intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Kinh doanh điện năng của công ty điện lực Sóc Sơn

Chia sẻ: Nguyenhoanganh Nguyenhoanganh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:45

119
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo tốt nghiệp "Kinh doanh điện năng của công ty điện lực Sóc Sơn" gồm các nội dung chính như sau: Tổng quan giới thiệu về công ty điện lực Sóc Sơn, phân tích hiệu quả kinh doanh điện năng của công ty điện lực Sóc Sơn, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng. Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Kinh doanh điện năng của công ty điện lực Sóc Sơn

  1. Trường Đại Học Điện Lực                                                                MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC SÓC SƠN 1.1. Giới thiệu về công ty điện lực Sóc Sơn................................................3 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện lực Sóc Sơn….4 1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty điện lực Sóc Sơn………………………...4 1.4. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban………………………….6 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY  ĐIỆN LỰC SÓC SƠN 2.1. Tổng quan về kinh doanh điện năng…………………………………12 2.1.1. Tổng quan về điện năng …………………………………………...12 2.1.2. Tổng quan về phâm tích kinh doanh điện năng. …………………. 15 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh điện năng của công ty điện  lực Sóc Sơn. …………………………………………………………….22 2.2.1. Kết quả hoạt động. ………………………………………………...22 2.2.2. Chỉ tiêu điện năng thương phẩm. ………………………………….28 2.2.3. Chỉ tiêu giá bán điện bình quân. …………………………………..29 2.2.4. Chỉ tiêu tổn thất điện năng…………………………………...........30 2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng. ………32 CHƯƠNG III Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 1
  2. Trường Đại Học Điện Lực                                                                    KẾT LUẬN ……………………………………………………………….…38 LỜI MỞ ĐẦU Điện năng là sản phẩm tất yếu cho các doanh nghiệp  đặc biệt là các doanh  nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng và dịch vụ.  Ở  nước ta kinh doanh điện năng  vẫn là ngành kinh doanh độc quyền dưới  sự quản lý của Tổng công ty Điện lực Việt  Nam. Vì vậy, giá thành điện năng vẫn còn cao do chưa có sự  cạnh tranh  ở  ba khâu:   truyền tải, phân phối và phát. Và do việc quản lý chi phí sản xuất chưa hiệu quả. Sửa   chữa lớn tài sản của ngành Điện được tính vào giá thành. Sau một thời gian thực tập tại Công ty điên l ̣ ực Sóc Sơn, với sự  hướng dẫn của   Cô Nguyễn Thị Lê NA , em đã tìm hiểu được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công   ty kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011­ 2013 và kế hoạch của công ty.  Đó là những kiến thức rất bổ ích trong thực tế giúp em hiểu thêm những điều đã biết  trên sách vở. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị ở Công ty Điên ̣   lực Sóc Sơn đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp và bản báo cáo này.      Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 2
  3. Trường Đại Học Điện Lực                                                                Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 3
  4. Trường Đại Học Điện Lực                                                                CHƯƠNG 1  GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC SÓC SƠN 1.1. Giới thiệu cơ bản về Công ty Điện Lực Sóc Sơn Tên doanh nghiệp: Công ty Điện Lực Sóc Sơn. Giám đốc Công ty: Ông Phạm Văn Chính. Địa chỉ: Tổ 9 ­ Thị Trấn Sóc Sơn ­ Huyện Sóc Sơn ­ Thành phố Hà Nội. Tập đoàn Điện Lực Việt Nam quyết định đổi tên Điện Lực Sóc Sơn thành Công  ty Điện Lực Sóc Sơn theo quyết định số 0738/QĐ­BCT của Bộ Công Thương về việc   thành lập Công ty mẹ ­ Tổng Công ty Điện Lực Thành phố Hà Nội. Công ty Điện Lực Sóc Sơn là đơn vị  thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện   Lực Thành phố Hà Nội. Công ty giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp điện năng đối với sự phát triển   kinh tế ­ xã hội, đảm bảo an ninh ­ quốc phòng, cũng như đời sống sinh hoạt của nhân  dân huyện Sóc Sơn. Công ty có nhiệm vụ cung ứng điện cho mọi đối tượng khách hàng trong địa bàn   huyện Sóc Sơn. Để  đưa đất nước tiến nhanh, sánh vai cùng các cường quốc trên thế  giới, thì   ngành điện đã phát triển mạnh và   trở  thành ngành hàng đầu trong công cuộc công   nghiệp hoá ­ hiện đại hoá, đưa đất nước tiến tới Chủ nghĩa Xã hội. Dưới sự  phát triển nhanh của đất nước, đi cùng với sự  đòi hỏi về  nhu cầu phát   triển của ngành điện, Công ty Điện Lực Sóc Sơn được thành lập từ  ngày 01 tháng 04   năm 1979, với tên gọi đầu tiên là Chi nhánh Điện Sóc Sơn thuộc Sở Điện Lực Hà Nội  nay là Tổng Công ty Điện Lực Thành phố Hà Nội quản lý, với quân số ban đầu gồm  09 người; được chia thành 02 tổ: Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 4
  5. Trường Đại Học Điện Lực                                                                ­ Tổ hành chính tổng hợp: 3 người. ­ Tổ sửa chữa: 6 người. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện lực Sóc Sơn. Từ năm 1979­1998: Mang tên chi nhánh Điện lực Sóc Sơn, có trụ sở tại Thị Trấn   Sóc Sơn ­ Huyện Sóc Sơn ­ Thành phố Hà Nội. Từ năm 1999­2009: Mang tên Điện Lực Sóc Sơn, có trụ sở tại Thị Trấn Sóc Sơn  ­ Huyện Sóc Sơn ­ Thành phố Hà Nội. Năm 2010: Mang tên Công ty Điện Lực Sóc Sơn trực thuộc Tổng Công ty Điện  Lực Thành phố Hà Nội. ­ Trụ sở đặt tại: Tổ 09 ­ Thị Trấn Sóc Sơn ­ Huyện Sóc Sơn ­ Thành phố Hà Nội. ­ Chính thức đổi tên từ  Điện Lực Sóc Sơn thành Công ty Điện Lực Sóc Sơn từ  tháng 07 năm 2010. ­ Giám đốc: Ông Phạm Văn Chính. Hiện nay, Công ty đang tiến hành xây, sửa lại trụ  sở. Đem lại một bộ mặt mới,   tạo môi trường làm việc tốt cho CBCNV và phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc khách  hàng. 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Sóc Sơn Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 5
  6. Trường Đại Học Điện Lực                                                                Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty điện lực sóc sơn                                                                           ( Nguồn: phòng kinh doanh điện năng )         Cơ cấu quản lý của Công ty Điện lực Sóc Sơn là theo phương thức tổ chức trực  tuyến chức năng, các phó giám đốc với chức năng tham mưu cho giám đốc về các lĩnh  vực kinh doanh, kỹ thuật, vật tư… Phương thức này giúp giảm bớt gánh nặng quản lý  cho người lãnh đạo cao nhất, nhờ đó mà giám đốc có thể nắm rõ tình hình kinh doanh   của doanh nghiệp và từ đó cũng đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp và đem lại   hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.       Ban giám đốc của Công ty Điện lực Sóc Sơn bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám  đốc:  + Giám đốc:  Là người phụ trách cao nhất về mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ch ỉ  đạo toàn bộ  doanh nghiệp theo chế  độ  thủ  trưởng chịu trách nhiệm và đại diện cho  quyền lợi của doanh nghiệp trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền. + Phó giám đốc kỹ thuật:  Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt kỹ thuật như công tác sản xuất, quản lý   vận hành khai thác hệ  thống điện, công tác sửa chữa, thí nghiệm và các công tác an   toàn. Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 6
  7. Trường Đại Học Điện Lực                                                                + Phó giám đốc kinh doanh:  Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc lập và báo cáo tình hình tài chính, sản   xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ tình hình thực tế của Điện lực, nhằm đảm bảo cấp điện ổn định, liên tục   phát triển đạt hiệu quả  cao. Công ty Điện lực Sóc Sơn được chia thành các tổ, đội,  phòng ban như sau:   + Tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: Mô hình sản xuất của Điện lực là tính giá thành điện năng tiêu thụ qua hệ thống   công tơ đo đếm điện năng. Với đặc thù của ngành điện là cung cấp điện trước rồi mới  thu tiền sau.  Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: + Tổng số: 103 CBCNV.  + Trong đó: ­ Kỹ sư: 19 người ­ Trung cấp , cao đẳng: 38 người ­ Công nhân kỹ thuật: 46 người         + Được biên chế cụ thể như sau: ­ Ban giám đốc: 03 người ­ Phòng Tổng hợp: 15 người, bao gồm các nhiệm vụ: Hành chính, tổ chức, Tổ xe,  bảo vệ. ­ Phòng Kinh doanh: 18 người  ­ Phòng Kế hoạch – Vật tư: 06 người ­ Phòng Kỹ thuât– An toàn: 06 người ­ Phòng Tài chính kế toán:  06 người ­ Phòng Điều độ:  21 người ­ Đội quản lý khách hàng 1 : 07 người Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 7
  8. Trường Đại Học Điện Lực                                                                ­ Đội Quản lý  khách hàng 2: 06 người ­ Đội Quản lý khách hàng 3: 05 người ­ Đội Quản lý khách hàng F9: 03 người ­ Đội treo tháo công tơ:  03 người ­ Phòng Viễn thông và Công nghệ thông tin: 04 người 1.4. Chức năng, nhiệm vụ  của công ty và một số  phòng ban chính tại công ty   Điện lực Sóc Sơn + Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty Điện Lực Sóc Sơn với chức năng chính là quản lý điều hành và phân   phối mạng lưới điện trên địa bàn Huyện Sóc Sơn 25 xã, 01 thị trấn. Trong đó bao gồm  Khu Công nghiệp Nội Bài cùng một số  Nhà máy liên doanh với nước ngoài nằm rải  rác trên toàn Huyện.  ­ Củng cố, tổ chức lại mô hình quản lý cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. ­ Quản lý vận hành an toàn lưới điện, giảm xuất sự  cố, xử  lý sự  cố  nhanh,  giảm thời gian mất điện theo quy định. ­ Tổ  chức thực hiện tốt công tác đại tu theo kế  hoạch đã được Tổng Công ty  duyệt. ­ Thực hiện dịch vụ tư vấn, quản lý vận hành hệ thống lưới điện cao, hạ  thế.   Dịch vụ viễn thông, dịch vụ xây lắp điện và một số dịch vụ khác.  ­ Xây dựng, củng cố  nề  nếp làm việc của CBCNV, xứng đáng với danh hiệu   Người Thợ Điện Thủ Đô “Trách nhiệm ­ Trí tuệ ­ Thanh lịch”. ­ Trên cơ  sở  sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả  cao để  thu nhập của CBCNV   ngày càng được nâng cao. Với đội ngũ cán bộ  lãnh đạo có đầy đủ  năng lực chuyên môn, trình độ  quản lý  điều hành cũng như  phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao đủ  sức lãnh  đạo. Đội ngũ CBCNV có trình độ  và sự  đoàn kết nhất trí cao. Cho đến nay Công ty  Điện Lực Sóc Sơn đã hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Phát  Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 8
  9. Trường Đại Học Điện Lực                                                                triển toàn diện trên mọi mặt công tác và lực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh, sản  xuất kinh doanh ngày càng an toàn, có hiệu quả. Sự  tăng trưởng của các chỉ  tiêu kinh  tế  kỹ  thuật cùng với đời sống của CBCNV được cải thiện không ngừng và sẽ  đánh  dấu từng bước trưởng thành của Công ty Điện Lực Sóc Sơn lớn lên cùng đất nước. + Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban chính của công ty 1.4.1. Phòng Hành chính Tổng hợp: ­ Xây dựng qui chế tổ chức và hoạt động của đơn vị trình Công ty phê duyệt ­ Xây dựng phương án quy hoạch cán bộ kế cận, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng   chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. ­ Theo dõi tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT và các chế độ cho người lao  động. ­ Tăng cường củng cố kỷ luật lao động và tham mưu giúp Giám đốc xử  lý kỷ  luật lao động đối với người vi phạm kỷ luật lao động. ­ Tổ  chức thực hiện bồi huấn, kèm cặp, thi nâng bậc, giữ  bậc cho CNV trong  diện thi nâng bậc, giữ bậc hàng năm đã được Công ty phê duyệt và bồi dưỡng chuyên  môn nghiệp vụ cho CNVC theo quy định của Công ty. ­ Quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước và Công ty. ­ Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phúc đáp  cơ  quan hữu quan, khách hàng sử  dụng điện hoặc nội bộ  những vấn đề  phát sinh  thuộc nội bộ đơn vị quản lý. ­ Kiểm tra định kỳ  việc sử  dụng các trang bị, dụng cụ  bảo hộ  lao động, thực   hiện các biện pháp PCCC trong phạm vi đơn vị và lưới điện. 1.4.2. Phòng  Kế hoạch ­ Vật tư: ­ Lập kế hoạch toàn diện về sản xuất kinh doanh trình Công ty xét duyệt và tổ  chức thực hiện gồm:            ­ Kế hoạch giảm tổn thất điện năng. ­ Kế hoạch kinh doanh vật tư, thiết bị điện và đồ điện dân dụng. Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 9
  10. Trường Đại Học Điện Lực                                                                ­ Lập quyết toán lắp đặt phát triển mới công tơ. ­ Lập kế hoạch, tổ chức mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh   và đầu tư xây dựng trình Công ty duyệt. ­ Quản lý ­ bảo quản kho tàng, tiếp nhận, cấp phát vật tư và cập nhật sổ sách   chứng từ, kiểm kê đối chiếu theo qui định về quản lý vật tư. 1.4.3. Phòng  Kỹ thuật ­ An toàn­ Đầu tư xây dựng: ­ Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ kỹ thuật, vận hành an toàn theo đúng qui định,  qui trình, quy phạm và các tiêu chuẩn vận hành. ­ Lập phương án kỹ thuật các công trình đại tu sửa chữa, xây dựng cơ bản, dịch   vụ viễn thông công cộng trình Công ty phê duyệt. ­ Tính toán tổn thất kỹ thuật lưới điện. ­ Kiểm tra định kỳ và bất thường về công tác an toàn các thiết bị, kiểm tra việc   sử dụng các trang bị, dụng cụ bảo hộ lao động, thực hiện các biện pháp phòng ngừa   tai nạn lao động, sự cố chủ quan, chống cháy nổ trong phạm vi đơn vị và lưới điện. ­ Tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và an toàn   hành lang lưới điện cao áp. ­ Thẩm tra trình Giám đốc Điện lực duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu,   tiêu chuẩn xét thầu, kết quả đấu thầu các dự án trong kế hoạch đầu tư, kế hoạch đại   tu sửa chữa lớn. ­ Tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư, đại tu sửa chữa theo kế hoạch đã   được Giám đốc Công ty phê duyệt. ­ Lập kế hoạch trình duyệt và tổ chức thực hiện công tác tổ chức sản xuất các  công trình mới theo hướng dẫn thực hiện công tác đầu tư và xây dựng của Công ty. ­ Dự thảo giúp Giám đốc Điện lực ký hợp đồng kinh tế với các nhà tư vấn thiết  kế và nhà thầu để thực hiện dự án theo phân cấp và uỷ quyền. ­ Thiết kế các công trình đại tu, cải tạo theo kế hoạch và phương án kỹ  thuật   được Giám đốc Công ty phê duyệt. Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 10
  11. Trường Đại Học Điện Lực                                                                1.4.4. Phòng Tài chính ­ Kế toán:            ­ Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, một phần vốn Công ty giao. ­ Nộp thuế đất, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. ­ Nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Công ty. ­ Thanh quyết toán tiền mua vật tư, thiết bị theo định mức và danh mục được   mua theo phân cấp và các chi phí khác theo đúng qui định. ­ Thực hiện chế  độ  hạch toán đầy đủ  trong kinh doanh vật tư, thiết bị  điện,  phụ kiện điện và đồ điện dân dụng. ­ Thực hiện chế độ hạch toán đầy đủ các chi phí đại lý dịch vụ viễn thông công  cộng theo qui định của Tổng Công ty. ­ Thanh quyết toán các công trình sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, đầu tư  và xây dựng theo đúng qui định và phân cấp. ­ Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ dự án đầu tư và xây dựng, lập quyết toán vốn  trình Công ty phê duyệt các dự  án theo uỷ quyền quyết định đầu tư  và thực hiện đầu  tư. ­ Quản lý, thu và nộp tiền điện theo qui định. 1.4.5. Phòng điều độ sửa chữa và quản lý vận hành lưới điện: ­ Chịu trách nhiệm QLVH, sửa chữa đường dây trung áp do Điện lực Sóc Sơn   quản lý đến. ­ Thực hiện qui trình điều độ và lệnh thao tác đóng cắt điện. ­ Đóng cắt điện, bàn giao lưới trung áp cho các đơn vị thi công. ­ Quản lý toàn bộ tài sản trong phạm vi được giao. ­ Giải quyết hoặc đề xuất biện pháp xử  lý các tồn tại trong và ngoài hành lang   tuyến dây có khả năng gây sự cố. ­ Kiểm tra kỹ thuật 6 tháng/ lần ( Giám đốc hoặc phó Giám đốc điện lực trực   tiếp đi kiểm tra dọc tuyến đường dây) ­ Phát triển khách hàng viễn thông công cộng theo kế hoạch giao. Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 11
  12. Trường Đại Học Điện Lực                                                                1.4.6. Phòng kinh doanh điện năng : Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo  công tác kinh doanh điện năng theo quy định; tổ  chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm   tra đôn đốc các đơn vị thực hiện. Nhiệm vụ  cụ  thể: ­ Phối hợp với Phòng kỹ  thuật thực hiện chương trình tính  toán giảm tổn thất điện năng theo quy định. ­ Tổ chức thực hiện đầy đủ quy trình Kinh doanh điện năng: + Quản lý số ghi chỉ số và điều hành ghi chỉ số công tơ. + Nhập chỉ số, in thông báo tiền điện, chi tiết tiền điện, bảng kê tiền điện hàng   tháng, bảng báo cáo tổng quát. + Quản lý, ký kết hợp đồng mua bán điện. + Theo dõi, kiểm tra hàng ngày, quyết toán thu nộp tiền điện tư gia, cơ quan. + Chịu trách nhiệm chỉ tiêu thu nộp tiền điện. + Lập hồ sơ phát triển công tơ mới, tiếp nhận, giải đáp các yêu cầu khách hàng  sử dụng điện. + Giải quyết khiếu nại, tranh chấp trong quá trình mua bán điện. + In thông báo đòi nợ tiền điện, tạm ngừng cấp điện chuyển cho các Đội quản   lý để thực hiện theo quy trình. ­ Phân tích tổn thất các lộ  xuất tuyến và các trạm công cộng; Trình Giám đốc   giao chỉ tiêu tổn thất cho các Đội quản lý. ­ Quản lý khách hàng. ­ Tham gia nghiệm thu các Công trình điện. ­ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. ­ Phát triển khách hàng viễn thông công cộng theo kế hoạch được giao. Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 12
  13. Trường Đại Học Điện Lực                                                                ­ Tổ  chức kiểm tra việc thực hiện hợp đồng mua bán điện với khách hàng sử  dụng điện, tổng hợp biên bản khách hàng sử  dụng điện ( nếu có ), trình cấp có thẩm  quyền xử lý theo qui định. ­ Tổng hợp phân tích sản lượng điện tiêu thụ  , tổn thất điện năng các lộ  xuất   tuyến và các trạm công cộng. ­ Quản lý, kiểm tra hoá đơn tiền điện, thực hiện các chế độ theo quy trình kinh  doanh bán điện. Thanh quyết toán tiền điện theo qui định. ­ Quản lý sổ ghi chỉ số và Sổ ngân khoản theo quy định. ­ In hoá đơn tiền điện, thay đổi các thông số trên tờ ghi chỉ số và sổ ngân khoản. ­ Giao, nhận hoá đơn tiền điện cho các thu ngân viên theo quy định CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY  ĐIỆN LỰC SÓC SƠN 2.1  Tổng quan về kinh doanh điện năng. 2.1.1Tổng quan  về điện năng. Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 13
  14. Trường Đại Học Điện Lực                                                                Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt. Quá trình kinh doanh điện năng bao  gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất ­ Truyền tải ­ Phân phối điện năng xảy ra đồng thời   (ngay tức khắc), từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ  không qua một khâu thương mại  trung gian nào. Điện năng được sản xuất ra đủ  khả năng tiêu thụ  vì đặc điểm của hệ  thống điện là  ở  bất kỳ  thời điểm nào cũng có sự  cân bằng giữa công suất phát ra và   công suất tiêu thụ (không để tồn đọng). ̣ ̣ Viêc kinh doanh điên năng được thực hiên nh ̣ ư sau: Cấp điện => Ký kết và quản lý HĐMBĐ => Quản lý hệ thống đo đếm điện năng  => Ghi chỉ số công tơ => Lập hóa đơn tiền điện => Thu và theo dõi tiền điện => Lập   báo cáo kinh doanh điện năng. ­ Công tác cấp điện Quy trình này quy định việc giải quyết  các thủ tục cấp điện cho khách hàng mua   điện trực tiếp với các đơn vị Điện lực, bao gồm: Cấp điện mới, tách hộ sử dụng điện   chung và thay đổi công suất đã đăng ký sử dụng Các đơn vị Điện lực thực hiện giao dịch với khách hàng theo cơ chế một cửa để  giải quyết các yêu cầu cấp điện của khách hàng, bao gồm thủ tục: Từ khâu tiếp nhận   yêu cầu mua điện, khảo sát, thiết kế, ký hợp đồng mua bán điện, thi công, lắp đặt  công tơ, đến nghiệm thu đóng điện cho khách hàng. Đầu mối giao dịch với khách hàng  là một bộ phận trực thuộc phòng kinh doanh hoặc thuộc bộ phận quản lý khách hàng. ­ Công tác ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện ­  Hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) được thiết lập trên cơ sở các quy định hiện  hành của pháp luật về hợp đồng và các nội dung mà hai Bên mua, bán điện thỏa thuận   và cam kết thực hiện. ­  HĐMBĐ đuợc hai Bên mua, bán điện thỏa thuận ký kết, là văn bản pháp lý xác  định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và mối quan hệ giữa Bên bán và Bên mua điện trong quá   trình thực hiện các điều khoản về mua điện, bán điên theo quy định của pháp luật. ­  HĐMBĐ là hợp đồng có thời hạn, gồm 2 loại: Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 14
  15. Trường Đại Học Điện Lực                                                                + HĐMBĐ phục vụ mục đích sinh hoạt: Là hợp đồng bán lẻ điện áp dụng cho   việc mua bán điện với mục đích chính dùng cho sinh hoạt. + HĐMBĐ ngoài mục đích sinh hoạt: Là hợp đồng áp dụng cho việc mua bán   điện theo mục đích: Sản xuất; kinh doanh dịch vụ; cơ quan hành chính sự nghiệp; bán   buôn điện nông thôn… ­ Công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng ­   Quy trình này áp dụng cho việc quản lý hoạt động của các hệ  thống đo đếm  điện năng mua bán giữa khách hàng ký kết HĐMBĐ trực tiếp với các đơn vị. ­   Hệ  thống đo đếm điện năng, bao gồm: Công tơ  điện, máy biến dòng điện đo   lường (TI), máy biến áp đo lường (TU), mạch đo và các thiết bị  đo điện, phụ  kiện  phục vụ mua bán điện. ­  Thiết kế, lắp đặt và treo tháo hệ thống đo đếm điện năng. ­  Quản lý hoạt động và chất lượng của hệ thống đo đếm điện năng + Công tơ 1 pha kiểm định định kỳ 5 năm 1 lần. + Công tơ 3 pha kiểm định định kỳ 2 năm 1 lần. + TU, TI kiểm định định kỳ 5 năm 1 lần. ­ Công tác ghi chỉ số công tơ Mục đích việc GCS. ­  Là cơ sở để tính toán điện năng giao nhận, mua bán được xác định thông qua chỉ  số công tơ điện năng tác dụng (kWh), công tơ điện năng phản kháng (kVarh), công tơ  điện tử đa chứ năng. Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 15
  16. Trường Đại Học Điện Lực                                                                ­  Căn cứ kết quả GCS để: + Lập hóa đơn tiền điện + Tổng hợp sản lượng điện giao nhận; sản luợng điện thương phẩm và sản lượng   điện của các thành phần phụ  tải; sản lượng điện của các thành phần phụ  tải; sản   lượng điện dùng để truyền tải và phân phối + Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và toàn ngành; tính toán tỷ lệ  tổn thất điện năng trong truyền tải, phân phối điện; quản lý và dự  báo nhu cầu phụ  tải. ­ Công tác lập hóa đơn tiền điện Hóa đơn tiền điện năng tác dụng và hóa đơn mua công suất phản kháng (gọi chung  là hóa đơn tiền điện) là chứng từ  pháp lý để  bên mua điện thanh toán tiền mua điện  năng tác dụng và tiền mua công suất phản kháng với bên bán điện, là