Báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả hoạt động tạo nguồn và thu mua về mặt hàng thực phẩm tươi sống tại HTX TM DV Thuận Thành
lượt xem 55
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là hệ thống hóa lý luận và thực tiễn công tác tạo nguồn và mua hàng thực phẩm tươi sống tại HTX TM-DV Thuận Thành; Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo nguồn và mua hàng ở HTX; Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo nguồn và mua hàng ở HTX.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả hoạt động tạo nguồn và thu mua về mặt hàng thực phẩm tươi sống tại HTX TM DV Thuận Thành
- BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả hoạt động tạo nguồn, và thu mua về mặt hàng thực phẩm tươi sống tại HTX TM DV Thuận Thành
- MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 5 1.1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 5 1.2.Mục đích nghiên cứu..................................................................................................... 6 1.3.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................... 6 1.4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 6 1.5.Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 6 1.6.Kết cấu của đề tài .......................................................................................................... 7 PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 8 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC TẠO NGUỒN VÀ THU MUA HÀNG HÓA ............................................................................................................. 8 1.1.Cơ sở lý luận .................................................................................................................. 8 1.1.1.Nguồn hàng, tổ chức công tác tạo nguồn và mua hàng ........................................... 8 1.1.1.1 Khái quát về nguồn hàng ........................................................................................... 8 1.1.1.2 Phân loại nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại ................................................ 9 1.1.1.3.Các hình thức tạo nguồn và mua hàng ở DNTM................................................ 11 1.1.1.4.Vai trò của công tác tạo nguồn mua hàng ........................................................... 12 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn mua hàng ................................. 13 1.1.3.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh ............................................................. 15 1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh .......................................................... 16 1.1.5. các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác tạo nguồn-mua hàng ............................ 16 1.1.6.Khái niệm và những đặc trưng cơ bản về mặt hàng thực phẩm tươi sống ......... 17 1.2.Cơ sở thực tiễn............................................................................................................. 19 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG TẠI HTX TM DV THUẬN THÀNH .............................................................................. 21 2.1.Giới thiệu chung về HTX TM DV Thuận Thành ..................................................... 21 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển......................................................................... 21 2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................................... 23 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HTX-TMDV Thuận Thành ............... 24 Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ bộ máy quản lý của Siêu thị Thuận Thành ........................................ 25 2.1.4.Các nguồn lực SXKD của HTX .............................................................................. 27 2.1.4.1.Tình hình lao động của HTX:............................................................................... 27 2.1.4.2.Tình hình tài sản và nguồn vốn của hợp tác xã ................................................... 30
- 2.2.Thực trạng công tác tạo nguồn và thu mua về mặt hàng thực phẩm tươi sống tại HTX TM DV Thuận Thành ....................................................................................... 32 2.2.1.Các nhân tố ảnh hưởng ............................................................................................ 32 Bảng 2.5 : Các đối thủ cạnh tranh cùng mặt hàng thực phẩm tươi sống tác động đến hoạt động của HTX trên địa bàn Thừa Thiên Huế ................................................ 33 2.2.2.Thực trạng công tác tạo nguồn và mua hàng Thực phẩm tươi sống tại HTX............ 39 2.2.2.1.Công tác hoạch định và nghiệp vụ tạo nguồn hàng ............................................ 39 2.2.2.1.1.Hoạch định thu mua........................................................................................... 39 2.2.2.1.2.Nghiệp vụ tạo nguồn hàng của HTX................................................................. 40 2.2.2.2.Quy trình tạo nguồn và thu mua .......................................................................... 41 Sơ đồ 2.6 : Quy trình tạo nguồn và thu mua hàng thực phẩm tươi sống...................... 41 Bảng 2.7 : Các nhà cung ứng thực phẩm tươi sống của HTX TM DV Thuận Thành ................................................................................................................................. 42 Bảng 2.8 : phương tiện vận chuyển thực phẩm tươi sống của HTX ............................. 44 Bảng 2.9 : Danh mục các kho hàng bảo quản thực phẩm tươi sống của HTX ................... 44 2.2.3.Tổ chức công tác tạo nguồn mua hàng thực phẩm tươi sống ............................... 45 2.2.4.Cơ chế, chính sách trong công tác thu mua tại HTX............................................. 46 Bảng 2.10 : tỷ lệ chiết khấu mà HTX được hưởng trong những năm qua ................... 47 Bảng 2.11 : Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh.................................................. 51 Bảng 2.12 : Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh................................................ 51 Bảng 2.13 : Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác tạo nguồn, thu mua ................... 52 2.3.Đánh giá chung về công tác tạo nguồn và thu mua của HTX TM DV Thuận Thành ................................................................................................................................. 53 2.3.1.Những thành tựu đạt được của HTX ..................................................................... 53 2.3.2.Những mặt còn hạn chế tại HTX ............................................................................ 54 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG.......................... 56 3.1.Định hướng kinh doanh các mặt hàng tươi sống của HTX trong thời gian tới...... 56 3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tạo nguồn và thu mua hàng thực phẩm tươi sống tại HTX TM DV Thuận Thành ............................................................ 58 PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 67 3.1.KẾT LUẬN.................................................................................................................. 67 3.2.KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 67
- TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 69
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Lí do chọn đề tài Trong các thị trường hàng hóa hiện nay thì thị trường về mặt hàng thực phẩm tươi sống đang rất được coi trọng, đầu tư bởi lẽ nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay có xu hướng “ăn ngon, mặc đẹp” chứ không còn “ăn no, mặc ấm” như trước đây . Sự xuất hiện của nhiều dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hợp vệ sinh trong thời gian gần đây đã giúp khách hàng có thêm nhiều chọn lựa, bên cạnh đó, do tác động của nhiều mặt, người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính hơn khi lựa chọn những thực phẩm, đa phần họ đòi hỏi sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh, chất luợng tốt mà giá lại rẻ…nếu doanh nghiệp không đáp ứng được những nhu cầu đó của khách hàng thì không thể thu hút được khách hàng đến với doanh nghiệp. Trong điều kiện phức tạp như hiện nay để làm được điều này là 1 trăn trở rất lớn của doanh nghiệp, vấn đề là mỗi nhà quản lý phải thấy được, nắm bắt những vấn đề đó có tầm quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả SX-KD để từ đó có định hướng trong công tác quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả hơn. Để làm được điều này thì mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, nói cách khác, phải làm cho quá trình lưu thông hàng hóa được thuận lợi . Trong đó, công tác tạo nguồn và mua hàng là khâu đầu tiên của quá trình luân chuyển hàng hóa, là một trong những công tác không thể thiếu, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng như HTX TM DV Thuận Thành Hợp tác xã thương mại dịch vụ Thuận Thành được thành lập vào năm 1776, tiền thân là một hợp tác xã mua bán. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của hợp tác xã là các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường, hàng loạt các hợp tác xã trong địa bàn tỉnh tan rã thì hợp tác xã Thuận Thành đã từng bước vượt qua các khó khăn, thử thách, và đã tìm ra hướng đi mới để tiếp tục tồn tại. Sau một chặng đường dài phấn đấu, HTX đã đạt được những thành tựu đáng kể Vào năm 2005, hợp tác xã khai trương siêu thị mini đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng . Ngay từ tháng đầu đi vào hoạt động, doanh thu đã vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các mặt hàng mới được đưa thêm vào danh mục, trong đó có thực phẩm tươi sống. Do có uy tín làm ăn, nên thực phẩm tươi sống của Thuận Thành đã được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên, công tác tạo nguồn
- và mua hàng về thực phẩm tươi sống vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được hỗ trợ để phát triển. Hợp tác xã chưa có biện pháp chiến lược đúng đắn để có thể giới thiệu hình ảnh và những ưu điểm của sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập, em đã chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả hoạt động tạo nguồn, và thu mua về mặt hàng thực phẩm tươi sống tại HTX TM DV Thuận Thành” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình 1.2.Mục đích nghiên cứu ♦ Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn công tác tạo nguồn và mua hàng thực phẩm tươi sống tại HTX TM-DV Thuận Thành ♦ Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo nguồn và mua hàng ở HTX ♦ Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo nguồn và mua hàng ở HTX 1.3.Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vào nguồn hàng, các nhà cung ứng, và các cách thức quản lý, vận chuyển, bảo quản hàng hóa tại HTX 1.4. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung : Phân tích tình hình tạo nguồn và mua hàng của HTX và đưa ra một số giải pháp Về mặt không gian: Nghiên cứu công tác tạo nguồn và mua hàng của HTX TM DV Thuận Thành Về mặt thời gian : số liệu thu thập từ năm 2005-2009 1.5.Phương pháp nghiên cứu ♦ Phương pháp duy vật biện chứng : là phương pháp khi xem xét vấn đề luôn đặt nó trong mối liên hệ với cái khác, và luôn để đối tượng cần nghiên cứu trong trạng thái động ♦ Phương pháp điều tra : là phương pháp sử dụng các bảng hỏi, các kỹ thuật phỏng vấn để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đối tượng cần điều tra, từ đó thu thập thông tin, số liệu cần thiết cho hoạt động nghiên cứu ♦Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp bên trong về HTX TM DV Thuận Thành như lịch sử hình thành, cơ cấu lao động, các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, v.v… thu thập từ phòng kinh doanh và phòng kế toán HTX TM DV Thuận Thành.
- Dữ liệu thứ cấp bên ngoài như một số thông tin về nguồn hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh…vv và các vấn đề liên quan đến hàng thực phẩm tươi sống thu thập từ các website, sách, vở, báo, tạp chí… Dữ liệu sơ cấp: Các thông tin thu thập từ phiếu điều tra qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng, ban quản lý HTX, các anh, chị em nhân viên làm việc tại HTX ♦Phương pháp so sánh : Nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu qua các kỳ phân tích như doanh thu, chi phí tạo nguồn, thu mua, lao động....của HTX TM DV Thuận Thành và một số chỉ tiêu khác nhằm thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, cũng như tốc độ phát triển trong kỳ của HTX 1.6.Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 phần +Phần 1 : Đặt vấn đề +Phần 2 : Nội dung và kết quả nghiên cứu Gồm 3 chương -Chương 1 : cơ sở khoa học về công tác tạo nguồn và thu mua về hàng hóa -Chương 2 : Thực trạng công tác tạo nguồn và mua hàng tại HTX TM DV Thu ận Thành -Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nguồn và mua hàng tại HTX TM DV Thuận Thành +Phần 3: Kết luận và kiến nghị
- PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC TẠO NGUỒN VÀ THU MUA HÀNG HÓA 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1.Nguồn hàng, tổ chức công tác tạo nguồn và mua hàng 1.1.1.1 Khái quát về nguồn hàng Nhiệm vụ cơ bản chủ yếu nhất của doanh nghiệp thương mại là bảo đảm cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng những loại hàng hoá cần thiết, đủ về số lượng, tốt về chất lượng, kịp thời gian yêu cầu và thuận lợi cho khách hàng. Để thực hiện được nhiệm vụ đó các doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn-mua hàng ở doanh nghiệp. Nguồn hàng của doanh nghiệp là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hoá thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã và có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch. Để có nguồn hàng tốt và ổn định, doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn. Tổ chức công tác tạo nguồn là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra những hàng hoá để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách cỡ loại, màu sắc…cho nhu cầu của khách hàng. Nội dung của công tác tạo nguồn-mua hàng là * Nghiên cứu và xác định nhu cầu của khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách, cỡ loại, thời gian, giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận được. * Nghiên cứu, tìm hiểu khả năng của đơn vị sản xuất trong nước và ở thị trường nước ngoài để đặt hàng, ký kết hợp đồng mua hàng. * Có các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện và tổ chức thực hiện tốt việc mua, vận chuyển, giao nhận, đưa hàng về doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu thực tế của khách hàng. * Tạo nguồn và mua hàng là hai khái niệm khác nhau, mua hàng có thể là kết quả của quá trình tạo nguồn hàng của DNTM, cũng có thể là kết quả của quá trình khảo sát, tìm hiểu của DNTM. Tuy nhiên, hai quá trình này luôn gắn bó với nhau và tạo điều kiện để DNTM có nguồn hàng vững chắc, phong phú và đa dạng
- 1.1.1.2 Phân loại nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại Phân loại nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại là việc phân chia, sắp xếp các hàng hoá thu mua được theo tiêu thức cụ thể riêng biệt để doanh nghiệp có chính sách, biện pháp thích hợp nhằm khai thác tối đa lợi nhuận của mỗi loại nguồn hàng. Các nguồn hàng của DNTM có thể phân loại dựa trên các tiêu thức sau -Theo khối lượng hàng hoá thu mua được - Nguồn hàng chính: là nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp mua về để cung ứng cho khách hàng trong kỳ. Đối với nguồn hàng chính, nó quyết định khối lượng hàng hoá của doanh nghiệp mua được, nên phải có sự quan tâm thường xuyên để đảm bảo sự ổn định của nguồn hàng này. - Nguồn hàng phụ: đây là nguồn hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khối lượng hàng hoá thu mua được. Khối lượng thu mua của nguồn hàng này không ảnh hưởng tới doanh số bán của DNTM. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý khả năng phát triển của nguồn hàng này và nhu cầu thị trường đối với mặt hàng, cũng như thế mạnh khác của nó để phát triển trong tương lai - Nguồn hàng trôi nổi: đây là nguồn hàng mua được trên thị trường của đơn vị tiêu dùng hoặc của đơn vị kinh doanh bán ra. Đối với nguồn hàng này cần xem xét kỹ chất lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá cũng như nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá. -Theo nơi sản xuất ra hàng hoá - Nguồn hàng sản xuất trong nước: bao gồm các loại hàng hoá do các xí nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các xí nghiệp khai thác chế biến hoặc gia công, lắp ráp thuộc mọi thành phần kinh tế đặt trên lãnh thổ Việt Nam. - Nguồn hàng nhập khẩu: là nguồn hàng được nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn hàng nhập khẩu có thể có nhiều loại: tự DNTM nhập khẩu, DNTM nhận hàng nhập khẩu từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuyên doanh, các đơn vị thuộc tổng HTX ngành hàng cấp trên, nhận của các doanh nghiệp nước ngoài, hoặc nhận đại lý cho các hãng xuất khẩu trong nước, liên doanh hoặc của các hãng nước ngoài. - Nguồn hàng tồn kho : Đây có thể là nguồn hàng tồn kho theo kế hoạch dự trữ của nhà nước để điều hành thị trường, nguồn tồn kho của các DNTM, của các đơn vị tiêu dùng do thay đổi mặt hàng sản xuất hoặc không cần dùng có thể huy động được trong kỳ kế hoạch
