intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank 8– Chi nhánh Dương Bá Trạc

Chia sẻ: Fvdxc Fvdxc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

347
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8 – Chi nhánh Dương Bá Trạc, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều và có thể định hướng cho công việc trong tương lai của mình một cách rõ ràng nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank 8– Chi nhánh Dương Bá Trạc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tên cơ quan thực tập : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank 8– Chi nhánh Dương Bá Trạc Thời gian thực tập : 7/1/2013 – 17/3/2013 Người hướng dẫn : Chú Lê Nguyễn Quốc Hải Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Quỳnh Nga Lớp : KT1011 7/1/2013
  2. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tên cơ quan thực tập : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank 8 – PGD Dương Bá Trạc Thời gian thực tập : 7/1/2013 – 17/3/2013 Người hướng dẫn :Chú Lê Nguyễn Quốc Hải Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Quỳnh Nga Lớp : KT1011 7/1/2013 ii
  3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... i
  4. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức 8 Nguyễn Văn Tráng - Q.1 ĐT: 38301 877 - 38324 602, Fax: 38301 878 www.hoasen.edu.vn PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP (Xin đánh dấu chéo (x) vào ô thích hợp) Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Nga Lớp: KT1011 Cơ quan tiếp nhận: Ngân hàng NN và PTNT Agribank 8 – PGD Dương Bá Trạc 1. Nhận xét của cơ quan về chất lượng công việc được giao: Các công việc được giao Hoàn thành:  Tốt  Khá  Trung bình  Yếu Hoàn thành công việc được giao  Hoàn thành đúng  Thỉnh thoảng đúng  Không đúng thời hạn Tính hữu hiệu của đợt thực tập đối với cơ quan:  Có giúp ích nhiều  Giúp ích ít  Không giúp ích mấy cho hoạt động của cơ quan 2. Nhận xét của cơ quan về bản thân sinh viên Năng lực chuyên môn sử dụng vào công việc được giao ở mức:  Giỏi  Khá  Trung bình  Yếu Tinh thần, thái độ đối với công việc được giao:  Tích cực  Bình thường  Thiếu tích cực Đảm bảo kỉ luật lao động (giờ giấc lao động, nghỉ làm,…)  Tốt  Trung bình  Kém Thái độ đối với cán bộ công nhân viên trong cơ quan:  Chan hòa  Không có gì đáng nói 3. Nếu được, xin cho biết 01 “Thành tích nổi bật” của sinh viên (nếu không có xin bỏ qua): ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 4. Các nhận xét khác (nếu có): …………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………. 5. Đánh giá: Điểm chuyên cần, phong cách: ……./10 Điểm chuyên môn: ……./10 Ngày…… tháng……năm……… Họ tên, chữ kí, chức vụ người nhận xét
  5. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức TRÍCH YẾU Ông bà ta xưa có câu: “Học đi đôi với hành”, điều đó có nghĩa học lí thuyết phải đi đôi với thực hành thì mới có thể áp dụng được những điều đã học vào thực tế, từ đó có thể giúp ghi nhớ và vững lí thuyết hơn. Nắm được điều đó, trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho chúng tôi qua đợt thực tập nhận thức này để củng cố lại kiến thức đã học, trao dồi thêm nhiều kiến thức mới và làm quen với môi trường làm việc trong tương lai, chính những điều này đã giúp chúng tôi vững tin hơn khi bước ra đời và làm việc trong môi trường mà mình yêu thích. Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8 – Chi nhánh Dương Bá Trạc, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều và có thể định hướng cho công việc trong tương lai của mình một cách rõ ràng nhất. iii
  6. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức MỤC LỤC NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN ......................................................................................... i PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP ........................................................................................... ii TRÍCH YẾU ............................................................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................................. vi DẪN NHẬP ............................................................................................................................................... vii PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – AGRIBANK ................................................................................................................................................. 1 I. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Agribank ................................................................................ 1 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank: .......................................................................... 1 1.2 Cơ cấu tổ chức: .......................................................................................................................... 4 1.3 Sơ đồ tổng quát bộ máy tổ chức của Agribank ............................................................................ 5 1.4 Định hướng phát triển: ............................................................................................................... 5 II. Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8 - PGD Dương Bá Trạc........ 8 2.1 Giới thiệu chung về NHNNo & PTNT 8 – Phòng Giao dịch Dương Bá Trạc .............................. 8 2.2 Sự hình thành và phát triển của Phòng Giao dịch 8 – PGD Dương Bá Trạc: .............................. 8 2.3 Cơ cấu tổ chức: .......................................................................................................................... 9 2.4 Các sản phẩm dịch vụ chính ..................................................................................................... 10 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại PGD Dương Bá Trạc ........................................................... 10 PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP .......................................................................................................... 11 I. Mục tiêu thực tập ........................................................................................................................... 11 II. Các công việc thực tập ............................................................................................................... 11 2.1 Quan sát tại phòng tín dụng ..................................................................................................... 11 2.2 Giúp các anh chị phòng tín dụng in và photo tài liệu ................................................................ 11 2.3 Tham khảo tài liệu.................................................................................................................... 12 2.4 Quan sát, theo dõi các hoạt động tín dụng ................................................................................ 12 2.5 Làm giấy đề nghị vay vốn cho khách hàng ................................................................................ 15 2.6 Giúp khách hàng viết giấy lĩnh tiền vay .................................................................................... 16 2.7 Giúp nhân viên tín dụng đóng và lưu trữ hồ sơ tất nợ của khách hàng. ..................................... 16 III. Nhận xét...................................................................................................................................... 17 IV. Kết quả đạt được qua đợt thực tập nhận thức .......................................................................... 17 iv
  7. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức PHỤ LỤC .................................................................................................................................................. 19 KẾT LUẬN................................................................................................................................................ 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................... 23 v
  8. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Phùng Thế Vinh đã chia sẻ kinh nghiệm và dặn dò cặn kẽ, tận tình hướng dẫn tôi cách làm trước khi đợt thực tập nhận thức diễn ra. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Duy Ngọc đã sửa lỗi cho tôi để có thể hoàn thành bài báo cáo này một cách tốt nhất. Đồng thời, tôi xin cảm ơn chú Nguyễn Phương Huấn - giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - phòng giao dịch Dương Bá Trạc đã tiếp nhận và tạo điều kiện giúp đỡ tôi tìm tư liệu rất nhiều để viết báo cáo trong quá trình thực tập, cảm ơn các anh chị trong phòng tín dụng đã tận tình hướng dẫn công việc cụ thể cho tôi, tạo cơ hội cho tôi tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, giúp tôi có cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho tôi có một cơ hội để trải nghiệm về bản thân, tìm hiểu về thực tế, tiếp thu kiến thức mới, phát triển các kĩ năng… Đó sẽ là hành tranh giúp ích rất nhiều cho tôi sau này. Do thời gian thực tập nhận thức có hạn nên không tránh khỏi những sai sót khi làm báo cáo, tôi rất mong nhận được lời góp ý chân thành từ quý Thầy cô và bạn bè để có thể hoàn thiện cuốn báo cáo này một cách tốt nhất. Chân thành cảm ơn! vi
  9. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức DẪN NHẬP Trong quá trình học tập tại trường Đại học Hoa Sen, tôi đã được tạo cơ hội để tiếp xúc với thực tế, với môi trường làm việc chuyên nghiệp thông qua kì thực tập nhận thức. Tôi đã được tích lũy khá nhiều kiến thức về chuyên ngành cũng như các kĩ năng mềm trong giao tiếp và ứng xử, đây chính là cơ hội để tôi có thể áp dụng những kiến thức đó vào thực tế, vận dụng nó vào công việc. Và đây cũng chính là bước đi đầu đời giúp tôi hòa nhập vào môi trường thực tế, đương đầu với những khó khăn để có thể định hướng đúng hơn nghề nghiệp trong tương lai của mình. Trong đợt thực tập nhận thức này, những mục tiêu mà tôi đã đề ra và cũng đã đạt được cho bản thân như sau: - Làm quen với môi trường làm việc tại Ngân Hàng - Định hướng nghề nghiệp tương lai của tôi là làm kế toán doanh nghiệp hay kế toán ngân hàng - Biết cách làm những việc cơ bản trong Ngân hàng, vd: photo tài liệu, sắp xếp hồ sơ, … - Biết cách giao tiếp khi giao dịch với khách hàng. vii
  10. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – AGRIBANK I. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Agribank 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank: - Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Lịch sử Agribank là lịch sử có nhiều thăng trầm và dấu ấn Hình 1: Logo Ngân hàng đáng ghi nhớ, với những tên gọi khác nhau gắn với những Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - nhiệm vụ khác nhau của từng thời kỳ phát triển kinh tế đất Agribank nước:  Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt nam (1988 - 1990);  Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam (1990 - 1996);  Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam (1996 - nay). Hình 2: Lễ kỉ niệm 20 năm thành lập NH Agribank (1988 – 2008) - Khi thành lập, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt nam đối mặt với muôn vàn khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi. Trong tổng số trên 36.000 cán bộ lúc đó chỉ có 10% trình độ đại học, cao đẳng còn lại là trung cấp, sơ cấp hoặc chưa được đào tạo. Tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ chiếm 42% còn lại 58% phải vay từ Ngân hàng nhà nước. Tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng,
  11. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức trong đó 93% là ngắn hạn; tỷ lệ nợ xấu trên 10%. Khách hàng hoàn toàn là các doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần lớn là làm ăn thua lỗ, lao động thiếu việc làm, nguy cơ phá sản luôn rình rập. - Đối mặt với thách thức, ngay từ ngày đầu Agribank triển khai một số giải pháp mạnh nhằm chuyển hướng thành một ngân hàng thương mại tự chủ. Đó là: tập trung đầu tư cho kinh doanh lương thực; mạnh dạn thí điểm cho vay trực tiếp đến hộ nông dân; ... Với những cố gắng này, Agribank đã từng bước xác lập được vị thế trong hệ thống ngân hàng. - Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2012, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:  Tổng tài sản: 561.250 tỷ đồng.  Tổng nguồn vốn: 505.792 tỷ đồng.  Vốn điều lệ: 29.606 tỷ đồng.  Tổng dư nợ: 443.476 tỷ đồng.  Về công nghệ: tạo bước đột phá trong triển khai các dự án tin học để đến hôm nay hình thành nền móng công nghệ cơ bản cho một ngân hàng hiện đại, kết nối trực tuyến toàn hệ thống; cho phép triển khai và ứng dụng tất cả các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Thẻ quốc tế; Internet Banking; ..  Về con người: ưu tiên cho đào tạo và đào tạo lại, đặc biệt là đào tạo kỹ năng, nâng tầm quản lý của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt theo các chuẩn mực ngân hàng tiên tiến. Đến nay, trong tổng số trên 3 vạn cán bộ, gần 70% có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng; 80% có trình độ vi tính cơ bản  Về tài chính: xây dựng một nền tài chính mạnh. Lợi nhuận hàng năm tăng đều và vững chắc; hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; đảm bảo thu nhập và đời sống cán bộ không ngừng cải thiện nhưng vẫn đủ sức trích hình thành quỹ dự phòng rủi ro hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.  Về mô hình hoạt động: Agribank hiện có các công ty trực thuộc kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau như chứng khoán, vàng bạc, cho thuê tài chính, bảo hiểm, in thương mại, du lịch,.. và đầu tư vào hàng chục các doanh nghiệp khác. Agribank kinh doanh đa năng đang dần tiến tới một tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực trên cơ sở 3 trụ cột Ngân hàng - Chứng khoán - Bảo hiểm. 2
  12. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức  Về đối ngoại: cùng với việc tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, các tổng công ty hình thành các đối tác chiến lược trong nước, Agribank chủ động mở rộng và khai thác có hiệu quả các mối quan hệ quốc tế: thu hút và triển khai hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn gần 4 tỷ USD được các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, AFD, .. đánh giá cao; xúc tiến quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn, ngân hàng lớn trên thế giới; trú trọng duy trì và phát triển quan hệ với các hiệp hội ngân hàng khu vực và quốc tế nhằm chia sẻ, học hỏi, chuyển giao kiến thức, công nghệ ngân hàng tiên tiến. Qua đó vị thế và uy tín của Agribank trong khu vực và trên trường quốc tế được khẳng định. - Các thành tích và danh hiệu đạt được:  Năm 1995: đề xuất kiến nghị lập Ngân hàng phục vụ người nghèo – tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội – Đây là một niềm tự hào to lớn của Agribank trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.  Năm 2003: được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho Agribank.  Năm 2006: Agribank đã nhận thêm được nhiều giải thưởng như: Chứng nhận của Wachovia, N.Y về xử lý xuất sắc các điện thanh toán; Giải thưởng Sao vàng đất Việt, giải thưởng vàng “3 chữ A”.  Năm 2007: Agribank cũng vinh dự được Chương trình Phát triển liên hợp quốc (UNDP) xếp số 1 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất đang hoạt động tại Việt nam.  Năm 2008: là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trường thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ.  Năm 2010: Agribank được Western Unico trao tặng các giải thưởng năm 2010 ghi nhận những đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển kỹ năng của công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam và là Ngân hàng có đại lý tốt nhất về tăng trưởng giao dịch chi trả tại khu vực Đông Dương.  Năm 2011: Agribank được bình chọn là "Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất", được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp "Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ", ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.. 3
  13. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức  Năm 2012: Agribank đạt danh hiệu "Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2012" tại lễ trao giải của Ban tổ chức chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao. Danh hiệu này chính là sự ghi nhận của khách hàng, đối tác, cộng đồng về những đóng góp của Agribank, nhất là trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích. 1.2 Cơ cấu tổ chức: - Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với gần 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến. Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rộng mạng lưới ra nước ngoài khi chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Vương quốc Campuchia, quan hệ đại lý với 1.033 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank hiện có 8 công ty con, đó là: Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC), Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABSC), Công ty Cổ phần chứng khoán (Agriseco), Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh (VJC), Công ty Cổ phẩn bảo hiểm (ABIC), Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Công ty TNHH một thành viên Thương mại và đầu tư phát triển Hải Phòng. - Nhân sự: gần 42.000 cán bộ. - Bên cạnh việc tập trung vào hoạt động kinh doanh trong nước, Agribank cũng rất chú trọng tới việc phát triển thương hiệu, uy tín và hoạt động của Agribank trên thị trường ngoài nước. Hiện nay, Agribank có quan hệ đại lý với trên 1.000 tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank là ngân hàng Việt Nam nhận nguồn vốn uỷ thác đầu tư lớn nhất từ các tổ chức tài chính quốc tế lên tới gần 7 tỷ USD. - Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp. 4
  14. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức 1.3 Sơ đồ tổng quát bộ máy tổ chức của Agribank Hội đồng quản trị Bộ phận giúp Ban kiểm soát việc HĐQT Tổng giám đốc Kế toán trưởng Các Phó tổng Giám Hệ thống kiểm tra đốc kiểm toán nội bộ Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ Sở quản lý KD Chi Sở giao Văn Đơn vị Công ty vốn và ngoại tệ nhánh dịch phòng đại sự trực thuộc diện nghiệp Bảng 1: Sơ đồ tổ chức tổng quát Agribank 1.4 Định hướng phát triển: - Với tiêu chí : “Agribank phát triển vì sự bền vững của cộng đồng” nên từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. Luôn mãi là người bạn đồng hành thuỷ chung và tin cậy của trên 10 triệu hộ gia đình; xúc tiến cổ phần hoá các công ty trực thuộc, tiến tới cổ phần hoá Agribank theo định hướng và lộ trình thích hợp; đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng; giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu; đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển hệ thống công nghệ thông tin; đa dạng hoá sản phẩm; nâng cao chất lượng dịch vụ; chuẩn bị 5
  15. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức nguồn nhân lực chất lượng cao; đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu - văn hóa Agribank. - Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới. Hình 3: Lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa NH Agribank với Hyundai It, Vinasme, Vinatech, ICA. - Năm 2012 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. - Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank cũng đóng góp quan trọng vào công tác an sinh xã hội theo chủ trương của Chính phủ và NHNN. Agribank mở rộng tín dụng và
  16. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các hộ sản xuất ở khu vực nông thôn để phát triển sản xuất hàng hóa và góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, bên cạnh đó Agribank cũng dành khoảng 300 tỷ đồng để tài trợ cho các dự án, chương trình an sinh xã hội cho hộ nghèo, y tế, giáo dục của các tỉnh mà tập trung là các tỉnh miền núi, vùng gặp khó khăn. Hình 4: Agribank chung tay giúp đỡ người gặp khó khăn. - Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp, đó là:  Thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền;  Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty;  Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hoạt động Agribank khi được Chính phủ phê duyệt;  Đổi mới cơ chế về quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh theo hướng nâng cao tính chủ động, linh hoạt;  Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu;  Củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Agribank và hệ thống cơ chế quản trị điều hành kinh doanh, xây dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;  Kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, rà soát và chỉnh sửa quy trình giao dịch một cửa và hậu kiểm; 7
  17. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức  Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại, nâng cao thị phần dịch vụ tại đô thị và nhanh chóng triển khai sản phẩm dịch vụ phục vụ "Tam nông";  Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh v.v… tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín của Ngân hàng Thương mại lớn nhất Việt Nam. II. Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8 - PGD Dương Bá Trạc 2.1 Giới thiệu chung về NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8 – PGD Dương Bá Trạc - Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8 – PGD Dương Bá Trạc - Địa chỉ: 163 Dương Bá Trạc, Phường 1, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 39830315 - Fax: (08) 39830318 - Giám đốc: Ông Nguyễn Phương Huấn 2.2 Sự hình thành và phát triển của Phòng Giao dịch 8 – PGD Dương Bá Trạc: - Do nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, PGD được thành lập vào ngày 16/01/2008 tại số 161 – 163 Dương Bá Trạc, Phường 1, Quận 8. - Cùng với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống Agribank, PGD Dương Bá Trạc cũng đã thực hiện áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động kinh doanh, áp dụng mô hình giao dịch một cửa và đã áp dụng thành công chương trình giao dịch IPCAS. Thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chủ động nghiên cứu, áp dụng đưa ra thị trường những sản phẩm tối ưu như: đa dạng các hình thức huy động vốn, áp dụng thành công các loại hình nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, các sản phẩm dịch vụ kế toán ngân quỹ, chuyển tiền. - PGD Dương Bá Trạc đã có những bước đi vững chắc trên con đường đổi mới hoạt động, hội nhập và đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ trên mọi phương diện, cụ thể là:  Về công nghệ: Ngân hàng đã áp dụng chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, nhằm cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo cho khách hàng.  Về khách hàng: Những năm qua số lượng khách hàng có quan hệ giao dịch với PGD không ngừng tăng lên, đến nay chi nhánh có gần 200 ngàn khách hàng có quan hệ giao dịch tiền gửi, thanh toán; trong đó trên 120 ngàn khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ và trên 3.000 khách hàng có quan hệ tín dụng. 8
  18. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức - Trong những năm gần đây do chịu ảnh hưởng chung của bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và những thuận lợi, khó khăn của nền kinh tế địa phương, nên bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động kinh doanh của PGD Dương Bá Trạc cũng còn những tồn tại. 2.3 Cơ cấu tổ chức: - Hiện tại đơn vị gồm 11 cán bộ công nhân viên, bao gồm:  Ban giám đốc: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc.  Kế toán kho quỹ: 3 cán bộ  Tín dụng: 3 cán bộ  Bảo vệ hành chính: 3 cán bộ - Hằng năm đơn vị đều xây dựng kế hoạch cử cán bộ tham gia theo các lớp nâng cao nghiệp vụ và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. - 1 Ban giám đốc gồm 2 người: Giám đốc và Phó Giám đốc.  Giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động chung toàn Ngân hàng thông qua 2 Phó Giám đốc.  Phó giám đốc: phụ trách phòng tín dụng, phòng kế toán và kho quỹ. - NHNo&PTNT được tổ chức theo các phòng: Phòng kế toán kho quỹ: - Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, Agribank Việt Nam và theo hướng dẫn của Agribank tỉnh Đồng Nai. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương cho các phòng giao dịch. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách cho Nhà nước theo luật định. - Chấp hành qui định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo qui định. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, số liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và báo cáo thống kê, cung cấp thông tin và kiểm tra chuyên đề theo qui định. Phòng tín dụng: - Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược HĐV tại địa phương. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung dài hạn theo định hướng kinh doanh của Agribank Việt Nam . - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn đối với các phòng giao dịch trên địa bàn. - Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các phòng giao dịch. - Tổng hợp, phân tích HĐKD quý năm, dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. 9
  19. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. - Thực hiện việc phân loại khách hàng, và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất cách khắc phục. 2.4 Các sản phẩm dịch vụ chính - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng; - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu giấy tờ có giá; - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; - Bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng. Chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức phí thấp. - Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép; - Hoạt động bao thanh toán; - Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi của các thành phần kinh tế được bảo hiểm theo qui định của Nhà nước. - Dịch vụ bảo hiểm. - Thực hiện các dịch vụ khác về tài chính ngân hàng. 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại PGD Dương Bá Trạc ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng doanh thu 11.900 13.250 15.177 Tổng chi phí 11.800 13.470 12.216 Lợi nhuận 100 -220 2.961 “Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính của NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – PGD Dương Bá Trạc từ năm 2010- 2012” Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Dương Bá Trạc năm 2010-2012 10
  20. Trường Đại học Hoa Sen Thực tập nhận thức PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP I. Mục tiêu thực tập - Học hỏi được các kĩ năng mềm, kĩ năng cơ bản cần thiết khi làm việc - Biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào công việc và học thêm kiến thức từ thực tế. - Làm quen được với môi trường làm việc của công ty. - Xây dựng mối quan hệ với các nhân viên, học hỏi kinh nghiệm từ họ. - Tập tính kiên nhẫn, tiếp thu ý kiến, trao dồi thêm kiến thức, cố gắng hoàn thành tốt công việc. - Có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp trong tương lai. II. Các công việc thực tập 2.1 Quan sát tại phòng tín dụng - Những ngày đầu thực tập, tôi chưa được giao công việc cụ thể một phần vì tôi chưa quen với công việc, một phần vì cuối năm Ngân hàng có quá nhiều việc để làm nên các anh chị hướng dẫn không có nhiều thời gian để hướng dẫn tôi. Tôi được chị hướng dẫn yêu cầu ngồi quan sát công việc của Ngân hàng, quan sát cách làm việc của nhân viên trong Ngân hàng cũng như các cuộc giao dịch với khách hàng.  Thực hiện: Tôi chăm chú quan sát từng cuộc giao dịch với khách hàng, quan sát các anh chị photo tài liệu, sắp xếp hồ sơ, cách đóng mộc sao cho đúng cách, các tài liệu nào cần đưa cho giám đốc kí, cách nhờ giám đốc kí hồ sơ, chứng từ như thế nào…  Kết quả đạt được: Tôi có thể rút ra từ từ được kinh nghiệm khi làm từng công việc là như thế nào. Nếu không có quá trình quan sát công việc như thế này, có thể khi tôi làm một công việc cụ thể sẽ dẫn đến sai sót là điều không thể tránh, sẽ làm ảnh hưởng đến ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến tiến độ công việc của phòng ban. 2.2 Giúp các anh chị phòng tín dụng in và photo tài liệu - Sau khi quan sát các anh chị làm các công việc trong văn phòng, tôi đã có thể giúp đỡ các anh chị làm các công việc nhỏ và đơn giản như in và photo tài liệu.  Thực hiện: Tuy đã có quan sát các anh chị in và photo nhiều lần nhưng lần đầu tôi làm cũng có hơi lúng túng một chút. Một chị thấy vậy liền hướng dẫn tôi một lần nữa để tôi có thể quen dần với chiếc máy photo. Nhờ chị mà tôi có thể photo được tập tài liệu đó, biết cách photo một mặt và hai mặt, photo sao cho khi photo hai mặt không bị ngược đầu; không những vậy tôi còn xung phong nhận photo tài liệu giúp cho các anh chị trong phòng mỗi khi các anh chị cần photo. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2