cơ sở để bên bán   điện nộp thuế đối với Nhà nước. Việc lập hóa đơn tiền điện phải căn cứ vào: ­  Hợp đồng mua bán điện ­  Biên bản treo tháo các thiết bị  đo đếm điện (công tơ, TU, TI,…) hoặc biên bản  nghiệm thu hệ thống đo điếm điện năng. ­  Biểu giá bán điện, biểu thuế suất giá trị gia tăng và các thông tư hướng dẫn của   Nhà nước. ­   Hóa đơn tiền điện được tính toán theo chương trình CMIS và in trên máy tính  theo mẫu thống nhất trong toàn tập đòan đựơc Bộ Tài chính phê duyệt. ­ Công tác thu và theo dõi nợ tiền điện Công tác thu và theo dõi nợ  các khoản tiền bao gồm: Tiền điện năng tác dụng,  tiền công suất phản kháng, tiền thuế  GTGT; tiền lãi do chậm trả  hoặc do thu thừa   tiền điện, bồi thường thiệt hại, tiền phạt do vi phạm HĐMBĐ, được gọi chung là  công tác thu và theo dõi nợ tiền điện. Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 16
  17. Trường Đại Học Điện Lực                                                                ­ Công tơ lập báo cáo kinh doanh điện năng Báo cáo kinh doanh điện năng là văn bản thể hiện kết quả kinh doanh điện năng   của các Công ty Điện lực. Trên cơ sở đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế  hoạch và các chỉ tiêu kinh doanh điện năng, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm đáp ứng  yêu cầu quản lý. 2.1.2Tổng quan về phân tích kinh doanh điện năng. 2.1.2.1  Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh điện năng       “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong  mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”         “Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn  bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác  ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu  quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN” .           Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ,  yêu cầu thông tin cho nhà quản tr ị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích   thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác h ạch toán. Khi sản  xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản tr ị càng nhiều, đa   dạng và phức tạp. PTKD hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập, để  đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.      Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở  cho việc ra quyết định. PTKD như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có  hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp  hữu hiệu cho mỗi DN.       Như vậy, PTKD là quá trình nhận biết bản chất và sự  tác động của các mặt của  hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một   cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN và phù hợp với  Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 17
  18. Trường Đại Học Điện Lực                                                                yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao. 2.1.2.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh điện năng           Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quả lý kinh tế có hiệu quả các  hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh  doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là phải hoạt  động kinh doanh có hiệu quả. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới có thể đứng  vững trên thị trường, đủ sức cạnh  tranh vừa có điều kiện tích luỹ và mở rộng hoạt  động kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối  với Nhà nước. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh  giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh, những mặt  mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh và tìm  mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc tiến  hành phân tích một cách toàn diện mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là  hết sức cần thiết và có vị trí hết sức quan trọng.           Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò trong việc đánh giá, xem xét việc thực   hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét việc thực   hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ  quan và đề  ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một cách triệt để  thế  mạnh của  doanh nghiệp. Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để  doanh nghiệp có thể  hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động kinh   doanh của doanh nghiệp có hiệu quả           Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của   doanh nghiệp, nó có vai trò và tác dụng đối với doanh nghiệp trong chỉ đạo mọi hoạt   động kinh doanh của mình. Thông qua việc phân tích từng hiện tượng, tứng khía cạnh  của quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt  hoạt động cụ  thể  với sự  tham gia cụ  thể  của từng bộ  phận chức năng của doanh  Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 18
  19. Trường Đại Học Điện Lực                                                                nghiệp. Phân tích cũng là công cụ  quan trọng để  liên kết mọi hoạt động của các bộ  phận cho hoạt động chung của doanh nghiệp được nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.            Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ  được thực hiện trong mỗi kỳ  kinh   doanh, mà nó còn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy  phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các  dự án đầu tư. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính  hiệu quả của công tác quản lý cũng như khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh của  doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ đáp ứng những đòi hỏi này của các  nhà đầu tư.          Tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có vai trò   quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, loà cơ  sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát triển của các doanh   nghiệp 2.1.2.3 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh điện năng a. Phương pháp so sánh So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong PTKD. Sử dụng phươ ng   pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã đượ c   lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức  độ  biến động của các chỉ  tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được nhữ  ng nét  chung, tách ra đượ c những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ  sở đó đ ánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém   hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi tr ường hợp cụ thể. Vì   vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:  ­Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ  tiêu được lựa chọn để  làm căn cứ  so sánh, được gọi là kỳ  gốc so sánh. Tuỳ theo m ục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp.   Các gốc so sánh có thể là: Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 19
  20. Trường Đại Học Điện Lực                                                                        ­ Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát   triển của các chỉ tiêu.           ­ Các mục tiêu đã dự  kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình  hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức.            ­ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn   đặt hàng của khách hàng... nhằm khẳng định vị  trí của các DN và khả  năng đáp  ứng   nhu cầu.            ­ Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ  tiêu kỳ  thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được. Sinh viên: Lã Trọng Nhân                                                                                      Lớp C12 ­ H4 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2