Báo cáo tốt nghiệp: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi hành pháp luật tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận
lượt xem 20
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài tài là để làm sáng tỏ những lý luận cũng như phân tích nội dung, ý nghĩa các quy định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Đồng thời thông qua việc tìm hiểu hoạt động xét xử và thực tiễn thực thi pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận, phát hiện ra những bất cập, đưa ra kiến nghị nhằm bổ sung và từ đó hoàn thiện quy định của pháp luật về lĩnh vực này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi hành pháp luật tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN – THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN Sinh viên thực hiện : ĐÀNG NỮ QUỲNH NHƢ Mã số sinh viên : 1723801010277 Lớp : D17LUHC02 Chuyên ngành : LUẬT HÀNH CHÍNH GVHD : Ts NGUYỄN THỊ HỒNG PHƢỚC Bình Dƣơng, ngày tháng 12 năm 2020
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN – THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN Sinh viên thực hiện : ĐÀNG NỮ QUỲNH NHƢ Mã số sinh viên : 1723801010277 Lớp : D17LUHC02 Chuyên ngành : LUẬT HÀNH CHÍNH GVHD : Ts NGUYỄN THỊ HỒNG PHƢỚC Bình Dƣơng, ngày tháng 12 năm 2020 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi trong thời gian vừa qua. Những kết quả được trình bày trong bài báo cáo chưa được công bố tại bất cứ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong bài báo cáo đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. bài báo cáo này được thực hiện một cách độc lập dưới sự hướng dẫn của Ts. Nguyễn Thị Hồng Phước. Người Cam Đoan Đàng Nữ Quỳnh Như ii
- LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường, đặc biệt là các thầy cô khoa Khoa học quản lí của trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ em về tài liệu tham khảo để em có thể hoàn thành tốt Báo cáo tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cám ơn Cô Nguyễn Thị Hồng Phước đã nhiệt tình hướng dẫn em trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, hướng tiếp cận và giúp em chỉnh sửa những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua và giúp em hoàn thiện hơn cho em. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! iii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự BTP : Bộ tư pháp DS : Dân sự Đ : Điều GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình K : Khoản LHN&GĐ : Luật Hôn nhân và gia đình NXB : Nhà xuất bản QSDĐ : Quyền sử dụng đất TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TTLT : Thông tư liên tịch VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Công tác giải quyết các vụ việc HN&GĐ tại Ninh Thuận ..................25 Bảng 2.2. Báo cáo số liệu án HN&GĐ năm 2020 của TAND huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận ......................................................................................................25 v
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 4.1Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN .................................................................. 4 1.1KHÁI NIỆM VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG .................... 4 1.1.1Tài sản chung của vợ chồng:........................................................................... 4 1.1.2Chia tài sản chung của vợ chồng: .................................................................. 7 1.2NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG SAU KHI LY HÔN: ...................................................................................................10 1.2.1Cơ sở pháp lý:..................................................................................................10 1.2.2Phƣơng thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn: ......................11 1.2.3Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn:..........................12 1.2.4Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn: .......................................................................................................................18 1.3MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN: .......................................................................................................................18 1.3.1 Chia tài sản chung trong trƣờng hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn: ........................................................................................................18 1.3.2 Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn .................................19 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN, THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ..........................................................................23 2.1 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI NINH THUẬN..........................................................................................23 2.1.1 Khái quát chung về tỉnh Ninh Thuận.........................................................23 vi
- 2.1.2 Tình hình xét xử của việc thi hành pháp luật của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận và những thành tựu đạt đƣợc.....................................................................................24 2.1.3 Nguyên nhân và hạn chế của việc thi hành pháp luật của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận ..27 2.2 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN ........................................31 2.2.1 Kiến nghị pháp luật .......................................................................................31 2.2.2 Một số giải pháp khác hoàn thiện pháp luật .............................................32 KẾT LUẬN .......................................................................................................................35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... vii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa đến nay, gia đình luôn là tế bào của xã hội, là nơi những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng cùng chung sống. Gia đình hòa thuận và hạnh phúc sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững và phồn thịnh chung của xã hội. Nhận thức được vị thế quan trọng của gia đình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và giữ gìn gia đình êm ấm, hòa thuận, thể hiện ở sự quan tâm đó là Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình góp phần giúp cho sự tồn tại và phát triển của gia đình đi vào chuẩn mực, khuôn khổ, giúp tạo ra sự bền vững trong quan hệ gia đình. Khi nam nữ kết hôn, cùng nhau xây dựng một gia đình thì sự bền vững của quan hệ hôn nhân là mong muốn của những người vợ, người chồng, đây cũng là mục đích của việc xây dựng gia đình mà pháp luật đặt ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quan hệ hôn nhân do chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, đã không giữ được ý nghĩa và giá trị như mong muốn ban đầu, cuộc sống chung của vợ, chồng đã không còn hạnh phúc, nên pháp luật dự liệu khả năng cho họ quyền được giải phóng khỏi quan hệ hôn nhân bằng việc ly hôn. Ly hôn là một mặt trong quan hệ hôn nhân, nó là mặt trái, mặt bất bình thường nhưng là mặt không thể thiếu của quan hệ hôn nhân. Dù không ai mong muốn một gia đình được xây dựng từ những nỗ lực của hai bên tan vỡ, nhưng đôi khi trong cuộc sống, ly hôn lại là cách giải quyết tốt nhất. Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ở nước ta và các nước trên thế giới tăng đáng kể, với những nguyên nhân, lý do ly hôn cũng rất đa dạng và phức tạp. Vấn đề giải quyết hậu quả của ly hôn cũng phức tạp không kém và còn nhiều vướng mắc, hạn chế trong đó có vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng. Dưới tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, tính chất mối quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình cũng có nhiều thay đổi. Vì vậy, các quy định điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng luôn được các nhà làm luật quan tâm và xây dựng để trở thành một trong những chế định quan trọng nhất của pháp luật hôn nhân và gia đình. Trong xã hội hiện đại, để đảm bảo đời sống chung của gia đình và lợi ích thiết thực của bản thân mỗi thành viên trong gia đình, vợ chồng có nhu cầu tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và có quyền, nghĩa vụ tài sản phát sinh từ các quan hệ đó. Lúc gia đình hạnh phúc ranh giới giữa tài sản chung và tài sản riêng ít 1
- người để ý và quan tâm. Khi tình cảm vợ chồng rạn nứt, đổ vỡ, vợ chồng có quyền tự thỏa thuận việc chia tài sản chung của họ, nhưng khi họ không thỏa thuận được thì việc vận dụng những quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình để giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng là điều cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên. Chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề phức tạp khi ly hôn. Do vậy, việc nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ những quy định của luật hôn nhân và gia đình hiện hành về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một việc làm thiết thực, vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhằm luận giải các quy định của pháp luật liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn, giúp cho các bên thực hiện quyền của mình góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo ra cách hiểu thống nhất, đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, giúp cho Tóa án trong đó có Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong việc yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Với những lý do trên em quyết định lựa chọn đề tài “Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi hành pháp luật tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận ” để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Xuất phát từ vai trò quan trọng của gia đình, trước những đòi hỏi khách quan của xã hội nên việc nghiên cứu các tranh chấp trong quan hệ hôn nhân và gia đình như là vấn đề chia tài sản chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, giải quyết tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn luôn được quan tâm, đặc biệt là được nhiều nhà nghiên cứu chú ý và đề cập đến. Một số về hôn nhân và gia đình như: Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam – Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Dân sự 1, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – 2014,…các giáo trình này đều đề cập đến các kiến thức pháp lý cơ bản và khái quát về tài sản chung của vợ chồng. Bên cạnh đó, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: “ Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Lan; “ Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Đinh Thị Minh Mẫn; “ Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 từ thực tiễn huyện Ba Tơ, tỉnh Quãng Ngãi”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Thị Thúy An; “ Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt 2
- Nam – Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ - Luật Dân sự của tác giả Nguyễn Thị Hạnh” và một số trang mạng điện tử khác. Các công trình nghiên cứu kể trên là tài liệu tham khảo hữu ích cho em trong quá trình thực hiện bài báo cáo với việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn thi hành pháp luật tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài tài là để làm sáng tỏ những lý luận cũng như phân tích nội dung, ý nghĩa các quy định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Đồng thời thông qua việc tìm hiểu hoạt động xét xử và thực tiễn thực thi pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận, phát hiện ra những bất cập, đưa ra kiến nghị nhằm bổ sung và từ đó hoàn thiện quy định của pháp luật về lĩnh vực này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý và chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đối với quan hệ hôn nhân trong nước theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp hệ thống, khảo sát thực tiễn, phân tích, so sánh, tổng hợp dựa trên các báo cáo thống kê, phân tích các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận. 6. Cơ cấu đề tài Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục từ viết tắt, danh mục các bảng, phần mở đầu, nội dung của báo cáo gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và pháp lý về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận, thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
- CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 1.1 KHÁI NIỆM VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 1.1.1 Tài sản chung của vợ chồng: 1.1.1.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng: Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển sôi động trên tất cả các ngành, các lĩnh vực như hiện nay, gia đình là chủ thể tham gia vào rất nhiều các hoạt động kinh tế, xã hội khác nhau. Việc hộ gia đình được BLDS công nhận là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và Luật Đất đai công nhận hộ là chủ thể được Nhà nước giao đất, cho thuê đất…đã tạo những tiền đề cơ bản để kinh tế hộ gia đình nói chung và tài sản của vợ chồng nói riêng phát triển ngày càng nhanh chóng. “Tài sản là điều vô cùng thân thuộc, một phần không thể thiếu của con người trong cuộc sống. Tài sản là điều kiện duy trì hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, giúp tồn tại để đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho con người. Trong cuộc sống vợ chồng để đảm bảo các điều kiện vật hất phục vụ đời sống gia đình cũng như để thực hiện các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, phụng dưỡng cha mẹ thì cần phải có tài sản. Tài sản của vợ chồng là nguồn quan trọng để xây dựng gia đình và phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Tài sản của vợ chồng có được từ thời điểm kết hôn, cùng nhau chung sống tạo lập ra khối tài sản chung và cùng nhau gánh vác công việc của gia đình”[1]. Với ý nghĩa thông dụng hàng ngày thì tài sản là những vật có thể cảm nhận bằng các giác quan, đem lại lợi ích cho con người, con người có thể chiếm giữ được. Trước kia thì con người chỉ coi tài sản là những vật hữu hình có thể cảm nhận bằng các giác quan, nhưng cùng với sự phát triển của xã hội con người đã thừa nhận giá trị của tài sản vô hình như thương hiệu, những sáng tạo của con người, sở hữu trí tuệ,… Tài sản là chế định nền tảng của xã hội, đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau như kinh tế, tài chính ngân hàng…và nhiều ngành khoa học pháp lý trong đó có luật dân sự. [1] Nguyễn Thị Lan( 2017), “ Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Hà Nội” , Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội 4
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Điện thì thuật ngữ tài sản được hiểu theo 2 cách[2]: “Cách thứ nhất: về phương diện pháp lý, tài sản là của cải được con người sử dụng; Cách thứ 2: trong ngôn ngữ thông thường, tài sản là một vật được con người sử dụng, một vật cụ thể, nhận biết được bằng giác quan tiếp xúc”….Như vậy tài sản có thể hiểu theo nghĩa thông thường là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu. Với ý nghĩa này, tài sản luôn gắn với một chủ thể xác định trong một xã hội nhất định. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” So với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã liệt kê cụ thể và rõ ràng hơn về tài sản. “Trong luật của các nước Châu Âu, tài sản có thể được nhìn nhận như một vật hoặc một quyền. Điều quan trọng là tài sản phải có giá trị tiền tệ, nghĩa là có giá trị được định lượng bằng một số tiền, cái mà vật hay quyền khác không có. Chẳng hạn, không khí đến nay chưa được coi là tài sản; quyền bầu cử cũng không phải ( không thể) là tài sản. Dẫu sao, của cải hay vật chỉ có thể là tài sản nếu chúng có thể được sở hữu, tức là có thể thuộc về riêng một người nào đó, một chủ thể nào đó của quan hệ pháp luật dân sự: người ta luôn sử dụng không khí; nhưng ít nhất cho đến thời đại này, không khí chưa bao giờ được coi là tài sản theo nghĩa pháp lý hoặc theo nghĩa thông dụng”[3]. Trước khi kết hôn, tài sản của vợ, chồng là tài sản riêng của từng cá nhân, sau khi kết hôn thì tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản riêng của vợ chồng và tài sản chung của vợ chồng, các lợi ích và quyền liên quan đến tài sản này như là quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng cũng được hình thành. Theo quy định tại điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. [2] Nguyễn Ngọc Điện, nghiên cứu về tài sản trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, tr.5 [3] Giáo trình Luật Dân sự 1, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – 2014, tr. 141, 142 5
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Như vậy có thể kết luận như sau: Tài sản chung của vợ chồng là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, tài sản bao gồm bất động sản và động sản, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc định đoạt, chiếm hữu, sử dụng tài sản chung. 1.1.1.2 Xác định tài sản chung của vợ chồng: Sau khi kết hôn, nhiều cặp vợ chồng không biết xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chồng. Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng là rất quan trọng trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến tài sản giữa vợ chồng hoặc giữa vợ, chồng với người thứ ba. Thông thường mỗi cặp vợ chồng đều không quan tâm đến việc tài sản chung hay riêng mà chỉ có một khối tài sản chung hợp nhất. Chỉ khi nào có sự phân chia tài sản của vợ chồng thì mới xác định được phần tài sản của từng người trong khối tài sản chung đó. Mặc dù sự dóng góp của mỗi người không có bằng chứng nhưng quyền và nghĩa vụ của việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt là ngang nhau. Tuy nhiên, khi tài sản là nguồn sống duy nhất của gia đình, muốn thực hiện những giao dịch hoặc là đầu tư vào kinh doanh thì phải có sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Trong trường hợp mà giữa vợ và chồng không có sự thỏa thuận, hay sự thỏa thuận đó không được rõ ràng hoặc là không đầy đủ thì tài sản chung của vợ chồng được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình thì: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. 6
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung” Bên cạnh đó, Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết, giải thích thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định này; Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyên sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước; Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 1.1.2 Chia tài sản chung của vợ chồng: Bình thường, tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất – phần quyền sở hữu của vợ, chồng không được xác định trước. Khi đem chia, khối tài sản chung được phân, tách theo từng phần( tính theo hiện vật hoặc giá trị) để vợ, chồng có quyền sở hữu riêng. Như vậy, chia tài sản chung của vợ chồng là phân chia tài sản chung của vợ chồng thành từng phần thuộc sở hữu riêng của vợ và của chồng. “Tài sản chung của vợ chồng được chia theo thỏa thuận của các bên vợ chồng. Vợ chồng có thể tự nguyện thỏa thuận việc chia tài sản chung thành hai phần bằng nhau hoặc chia theo các tỷ lệ nhất định trên cơ sở sự thống nhất ý chí của vợ và chồng. nguyện vọng của vợ chồng trên cơ sở thỏa thuận về việc chia tài sản chung có thể được công chứng theo yêu cầu của họ”[4]. 1.1.2.1 Bản chất của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng: Bản chất của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng chính là việc chấm dứt quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đối với toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng hoặc một phần khối tài sản chung của vợ chồng. sau khi phân chia, tài sản chung sẽ được chia thành từng phần tài sản xác định và xác lập quyền sở hữu riêng của vợ, chồng đối với phần tài sản được chia. 1.1.2.2 Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng [4] Giáo trình Luật HN&GĐ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 7
- Trong hầu hết các gia đình, chức năng kinh tế được đảm bảo chủ yếu bằng tài sản chung của vợ chồng. nó được sử dụng để đáp ứng những nhu cầu vật chất hằng ngày của gia đình. Nói cách khác, tài sản chung của vợ chồng chính là nguồn sống của gia đình. Bởi vậy, việc duy trì sự ổn định, thường xuyên bổ sung và phát triển khối tài sản chung là hết sức cần thiết. tuy nhiên, trong quá trình chung sống, do những lý do hoặc sự kiện đặc biệt mà việc duy trì khối tài sản chung đó lại không đảm bảo lợi ích của gia đình hoặc không còn điều kiện để tồn tại khối tài sản chung của vợ chồng; việc chia tài sản chung của vợ chồng trong những trường hợp này được đặt ra như một tất yếu khách quan. Thứ nhất, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: Do cuộc sống chung của vợ chồng khó tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn, nhiều trường hợp chỉ muốn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng mà không muốn ly hôn mà chỉ muốn có tài sản để thực hiện việc đầu tư, kinh doanh…Đáp ứng nhu cầu này của vợ chồng nhằm mục đích xây dựng gia đình êm ấm, hạnh phúc và ổn định quan hệ xã hội, pháp luật cho phép vợ chồng có quyền chia tài sản chung ngay khi hôn nhân còn tồn tại. Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bởi vợ chồng có mẫu thuẫn trong quản lý tài chính hoặc nhiều lý do khác. Do đó, trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có nhu cầu thì có quyền thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng như sau: - Vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung; - Vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo quy định tại Điều 39 Luật HN&GĐ 2014, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo từng trường hợp như sau: Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi nhận trong văn bản; nếu trong văn bản khong xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản; Trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định; 8
- Trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyets định của Tòa án có hiệu lực. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng , trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ chồng mà không xác định được đó là thu nhâp do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ, chồng. Thứ hai, chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng chết Khi một trong hai người là vợ hoặc chồng chết thì hôn nhân giữa họ sẽ chấm dứt. Việc chia tài sản lúc này sẽ còn phụ thuộc vào việc giữa vợ chồng có thỏa thuận gì về tài sản chung và riêng hay không và trước đó người chết có để lại di chúc hay không. Căn cứ theo quy định Điều 66 của Luật HN&GĐ như sau: - Khi một bên chết hoặc một bên bị Tòa án tuyên bố là đã chết, nếu trong di chúc không có chỉ định ai quản lý di sản hoặc những người thừa kế tài sản của người đã chết không có thỏa thuận cử người khác quản lý di sản thì việc quản lý tài sản chung của vợ chồng sẽ do bên vợ hoặc chồng còn sống quản lý. - Nếu vợ chồng không có các thỏa thuận về chế độ tài sản thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi. Còn đối với phần tài sản của vợ, chồng chết thì sẽ được chia theo pháp luật về thừa kế. - Nếu việc chia di sản dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng về đời sống của gia đình, của một bên vợ hoặc chồng còn sống thì người này có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế việc phân chia di sản Như vậy, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết sẽ được giải quyết như sau: – Trường hợp có di chúc và di chúc có nêu rõ ai là người quản lý di sản hoặc trường hợp những người thừa kế có thỏa thuận về việc ai là người chịu trách nhiệm quản lý di sản thì tiến hành làm theo di chúc hoặc theo thỏa 9
- thuận. Còn nếu người chết không để lại di chúc và cũng không có thỏa thuận giữa những thừa kế thì vợ hoặc chồng còn sống sẽ là người quản lý đối với di sản nêu trên. – Nếu có yêu cầu chia di sản của người đã mất thì phần tài sản chung của vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi. Tuy nhiên, nếu trước đó giữa vợ và chồng có sự thoả thuận khác thì pháp luật sẽ ưu tiên thỏa thuận trước. Vợ hoặc chồng còn sống sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà người mất để lại trong đó có tài sản chung của vợ chồng đã được chia. Thứ ba, chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn “Ly hôn là sự kiện làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ, đồng thời với sự chấm dứt quan hệ hôn nhân thì chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng chấm dứt kể từ thời điểm ly hôn. Khi ly hôn do có mâu thuẫn về quan hệ tình cảm nên vợ chồng khó tìm được tiếng nói chung trong việc phân chia tài sản dẫn đến việc tranh chấp chia tài sản chung”[5]. Tài sản của vợ chồng khi ly hôn được phân chia trước hết theo chế độ tài sản vợ chồng đã lựa chọn trong thời kỳ hôn nhân. Nếu trong thời thời kỳ hôn nhân vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các vợ chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình. Nếu trong thời thời kỳ hôn nhân vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng của Luật hôn nhân gia đình để giải quyết. Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thì chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng hoàn toàn chấm dứt. Tài sản chung của vợ chồng sau khi chia cho vợ, chồng sẽ trở thành tài sản riêng của mỗi người và chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật về sở hữu riêng. 1.2 NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG SAU KHI LY HÔN: 1.2.1 Cơ sở pháp lý: Luật HN&GĐ 2014 quy định nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Điều 59 và phân chia tài sản trong một số trường hợp cụ thể từ Điều 60 đến Điều 64. Nếu vợ chồng có thỏa thuận trong việc phân chia tài sản chung thì phân chia theo thỏa thuận đó, trường hợp thỏa thuận không đầy đủ, [5] Đinh Thị Minh Mẫn (2014), “Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội 10
- rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng từ Điều 59 đến Điều 60 của Luật HN&GĐ năm 2014 để giải quyết. 1.2.2 Phƣơng thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn: Để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, pháp luật HN&GĐ đã quy định về phương thức phân chia cũng như các nguyên tắc của việc phân chia này. Thứ nhất, phương thức tự thỏa thuận: Tại K1Đ28 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “ Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50, 59”. Trong trường hợp hai bên kết hôn mà lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn quy định cụ thể tại Đ47 Luật HN&GĐ 2014. Thỏa thuận này vẫn có thể được sửa đổi, bổ sung sau khi kết hôn hoặc bị tòa án tuyên bố vô hiệu quy định tại Điều 49 và 50 của luật này. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 cũng đề cao ý chí của các bên, quyền tự định đoạt của vợ chồng. Tuy nhiên việc tự định đoạt này không được trái với nguyên tắc mà pháp luật quy định. Ngoài ra, quy định tự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn còn giúp các bên tiết kiệm được thời gian và tiền bạc so với yêu cầu Tòa án giải quyết, giúp cho việc chia tài sản được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả tránh được những tranh chấp và mâu thuận. Thứ hai, phương thức yêu cầu tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn: Nhà nước luôn khuyến khích việc vợ chồng tự thỏa thuận về chia tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào vợ chồng cũng có thể thỏa thuận được vấn đề này, nhất là cuộc sống hôn nhân tan vỡ, tình yêu không còn dẫn đến nhiều mâu thuẫn, xung đột khiến họ trở nên tranh chấp quyết liệt hơn. Theo K1Đ59 quy định thì: 1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận 11
- không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết. Như vậy, phương thức này được tiến hành khi thỏa thuận của vợ chồng không đầy đủ, rõ ràng hoặc là vợ chồng lựa chọn theo chế độ tài sản theo quy định nhưng không thỏa thuận được. 1.2.3 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một quan hệ phát sinh mà Tòa án đồng thời phải giải quyết trong vụ án ly hôn. Các tranh chấp này khi phát sinh thường rất phức tạp và kéo dài bởi thực tiễn giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung nó gắn liền với quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng nên nhiều tình tiết của vụ án khó làm sáng tỏ bởi trong quá trình hôn nhân còn tồn tại, việc xác lập, thỏa thuận, định đoạt chia tài sản chung của vợ chồng là quan hệ kín mà chỉ vợ chồng họ mới nắm được. Luật Hôn nhân và Gia đình (LHN&GĐ) năm 2014 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành đã có những quy định tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn, nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Để giải quyết, phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được chính xác, đòi hỏi người tiến hành tố tụng cần phải nắm chắc quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. 1.2.3.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận: Về chế độ tài sản của vợ chồng, bên cạnh chế độ tài sản vợ chồng theo luật định, thì LHN&GĐ 2014 đã thừa nhận thêm một chế độ so với LHN&GĐ 2000 là chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản thỏa thuận (hay còn gọi là chế độ tài sản ước định), là tập hợp các quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng nên một cách hệ thống trên cơ sở sự cho phép của pháp luật để thay thế cho chế độ tài sản luật định nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản này được quy định như một điểm mới rất tiến bộ trong LHN&GĐ Việt Nam năm 2014, tồn tại song song cùng với chế độ tài sản theo luật định (được áp dụng khi vợ chồng không xác lập chế độ tài sản theo thoả thuận). Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của LHN&GĐ. “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận”[6]. Thỏa thuận này phải được lập trước khi kết [6] Khoản 1 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2014 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại cty In thương mại và dịch vụ ngân hàng
89 p | 885 | 381
-
Báo cáo tốt nghiệp: Quản trị mạng máy tính Công ty POTRACO
13 p | 723 | 214
-
Báo cáo: Thiết kế luận án tốt nghiệp bằng Latex
78 p | 635 | 160
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Khoáng sản và công nghiệp Đại Trường Phát
70 p | 684 | 157
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thị trường bảo hiểm Việt Nam
112 p | 358 | 144
-
Chuyên đề tốt nghiệp : Một số vấn đề về thừa kế theo di chúc tại địa phương
15 p | 771 | 108
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may Chiến Thắng
99 p | 322 | 74
-
Báo cáo thực tập: Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội
70 p | 300 | 47
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện Dinh dưỡng và trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng
57 p | 183 | 29
-
Báo cáo tốt nghiệp: Công nghệ sản xuất phomai tăng năng suất 3,5 tấn sản phẩm/năm từ sữa bột nguyên cream
41 p | 170 | 25
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu 34000 tấn – đi sâu nghiên cứu phân tích vấn đề phân chia tải cho các máy phát đồng bộ khi công tác song song
93 p | 160 | 24
-
Báo cáo: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18
62 p | 125 | 22
-
Chuyên đề thực tập chuyên ngành: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần giải trí BHD-MVP
44 p | 95 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tình hình tài chính của Công ty TNHH Pbox Việt Nam
83 p | 26 | 13
-
Hướng dẫn lập: Báo cáo ngân lưu
9 p | 99 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư và Xây dựng Hải Phòng
82 p | 68 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Hải Phòng
81 p | 78 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn