intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo động kỹ năng giao tiếp của giới trẻ

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

144
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bây giờ, ít thấy cảnh những người trẻ tuổi “đi thưa về trình” như cách đây nhiều năm về trước. Sự lễ phép của những người trẻ trong giao tiếp với cộng đồng, đặc biệt là với những người nhiều tuổi hơn đang dần phá vỡ đi những nét văn hóa, những thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo động kỹ năng giao tiếp của giới trẻ

  1. Báo động kỹ năng giao tiếp của giới trẻ Bây giờ, ít thấy cảnh những người trẻ tuổi “đi thưa về trình” như cách đây nhiều năm về trước. Sự lễ phép của những người trẻ trong giao tiếp với cộng đồng, đặc biệt là với những người nhiều tuổi hơn đang dần phá vỡ đi những nét văn hóa, những thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc. * Từ trong nhà… Nhiều người trẻ bây giờ, khi gặp khách là người lớn tuổi trong nhà thường ít khi chào hỏi, có chăng chỉ “lí nhí” trong miệng qua loa rồi mất hút vào phòng riêng. Không còn cảnh đứng hầu chuyện người lớn để nghe, để học hỏi như trước nữa. Một lần đến nhà anh bạn chơi, đứa con gái lớn 16 tuổi của anh bạn tôi sau khi từ trường về là chạy ào vào phòng, không biết nhà đang có khách, cũng như không hỏi cha mẹ lấy một câu. Thấy tôi ngơ ngác, anh bạn đành biện bạch: “Bọn trẻ bây giờ hình như không còn biết lời chào là gì nữa. chúng nó suốt ngày học
  2. hành, đi chơi, lên mạng chát chít. Nhiều khi không giúp đỡ được việc nhà cho cha mẹ nữa!” - đến thế thì tôi cũng chỉ còn biết lắc đầu mà thôi. Tự nhiên thấy hụt hẫng! Nhà anh mấy đời gia giáo là thế. Vậy mà… Đấy là chuyện chào hỏi, còn những chuyện khác như trong lúc ăn cơm, khi họ hàng đến thăm hay đi thăm họ hàng… thì ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ có quá nhiều điều cần nói. Hình như cái truyền thống ngàn đời của dân tộc đã và đang bị giới trẻ làm biến mất. Họ không biết cách giao tiếp cơ bản nhất, không biết cách thể hiện tình cảm qua lời nói. Thường thì đó chỉ là những câu nói cộc lốc, thiếu ngữ pháp miễn là đủ hiểu nội dung, còn cấu trúc câu, những từ ngữ biểu hiện tình cảm bị giản lược một cách vô tội vạ. Bây giờ người trẻ có rất nhiều phương tiện để liên lạc, giao tiếp. Có thể những phương tiện đó ở một chừng mực nhất định phục vụ đắc lực cho quá trình giao tiếp trong thời đại @, thời đại công nghệ số. Nhưng sẽ ra sao nếu quá lạm dụng!? Phải chăng sẽ biến những người trẻ thành những cái máy biết nói được lập trình sẵn những từ ngữ công nghiệp!? Rất dễ thấy những hiện tượng thiếu tôn trọng người lớn trong nhà như việc nói năng cộc lốc, nói chuyện với người lớn nhưng
  3. mắt nhìn chằm chằm vào máy tính, hay những tin nhắn không đầu không đuôi gửi cho bố mẹ, ông bà… Với con số thống kê gần 70% học sinh, sinh viên sử dụng internet như hiện nay, càng khiến kỹ năng giao tiếp với người lớn bị hạn chế, đặc biệt là với vốn ngôn ngữ, thái độ, tình cảm trong giao tiếp… * Ra ngoài xã hội… Rất dễ nhận thấy kỹ năng giao tiếp của những người trẻ tuổi tại nơi công cộng, nơi đông người là rất đáng xấu hổ. Họ ăn nói vô tư với những từ tục tĩu, với những hành động không giống ai. Ngay cả với những người lớn tuổi hơn cũng không được tôn trọng, trong khi truyền thống trọng người già trong văn hóa chúng ta rất đặc trưng. Văn hóa giao tiếp của người trẻ ngoài xã hội rất đáng chê trách, nhất là những biểu hiện như khi ngồi trong quán cà phê, khi có hơi men trong người, trong quá trình tham quan, trên các phương tiện giao thông công cộng… người trẻ tuổi bây giờ ít chịu nhường ghế cho người già, phụ nữ trên xe buýt, cũng như cười nói vô tư trong đám tang, trong thư viện lại thích ồn ào, ngoài quán
  4. cà phê thì không thể nói nhỏ, có hơi men trong người thì không thể phân biệt được đúng sai, lớn bé… đó là những biểu hiện rất thiếu văn hóa. Đặc biệt là văn hóa giao tiếp ở người trẻ. Tuy không phải tất cả người trẻ đều như thế. Nhưng đừng để đến lúc nào đó mà những lời nói yêu thương, những hành động thể hiện tình cảm trong gia đình lại trở thành những điều xa xỉ, hiếm có. Đừng để những từ “xin lỗi, cảm ơn, cảm phiền…” biến mất trong vốn từ vựng vốn ít ỏi của người trẻ trong khi giao tiếp ngoài xã hội. Các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm hơn đến việc “học ăn học nói” của con cái mình, cũng như kiểm soát được mức độ sử dụng các phương tiện giao tiếp. Quan trọng hơn, cần tiếp cận những người trẻ để định hướng kỹ năng giao tiếp đúng. Người lớn phải là những tấm gương để người trẻ noi theo, không chỉ trong gia đình, mà cả ngoài xã hội, không chỉ trong giao tiếp thông thường, mà cả khi sử dụng những phương tiện giao tiếp hiện đại cũng đều phải chuẩn mực. Với thời gian thì tất cả mọi điều đều có thể thực hiện được. Một đất nước mấy nghìn năm văn hiến, lẽ nào lại dễ dàng đánh mất những điều tốt đẹp hay sao!?
  5. BÙI HỮU CƯỜNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2