- -Theo điều kiện địa lý Theo tiêu thức này nguồn hàng được phân theo khoảng cách từ nơi khai thác, đặt hàng, thu mua đưa về doanh nghiệp, điều kiện xa gần chủ yếu liên quan đến việc vận chuyển, giao nhận hàng hoá và tổ chức bộ máy thu mua chuyên trách. Người ta chia các khu vực như sau +Ở các miền của đất nước: miền Bắc, miền Trung, miền Nam +Theo cấp tỉnh, thành phố +Theo các vùng nông thôn: đồng bằng, trung du, miền núi -Theo mối quan hệ kinh doanh + Nguồn hàng tự sản xuất, khai thác: đây là nguồn hàng do chính DNTM tổ chức bộ phận (xưởng, xí nghiệp…) tự sản xuất, tự khai thác ra hàng hoá để đưa vào kinh doanh + Nguồn liên doanh liên kết: DNTM liên kết với các đơn vị khác cùng để khai thác, sản xuất, chế biến ra hàng hoá để đưa vào kinh doanh +.Nguồn đặt hàng và thu mua: đây là nguồn hàng DNTM đặt hàng với các đơn vị sản xuất trong nước hoặc xuất nhập khẩu, ký kết hợp đồng và thu mua về cho doanh nghiệp để cung ứng cho khách hàng + Nguồn hàng của đơn vị cấp trên + Nguồn hàng nhận làm đại lý: DNTM có thể nhận bán hàng đại lý cho các hãng, doanh nghiệp sản xuất trong nước hoặc các hãng ở nước ngoài + Nguồn hàng ký gửi: DNTM có thể nhận bán hàng ký gửi của các doanh nghiệp sản xuất, các hãng nước ngoài, của các tổ chức và cá nhân + Nguồn hàng do gia công đặt hàng và bán nguyên liệu thu mua thành phẩm. -Theo tính chất ổn định của hàng hoá * Nguồn hàng ổn định : là nguồn hàng nằm trong kế hoạch nhằm cung ứng kịp thời cho doanh nghiệp thương mại. Đây là nguồn hàng có số lượng lớn, giá cả ổn định. * Nguồn hàng không ổn định : là nguồn hàng nằm ngoài kế hoạch, sản xuất manh múm, số lượng ít, chất lượng không cao, giá cả biến động * Ngoài các tiêu thức trên, nguồn hàng của DNTM còn được phân loại theo một số tiêu thức khác nhau như : theo chất lượng hàng hoá, theo thời gian, theo sự tín nhiệm…
- 1.1.1.3.Các hình thức tạo nguồn và mua hàng ở DNTM Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký trước: Để có hàng hoá, dựa vào mối quan hệ kinh doanh sẵn có hoặc chào hàng của người cung cấp, DNTM phải đặt hàng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đơn hàng là yêu cầu cụ thể về loại hàng hoá mà doanh nghiệp thương mại cần mua để bảo đảm nguồn hàng cung ứng cho khách hàng Mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết: Thực hiện việc giao nhận hàng hoá có chuẩn bị trước, có kế hoạch trong hoạt động kinh doanh, hình thức này giúp DNTM ổn định được nguồn hàng, có khả năng khá chắc chắn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Mua hàng không theo hợp đồng: Đây là hình thức mua đứt, bán đoạn, và mua hàng trôi nổi trên thị trường. Về hình thức mua hàng trên thị trường này, người mua phải có trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ mua hàng thông thạo, phải kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hoá và nếu có thể phải xem xét nguồn gốc của hàng hoá để đảm bảo hàng mua về có thể bán được Mua qua đại lý: DNTM có thể ký các hợp đồng đại lý mua hàng. Việc mua hàng thông qua các đại lý thu mua giúp cho DNTM có thể gom được những mặt hàng có khối lượng không lớn, không thường xuyên Nhận bán hàng uỷ thác và ký gửi: Để có thể tận dụng mạng lưới bán hàng, DNTM có thể nhận với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc các DNTM khác bán hàng uỷ thác. Cũng tương tự như vậy, DNTM cũng có thể nhận bán hàng ký gửi. Sau khi bán hàng ký gửi, DNTM sẽ được hưởng một khoảng lệ phí ký gửi theo doanh số bán Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng: DNTM có thể tận dụng ưu thế của mình về vốn, về nguyên vật liệu hoặc thị trường tiêu thụ, cùng với các doanh nghiệp khác liên doanh, liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sản lượng và giá trị tiêu thụ trên thị trường. Gia công hoặc bán nguyên vật liệu thu mua thành phẩm: Có mặt hàng chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng, DNTM phải tiến hành gia công mặt hàng. Hình thức bán nguyên vật liệu thu mua thành phẩm là hình thức DNTM bán nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất và mua thành phẩm theo hợp đồng.
- Tự sản xuất khai thác hàng hoá: Với DNTM có nguồn vốn dồi dào, có nguồn nguyên liệu có thể tự sản xuất ra mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc tự khai thác nguồn hàng đưa vào kinh doanh 1.1.1.4.Vai trò của công tác tạo nguồn mua hàng Trong kinh doanh thương mại tạo nguồn hàng là khâu hoạt động kinh doanh đầu tiên, mở đầu cho hoạt động lưu thông hàng hoá (T-H). Mua hàng là một hoạt động nghiệp vụ cơ bản của DNTM. Nếu không mua được hàng hoặc mua không đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh thì DNTM không có hàng để bán. Nếu DNTM mua phải hàng xấu, hàng giả, chất lượng kém hoặc mua hàng không đúng số lượng, chất lượng hàng hoá, đúng thời gian yêu cầu thì DNTM sẽ bị ứ động hàng hoá, vốn lưu động không lưu chuyển được, DNTM sẽ không bù đắp được chi phí, sẽ không có lãi…Điều này chỉ rõ vị trí quan trọng của công tác tạo nguồn-mua hàng có ảnh hưởng đến nghiệp vụ kinh doanh khác và kết quả kinh doanh của DNTM. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh thương mại nguồn hàng và công tác tạo nguồn có tác dụng như sau Thứ nhất, nguồn hàng là một điều kiện của hoạt động kinh doanh nếu không có nguồn hàng không thể kinh doanh được. Thứ hai, nguồn hàng và tạo nguồn phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng giúp cho hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán hàng nhanh, đồng thời đảm bảo uy tín với khách hàng, làm cho việc cung ứng diễn ra liên tục, ổn định. Thứ ba, nguồn hàng và công tác tạo nguồn hàng tốt giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hạn chế được tình trạng thừa, thiếu, hàng ứ động, chậm luân chuyển, hàng kém phẩm chất, không bán được…vừa gây chậm trễ cho khâu lưu thông, vừa ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Thứ tư, nguồn hàng và công tác tạo nguồn hàng tốt còn có tác dụng lớn giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp thuận lợi, như thu hồi vốn nhanh, có tiền bù đắp cho chi phí kinh doanh, có lợi nhuận để phát triển và mở rộng kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và các mặt hàng của DNTM Tóm lại, các doanh nghiệp thương mại muốn phát triển và mở rộng kinh doanh, việc đảm bảo nguồn hàng chất lượng tốt, cung ứng ổn định, lâu dài, phong phú, giá cả hợp lý, là
- điều kiện đảm bảo cho sự tăng tiến của doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp trên thương trường, cũng như thành công trong kinh doanh thương mại. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn mua hàng Nhân tố cung cầu thị trường Thị trường là môi trường trong đó diễn ra quá trình người bán và người mua tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá tiêu thụ. Nó có vai trò quan trọng trong định hướng sản xuất kinh doanh, bởi căn cứ vào cung cầu và giá cả thị trường để giải quyết những vấn đề cơ bản như : sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Chính thị trường đã kết hợp các yếu tố sản xuất như:đất đai, máy móc, nhiên liệu, quặng mỏ… để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có hai loại thị trường tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến doanh nghiệp, đó là thị trường cung ứng (hay thị trường đầu vào) và thị trường tiêu thụ sản phẩm (hay thị trường đầu ra), hai thị trường này có quan hệ mật thiết với nhau. Thị trường tiêu thụ với các yếu tố quy mô, độ ổn định của cơ cấu hàng hoá, chất lượng, giá cả, thị hiếu sử dụng, và phương thức mua bán có vai trò định hướng cho thị trường cung ứng hàng hoá. Trong cơ chế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần phải “bán cái thị trường cần, chứ không bán cái mình có”. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến công tác tạo nguồn-mua hàng. Việc tạo nguồn mua hàng cũng cần phải tính đến nhu cầu thị trường, tiêu thụ về số lượng, chất lượng, giá cả hàng hoá…để từ đó doanh nghiệp tìm kiếm thị trường cung ứng nguyên vật liệu có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu đó. Bên cạnh đó, quan hệ cung cầu hàng hoá cũng tác động đến công tác tạo nguồn- mua hàng( về giá cả, quy mô, tính ổn định của hàng hoá) làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, việc nắm bắt tình hình cung cầu trên thị trường một cách thường xuyên và khoa học giúp công tác tạo nguồn- mua hàng được thường xuyên và ổn định. Phương thức mua và giá cả Ngày nay, trong cơ chế thị trường thì cạnh tranh là vấn đề không thể tránh khỏi. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về chất lượng sản phẩm, về chất lượng dịch vụ, về giá cả…Để góp phần nâng cao tính cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần phải tìm cách hoà nhập vào thị trường để huy động được nguồn hàng bảo đảm về số lượng, chất lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần có cách xâm nhập
- hợp lý, có phương thức mua và giá cả phù hợp, có cách mua phù hợp với từng đối tượng cung ứng là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với công tác tạo nguồn-mua hàng Giá cả cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định chính sách giá cả đúng đắn là điều quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, việc xác định giá cả phải lấy chi phí sản xuất kinh doanh làm cơ sở, điều quan trọng là với mức giá bao nhiêu thì mang lại hiệu quả lớn nhất cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, chính sách giá cả phù hợp là điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, kịp thời và chất lượng cao cho doanh nghiệp Nhân tố vốn, cơ sở vật chất-kỹ thuật Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp phải có vốn, vốn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhờ có vốn mà doanh nghiệp phát huy sức mạnh của các nguồn tiềm năng hiện tại của HTX để mở rộng thị trường và tạo đà phát triển cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp dồi dào về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại thì đó là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh. Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào mục tiêu của việc sử dụng vốn, cách huy động vốn của HTX. Nhân tố cơ chế chính sách Hiện nay ở bất kỳ một quốc gia nào, cơ chế chính sách của nhà nước là công cụ quản lý có hiệu quả trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra môi trường thuận lợi và hành lang pháp lý an toàn cho kinh doanh. Điều mà các chủ thể kinh tế hay các doanh nghiệp quan tâm là việc đưa các chính sách vĩ mô của nhà nước có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhà nước ta đã có những chính sách phù hợp với từng ngành, từng cơ sở sản xuất kinh doanh. Đặc biệt với lĩnh vực thương mại từ cuối năm 1998, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều quyết định quan trọng theo hướng khuyến khích mở rộng lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ xuất nhập khẩu, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, hạn chế thủ tục rườm rà, đặc biệt là để các doanh nghiệp tự do lựa chọn phương án kinh doanh của mình mà không có sự can thiệp quá sâu của nhà nước. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho
- các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các công đoạn của quá trình kinh doanh nói chung và công tác-tạo nguồn mua hàng nói riêng Bên cạnh đó, công tác tạo nguồn-mua hàng của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như môi trường tự nhiên, yếu tố công nghệ, văn hoá xã hội… 1.1.3.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh * Doanh thu: đối với doanh nghiệp thương mại, doanh thu được hình thành từ các hoạt động bán hàng và dịch vụ là chủ yếu, ngoài ra còn có các nguồn thu khác DT=∑PiQi Trong đó DT: tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ Pi : giá cả 1 đơn vị hàng hoá thứ i hay dịch vụ thứ i Qi : khối lượng hàng hoá hay dịch vụ thứ i bán ra trong kỳ * Chi phí kinh doanh: là tất cả các khoản chi phí từ khi mua hàng cho đến khi bán hàng và bảo hành hàng hoá cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định Có thể chia thành Chi phí mua hàng: là khoản tiền doanh nghiệp phải trả cho các đơn vị nguồn - hàng về số lượng đã mua Chi phí lưu thông: bao gồm chi phí bảo quản,thu mua, tiêu thụ, vận tải, bốc - dỡ hàng hoá… Chi phí nộp thuế và mua bảo hiểm - Lợi nhuận: đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp LN = DT- CP Trong đó LN : Lợi nhuận của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ DT : Doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ CP : Chi phí bỏ ra trong kỳ kinh doanh
- 1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( Td ). (%) Lợi nhuận thực hiện trong kỳ Td = x 100 Doanh số thực hiện trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết khi tiêu thụ được 1 đơn vị hàng hoá bán ra sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (Tc), (%) Lợi nhuận thực hiện trong kỳ Tc = x 100 Chi phí kinh doanh trong kỳ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (Hv) , (%) Lợi nhuận thực hiện trong kỳ Hv = x 100 Vốn kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao 1.1.5. các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác tạo nguồn-mua hàng Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu mua hàng hoá T=Q1i / Qki Trong đó T : tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu mua hàng hoá Q1i : số lượng hàng hoá loại i thực tế mua vào Qki : số lượng hàng hoá loại i cần mua theo kế hoạch Nếu T>100% chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành và vượt mức kế hoạch thu mua và ngược lại
- Chi phí tạo nguồn-mua hàng trên một đơn vị hàng hoá thu mua = (Chi phí tạo nguồn-mua hàng trong kỳ)/ (khối lượng hàng hoá thu mua trong kỳ) Chỉ tiêu này cho biết để thu mua 1 đơn vị hàng hoá thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí tạo nguồn-mua hàng Khối lượng hàng hoá thu mua trên 1 lao động tạo nguồn =(Khối lượng hàng thu mua trong kỳ)/ (số lượng lao động tạo nguồn-mua hàng trong kỳ) Chỉ tiêu này cho biết trung bình 1 lao động tạo nguồn-mua hàng đã thực hiện thu mua bao nhiêu đơn vị giá trị hàng hoá trong kỳ Giá trị hàng mua trên 1 lao động tạo nguồn = (Giá trị hàng mua vào trong kỳ)/ (số lượng lao động tạo nguồn-mua hàng trong kỳ) Chỉ tiêu này cho biết trung bình 1 lao động tạo nguồn-mua hàng đã thực hiện thu mua bao nhiêu đơn vị giá trị hàng hoá trong kỳ. Chỉ tiêu xác định khối lượng hàng cần mua để kinh doanh M= Xkh + Dck – Dđk Trong đó M: khối lượng hàng cần mua tính theo từng loại trong kỳ kế hoạch(đơn vị hiện vật : tấn, m3 ) Xkh : Khối lượng h àng hoá bán ra kỳ kế hoạch tính theo từng loại (đơn vị hiện vật : tấn… ) Dck : Khối lượng hàng cần dự trữ ở cuối kỳ kế hoạch (đơn vị hiện vật: tấn…) Ddk : Khối lượng hàng dự trữ còn lại ở đầu kỳ kế hoạch (đơn vị hiện vật : tấn…) 1.1.6.Khái niệm và những đặc trưng cơ bản về mặt hàng thực phẩm tươi sống ♦Khái niệm Là những đồ ăn hay đồ uống khác ngoài số thực phẩm đã qua chế biến bao gồm các loại sau Thực phẩm nông sản - Rau (gồm các loại rau mới chỉ được cắt thái) - Các loại rau thân củ, các loại rau lá, các loại rau củ quả, các loại rau gia vị, các loại rau " tập tàng", các loại nấm, cá loại rau dại ăn được, các loại rau bột quả,các loại rau khác. - Quả (gồm các loại quả mới chỉ được cắt thái hoặc đông lạnh)
- - Các loại quả có múi, các loại quả có nhân, các loại quả có hạt, các loại dâu, các loại quả vỏ cứng, các loại quả nhiệt đới và cận nhiệt đới, các loại quả khác Thực phẩm gia súc - Thịt (kể cả các loại thịt để lạnh, đông lạnh, cắt lát, và chặt thái) - Thịt bò, thịt lợn, thịt lợn rừng, thịt ngựa, thịt cừu, thịt dê, thịt thỏ, thịt gia cầm và các loại thịt tươi sống khác - Trứng gia cầm ăn được (gồm trứng tươi trong vỏ cứng) - Trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút và các loại trứng ăn được khác Thực phẩm thuỷ sản * (Gồm những sản phẩm thuỷ sản tròn, làm gàn sạch, đã là sạch, phi –lê, cắt thái, sashimi [cá tươi sống cắt lát, không gồm các chất bảo quản], lột da, đông lạnh, đã rã đông và còn sống) * Cá Cá nước ngọt, cá hồi loại salmon và trout, cá trích loại sardines và herring, cá ngừ loại bonito,tuna và hóe mackerel,cá thu, cá heo đuôi vàng và cá heo đuôi vàng và cá heo thông thường, cá tuyết, các giống cá thờn bơn và cá dẹt loại cod, sole,cá dẹt flafish,cá flounder, cá tráp biển, cá hanh đỏ và các loại khác. Thuỷ sản có vỏ cứng Ốc corbicula và ốc hồ,ao,trai,hến loại ark shells và alaga shells,sò,sò cổ ngắn,sò gà,bào ngư, top shells và các loại có vỏ cứng khác. * Các loại động vật thuỷ sinh * Mực, bạch tuộc, tôm, tôm hùm, tôm panđan, và tôm sông, cua, các động vật giáp xác khác, nhím biển, sên biển, các loài rùa và các động vật thuỷ sinh khác. Các loại động vật có vú dưới biển. * Cá voi, cá heo và cácloài động vật có vú sống dưới biển khác. * Rong biển * Tảo bẹ, wakame, tảo laver, tảo diệp, aga và các loài rong biển khác ♦ Những đặc trưng cơ bản của thực phẩm tươi sống
- Thời gian sử dụng thường ngắn, do đó cần phải có những nghiệp vụ cơ bản để bảo quản nguồn hàng này, để phân phối đến tay người tiêu dùng đảm bảo chất lượng tốt nhất. Chi phí để mua thực phẩm tươi sống thường rẻ hơn chi phí khi mua thực phẩm đã qua chế biến Định giá thực phẩm tươi sống cho khách hàng phải thông qua các quy trình nhất định( như cân, đong, đo, đếm…) Thực phẩm tươi sống mang tính chất thời vụ 1.2.Cơ sở thực tiễn Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tươi sống có uy tín, có thương hiệu như Vissan, Nam Phong, hệ thống bán sỉ của Metro, hệ thống các HTX như (Big C, Coo.mart, Thuận Thành…) đã và đang chịu một áp lực lớn trước nhu cầu của người tiêu dùng khi họ lựa chọn những mặt hàng này. Xu hướng tiêu dùng của khách hàng gần đây là chọn lựa thực phẩm an toàn. Và họ đã chấp nhận chọn miếng thịt đắt đỏ hơn một chút, mà đảm bảo vệ sinh an toàn trong các HTX, các kênh phân phối có thương hiệu. Họ tin tưởng sự an toàn này được đảm bảo từ khâu chọn lựa nguyên liệu, giết mổ, sơ chế đến việc bảo quản trong quá trình bày bán bằng các phương tiện hiện đại. Tuy nhiên, cho đến nay, lượng thực phẩm tươi sống được cung cấp từ các nhà phân phối có thương hiệu vẫn còn chiếm một tỷ lệ khiếm tốn. Chỉ tính riêng mặt hàng thịt heo, một mặt hàng có được từ một số các nhà cung cấp có thương hiệu như Vissan, Nam Phong nắm giữ sản lượng chủ lực, thì theo ước tính của những người trong lĩnh vực này, lượng thịt được phân phối qua các kênh phân phối gồm hệ thống các HTX và Metro chỉ chiếm tỷ lệ chưa tới 20% của nhu cầu khoảng 340 tấn/ngày . Bên cạnh đó, hệ thống HTX hiện nay chỉ mới tập trung ở các khu trung tâm, vùng có mật độ dân cư đông. Riêng hệ thống của Metro thì chỉ bán hàng giới hạn cho một đối tượng là những người có thẻ hội viên của hệ thống này. Gần đây, HTX Vissan đ ã phát triển được một mạng phân phối gồm một chuỗi 14 cửa hàng riêng của mình. Trong đó các sản phẩm tươi sống như th ịt, cá các loại khi bảo quản cũng như lưu thông được bảo quản bằng các ph ương tiện hiện đại, phù hợp.
- Tuy nhiên, lượng thịt heo mà chuỗi cửa hàng này tiêu thụ được cũng chỉ khoảng từ 7 đến 10 tấn/ngày. Nhu cầu lựa chọn thực phẩm tươi sống được bảo đảm bằng phương pháp phân phối an toàn cho đến tận tay người tiêu dùng đang tạo ra cơ hội cho những nhà phân phối có thương hiệu, uy tín. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các loại sản phẩm được phân phối thông qua mạng lưới này chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ của nhu cầu thị trường. Do đó, trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị hoá, thu nhập của dân cư tăng, ý thức về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên xu hướng mua hàng tại các loại hình HTX, cửa hàng chuyên doanh, các nhà phân phối sẽ tăng cao, với tốc độ dự kiến trên 150%/năm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán
17 p | 13288 | 2934
-
Báo cáo thực tập một số khó khăn của Tổng Công ty may Đồng Nai
70 p | 3722 | 729
-
Tổng hợp các mẫu báo cáo thực tập xây dựng thông dụng
34 p | 5219 | 689
-
Kỹ năng viết báo cáo thực tập
13 p | 2716 | 626
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp
85 p | 833 | 252
-
Báo cáo thực tập “Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá”
83 p | 736 | 221
-
Báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai
58 p | 417 | 178
-
Báo cáo thực tập kế toán tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định
76 p | 867 | 141
-
Báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Dệt kim Minh Anh
54 p | 315 | 84
-
Báo cáo thực tập Kế toán tại công ty TNHH World Mold Tech
48 p | 280 | 74
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty May Việt Thành
60 p | 247 | 47
-
Báo cáo thực tập: Đo lường và cảm biến
31 p | 199 | 43
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Thực hiện một trong các khâu quản lí sản xuất,thu hái và bảo quản chuối tại Công ty Huy Long An
18 p | 244 | 30
-
Hình thức trình bày bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
19 p | 357 | 28
-
Báo cáo thực tập: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nhân sự tại Khách sạn Từ Sơn
43 p | 142 | 23
-
Báo cáo thực tập Quản lý và bảo tồn động vật hoang dã
43 p | 245 | 22
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và bệnh giun xoăn trên đàn ngựa bạch nuôi tại tỉnh Bắc Kạn
59 p | 133 | 15
-
Báo cáo thực tập doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất công nghệ Tân Hưng
21 p | 31 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn