Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn bê từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại Trang trại thuộc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn bê từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại Trang trại thuộc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH" nhằm điều tra tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn bê sơ sinh đến cai sữa được nuôi tại trang trại bò sữa thuộc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH; Đưa ra phác đồ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây nên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn bê từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại Trang trại thuộc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN KHOA NÔNG LÂM NGƢ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Ngành: Thú y Đề tài: "Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn bê từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại Trang trại thuộc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH” Sinh viên thực hiện: Trần Thị Nhã Lớp: THÚ Y K3 - 01 Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Đình Tƣờng Nghệ An, tháng 12 năm 2020 i
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên cho tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Nông- Lâm-Ngư trường đại học kinh tế Nghệ An đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập để hoàn thành tốt khóa luận cũng như làm nền tảng cho quá trình phát triển sau này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Nguyễn Đình Tường đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt quá trình thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Công ty cổ phần sữa TH, toàn thể kỹ thuật viên cùng công nhân tại trang trại đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm việc tại trại. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy, cô giáo, anh, chị, bạn bè. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! ii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn bò tại Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH ............................................................................................................. 4 Bảng 3.1.Kết quả theo dõi bê mắc hội chứng tiêu chảy theo đàn và theo cá thể ......................................................................................................................... 24 Bảng 3.2.Kết quả theo dõi bê bị tiêu chảy theo tính biệt ............................... 26 Bảng 3.3. Kết quả theo dõi bê bị mắc hội chứng tiêu chảy theo các tháng trong năm ........................................................................................................ 27 Bảng 3.3.1.Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy trên bê theo mùa ......................... 28 Bảng 3.4.Kết quả bê mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi ........................ 30 Bảng 3.5.Kết quả bê chết do mắc bệnh tiêu chảy ......................................... 31 Bảng 3.6.Kết quả điều trị cho bê bị tiêu chảy ............................................... 32
- PHẦN : MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết ` Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm không thể thiếu đƣợc đối với nhu cầu đời sống con ngƣời. Chủ trƣơng hiện nay của Nhà nƣớc là phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lƣợng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và một phần cho xuất khẩu. Nói tới ngành chăn nuôi phải kể tới chăn nuôi bò bởi tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. Đặc biệt trong những năm gần đây Nhà nƣớc ta đã và đang đầu tƣ phát triển chăn nuôi bò sữa. Sữa là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao, cân đối thành phần các axit amin, các nghuyên tố vi lƣợng, vitamin.các sản phẩm từ sữa ngày một đa dạng và đƣợc ngƣời tiêu dung ƣa thích. Do ngành chăn nuôi bò sữa vẫn còn là một nghề sản xuất khá mới, phần lớn ngƣời chăn nuôi bò sữa chƣa có những kinh nghiệm cũng nhƣ kiến thức cần thiết để nuôi dƣỡng đúng kĩ thuật cho bò có sản lƣợng sữa cao. Vì vậy ngƣời chăn nuôi bò sữa đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn giống, chăm sóc nuôi dƣỡng, khai thác và bảo quản sữa đảm bảo an toàn cho ngƣời tiêu dùng, từ đó dẫn tới ảnh hƣởng tới hiệu quả chăn nuôi. Một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng chủ yếu đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò đó là tình hình dịch bệnh. Trong đó đặc biệt là bệnh về tiêu chảy. Hội chứng tiêu chảy là triệu chứng chung, đặc trƣng và thƣờng xuất hiện trong bệnh lý đƣờng tiêu hóa của gia súc. Bệnh thƣờng xảy ra khi gia súc chuyển vùng, điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng không hợp lý, thức ăn kém phẩm chất, do bội nhiễm vi khuẩn nhƣ E. coli, Salmonella… trong đó những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh là yếu tố mở đƣờng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bệnh. Bệnh tiêu chảy thấy ở mọi lứa tuổi nhƣng nhiều nhất vẫn là ở bê sơ sinh tới 3 tháng tuổi. Ở bê nghé có 70-80% tổn thất nằm trong thời kỳ bú sữa mẹ và 80-90% trong đó là hậu quả do bệnh tiêu chảy gây ra. 1
- Xuất phát từ thực trạng trên, để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra và nâng cao hiệu quả chăn nuôi tôi tiến hành thực hiện đề tài:”Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn bê từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại Trang trại bò sữa thuộc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH. 2.Mục tiêu nghiên cứu: - Điều tra tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn bê sơ sinh đến cai sữa đƣợc nuôi tại trang trại bò sữa thuộc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH. - Đƣa ra phác đồ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây nên. 3. Ý nghĩa của đề tài: - Đánh giá kết quả điều trị bệnh của một số phác đồ từ đó đƣa ra liệu trình điều trị hiệu quả kinh tế để áp dụng rộng rãi trong thực tiễn. - Làm quen với một số phƣơng pháp nghiên cứu - Nâng cao kiến thức thực tiễn, đƣợc tiếp xúc với thực tế ngành chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn. 2
- PHẦN THỨ NHẤT TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1Tình hình cơ bản tại đơn vị 1.1.1 Về vị trí địa lý Trại bò sữa thuộc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH đƣợc xây dựng tại nhà Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Huyện Ngĩa Đàn là huyện miền núi, nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, có toạ độ 105 018’ – 105035’ kinh độ Đông và 19013’ - 19033’, vĩ độ bắc giáp ranh với các huyện: Phía Bắc giáp huyện Nhƣ Xuân (Thanh Hoá). Phía Nam giáp huyện Tân Kỳ Phía Đông giáp huyện Quỳnh Lƣu. Phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp 1.1.2. Đặc điểm, thời tiết khí hậu Nghĩa Đàn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa theo trạm khí tƣợng Tây Hiếu, Nghĩa Đàn có những đặc trƣng khí hậu sau: - Nhiệt độ trung bình năm 23,30C, trung bình tháng cao nhất 28 – 290C, ở các tháng 6, 7 trung bình dƣới 200C, chỉ xuất hiện ở 4 tháng 12, 1, 2. Có 6 tháng (từ tháng 4 - 10), nhiệt độ trung bình vƣợt quá 250C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất 180C (tháng 1). Biên độ nhiệt độ ngày đêm, các tháng mùa hè 8 – 110C, mùa đồng 6 – 80C. - Trong các tháng mùa đông do nhiệt độ xuống thấp nên thƣờng xuất hiện sƣơng mù, có năm bị sƣơmg muối nhƣng ít ảnh hƣởng đến sản xuất. - Lƣợng mƣa trung bình 1.633mm, trong đó có trên 70% lƣợng mƣa tập trung từ tháng 5 - 10. Lƣợng mƣa bình quân cao nhất 2.784mm (1978), bình quân thấp nhất 1.16mm (1969). - Tổng lƣợng nƣớc bốc hơi bình quân năm 825mm. Ẩm độ trung bình nhiều năm phổ biến là 80 – 86%. Nghĩa Đàn nằm trong lƣu vực Sông Hiếu là nhánh sông lớn nhất của hệ thống sông cả, bắt nguồn từ biên giới Việt Lào chạy qua địa phận huyện 3
- Nghĩa Đàn với chiều dài trên 50km. Tổng lƣợng dòng chảy bình quân nhiều năm qua huyện là 3.7 tỷ m3 nƣớc, dòng chảy lớn nhất mùa lũ 5810m3/s, mùa cạn chỉ đạt 133/s. 1.1.3. Tình hình chăn nuôi của Công ty. 1.1.3.1.Cơ cấu của trại - Trại chia thành 10 bộ phận gồm có: + Bộ phần đàn + Bộ phận thú y + Bộ phận điện nƣớc + Bộ phận thức ăn + Bộ phận hành chính + Bộ phận khu bê + Bộ phận lái máy + Bộ phận bệnh viện + Bộ phận xây dựng + Bộ phận khu vắt sữa - Có 1 trƣởng trại quản lý chung và 1 phó trại quản lý đàn. Mỗi bộ phận có một ngƣời trƣởng và 1 ngƣời làm phó bộ phận. - Trại có 12 dãy chuồng hơn 6000 bò, gồm bò đẻ, bò vắt sữa, bò tơ và bò có sữa. Có 3 dãy chuồng bê gần 1000 bê. Khu vắt sữa nằm cách riêng ra nằm ở phía tây của trại. 1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của trại - Là trại thuộc công ty TH chuyên nuôi bò vắt sữa, 100% bò HF. Trại có hệ thống vắt sữa hiện đại, sữa vắt đƣợc cung cấp cho nhà máy chế biến. Trại còn có nhiệm vụ nuôi bê và cung cấp cho các trại khác cùng Công ty. - Ngoài ra trại nhận thêm nhân sự vào để đào tạo hƣớng dẫn cho những ngƣời làm nghiên cứu và các đề tài nghiên cứu khoa học. 4
- 1.1.3.3. Quy mô chăn nuôi Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH đƣợc xây dựng với quy mô công nghệ hiện đại. Tại trang trại bò sữa TH, cách chế biến thức ăn, chăn nuôi bò sữa kiểu tập trung, vắt sữa bò thuộc một quy trình khép kín với quy trình công nghệ nhập khẩu 100% từ ISRAEL. - Dự án của công ty đƣợc triển khai tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An do Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bắc Á tƣ vấn đầu tƣ tài chính với tổng kinh phí 1.2 tỷ USD. Theo kế hoạch tổng thể, công ty đặt mục tiêu đạt sản lƣợng sữa = 50% tổng lƣợng sữa của cả nƣớc vào năm 2011 và đạt tổng sản lƣợng sữa tƣơi. Nguyên liệu gấp 3 - 4 lần tổng sản lƣợng sữa tƣơi nguyên liệu của cả nƣớc vào năm 2015. - Quy mô dự án gồm 13 trang trại (12 trại sản xuất và 1 trại cách ly), dự kiến mỗi trang trại nuô 2.500 con bò vắt sữa, 1 nhà máy chế biến sữa công suất 100 tấn sữa/ngày và đạt công suất 500 tấn/ngày vào năm 2012, bằng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại của ISRAEL. Đây là dự án lớn nhất của ngành nông nghiệp lần đầu đƣợc xây dựng tại Nghệ An nói riêng và trong cả nƣớc nói chung. - Ngày 27/2/2010 công ty cổ phần thực phẩm sữa TH đã nhập đợt bò đầu tiên 1.600 con bò sữa thuần chủng HF từ Newzealand qua cảng Cửa Lò cho dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung, quy mô công nghiệp. Tiếp theo ngày 18/4/2010 công ty nhập đợt 2 với tổng số 1.490 con. Nhƣ vậy, dự án đã nhập về 3.090 con trong tổng số dự kiến nhập là 24.000 con phục vụ hoạt động nhân giống theo dự án. Đàn bò giống nhập về đều có sức khoẻ tốt, đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch và vệ sinh thú y của Việt Nam. Dự án thành công sẽ một trong mô hình điểm về chăn nuôi bò sữa công nghiệp gắn liền với chế biến công nghiệp, chủ động tạo vùng nguyên liệu ổn định và bền vững. Dự án dự kiến góp phần tăng ngân sách khoảng 40 triệu USD/năm cho tỉnh Nghệ An. 5
- 1.1.3.4. Công tác phòng chống dịch bệnh tiêm phòng vác xin của Công ty. * Để khắc phục và hạn chế tình hình dịch bệnh xảy ra công ty đã đề ra lịch tiêm phòng, sát trùng: Tuân thủ nghiêm ngặt quy định sát trùng, bảo hộ, vệ sinh thú y. Phòng trừ ve, ruồi, muỗi bằng cách phun thuốc 10 ngày một lần vào mùa hè và 20 ngày một lần vào mùa đông. Lịch tiêm phòng cho đàn bò bằng các loại vacxin đƣợc thể hiện ở bảng 3.1. Hạn chế tham quan Các công việc khác - Khám thai định kì: 1 lần/tuần, kết hợp khám bò đẻ sau 2 tháng chƣa động dục. - Khám giảm sữa: Khám hàng ngày, khám khi nhận đƣợc thông tin sản lƣợng sữa thu đƣợc thấp hơn bình thƣờng... 6
- Bảng 1.1. Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn bò tại công ty cổ phần thực phẩm sữa TH Age Age (months) (weeks) Disease Vaccine 1 2 3 4 5 6 7 8 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Booster dose every 105-120d (4mo) to all animals > 6mo; avoid vaccinating at height Aftovax of hot season (Apr, FMD BIVALENT √ √ √ Aug, Dec) Annual booster to all Haemorrhagic Tụ huyết trùng animals > 12mo given septicaemia chủng P52 √ √ every yr (Nov) SINGLE booster dose to all pregnant animals 6w before each Botulism Botulism √√ √ √ calving SINGLE booster dose to all pregnant animals Clostridial 3w before each diseases Covexin 10 √√ √ calving 2 doses in 1st yr gives lifetime immunity; (if only one dose, boost Brucellosis rb-51 √ √ every 3 yrs at 30 DIM) Annual booster to all animals > 12mo given Rabies Rabisin √ every yr (Nov) Anthrax Anthrax √ No booster required SINGLE booster dose to all pregnant animals Lepto, IBR, 3w before each BVD, PI3 CattleMaster4+L5 √√ √ calving Rotavirus, 2 doses initially for all heifers, Coronavirus 1st @ 205d & 2nd @ 260d & E.coli K99 preg; then single booster dose at 260d preg before each ScourGuard 4K calving Salmonella To be advised during 2014 * Cụ thể vacxin đƣợc sử dụng để phòng tiêu chảy tại trang trại là: CattleMaster4+L5: Chủng dòng Lepto, IBR, BVD, PI3. 1
- - Tiêm mũi 1 khi 5 tháng tuổi, mũi 2 khi 6 tháng tuổi - Tiêm mũi 3 khi 13 tháng tuổi - Tăng cƣờng 1 liều cho bò mang thai 3 tuần trƣớc khi đẻ (mục đích phòng bệnh cho bê). ScourGuard 4K: chủng dòng Rotavirus, Coronavirus, E.coli K99 - Tiêm 2 liều cho 1 năm đầu tiên vào 205 và 260 ngày tuổi để có hệ miễn dịch suốt đời. - Thêm 1 liều tăng cƣờng vào ngày 260 sau mỗi lứa đẻ (mục đích phòng cho bê). 1.1.3.5. Vệ sinh phòng bệnh Vệ sinh ăn uống: Hiện nay trang trại đang thực hiện tốt vấn đề này, thức ăn sạch sẽ không bị thối, chua, mốc, nƣớc uống sạch, không dùng các nguồn nƣớc có dịch bệnh. Vệ sinh thân thể: tắm, chải cho bò thƣờng xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng CID 20 (nồng độ 0,25-0,5%) Chuồng trại có hệ thống máy cào phân và phun nƣớc hoạt động liên tục. Để đảm bảo vệ sinh trong chuồng luôn sạch sẽ, thoáng mát. Trƣớc khi vắt sữa, bò đƣợc tắm rửa, phun dung dịch sát trùng, làm sạch bầu vú và nghe nhạc giao hƣởng giúp hiệu quả cho lƣợng sữa cao nhất và chất lƣợng tốt nhất. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trong nƣớc Trƣơng Quang và cs (2006), [26] khi phân lập vi khuẩn E.coli từ 168 mẫu phân bê, nghé không bị tiêu chảy và 172 mẫu phân bê, nghé bị tiêu chảy kết quả cho thấy bê bị tiêu chảy nhiễm E. coli cao gấp 2,99 (bê) và 2,77 lần (nghé) so với trong phân bê, nghé không bị tiêu chảy; các chủng mang kháng nguyên bám dính tăng gấp 3,4 và 2,9 lần; khả năng dung huyết gấp 2,1 và 2,77 lần; khả năng sinh sản độc tố đƣờng ruột gấp 6,93 và 3,69 lần; độc tố giết chuột cũng tăng gấp 2 - 3 lần. Theo Đoàn Kiều Hƣng (2005), [12] có nhiều loài virus gây ra những bệnh trầm trọng với hệ tiêu hóa nhƣ viêm và tổn thƣơng các niêm mạc dạ dày, 2
- các niêm mạc ruột, phá hủy quá trình hấp thu của ruột, từ đó xảy ra những rối loạn hấp thu và tiết dịch, dẫn đến tiêu chảy ở gia súc. 1.3.Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở nƣớc ngoài 1.3.1. Tình hình nghiên cứu bệnh tiêu chảy do E.coli Vi khuẩn ruột già Escherichiacoli có tên là Bactevium colicommure bacillus colicommunis đƣợc Escherich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em. Cũng nhƣ một số vi khuẩn đƣờng ruột khác, E.coli là vi khuẩn sống thƣờng trực cộng sinh trong ruột già của gia súc và con ngƣời (Peterson, 1980). Theo Balier và cs (1990), khi nghiên cứu chủng E.coli tại Mỹ, Anh và Đức (từ năm 1985 - 1988) đƣa ra kết luận E.coli gây bệnh tiêu chảy ở bê nghé chủ yếu cƣ trú ở đoạn xoắn ốc của kết tràng, chúng gây tổn thƣơng viêm kết tràng, xuất huyết đại tràng. Quan sát ở trên 40% bê và gần 90% gia súc cảm nhiễm là bê sữa tuổi trung bình 11,8 ngày tuổi. Theo Gunther và cs (1985), [42] nghiên cứu ảnh hƣởng của lứa tuổi đối với tiêu chảy ở bê do E.coli gây ra cho thấy sức đề kháng của bê với E.coli tăng dần theo tuổi. Wilson J.M và cs (1994), [33] khi phân lập trên bê bị tiêu chảy ở Canada cho thấy tỷ lệ nhiễm của bê dƣới 2 tuần tuổi với chủng Verotoxigenrc E.coli là 17,8%; trên 2 tuần tuổi tới 3 tháng tuổi là 37,2%. 1.3.2.Tình hình nghiên cứu bệnh tiêu chảy do Samonella Năm 1889 và 1890 tại vệ sinh trƣờng Đại học Greiswald (Đức) do F.Loeffler phụ trách đã xảy ra dịch bệnh làm thiệt hại đối với chuột thí nghiệm. Nguyên nhân do loài vi khuẩn có tên lúc đó là Bacillus typhimurium. Năm 1891, C.O Jensen đã tách đƣợc S.dublin từ bệnh phẩm của bê bị tiêu chảy. Cùng năm đó loài S.typhimurium đƣợc phát hiện ở Greiswal và Breslan (Bùi Văn Ý, 2007) [33]. Ở Nam Úc theo tài liệu của Dobson (1972) thì bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra là một bệnh phổ biến nhất. Ở Newzealand thấy tỷ lệ nhiễm trong đàn bò cừu là 13 - 15% và 4% trong đàn bò thịt. 3
- 1.4.Cơ sở lí luận về hội chứng tiêu chảy 1.4.1.Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy Tiêu chảy là hiện tƣơng tăng số lần thải hoặc tăng thành phần nƣớc trong phân, tăng khối lƣợng phân (Vũ Đình Vƣợng, 2004) [32]. Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù của đƣờng tiêu hóa. Hiện tƣợng lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất diễn biến, tùy theo độ tuổi mắc bệnh, tùy theo yếu tố đƣợc xem là nguyên nhân chính mà nó đƣợc gọi theo nhiều tên bệnh khác nhau: Chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa, colibacillosis…Tuy nhiên, thực chất tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý liên quan đến rất nhiều yếu tố nhƣ dinh dƣỡng, chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus…. Trong đó, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát và việc phân biệt rõ nguyên nhân gây tiêu chảy khá khó khăn. Dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng là gây viêm nhiễm, tổn thƣơng thực thể đƣờng tiêu hóa và cuối cùng là quá trình nhiễm khuẩn và đặc biệt nguy hiểm khi làm cho cơ thể mất nƣớc, chất điện giải trầm trọng là cho gia súc có thể tử vong. Bệnh xảy ra mọi lúc, ở mọi nơi và đặc biệt là ở gia súc non với biểu hiện triệu chứng là ỉa chảy, mất nƣớc và chất điện giải, suy kiệt dẫn đến có thể chết do trụy tim mạch (Radostits. O.M và cộng sự 1994) [43]. Hội chứng tiêu chảy ở bê có tính chất mùa vụ, mùa Xuân có mƣa, ẩm ƣớt và mùa Hè nóng ẩm. Cho nên bệnh tiêu chảy xảy ra nhiều, giống nhƣ một ổ dịch. Các cơ sở chăn nuôi thƣờng thấy bê non phát bệnh vào mùa Hè, thời tiết nóng ẩm sau các trận mƣa rào, làm cho chuồng trại và bãi chăn thả ẩm ƣớt và ô nhiễm. 1.4.2.Cơ chế sinh bệnh Theo Nguyễn Tất Thành (2007) [28], cơ chế sinh bệnh của hội chứng tiêu chảy là quá trình rối loạn chức năng bộ máy tiêu hóa và nhiễm khuẩn. Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời hoặc cũng có quá trình này trƣớc quá trình kia sau và ngƣợc lại. Tất cả các nguyên nhân gây tiêu chảy, khi tác động vào cơ thể vật chủ dù ở hình thức nào cũng có quá trình sinh bệnh cụ 4
- thể. Khi hiện tƣợng tiêu chảy xảy ra, cơ thể gia súc phải chịu một quá trình bệnh có những nét đặc trƣng chung. Vì vậy, trong công tác thú y, nếu biết đƣợc nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh thì việc xây dựng quy trình phòng trị bệnh mới đạt hiệu quả cao. 1.4.2.1. Sự thăng bằng dịch ở ruột Ở gia súc khỏe mạnh, quá trình hấp thu, bài tiết nƣớc và chất điện giải, xẩy ra trên toàn chiều dài của ruột. Tại đây nƣớc và chất điện giải đƣợc hấp thu đồng thời ở nhung mao và bài tiết ở các lỗ thông của nhung mao ruột, điều đó đã tạo ra luồng trao đổi hai chiều của nƣớc và điện giải giữa lòng ruột và trong máu. Vì quá trình hấp thu thƣờng lớn hơn quá trình bài tiết nên dịch đƣợc hấp thu vào máu nhiều hơn. Ở gia súc khỏe mạnh bình thƣờng hơn 90% dịch ruột non đƣợc tái hấp thu, nƣớc còn lại xuống ruột già, tại đó quá trình hấp thu lại đƣợc tiếp tục và chỉ khoảng từ 50 – 140 ml nƣớc đƣợc thải ra ngoài qua phân trong một ngày. Bất kỳ một thay đổi nào xẩy ra trong luồng trao đổi hai chiều nƣớc và điện giải trong ruột non nhƣ tăng bài tiết, giảm hấp thu, hoặc cả hai đều gây ra giảm hấp thu hơn hoặc tăng bài tiết hơn. Vì vậy, sẽ làm tăng khối lƣợng dịch xuống ruột già. Do đó, nếu lƣợng dịch này vƣợt quá khả năng hấp thu của ruột thì sẽ dẫn đến hiện tƣợng tiêu chảy. 1.4.2.2. Sự mất nƣớc Hậu quả trực tiếp và nặng nề nhất của hiện tƣợng tiêu chảy là mất nƣớc và các chất điện giải của cơ thể, kéo theo hàng loạt các biến đổi bệnh lý. Ở con vật, bệnh tiêu chảy lƣợng nƣớc mất tùy theo nguyên nhân và mức độ trầm trọng của bệnh kết quả khảo sát của Fisher và Martines (1975) ở bê khỏe, bê bị tiêu chảy còn sống và bê bị chết vì tiêu chảy trên các chỉ tiêu lƣợng nƣớc mất qua phân lần lƣợt 50 - 140 ml/ngày, 300 - 900mm/ngày, 800 -2200ml/ngày. 1.4.2.3. Sự mất các chất điện giải Khi vật bị tiêu chảy, không những mất đi một lƣợng nƣớc lớn làm rối loạn các quá trình trong cơ thể, mà một số chất điện giải quan trọng nhƣ 5
- HCO3, K, Na, Cl cũng bị hao hụt, gây lên những quá trình bệnh lý, làm tổn hại sức khỏe của vật chủ do có độ pH của vật chủ giảm theo. Một trong những hậu quả lớn mất nƣớc và chất điện giải là hiện tƣợng acidosis. Acidosis xảy ra do hậu quả của nhiều yếu tố nhƣ mất bicacbonat (do thải qua thành ruột hoặc trực tiếp qua phân); sản sinh acid hữu cơ; giảm tiết ion H+ qua thận và giảm sự tái tạo bicacbonat. Ion Na+ giữ vị trí quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu và hoạt động thần kinh của con vật. Khi mất ion Na+ gây tác hại lớn với cơ thể. Trong cơ thể, muối NaCl đƣợc phân ly hoàn toàn thành Na+ và Cl-. Ở thành ruột, có áp lực thẩm thấu ƣu trƣơng, gia súc duy trì nồng độ đẳng trƣơng bằng cách lấy nƣớc từ hệ tuần hoàn hay dịch từ các bộ phận khác. Tuy nhiên lấy nƣớc từ hệ tuần hoàn xảy ra nhanh chóng hơn. Ion K+ cũng bị hao hụt do tiêu chảy, tuy nhiên do huy động K+ từ tế bào ra nên làm K+ có chiều hƣớng tăng (nhất là trong trƣờng hợp acidocis) làm ảnh hƣởng xấu đến hoạt động hệ tim mạch (tim đập chậm, loạn nhịp). 1.4.2.4. Rối loạn Enzym Ở bê bình thƣờng glucid và protid đƣợc tiêu hóa ở ruột non. Glucid trong khẩu phần gia súc non chủ yếu là Lactoza, chỉ đƣợc hấp thu khi bị thủy phân thành glucoze nhờ men galactosidaza. Lactoza Galactosidaza Glucose + Glactose (hấp thu đƣợc). Các tế bào chứa enzym đầu tiên ở vùng sâu của thành ruột, dần dần trƣởng thành và di chuyển lên tầng ba của nhung mao. Thời gian di chuyển từ 3 - 5 ngày. Nếu vật bị nhiễm virus, tốc độ di chuyển của loại tế bào trên nhanh hơn và làm enzym giảm hoạt tính. Hiện tƣợng giảm hoạt tính của Beta galactosidaza thấy ở bê, nghé chết do tiêu chảy nói chung, ở bê nghé và lợn bị nhiễm Rota virus, ở lợn bị viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm. Sự tổn thƣơng màng nhầy làm thức ăn không tiêu hóa nhiều, phân chƣa tiêu hóa đƣợc chuyển xuống phần đầu của ruột già, ở đây các loại vi khuẩn nhờ đó mà sinh sôi, nảy nở, phân hủy thức ăn thành các phân tử có khối lƣợng thấp, làm áp 6
- lực thẩm thấu ở thành ruột tăng lên làm tăng cƣờng mức độ lấy nƣớc từ hệ thống tuần hoàn, gây hiện tƣợng tiêu chảy (có phản ứng axit). 1.4.3. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở bê Tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ dinh dƣỡng, chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh, kí sinh trùng, vi khuẩn, virus… Vì vậy xác định nguyên nhân gây tiêu chảy rất khó khăn. Bằng rất nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đƣa ra những nguyên nhân gây tiêu chảy, cụ thể nhƣ sau: 1.4.3.1. Do môi trƣờng ngoại cảnh Môi trƣờng ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sức đề kháng của cơ thể gia súc. Khi có sự thay đổi các yếu tố nhƣ: nhiệt độ, ẩm độ, mƣa nắng, điều kiện chuồng nuôi… đều ảnh hƣởng đến sức khỏe gia súc. Đặc biệt là gia súc non do cấu tạo và chức năng sinh lý chƣa ổn định và hoàn thiện khi gặp các yếu tố bất lợi dễ bị stress dẫn đến nhiều bệnh trong đó có bệnh tiêu chảy. 1.4.3.2. Nguyên nhân do thức ăn và nƣớc uống Trong bệnh tiêu chảy ở gia súc thì sự xâm nhập qua đƣờng tiêu hóa đóng vai trò quan trọng. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng thức ăn, nƣớc uống và từ đó xâm nhập vào đƣờng tiêu hóa của vật nuôi. Khi đề cập đến vai trò và yếu tố gây bệnh của thức ăn và nƣớc uống trong hội chứng tiêu chảy của gia súc, các kết quả nghiên cứu cho thấy: với khẩu phần không cân đối, chƣa phù hợp với các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển, kèm theo thức ăn không đảm bảo vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đối với gia súc bị mắc bệnh tiêu chảy. Trong chăn nuôi thức ăn thay đổi đột ngột, đặc biệt lƣợng đạm và chất béo thƣờng làm cho bê rối loạn tiêu hóa, dẫn đến viêm ruột. Thức ăn bị ôi, mốc cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy (Phạm Sỹ Lăng, 2000) [15]. Nƣớc uống đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đóng vai trò quan trọng. Nƣớc đƣợc sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng nhƣ để chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng có thể là một trong những yếu tố gây bệnh tiêu chảy. 7
- Ngoài ra, nếu nhiệt độ pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh, lƣợng sữa cho ăn không phù hợp với nhu cầu của bê cũng là nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy ở bê. 1.4.3.3. Nguyên nhân do vi khuẩn Vi khuẩn gây viêm ruột ở bê thƣờng là: E.coli, Proteus vulgaris, Salmonella enteritidis, Clostridium… Trong tác nhân sinh học, vi khuẩn đƣợc xem là những tác nhân thứ phát sau những sơ suất về thức ăn dinh dƣỡng, chăm sóc, nuôi dƣỡng và quản lý. Trong đƣờng tiêu hóa của động vật, ngoài các vi khuẩn có lợi có tác dụng lên men, phân giải các chất trong đƣờng tiêu hóa, giúp cho sinh lý tiêu hóa của gia súc diễn ra bình thƣờng. Thì các vi khuẩn nhƣ: E.coli, Proteus vulgaris, Salmonella enteritidis, Clostridium… luôn là những nguyên nhân gây lên sự rối loạn về tiêu hóa, viêm ruột và ỉa chảy ở ngƣời và nhiều loài động vật khác. 1.4.3.4. Nguyên nhân do virus Ngoài nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy do vi khuẩn còn có nguyên nhân do virus. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vai trò của một số loại virus nhƣ: Rotavirus, Enterovirus, Transmissible Gastroenteritis (TGE)… là những nguyên nhân gây triệu chứng tiêu chảy ở gia súc. Các virus này tác động gây viêm ruột và gây rối loạn quá trình tiêu hóa, hấp thu của gia súc, cuối cùng dẫn đến triệu chứng tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy do virus của trâu bò thƣờng xảy ra ở thể không có tính chất lâm sàng điển hình, rất ít khi biểu hiện bệnh với các tính chất lâm sàng nặng. Đây là bệnh truyền nhiễm xảy ra ở mọi lứa tuổi của bò với đặc trƣng là gây tổn thƣơng niêm mạc đƣờng tiêu hóa (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002) [16]. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2000), [15] virus gây ra hội chứng ỉa chảy có nhiều nhƣng thƣờng thấy là virus Parvo virus ở bê con. Tiêu chảy ở bê do E.coli thƣờng kết hợp với một số nguyên nhân gây bệnh virus nhƣ Rotavirus, Parvovirus (Lê Văn Tạo, 2004) [25]. Hiện nay đã xác định đƣợc 7 nhóm 8
- huyết thanh (Serotyp) của virus Rota (A, B, C, D, E, F, G). Cả 7 nhóm đều gây ỉa chảy ở súc vật (Lợn, bê, cừu non…) (Bùi Đại và cs, 2005) [5]. Bệnh tiêu chảy bê nghé còn do nhiễm các loại virus: Rotavirus, Adenovirus, vius dịch tả trâu bò, virus viêm ruột bò (Bovine Rhinotracateitis infection - IBK).[16]. 1.4.3.5. Nguyên nhân do nấm mốc Nấm mốc giữ vai trò quan trọng trong chế biến thực phẩm. Một số nấm mốc có ích vì chúng sản sinh những sản phẩm làm tăng mùi vị thực phẩm còn trong số khác làm hƣ hỏng thực phẩm. Còn có một số nấm mốc, trong đó một số chủng có thể sản sinh độc tố nguy hiểm đối với sức khỏe con ngƣời nhƣ độc tố vi nấm Aflatoxin (Bùi Minh Đức và cs, 2005) [8]. Chất độc Aflatoxin do các loại nấm Aspergillus Flavus, A; Praciticus, A; Niger; Penicillin… sản sinh ra. Hiện có 4 loại Aflatoxin chính B1, B2, G1, G2 và 6 dẫn xuất của chúng là M1, G2a, GM1, P1, Q1, trong đó B1 có hàm lƣợng lớn nhất và độc nhất. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002), [16] Nấm Candida là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy ở bê non. 1.4.3.6. Nguyên nhân do ký sinh trùng Ký sinh trùng đƣờng tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc. Thiệt hại của chúng không chỉ là cƣớp chất dinh dƣỡng của vật chủ mà còn tiết ra độc tố đầu độc vật chủ làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh. Chính phƣơng thức sống ký sinh trong đƣờng tiêu hóa của loài giun sán đã làm tổn thƣơng niêm mạc ruột, nhờ đó các loại mầm bệnh dễ xâm nhập gây viêm ruột, gây rối loạn quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột gây tiêu chảy và hiện tƣợng nhiễm trùng. Các loài ký sinh trùng gây tiêu chảy cho trâu bò thƣờng gặp là: Nematode, Strongyloides, Neoascaris vitulorum, Fasciola hepatica… Bên cạnh đó, tiêu chảy còn do giun phổi Dictiocaulus filaria và Dictiocaulus viviparus gây ra, giun ký sinh ở phế quản, giun hút chất dinh dƣỡng, tiết độc tố, kích thích thành ruột có thể gây ỉa lỏng. 9
- 1.4.3.7. Nguyên nhân do nuôi dƣỡng Khi thay đổi thức ăn đột ngột, đặc biệt là tăng lƣợng đạm và chất béo làm cho bê rối loạn tiêu hóa, dẫn đến viêm ruột, ỉa chảy. Thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc… xâm nhập vào ruột cũng gây tác hại tƣơng tự nhƣ vi khuẩn. Ngoài tác hại phá hoại tổ chức dạ dày, gây ỉa chảy thì nấm mốc còn tiết độc tố gây nhiễm trùng toàn thân. Do đó, trong chăn nuôi bê, phải thực hiện đúng quy trình nuôi dƣỡng nhƣ bê cần đƣợc bú sữa đầu đầy đủ, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn và máng uống. Khi pha sữa cho bê uống phải đảm bảo đúng nhiệt độ, Bệnh tiêu chảy ở bê do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có liên quan đến nhiều yếu tố. Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm đến, nhằm tìm ra những phƣơng pháp điều trị hiệu quả nhất. 1.4.4. Triệu chứng lâm sàng Bê có thời gian ủ bệnh 2-3 ngày, sau đó có những dấu hiệu lâm sàng nhƣ bê uống nhiều nƣớc, ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại, thức ăn bị đầy, ứ trong dạ dày, dạ lá sách bị cứng. Sau đó con vật bệnh ỉa lỏng, đầu tiên có nhiều phân sệt, vài ngày sau đó ỉa chảy nặng, phân chỉ là dịch màu xám xanh, xám vàng và có mùi tanh. Bê trũng mắt, da nhăn nheo và trong tình trạng mất nƣớc, rối loạn các chất điện giải (muối K, Na, Ca) trong máu. Các trƣờng hợp nặng, bê mắc bệnh còn bị xuất huyết ruột, trong phân lẫn máu và niêm mạc ruột lầy nhầy. Từ đó làm cho bê non thƣờng bị chết sau 3 - 4 ngày với tỷ lệ cao 30 - 40 % số súc vật bệnh nếu nhƣ không điều trị kịp thời. 1.4.5. Dịch tễ học Động vật mắc bệnh xảy ra chủ yếu ở bê non. Trâu, bò trƣởng thành ít mắc, bệnh xảy ra có tính chất mùa vụ. Mùa Xuân có mƣa phùn ẩm ƣớt và mùa Hè nóng ẩm làm cho bệnh ỉa chảy xảy ra nhiều, có khi chiếm 40 - 50 % tổng số trâu bò cơ sở. Các yếu tố tuổi gia súc, mùa vụ, thức ăn, chuồng trại, điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng… đều có ảnh hƣởng tới bệnh tiêu chảy ở gia súc. 10
- 1.4.6. Chẩn đoán Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng nhƣ nhiệt độ cơ thể, phân, trạng thái bê và độ mất nƣớc. Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ học. Căn cứ vào các bệnh tích sau khi mổ khám và quan sát đƣợc. 1.4.7. Các biểu hiện bệnh lý và hội chứng lâm sàng của bệnh tiêu chảy Khi gia súc bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy làm cho một lƣợng nƣớc trong cơ thể bị mất đi, tùy thuộc vào tính chất và mức độ rối loạn trong đƣờng tiêu hóa mà lƣợng nƣớc mất đi nhiều hay ít. Biểu hiện rõ nhất đó là hiện tƣợng giảm thể tích máu trong hệ thống huyết quản, làm các thành phần máu bị cô đặc lại, tăng độ đặc của huyết thanh gây trở ngại tuần hoàn. Quá trình này kéo dài dẫn tới tình trạng nhiễm độc cho toàn cơ thể. Mặt khác, cùng với sự mất nƣớc kèm theo đó là một lƣợng đáng kể các chất điện giải quan trọng của tế bào sống nhƣ các muối bicacbonat, các muối natri, muối kali bị mất theo, đặc biệt là hoạt động của hệ tim mạch (Lê Minh Chí, 1995) [4]. Hiện tƣợng tiêu chảy bao giờ cũng dẫn tới sự mất nƣớc và rối loạn điện giải ở vật bệnh. Mất nƣớc làm rối loạn các hoạt động sinh lý bình thƣờng của cơ thể, làm mất đi một số chất điện giải quan trọng nhƣ: HCO 3-, K+, Na+, Cl-, từ đó dẫn tới các bệnh lý quan trọng. Những biến đổi về trao đổi chất gắn với bệnh tiêu chảy ở gia súc non đã đƣợc nghiên cứu rộng rãi và điều lƣu ý là không kể do nguyên nhân nào thì 4 biểu hiện không bình thƣờng hoặc rối loạn chủ yếu ở con vật bệnh là mất nƣớc, acidosis, rối loạn chất điện giải và cân bằng năng lƣợng kém hoặc đƣờng huyết thấp (Đào Trọng Đạt, 1998) [6]. Phân nhão cho đến toàn nƣớc, màu của phân chuyển từ vàng nhạt sang màu trắng, trong phân có lẫn những vết máu, phân có mùi hôi thối, phân dính vào đuôi và xung quanh hậu môn. Thân nhiệt thƣờng bình thƣờng hoặc cao hơn một chút nhƣng vào giai đoạn cuối hay hạ xuống dƣới mức bình thƣờng, bê nghé có thể bỏ bú, không uống nƣớc, đôi khi có chƣớng bụng. Bê bị tiêu chảy nặng thƣờng ỉa phọt cần câu, phân có nhiều nƣớc. Bê ủ rũ, gầy còm, da khô, lông xù và mắt trũng xuống. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp
50 p | 2620 | 735
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán doanh nghiệp
41 p | 2362 | 606
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Vận dụng các chính sách Marketing-mix tại Trung tâm Du lịch Hà Nội
62 p | 939 | 422
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam
45 p | 1569 | 359
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
83 p | 1806 | 322
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp
85 p | 841 | 252
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống mạng máy tính cho doanh nghiệp vừa & nhỏ
126 p | 1424 | 214
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chi cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh
62 p | 1689 | 175
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ thông tin - SV. Lê Văn Hoàng
51 p | 667 | 99
-
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp tại Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá
21 p | 493 | 92
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Y sỹ
22 p | 768 | 73
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong Công ty Dệt 8/3
7 p | 408 | 71
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
51 p | 521 | 58
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
24 p | 593 | 48
-
Gợi ý đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đại học quản trị kinh doanh
12 p | 708 | 42
-
Hình thức trình bày bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
19 p | 360 | 28
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm
60 p | 131 | 23
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Biện pháp nhằm tăng cường công tác Quản lí lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội
70 p | 161 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn