tập: " Sử dụng giao tiếp cổng COM và Sound Card làm hộp thư thoại "
32 p | 564 | 88
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công trình giao thông công chính
37 p | 437 | 86
-
Báo cáo thực tập: Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Giao nhận Vận chuyển Hà Thành chi nhánh Hải Phòng
30 p | 583 | 84
-
Báo cáo thực tập: Đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý bán sách qua mạng”
58 p | 412 | 77
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tại Công ty trách nhiệm hữu hạn giao nhận vận tải xuất nhập khẩu Viễn Đông
84 p | 299 | 66
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (LCL) bằng đường biển tại công ty TNHH Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Củ Chi
56 p | 396 | 50
-
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty TNHH giao nhận và vận tải Key Line
35 p | 225 | 41
-
Báo cáo thực tập giáo trình Cần Giờ - ĐH Nông Lâm - VQG Cát Tiên - Đà Lạt
24 p | 273 | 38
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần Thủy tinh Hưng Phú
39 p | 162 | 38
-
Báo cáo thực tập tại Trung tâm Giám sát Giao thông
22 p | 115 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn