intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập nghiệp vụ công ty than Mạo Khê

Chia sẻ: Nguyễn Phúc Khánh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:97

1.059
lượt xem
255
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền kinh tế phát triển, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội lựa chọn các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Do đó việc hạ giá thành sản phẩm, giảm giá bán và nâng cao chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập nghiệp vụ công ty than Mạo Khê

  1. Báo cáo thực tập Nghiệp vụ công ty than Mạo Khê SV: Trần Thị Thu Hương 1 Lớp: Kế toán DN – K50
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU................................................................ 5 CHƯƠNG 1 .................................................................... 7 Bảng 1-1 ........................................................................ 16 TT ............................................................................... 17 Bảng 1-2 ........................................................................ 17 Chất lượng của từng vỉa than được thể hiện qua bảng sau: ................................................................................ 21 Bảng 1-3 ........................................................................ 21 VỈA 9B .......................................................................... 21 Bảng 1- 4 ....................................................................... 23 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM THAN ....................................................................................... 25 1. Công nghệ khai thác than hầm lò ............................ 25 2. Công nghệ khai thác than lộ thiên: ......................... 27 3. Công nghệ đào chống lò:.......................................... 27 4 Tình trạng thông gió và quản lý khí mỏ. .................. 29 5. Thực trạng về tài sản/thiết bị kỹ thuật đang sử dụng: ....................................................................................... 31 6. Thực trạng về khoáng sàng than Mạo Khê: ............... 32 Chương II: .................................................................... 34 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty than Mạo Khê ....................................................................................... 37 *Quyền hạn, nhiệm vụ của phó phòng ........................... 44 *Quyền hạn của nhân viên............................................. 45 I/ Đối tượng áp dụng: ................................................... 46 II/ Hình thức trả lương đối với CNVC: ....................... 47 4 - Đối với CBNV khối quản lý Công ty gồm: ............. 50 5 - Đối với Giám sát kỹ thuật an toàn lò: ..................... 52 6 – Trợ cấp tiền lương đối với người lao động gặp hoàn cảnh đặc biệt: ................................................................ 52 SV: Trần Thị Thu Hương 2 Lớp: Kế toán DN – K50
  3. 1. điều kiện và chỉ tiêu xét thưởng: .............................. 64 Đối tượng xét thưởng: .................................................. 65 Mức thưởng: ................................................................. 67 Quy định phân chia tiền thưởng trong đơn vị: ............ 70 Phương pháp trả lương mà Công ty đang áp dụng .. 73 Cụ thể ............................................................................ 73 Quy định về công tác xây dựng mức và quản lý lao động .............................................................................. 74 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng vật tư ................................................................................... 76 1.2.2 Nội dung của công tác thu mua, quản lý, sử dụng và dự trữ các loại vật tư của công ty. ........................... 81 Nguyên tắc về dự trữ vật tư ........................................... 89 1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch ........ 89 Công tác giao xây dựng kế hoạch .................................. 92 Phương pháp tính các yếu tố chi phí .............................. 92 CVL,NL,ĐL=ĐM*ĐG ........................................................ 92 Thời gian KHTSCĐ i ( theo tháng ) .............................. 92 Chi phí khác bao gồm – Bảo dưỡng .............................. 92 CKHĐC=CKH+CKT ............................................................ 94 Xác định tiết kiệm hay bội chi ....................................... 94 E= CTH-CKHĐC ................................................................ 94 E>0 Bội chi trừ 100% .................................................... 94 Trong đó: CTH : Chi phí thực hiện ................................. 94 1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán................................................................................ 95 1.4.2 Tình hình bố trí lao động của phòng kế toán tài chính ............................................................................. 98 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của phòng kế toán tài chính ............................................................................. 98 1. Kế toán tổng hợp ....................................................... 98 2. Kế toán giá thành, doanh thu, thuế, phí ..................... 99 SV: Trần Thị Thu Hương 3 Lớp: Kế toán DN – K50
  4. 3. Thống kê và thủ quỹ ................................................. 100 4. Kế toán tổng hợp vật tư ........................................... 100 5. Kế toán tài sản cố định ............................................ 101 6. Kế toán tiền mặt, tiền vay, tiền gửi .......................... 102 6. Kế toán công nợ phải thu, phải trả khách hàng ....... 103 7. Kế toán lương, chính sách với người lao động ........ 104 1.4.3 Công tác kế toán tại công ty than Mạo Khê ........ 105 1.4.3.1 Hình thức, chế độ kế toán áp dụng tại công ty. 105 TRèNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HèNH THỨC KẾ TOÁN ................................................................... 106 Ghi chỳ: ....................................................................... 107 Ghi hàng ngày.............................................................. 107 Ghi cuối tháng ............................................................ 107 Đối chiếu, kiểm tra ...................................................... 107 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN .................................. 109 Ghi chỳ: ....................................................................... 109 Nhập số liệu hàng ngày ......................... 110 In sổ, báo cấo cuối tháng, cuối năm.......................... 110 Đối chiếu, kiểm tra..................................................... 110 1.4.3.2 Công tác kế toán tại công ty than Mạo Khê ... 110 1. Phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp .......................................................................... 110 2. Phương pháp hạch toán vật tư hàng hoá ................. 110 3. Phương pháp hạch toán tài sản cố định .................. 111 4. Kế toán tiền lương ................................................... 111 5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty than Mạo Khê ................................... 112 Có nhiều phương pháp để đánh giá sản phẩm dở dang 116 6. Kế toán thành phẩm: ............................................... 120 7. Phương pháp tính khấu hao mà doanh nghiệp đang áp dụng ............................................................................. 121 SV: Trần Thị Thu Hương 4 Lớp: Kế toán DN – K50
  5. 1.4.3.3 Bảng cân đối kế toán và một số báo cáo tài chính của doanh nghiệp ............................................. 121 -Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp ................................. 123 -Căn cứ thuyết minh báo cáo tài chính năm trước ....... 123 Chương 3: ................................................................... 155 3.1 Điều kiện thuận lợi .............................................. 155 3.2 Một số khó khăn công ty đang gặp phải ............ 158 Thực trạng về tài sản/thiết bị kỹ thuật đang sử dụng: ..................................................................................... 158 KẾT LUẬN ................................................................ 161 LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế phát triển, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội lựa chọn các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Do đó việc hạ giá thành sản phẩm, giảm giá bán và nâng cao chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Ngành than mang tích chất hạ tầng cơ sở, bởi nó cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho một số ngành công nghiệp quan trọng khác phát triển và phục vụ đời sống hàng ngày. Vì vậy, việc khai thác “vàng đen” từ lòng đất để làm giàu cho Tổ Quốc là việc hết sức quan SV: Trần Thị Thu Hương 5 Lớp: Kế toán DN – K50
  6. trọng trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay. Nhận rõ tầm quan trọng, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến ngành than, tích cực đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại dưới nhiều hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nói riêng và công cuộc xây dựng phát triển đất nước nói chung. Là một thành viên trong Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê (sau đây gọi tắt là Công ty than Mạo Khê - TKV) đã xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, đứng trước những yêu cầu mới của sự phát triển, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và Thế giới đòi hỏi trong thời gian tới Công ty than Mạo Khê - TKV phải tiếp tục sắp xếp lại tổ chức quản lý sản xuất theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Đó là: Cải tiến công nghệ sản xuất, tích cực đẩy mạnh sản lượng hàng năm, hạ giá thành đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao và đóng góp nghĩa vụ đối với Nhà nước. Sau một thời gian thực tập nghiệp vụ tại công ty than Mạo Khê báo cáo thực tập của em được chia thành 3 chương - Chương 1: Tổng quan về công ty than Mạo Khê - Chương 2: Một số đặc điểm tổ chức của các phòng ban của công ty than Mạo Khê - Chương 3: Những thuận lợi và khó khăn của công ty cùng những biện pháp khắc phục SV: Trần Thị Thu Hương 6 Lớp: Kế toán DN – K50
  7. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THAN MẠO KHÊ SV: Trần Thị Thu Hương 7 Lớp: Kế toán DN – K50
  8. I. Khái quát về tình hình chung của công ty than Mạo Khê Lịch sử hình thành và phát triển Mỏ Mạo Khê được phát hiện và chính thức khai thác từ thời Tự Đức (1846-1884), lúc đầu mỏ Mạo Khê bắt đầu được khai thác dưới hình thức “ trưng khai” của một số SV: Trần Thị Thu Hương 8 Lớp: Kế toán DN – K50
  9. thương nhân người Trung Quốc và người Đức. Năm 1888 Pháp ép triều đình nhà Nguyễn bán mỏ Đông Triều cho chúng. Nắm trong tay quyền hành sử dụng Pháp bán mỏ Mạo Khê cho đồn điền người Pháp có tên là Mac ti. Trong những năm 1923-1929 sản lượng ở mỏ than Mạo Khê gần bằng sản lượng than của Đông Triều chỉ kém công ty than Bắc Kỳ, nhưng việc đầu tư trang thiết bị ở mỏ Mạo Khê còn hạn chế. Mọi công việc từ đào lò đá, khai thác lộ vỉa đều làm thủ công, lò giếng sâu 40m nhưng vẫn chưa có năng lượng điện. Sản lượng khai thác than ở Mạo Khê năm 1913 là 62000 tấn, 1925 là 107.000 tấn. Số công nhân ở mỏ Mạo Khê tính đến năm 1913 là 980 người, năm 1928 là 2.800 người. Sau khi hoà bình lập lại mỏ Mạo Khê được đổi tên thành mỏ than Mạo Khê, và chính thức đến ngày 16/11/2001 thì hội đồng quản trị tổng công ty than Việt Nam quyết định đổi tên mỏ than Mạo Khê thành công ty than Mạo Khê. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Công ty than Mạo Khê nằm trong tam giác Hà Nội – Hải Phòng- Quảng Ninh, là một công ty khai thác than hầm lò có trụ sở chính đóng tại thị trấn Mạo Khê thuộc SV: Trần Thị Thu Hương 9 Lớp: Kế toán DN – K50
  10. huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, toàn công ty thuộc vòng cung Đông Triều có toạ độ: 106033’45’’ đến 106041’15” kinh độ Đông 21001’33” đến 21006’15” vĩ độ Bắc Phía đông giáp với xã Hoàng Quế Phía tây giáp với xã Kim Sen Phía nam giáp với xã Yên Thọ và thị trấn Mạo Khê Phía bắc giáp với xã Tràng Lương Mạo Khê nằm ở vị trí tương đối thuận lợi. Các phía đông tây, nam của mỏ là vùng nông thôn đồng bằng rộng lớn với các xã Yên Thọ, Vĩnh Khê, Kim Sen, Hoàng Quế…Xa hơn vượt sông Đà Bạch là huyện Kinh Môn, HảI Dương một trong những nơi cung cấp nguồn lực cho mỏ. Ba mặt bao quanh tương đối bằng có hệ thống giao thông liên vùng. Về đường quốc lộ 18 đi Hạ Long và ngược lại có Phả Lại- Bắc Ninh- Hà Nội. Đồng thời quốc lộ 18 A lại có nhánh đường 200 đi Hải Phòng, tuyến đường sắt quốc gia Yên Viên, Kép, Uông Bí, Hạ Long có nhiều nhánh vào tận nhà sàng. Về đường thuỷ gần duy nhất chỉ có con sông Đà Bạch chảy ra sông Bạch Đằng có cảng Bến Cân là nơi trung chuyển than bằng đường thuỷ SV: Trần Thị Thu Hương 10 Lớp: Kế toán DN – K50
  11. đi khắp nơi. Các tuyến đường bộ và đường thuỷ đã hợp thành hệ thống giao thông thuận tiện cho mỏ trong việc vận chuyển nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và trong sinh hoạt.Mỏ Mạo Khê nằm sâu trong nội địa, phía bắc là đồi núi, còn lại là mặt bằng rộng rãi, nằm giữa hai nhà máy nhiệt điện lớn là Uông Bí và Phả Lại, cách 2 km về phía nam có nhà máy xi măng Hoàng Thạch vô cùng thuận lợi cho việc cung cấp than là nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. Điều kiện khí hậu Công ty than Mạo Khê -TKVnằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều với hai mùa rõ rệt. - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1700mm. - Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,30C thay đổi theo mùa, mùa hè nhiệt độ lên đến 370C- 380C (tháng7, 8 hàng năm) mùa đông nhiệt độ thấp từ 80C-150C đôi khi xuống 20C-30C. Lượng gió chủ yếu về mùa hè là gió Đông Nam, SV: Trần Thị Thu Hương 11 Lớp: Kế toán DN – K50
  12. về mùa đông là gió Đông Bắc, với tốc độ lớn nhất là 30m/s. Điều kiện địa chất Theo nghiên cứu địa chất than Mạo Khê là than trầm tích được hình thành vào kỷ Đê Vôn và Sê riêng.Trải qua các cuộc vận động tạo sơn đặc biệt là cuộc vận động tạo sơn In-do-xi-at cách đây vào khoảng 170 đến 200 triệu năm. Trên cơ sở đó than Mạo Khê ứng với độ tuổi Triatnoli-nadini. Hướng của địa tằng chứa than chạy theo Đông- Tây nhưng nghiêng về phía tây và chia làm 2 cánh Bắc và Nam. Địa tầng chứa than cánh Bắc cấu tạo đơn giản và nghiêng về một phía. Địa tầng cánh nam tương đối phức tạp và ngược với cánh bắc. Căn cứ vào xác định địa chất than Mạo Khê có 54 vỉa, chiều dày là 271,74 m trong đó có 37 vỉa có giá trị khai thác. Hầu hết các vỉa cánh bắc, cánh nam đều chạy theo hướng Đông – Tây với chiều dài từ 6 đến 8 km. Cánh bắc vỉa mỏng than cục ít chỉ có 3/10 than cám 4. Chiếm tỷ lệ 30% còn lại là than cám 5+6. Toàn vùng Mạo Khê không có than cám đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, than cục độ bền cơ học thấp. So với vùng Hòn Gai, Cẩm Phả thì than của SV: Trần Thị Thu Hương 12 Lớp: Kế toán DN – K50
  13. Mạo Khê có độ tro cao, nhiệt lượng thấp nên giá bán bình quân thấp hơn. Tuy nhiên về giá trị sử dụng thích hợp với cơ khí, luyện kim và sản xuất nhiệt điện, sản xuất vật liệu và chất đốt sinh hoạt. Phần trữ lượng than ở mức +30 thích hợp cho khai thác lò bằng. Phần nằm dưới mức +30 phù hợp với khai thác bằng phương thức lò giếng.Giới hạn khai thác than của mỏ được quy hoạch là 40 km2 với tổng trữ lượng than còn lại là 300 triệu tấn. Cấu tạo địa chất Toàn khu mỏ có cấu trúc dạng nếp lồi không hoàn chỉnh, đỉnh chúc về phía Tây, hai cánh nâng cao, mở rộng về phía Đông. Trầm tích chứa than được giới hạn trong địa hào hẹp phương Tây - Đông hình thành bởi hai đứt gãy: F -18 ở rìa phía Nam và F – TL (Trung Lương) ở phía Bắc. a. Địa tầng khối Nam Bao gồm toàn bộ các thành tạo chứa than nằm kẹp giữa hai đứt gãy FA (ở phía Bắc) và đứt gãy FB (ở phía Nam) thành phần gồm các đá vụn thô: cuội sạn kết chiếm 3,5%, cát kết chiếm 46%, bột kết chiếm 30%, sét kết chiếm 10%, sét than và than chiếm 10%. SV: Trần Thị Thu Hương 13 Lớp: Kế toán DN – K50
  14. Các vỉa than cắm đơn nghiêng về phía Nam với góc dốc từ 450 600. Trong tập có13 vỉa than trong đó có 8 vỉa than tham gia tính trữ lượng gồm: vỉa 6, 7, 8, 8a, 9, 9a, 9b, 10. Các vỉa than thuộc vỉa có chiều dày trung bình và mỏng, các vỉa than duy trì liên tục nhưng mức độ ổn định kém. Các vỉa than khối Nam thuộc loại vỉa có chiều dày không ổn định, cấu tạo vỉa tương đối phức tạp đến phức tạp (có vỉa đến 20 lớp kẹp), khoảng cách các vỉa than từ 50 đến 136m. b. Địa tầng khối Bắc Được chia làm 3 tập như sau: - Tập than dưới (T3n-r hg1 2): Là tập chứa than lộ ra từ tuyến X về phía Đông, phía Bắc từ trụ vỉa 2, phía Nam từ trụ vỉa 4 cũ hoặc sát phay FA. Địa tầng tập than dưới dày > 1000 m, đặc trưng bởi trầm tích nhịp không hoàn chỉnh, đá chủ yếu là sét, bột, cát kết hạt mịn sẫm màu, ít cát kết hạt thô. Tập chứa than dưới xác định có 14 vỉa than trong đó có 06 vỉa đạt chiều dày công nghiệp. - Tập than giữa (T3n-r hg2 2): Phân bố rộng và chiếm phần lớn diện tích khối Bắc kéo dài từ Tây sang Đông. SV: Trần Thị Thu Hương 14 Lớp: Kế toán DN – K50
  15. Giới hạn dưới là vỉa 2, giới hạn trên là vỉa 18, chiều dày tập 1170m, chứa 17 vỉa than, trong đó có 09 vỉa đạt chiều dày công nghiệp, là đối tượng khai thác chính. Trầm tích của tập mang tính nhịp khá hoàn chỉnh, đất đá bao gồm bắt đầu từ hạt thô sạn hoặc cuội kết 40%, cát kết hạt thô, mịn 30%, bột kết 20%, sét kết 5%, kết thúc là các vỉa than hoặc sét than 5%. - Tập than trên (T3n-r hg3 2): Là địa tầng kế tiếp nằm chỉnh hợp lên tập than giữa, bắt đầu từ vỉa 18 đến vách vỉa 25, chứa 08 vỉa than trong đó có 04 vỉa được tính trữ lượng công nghiệp. Trầm tích mang tính nhịp không hoàn chỉnh, đất đá chủ yếu là cát kết hạt thô  trung, sạn, cuội kết phân bố ở khoảng giữa 2 vỉa than. Đá bột, sét kết chiếm < 25% và thường phân bố ở trụ vỉa. c. Kiến tạo. Địa tầng chứa than cánh Bắc Công ty than Mạo Khê- TKV thuộc dạng cấu tạo địa chất đơn giản, ít bị vò nhàu, uốn lượn. Cấu tạo đơn tà có hướng cắm Bắc với góc dốc lớn, mặt lớp, phân lớp phẳng, nhẵn . SV: Trần Thị Thu Hương 15 Lớp: Kế toán DN – K50
  16. Khu vực đang khai thác là các vỉa cắm Bắc có góc dốc từ 25o đến 50o, gần trục nếp lồi là các đứt gẫy nhỏ kéo theo. Đứt gẫy FA là đứt gãy lớn, chia khu mỏ ra hai khối cấu tạo có hướng cắm Bắc với góc trượt khoảng700 đến 800. Đới ảnh hưởng và phá huỷ của đứt gãy từ 50 đến 100 mét với nhiều mặt trượt và đứt gãy nhỏ kèm theo. Đứt gãy F340, F11, F129 là các đứt gãy thuận cắm Bắc, Đông Bắc có biên độ dịch chuyển lớn, trong đó F11 có biên độ dịch chuyển đứng từ 100m – 250m, F129 có biên độ dịch chuyển ngang lớn từ 200m – 300m với góc dốc mặt trượt khoảng 750 cắt qua các vỉa V5 đến V9. Hệ thống đứt gãy nhỏ hơn khoảng 10m -30m là các đứt gãy F280, F424, F433, F15. Đứt gãy FCB chạy theo phương Tây bắc - Đông nam với biên độ dịch chuyển 55m -100 m. d. Cấu tạo vỉa than. Hiện nay, Công ty đang tập trung khai thác ở khu vực 56. Các vỉa có cấu tạo được mô tả như sau: Bảng 1-1 SV: Trần Thị Thu Hương 16 Lớp: Kế toán DN – K50
  17. T Tên Lớp khai Chiều Độ dốc Ghi chú T vỉa thác dầy (m) (độ) 1 Vỉa 5 Vách 1,53 45 Đất vây quanh Trụ 1,82 45 chủ yếu là: 2 Vỉa 6 Vách 3,09 35 - Cát kết Trụ 2,99 35 - Sạn kết 3 Vỉa 7 Vách 3,56 30 - Cuội kết Trụ 4,83 30 - Sa thạch 4 Vỉa 8 Vách 2,4 25 5 Vỉa 9 Trụ 2 28 Đá vách và trụ 6 Vỉa 9B Vách 2 28 chủ yếu là: Trụ 2,78 28 - Alevrolil 7 Vỉa 10 Vách 2,65 25 - Argilil e.. Tính chất cơ lý của đất đá. Các nham thạch dày chủ yếu là sa thạch vững chắc, bảo đảm xây dựng các công trình trên mặt đất. Đá vách và trụ vách của vỉa chủ yếu là sạn, cát kết, bột kết và sét kết có tính chất cơ lý được mô tả trong bảng sau: Bảng 1-2 Tên đá C.độ C.độ K.kéo Dung Tỷ trọng SV: Trần Thị Thu Hương 17 Lớp: Kế toán DN – K50
  18. K.nén (KG/cm2) trọng (G/cm3) (KG/cm2) (G/cm3 ) Sạn, cát 2161  220 289  190 2.68  2.56 2.75  2.67 kết 1190.5 239.5 2.62 2.71 1193  227 218  155 2.97  2.33 2.86  2.36 Bột kết 710 166.5 2.65 2.61 Sét kết 597  138 306  168 2.61  1.5 2.67  2.53 367.5 237 2.01 2.6 Max  Min Ghi chú: Các giá trị trên Trungbinh f. .Phẩm chất của các vỉa than. . Đặc điểm của các vỉa than: Công ty than Mạo Khê - TKV đang khai thác toàn bộ khu vực 56 từ mức -25 / +30 và khu vực - 80 gồm các tuyến vỉa 5, 6, 7, 8, 9 nằm trong bối tà cánh Bắc được giới hạn bởi tuyến III đến tuyến VI. Vỉa 5: Có cấu tạo phức tạp gồm nhiều lớp đá kẹp (Argilil) xen lẫn vỉa than, nó biến đổi từ (40 đến 60) lớp, chiều dày vỉa không ổn định và có khả năng chia làm 3 lớp. Vỉa 6: Cấu tạo khá phức tạp gồm nhiều lớp nhỏ là đá (Argilil) xen kẽ, có chiều dày 0,3 -:- 1,9 mét và có 4 đến SV: Trần Thị Thu Hương 18 Lớp: Kế toán DN – K50
  19. 24 lớp, vỉa được chia làm 2 lớp, lớp vách dày 3,09 mét và lớp trụ dày 2,99 mét. Vỉa 7: Cấu tạo lớp đá kẹp từ 8 đến 20 lớp, phân lớp mỏng có chiều dày 0,16 đến 6,99 mét cũng chia làm 2 lớp rõ rệt, lớp vách dày 3,56 mét và lớp trụ dày 4,38 mét. Vỉa 8: Có chiều dày trung bình là 2,4 mét với độ dốc 25o và khá ổn định, đá vách trực tiếp là Argilil có chiều dày 6 mét còn vách cơ bản là đá Alevrolit có chiều dày 20 mét. Vỉa 9: Có chiều dày trung bình 4 đến 4,6 mét với góc dốc 28o có thế nằm tương đối ổn định và cũng chia làm 2 lớp rõ rệt, mỗi lớp có chiều dày 2,3 mét, đá vách trực tiếp là đá Argilil dày 8 mét còn vách đá cơ bản là đá Alevrolit có chiều dày 25 mét, lộ vỉa nằm ở mức +200 đến +220. Vỉa 9B: Chiều dày trung bình là 4,6 mét với góc dốc 28o chiều dày của vỉa khá ổn định. Đá vách trực tiếp là Argilil dày 8 mét còn đá vách cơ bản là Alevrolit dày 28 mét lộ vỉa nằm ở mức +200 đến +250. Chất lượng than: Hiện nay theo số liệu phân tích và tính toán sơ bộ tỷ lệ lẫn bẩn trong than là 3,5% SV: Trần Thị Thu Hương 19 Lớp: Kế toán DN – K50
  20. Độ tro: Ak = 14%  26 % Độ ẩm trung bình W = 5,58% Chất bốc cháy Vch = 7,34% Tỷ trọng d = 0,98T/m3 Độ kiên cố đất đá f = 1  2 */ Thành phần hoá học trong than Hàm lượng lưu huỳnh: S = 0,5%  0,7% Hàm lượng ôxi: O2 = 2,4%  5,05% Hàm lượng cac bon: C = 86,4%  94,2% Hàm lượng phot pho: P = 0,001%  0,09% Hàm lượng hiđro: H2 = 2,38%  3,15 SV: Trần Thị Thu Hương 20 Lớp: Kế toán DN – K50
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2