Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - LCL) tại công ty TNHH DB Schenker Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng
lượt xem 67
download
Báo cáo trình bày cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển; quy trình lập bộ chứng từ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển; nhận xét chung và đề xuất về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại ông ty TNHH DB Schenker Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - LCL) tại công ty TNHH DB Schenker Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA KINH TẾ NGÀNH LOGISTICS BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU (HÀNG LẺ LCL) TẠI CÔNG TY TNHH DB SCHENKER VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG Họ tên SV : Nguyễn Đức Việt Mã SV: : 65455 Lớp : LQC56DH Nhóm : 2 Người hướng dẫn : T.S Nguyễn Minh Đức
- HẢI PHÒNG 2019
- MỤC LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
- LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc. Trong cơ chế thị trường với nền kinh tế mở và đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vốn đã có vai trò thiết thực thì nay nó càng có một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế làm cầu nối giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới, góp phần đắc lực thúc đẩy tăng nhanh năng suất lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân nhờ tranh thủ được lợi thế so sánh trong trao đổi với nước ngoài. Chính vì sự bùng nổ, sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu, hay những khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu các mặt hàng, sản phẩm của mình phải trang bị những kiến thức, những kinh nghiệm để thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, sao cho nhanh nhất, tiết kiệm nhất và hiệu quả nhất. Nhưng không phải các doanh nghiệp xuất khẩu nào, khách hàng nào cũng có đủ kinh nghiệm thực tế để thực hiện trọn vẹn các khâu trong hoạt động xuất nhập khẩu, vì đa số họ còn khá non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm về việc vận chuyển hàng hóa ra ngoài biên giới như các thủ tục và khai báo hải quan, cách thức thông quan, kho bãi, …. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/ hãng tàu dẫn đến việc dễ bị ép giá. Ngoài ra, nếu làm không tốt họ sẽ phải chịu những rủi ro, những tổn thất rất lớn. Vì vậy, họ sẽ phải thuê bên thứ 3 – chính là Forwarder thay họ thực hiện. Forwarder là một bên trung gian, nhận dịch vụ vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích 5
- cuối cùng. Có thể hiểu là Forwarder không vận chuyển hàng hóa mà chỉ đứng ra như một trung gian giúp khách hàng kết nối với đơn vị vận chuyển, giúp khách hàng khai báo hải quan, chuẩn bị các chứng từ vận tải, cung cấp các dịch vụ thuê kho bãi và giao hàng,… các thủ tục và quy trình khác nếu như khách hàng không nắm rõ (hoặc không có kinh nghiệm). Với mục đích tìm hiểu quy trình nghiệp vụ lập bộ chứng từ hàng nhập khẩu của một công ty Forwarder, em đã lựa chọn thực tập tại Công ty TNHH DB Schenker Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng. Đây là một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Bài báo cáo của em được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển Chương 2: Quy trình lập bộ chứng từ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH DB Schenker Việt Nam Chương 3: Nhận xét chung và đề xuất về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH DB Shenker Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Đức – GVHD đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Với thời gian thực tập có hạn, nên em cũng chưa thể hiểu hết tường tận các nghiệp vụ của công ty. Vì vậy, bài báo cáo của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời góp ý, nhận xét của thầy cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 6
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1. Dịch vụ giao nhận hàng hóa và người giao nhận 1.1.1. Dịch vụ giao nhận 1.1.1.1. Khái niệm Theo quan điểm chuyên ngành, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) đưa khái niệm về lĩnh vực này như sau: “Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay những chứng từ liên quan đến hàng hóa.” Theo Điều 233 Luật thương mại Việt Nam 2005 thì: “Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.” Giao nhận vận tải (hay freight forwarding) là tất cả nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quy trình vận chuyển hàng hóa từ người gửi sang người nhận. Trong đó, công ty giao nhận (Fowarder company) hay người giao nhận sẽ ký hợp đồng vận tải với chủ hàng, đồng thời ký với với người vận tải. Họ có thể làm dịch vụ trực tiếp hoặc thông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ 3 khác. 1.1.1.2. Yêu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tuy không có những chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng nhưng nó cũng có những yêu cầu đòi hỏi riêng mà 7
- người giao nhận phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Một số yêu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải bao gồm: Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn: nhanh gọn thể hiện ở thời gian hàng đi từ nơi gửi đến nơi nhận, thời gian bốc xếp, kiểm đếm giao nhận, giảm thời gian giao nhận góp phần đưa ngay hàng hóa vào đáp ứng yêu cầu của khách hàng, muốn vậy người làm giao nhận phải nắm bắt chắc quy trình kỹ thuật, chủng loại hàng hóa, lịch tàu và bố trí hợp lý phương tiện vận chuyển. Giao nhận chính xác an toàn: đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chủ hàng và người vận chuyển. Chính xác là yếu tố chủ yếu quyết chất lượng và định mức độ hoàn thành công việc bao gồm chính xác về số lượng, chất lượng, hiện trạng thực tế, chính xác về chủ hàng, nhãn hiệu… Đảm bảo chi phí thấp nhất: giảm chi phí giao nhận là phương tiện cạnh tranh hiệu quả giữa các đơn vị giao nhận. Muốn vậy phải đầu tư thích đáng cơ sở vật chất, xây dựng và hoàn chỉnh các định mức, các tiêu chuẩn hao phí, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ. 1.1.1.3. Các dịch vụ giao nhận vận tải a. Môi giới hải quan Khi mới xuất hiện, người giao nhận chỉ hoạt động trong phạm vi trong nước. Nhiệm vụ của người giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu. Sau đó mở rộng hoạt động dịch vụ ra cả hàng xuất khẩu dành chỗ chở hàng trong thương mại quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc vào hợp đồng mua bán. Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan. 8
- b. Đại lý Trước đây người giao nhận không đảm nhận vai trò của người chuyên chở, chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như một đại lý của người gửi hàng hay người chuyên chở. Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan,… trên cơ sở hợp đồng ủy thác. c. Người gom hàng Trong ngành vận tải hàng hóa bằng container dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL) thành lô hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức trở của container và giảm cước phí vân tải. Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý. d. Người chuyên chở Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận lại đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến một nơi khác. Nếu như người giao nhận ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở thì người đó đóng vai trò là người thầu chuyên chở (contracting carrier). e. Người kinh doanh vận tải đa phương thức Trong trường hợp người vận tải cung cấp dịch vụ đi suốt hoặc gọi là vận tải trọn gói từ cửa tới cửa “door to door”, thì người giao nhận phải đóng vai trò là người vận tải đa phương thức (MTO). MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình vận tải. 9
- 1.1.2. Người giao nhận 1.1.2.1. Khái niệm Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding Agent). Theo FLAIA, “người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chởtheo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá”. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. 1.1.2.2. Yêu cầu đối với người giao nhận Biết kết hợp nhiều phương thức vận tải với nhau. Biết tận dụng tối đa dung tích, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ vào dịch vụ giao hàng. Biết kết hợp giữa vận tải giao nhận xuất nhập khẩu và liên hệ tốt với các tổ chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa như hải quan, đại lý hãng tàu, bảo hiểm, bến cảng... Người giao nhận còn tạo điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả nhờ vào dịch vụ giao nhận của mình. Như vậy, nhà xuất nhập khẩu có thề sử dụng kho bãi của người giao nhận hay của người giao nhận đi thuê, từ đó giảm được chi phí sử dụng kho bãi. Bên cạnh đó cũng giảm được các chi phí như quản lý hành chính, bộ máy tổ chức đơn giản, có điều kiện tập trung vào kinh doanh xuất nhập khẩu. 10
- Dù ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có khác nhau, nhưng tất cả đều cùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là “người giao nhận hàng hóa quốc tế” (International freight forwarder) và cùng làm một dịch vụ tương tự nhau, đó là dịch vụ giao nhận. 1.1.2.3. Phạm vi hoạt động Trừ khi bản thân người gửi hàng (hay người nhận hàng) muốn tự mình tham gia vào bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, còn thông thường người giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng (hay người nhận hàng) lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các công đoạn cho đến tay người nhận cuối cùng. Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp thông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác. Những dịch vụ mà người giao nhận thường tiến hành là: Tổ chức chuyên chở, xếp dỡ hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa. Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước. Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch. Mua bảo hiểm cho hàng hóa. Thanh toán, thu đổi ngoại tệ. Gom hàng, lựa chọn tuyến đường chuyên chở, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp. Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa. Lưu kho bảo quản hàng hóa. Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại, đòi bồi thường. Ngoài ra, người giao nhận cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn, vận chuyển quần áo may sẵn trong các container đến thẳng cửa hàng, 11
- vận chuyển hàng triển lãm qua nước ngoài…đặc biệt trong những năm gần đây, người giao nhận thường cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vai trò là MTO và phát hành cả chứng từ vận tải. 1.1.2.4. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận a. Quyền hạn, nghĩa vụ của người giao nhận Ðiều 167 Luật thương mại quy đinh, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây: Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm. Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. b. Trách nhiệm của người giao nhận Khi là đại lý của chủ hàng: Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: Giao hàng không đúng chỉ dẫn. Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn. 12
- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan. Giao hàng cho người không phải là người nhận. Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng. Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế. Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác... nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết. Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình. Khi là người chuyên chở: Người giao nhận chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác đã thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng. Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối ..... thì người giao nhận sẽ chịu 13
- trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở. Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây: Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác. Do khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp. Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá. Do chiến tranh, đình công. Do các trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình. 1.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế 1.2.1. Công ước quốc tế: Các công ước, các định ước, các hiệp ước, các hiệp định, các nghị định thư, các quy chế... về buôn bán, vận tải, bảo hiếm... mà việc giao nhận bắt buộc phải phù hợp mới bảo vệ được quyền lợi của chủ hàng. Bộ quy tắc thương mại quốc tế Incoterms do phòng ICC ban hành quy định về trách nhiệm của các bên mua bên bán trong việc thanh toán tiền vận tải, chi phí hải quan, bảo hiểm hàng hóa, tổn thất và rủi ro trong quá trình vận chuyển, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về giao nhận hàng hóa. Công Ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 14
- Quy tắc Hague 1924 và các Nghị định thư 1968 và 1979: trong quy tắc này có quy định về thời hạn và trách nhiệm của người vận chuyển, cơ sở trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người vận chuyển, thông báo tổn thất và thời hạn khiếu nại. Quy tắc Humburg 1978 (Humburg Rules1978): quy tắc có hiệu lực từ ngày 1/11/1992. Quy tắc Rotterdam 2010. 1.2.2. Luật quốc gia: Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán, vận tải, bảo hiểm, giao nhận, xếp dỡ... như: Luật thương mại 2005: Điều 233: Dịch vụ logistics: định nghĩa về dịch vụ logstics Điều 234: Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics Điều 235: Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Điều 236: Quyền và nghĩa vụ của khách hàng Điều 237: Các trường hợp miễn trách đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Điều 238: Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng Bộ luật Hàng Hải 2005: Điều 74 đến điều 97 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển, trách nhiệm của người vận chuyển và các nôi dung liên quan đến chứng từ trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, thời gian khiếu nại… 15
- Các Nghị định liên quan: Nghị định 140/2007/NĐCP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Trong nghị định quy định rõ về phạm vi và đối tượng điều chỉnh; điều kiện kinh doanh; giới hạn trách nhiệm; quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định 87/2009/NĐCP ngày 29/10/2009 về vận tải đa phương thức. Nghị định số 115/ 2007/NĐCP của Chính phủ ngày 05 tháng 07 năm 2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển. Thông tư số 194/2010/TTBTC ngày 06 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn về thủ tục hải quan: kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 1.3. Sự cần thiết về việc tìm hiểu về quy trình và bộ chứng từ thực tế về giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển chiếm gần 80% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trên toàn thế giới. Việt Nam có hơn 3500 km đường biển trải dài từ Bắc –Trung Nam, là điều kiện tốt cho phát triển cảng biển và vận tải biển trong nước cũng như quốc tế. Quy trình và các nghiệp vụ về bộ chứng từ thực tế về vấn đề vận tải quốc tế đường biển trong Logistics tương đối là phức tạp. Các doanh nghiệp về xuất nhập khẩu trong nước còn yếu trong khâu chuẩn bị bộ chứng từ và phát hiện những lỗi sai trong chứng từ. 16
- CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH LẬP BỘ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH DB SCHENKER VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Schenker Việt Nam 2.1.1. Thông tin cơ bản về công ty Tên công ty: Công ty TNHH Schenker Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Schenker Vietnam Co.,Ltd Tên viết tắt: DB Schenker Địa chỉ: Số 60, Đường Trường Sơn Phường 2 Quận Tân Bình TP Hồ Chí Minh. Văn phòng đại diện tại Hải Phòng: Tầng 6, tòa nhà TD Plaza, Parkson, Hải Phòng Điện thoại: 862971860 Fax: 862971862 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Schenker Việt Nam DB Schenker là đơn vị cung cấp các dịch vụ vận tải và Logistics của Deutsche Bahn (DB). Thông qua bộ phận cung cấp dịch vụ vận tải và Logistics. DB là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực vận tải hàng không và đường biển trên toàn cầu sở hữu mạng lưới vận tải đường bộ dày dặc nhất Châu Âu và là chuyên gia trong lĩnh vực đường sắt của công ty vận tải hàng hóa 17
- đường sắt lớn nhất Châu Âu. Tại Việt Nam, với tầm quan trọng và nhịp độ phát triển nhanh của dịch vụ logistics trên toàn cầu. Văn phòng đại diện đầu tiên của DB Schenker đã được thành lập vào năm 1991. Năm 2007, Công ty TNHH Schenker Việt Nam chính thức được thành lập. Năm 2014, Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam được thành lâp để tiếp tục mở rộng hoạt động trong lĩnh vực logistics. Cho đến nay công ty đã phát triển hơn 10 chi nhánh và văn phòng trên cả nước với hơn 500 nhân viên. Tại Việt Nam DB Schenker đã xây dựng được danh tiếng mạnh mẽ và trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu. Cung cấp các dịch vụ vận tải, lưu kho và các giải pháp logistics trong các ngành công nghiệp khác nhau. Trên toàn cầu, DB Schenker cam kết trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu trên phạm vi toàn thế giới với chiến lược Logistics đến năm 2020 của mình. 2.1.3. Nhiệm vụ mục tiêu và phạm vi hoạt động Nhiệm vụ + Khai thác tối đa hiệu quả việc sử dụng vốn nhằm duy trì hoạt động kinh doanh và tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới trang thiết bị, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước và bù đắp các chi phí liên quan + Tuân thủ theo chính sách pháp luật và các cơ chế, chế độ của nhà nước, các tập quán quốc tế nằm trong lĩnh vực mà công ty đang cung cấp + Liên tục cập nhập và học hỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quy trình nghiệp vụ phù hợp với khả năng của công ty + Luôn thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng, duy trì, mở rộng mối quan hệ với khách hàng, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu 18
- + Chấp hành tốt các chính sách và chế độ về quản lý lao động – tiền lương, tài chính, tài sản đồng thời liên tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên công ty + Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ bảo hộ lao động, bảo vệ an ninh, trật tự xã hội và bảo vệ môi trường. 19
- Mục tiêu + Nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhanh chóng kịp thời các nhu cầ u của khách hàng, luôn luôn đổi mới và tăng cường khả năng cạnh tranh + Mục tiêu trên hết là lợi nhuận gắn liền với hoạt động kinh doanh, là đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế và góp phần cho sự phát triển vững mạnh của đất nước + Tại Việt Nam, Grow Việt Nam là chiến lược của DB Schenker đóng góp cho sự thành công cho tầm nhìn Logistics 2020 của DB Schenker toàn cầu. Ba trụ cột trong chiến lược Grow Việt Nam là Grow Higher, Grow Smarter, Grow together. Theo đuổi chiến lược Grow Việt Nam để góp phần vào sự phát triển của thị trường năng động này Schenker đã liên tục đầu tư vào nhiều địa phương trên khắp đất nước ở cả ba miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Hình 2. Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Việt Nam Phạm vi hoạt động: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp
50 p | 2621 | 735
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán doanh nghiệp
41 p | 2362 | 606
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam
45 p | 1571 | 359
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
83 p | 1808 | 322
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp
85 p | 842 | 252
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công việc kế toán tại công ty TNHH TM - SX Thú y thủy sản Việt Tân
85 p | 767 | 227
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống mạng máy tính cho doanh nghiệp vừa & nhỏ
126 p | 1424 | 214
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chi cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh
62 p | 1699 | 175
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty May Hưng Yên
42 p | 1067 | 136
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ thông tin - SV. Lê Văn Hoàng
51 p | 672 | 100
-
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp tại Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá
21 p | 493 | 92
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Y sỹ
22 p | 769 | 73
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
51 p | 521 | 58
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
24 p | 596 | 48
-
Gợi ý đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đại học quản trị kinh doanh
12 p | 708 | 42
-
Hình thức trình bày bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
19 p | 360 | 28
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm
60 p | 132 | 23
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Biện pháp nhằm tăng cường công tác Quản lí lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội
70 p | 161 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn