HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC<br />
CẠNH TRANH CHO CÔNG TY<br />
BÁNH KẸO HẢI HÀ<br />
<br />
TP.HCM, năm 2018<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới do<br />
Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan<br />
trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng... đặc biệt<br />
là đã chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có<br />
sự điều tiết của Nhà nước. Từ chỗ các doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí độc tôn<br />
trong sản xuất kinh doanh, theo mệnh lệnh hành chính, không có cạnh tranh và<br />
hạch toán kinh tế chỉ là hình thức, sang phát triển mọi loại hình doanh nghiệp<br />
thuộc mọi thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường các doanh nghiệp<br />
phải tự hạch toán, phải tự lo mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh theo cơ<br />
chế thị trường.<br />
Ngày nay môi trường kinh doanh có sự ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động<br />
kinh doanh của Công ty, nó luôn thay đổi, phá vỡ sự cứng nhắc của các kế<br />
hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải hoạch định và triển khai<br />
một công cụ kế hoạch hoá hữu hiệu đủ linh hoạt ứng phó với những thay đổi của<br />
môi trường kinh doanh, đó là chiến lược kinh doanh. Đặc biệt trong xu hướng<br />
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thì muốn tồn tại và phát triển, các doanh<br />
nghiệp không những phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa mà phải có<br />
khả năng vươn ra thị trường quốc tế. Vậy làm thế nào để có ưu thế cạnh tranh<br />
hơn đối thủ cạnh tranh và cạnh tranh được với các đối thủ khi họ có lợi thế cạnh<br />
tranh dài hạn mà mình không có? Không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam mà<br />
cả đối với các Công ty lớn trên thế giới trong suốt quá trình đặt tình huống và<br />
tìm giải pháp, có một câu hỏi luôn đặt ra là: làm sao doanh nghiệp có thể giải<br />
quyết được mâu thuẫn giữa một bên là khả năng có hạn của mình và đòi hỏi vô<br />
hạn của thị trường không chỉ bây giờ mà cả cho tương lai. Giải quyết được mâu<br />
thuẫn ấy là mục tiêu của hoạch định chiến lược kinh doanh. Trong chiến lược<br />
chung của toàn doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm có vị trí, vai trò vô cùng<br />
quan trọng, nó là cơ sở để xây dựng và thực hiện các chiến lược và kế hoạch<br />
khác nhau như: chiến lược đầu tư phát triển, chiến lược giá, chiến lược phân<br />
phối và các hoạt động xúc tiến hỗn hợp...<br />
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong các doanh nghiệp nhà nước chuyên<br />
sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo. Trong những năm qua, Công ty đã biết<br />
chăm lo phát huy các nhân tố nội lực để vượt qua các thử thách của thời kỳ<br />
chuyển đổi, phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Với mục tiêu<br />
<br />
trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt<br />
Nam thì Công ty phải nhanh chóng xây dựng cho mình một chiến lược phát triển<br />
toàn diện, trong đó đặc biệt là quan tâm đến chiến lược sản phẩm.<br />
Thực tế ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp còn xa lạ với mô<br />
hình quản trị chiến lược nên chưa xây dựng được các chiến lược hoàn chỉnh,<br />
hữu hiệu và chưa có các phương pháp đủ tin cậy để lựa chọn chiến lược sản<br />
phẩm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với thực tế trên, trong thời<br />
gian thực tập tại Công ty bán kẹo Hải Hà qua khảo sát, phân tích và đánh giá<br />
thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và sự giúp đỡ của nhân<br />
viên phòng kinh doanh cũng như cán bộ công nhân viên Công ty. Em đã chọn đề<br />
tài: “Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo Hải Hà” với<br />
những mong muốn góp một phần nhỏ thiết thực cho Công ty và cũng là để bản<br />
thân có thêm kinh nghiệm thực tế khi ra trường.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được bố cục<br />
thành 2 chương:<br />
Chương I: Thực trạng xây dựng chiến lược sản phẩm của Công ty bánh<br />
kẹo Hải Hà.<br />
Chương II: Lựa chọn chiến lược sản phẩm và phương án thực thi chiến<br />
lược sản phẩm..<br />
Sinh viên thực hiện<br />
Trịnh Hoài Linh<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
<br />
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA<br />
CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ<br />
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ.<br />
1. Quá trình hình thành và phát triển.<br />
Công ty bánh kẹo Hải Hà có tên giao dịch là HAIHA Company (viết tắt là<br />
HAIHACO), có trụ sở tại 25 - đường Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội.<br />
Với hơn 40 năm hình thành và phát triển, Công ty đã trải qua các giai<br />
đoạn sau:<br />
1.1. Giai đoạn 1959 - 1969.<br />
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, xuất phát từ kế<br />
hoạch 3 năm (1958 – 1960) của Đảng, ngày 1/1/1959 Tổng Công ty Nông thổ<br />
sản miền Bắc (trực thuộc Bộ Nội thương) đã quyết định xây dựng xưởng thực<br />
nghiệm làm nhiệm vụ nghiên cứu hạt trân châu. Từ giữa năm 1954 đến tháng<br />
4/1960 thực hiện chủ trương của Tổng Công ty Nông thổ sản miền Bắc anh chị<br />
em công nhân đã bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất thử mặt hàng miến (sản<br />
phẩm đầu tiên) từ đậu xanh để cung cấp cho nhu cầu của nhân dân. Sau đó ngày<br />
25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời, đi vào hoạt động với máy móc thô<br />
sơ. Do vậy sản phẩm chỉ bao gồm: miến, nước chấm, mạch nha.<br />
Năm 1966, Viện thực vật đã lấy nơi đây làm cơ sở vừa thực nghiệm vừa<br />
sản xuất các đề tài thực phẩm để từ đó phổ biến cho các địa phương sản xuất<br />
nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ. Từ đó, nhà máy đổi tên thành nhà máy thực<br />
nghiệm thực phẩm Hải Hà trực thuộc Bộ lương thực thực phẩm quản lý. Ngoài<br />
sản xuất tinh bột ngô, còn sản xuất viên đạm, nước tương, nước chấm lên men,<br />
nước chấm hoa quả, dầu đạm tương, bánh mì, bột dinh dưỡng trẻ em.<br />
1.2. Giai đoạn 1970 - 1980<br />
Tháng 6/1970, thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực thực phẩm, nhà máy<br />
chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của Nhà máy kẹo Hải Châu bàn giao sang<br />
với công suất 900 tấn/năm, với số công nhân viên là 555 người. Nhà máy đổi tên<br />
thành Nhà máy thực phẩm Hải Hà. Nhiệm vụ chính của Nhà máy là sản xuất<br />
kẹo, mạch nha, tinh bột.<br />
1.3. Giai đoạn 1981 - 1990.<br />
Năm 1986, sau Đại hội Đảng lần thứ VI đất nước ta từng bước chuyển<br />
sang nền kinh tế thị trường, đây chính là giai đoạn thử thách đối với nhà máy.<br />
Năm 1987, xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà<br />
thuộc Bộ công nghiệp và nông nghiệp thực phẩm quản lý. Thời kỳ này nhà máy<br />
<br />
mở rộng sản xuất với nhiều dây chuyền sản xuất mới. Sản phẩm của nhà máy<br />
được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu.<br />
1.4. Giai đoạn 1991 đến nay.<br />
Tháng 1/1992, nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý, trước<br />
biến động của thị trường nhiều nhà máy đã phá sản nhưng Hải Hà vẫn đứng<br />
vững và vươn lên. Trong năm 1992, nhà máy thực phẩm Việt Trì (sản xuất mì<br />
chính) sát nhập vào Công ty và năm 1995 Công ty kết nạp thành viên mới là nhà<br />
máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định.<br />
Tháng 7/1992, nhà máy được quyết định đổi tên thành Công ty bánh kẹo<br />
Hải Hà (tên giao dịch là HaiHaCo) thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Mặt hàng sản<br />
xuất chủ yếu là: kẹo sữa dừa, kẹo hoa quả, kẹo cà phê, kẹo cốm, bánh biscuit,<br />
bánh kem xốp.<br />
Các xí nghiệp trực thuộc Công ty gồm có:<br />
Xí nghiệp kẹo<br />
Xí nghiệp bánh<br />
Xí nghiệp phù trợ<br />
Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì<br />
Xí nghiệp dinh dưỡng Nam Định<br />
Trong quá trình phát triển, Công ty đã liên doanh với:<br />
Năm 1993 Công ty liên doanh với Công ty Kotobuki của Nhật Bản thành<br />
lập liên doanh Hải Hà - Kotobuki. Tỷ lệ vốn góp là: Hải Hà 30%(12 tỷ đồng),<br />
Kotobuki 70% (28 tỷ đồng).<br />
Năm 1995 thành lập liên doanh Miwon với Hàn Quốc tại Việt Trì với số<br />
vốn góp của Hải Hà là 11 tỷ đồng.<br />
Năm 1996 thành lập liên doanh Hải Hà - Kameda tại Nam Định, vốn góp<br />
của Hải Hà là 4,7 tỷ đồng. Nhưng do hoạt động không hiệu quả nên đến năm<br />
1998 thì giải thể.<br />
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.<br />
Công ty bánh kẹo Hải Hà thuộc Bộ công nghiệp nhẹ được thành lập với<br />
chức năng là sản xuất bánh kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần để<br />
xuất khẩu.<br />
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công<br />
nhân viên của Công ty phải thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:<br />
Thứ nhất, tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng<br />
cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá sản phẩm nhằm<br />
mở rộng thị trường đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cho từng khu vực thị trường.<br />
Thứ hai, xây dựng phát triển chiến lược công nghệ sản xuất bánh kẹo và<br />
một số sản phẩm khác từ năm 2000 đến năm 2020, tăng cường công tác đổi mới<br />
<br />