intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bất cập và giải pháp phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước - 4

Chia sẻ: Tt Cao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

90
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do đó, các khoản thu của ngân sách địa phương nhìn chung được tập trung thu đúng, thu đủ, kịp thời, giảm bớt sự phân tán nguồn thu nên số thu ngày càng ổn định và nguồn thu ngày càng được mở rộng. Luật NSNN một mặt đề cao vai trò của ngân sách trung ương, mặt khác để đảm bảo khả năng cân đối của ngân sách các cấp địa phương, luật đã thu hẹp dần các khoản thu của ngân sách trung ương được hưởng 100%. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bất cập và giải pháp phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước - 4

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com địa phương mới đảm bảo được hầu hết các nhiệm vụ chi về giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội…Do đó, các khoản thu của ngân sách đ ịa phương nhìn chung được tập trung thu đúng, thu đủ, kịp thời, giảm bớt sự phân tán nguồn thu nên số thu ngày càng ổn định và nguồn thu ngày càng được mở rộng. Luật NSNN một mặt đề cao vai trò của ngân sách trung ương, m ặt khác để đảm bảo khả n ăng cân đối của ngân sách các cấp đ ịa phương, luật đã thu hẹp dần các khoản thu của ngân sách trung ương được hưởng 100%. Quá trình thu hẹp này còn diễn ra khi Quốc hội sửa đổi luật ngân sách(20/5/1998), một mặt thay đổi thuế doanh thu bằng thuế GTGT, thuế lợi tức bằng thuế thu nhập doanh nghiệp; mặt khác điều chỉnh nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, trong đó hai khoản thu từ thuế sử dụng đ ất nông nghiệp và thu ế tài nguyên (trừ dầu khí) được đẻe lại 100% cho ngân sách địa phương (theo lu ật cũ là phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa ph ương). đồng thời, tăng thêm các khoản thu cho NSĐP, đặc biệt là cấp huyện và đô thị về thuế tiêu thụ đ ặc biệt (trước đây trung ương thu 100%), thu đối với h àng sản xuất trong n ước thu vào các mặt hàng bài lá, vàng mã, kinh doanh vũ trường…đã tạo điều kiện làm phong phú nguồn thu của NSĐP. Quy mô thu NSNN 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nsđp 38.8. 36 43.1 39.4 28.3 29.5 33 33.3 33.5 33.2 Nstư 61.2 64 56.9 60.6 71.7 70.5 67 66.7 66.5 66.8 Bên cạnh những tỉnh đ ạt yêu cầu thu còn có nhiều tỉnh, th ành phố thụ động trong khai thác các nguồn thu của mình, đ ể tồn đọng thu trong nhiều n ăm. kết
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com quả kiểm tra n ăm 1996 qua 10 tỉnh, th ành phố cho thấy cả 10 tỉnh, thành phố chi mới thực hiện được 97.3% kế hoach thu Chính phủ giao, m à khả năng thực tế có thể thu hoàn thành vượt mức kế hoạch đ ề ra, nhiều nguồn thu chư a được khai thác hết. Năm 1995 (trư ớc khi có luật) có 1/3 số tỉnh, thành tự cân đối được ngân sách, còn lại không tự cân đối được, nhưng đến năm 1997 đã có 50% số tỉnh tự cân đối được. Trước thực trạng phân cấp, quản lý ngân sách đó, tình hình thu, chi NSNN đã đạt được nhiều kết quả: Về thu NSNN không những đ ảm bảo đủ nguồn thu cho chi tiêu thường xuyên của nh à nước m à còn giành ra một phần tích luỹ cho đ ầu tư phát triển, tăng cường dự trữ, củng cố tiềm lực tài chính. Bình quân 10 năm (1991 -2000), t ỷ suất thu NSNN so với GDP đạt 20.2%, tăng khá so với mức 13.4% giai đoạn 1986-1990. Những n ăm cuối thế kỷ, quy mô của NSNN tăng gấp khoảng 2.6 đến 2.9 lần so với năm 1991. Xét về số tuyệt đối, tính theo giá hiện hành, thu NSNN năm 2000 tăng gấp 7.7 lần n ăm 1999. Nếu loại trừ yếu tố lạm phát, quy mô tuyệt đô i thu NSNN vẫn còn tăng gấp 2.6 lần năm 1991. Trong đó, số thu từ thuế, phí và lệ phí ngày càng lớn và chiếm tỷ trọng quyết đ ịnh trong tổng thu NSNN, bình quân đạt khoảng 95% đến 98% tổng thu. Thành tựu này không chỉ do luật NSNN đem lại m à còn đánh d ấu sự tiến bộ của ngành thuế, đồng thời khẳng định chiều hướng phát triển đúng đắn của công cuộc chuyển đổi kinh tế, cải cách thuế. Trong các năm 1991, 1992, tốc độ thu NSNN n ăm sau luôn cao hơn n ăm trước. Cao nhất là n ăm 1992, thu NSNN bằng 198% năm 1991. Số thực thu NSNN trong những năm này phản ánh rõ rệt hiện tượng tăng trưởng nhanh của
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nền kinh tế. Từ năm 1993, tốc độ tăng thu n ăm sau so với năm trước tuy vẫn tăng nh ưng mức tăng lại giảm dần và chậm lại, giảm từ 98.1% năm 1992 so vơi n ăm 1991 xuống 3.1% n ăm 1998 so với 1997, sau đó lại được nhích lên và điều này được lý giải do có luật NSNN m à các khpản thu đ ược tập hợp kịp thời vào NSNN. Về chi NSNN: chi NSNN diễn biến thất thư ờng trong những năm đ ầu thập niên 1990. Năm 1990, tổng chi NSNN đạt 20% GDP, năm 1991 giảm xuống còn 15%, sau đó lại đột ngột tăng lên tới gần 30% GDP vào năm 1993. Đây là hậu quả của cơ chế tập trung nhưng phân tán. Trư ớc khi có luật NSNN, ngân sách của mỗi cấp chính quyền gồm hai phần: của chính bản thân cấp chính quyền đó và của cấp d ưới. Cách quản lý như vậy về hình thức th ì tập trung nhưng trên thực tế lại rất phân tán. Trung ương chỉ giao nhiệm vụ thu m à không giao nhiệm vụ chi cho các địa ph ương. Hệ thống định mức tiêu chu ẩn do trung ương ban hành bị vi phạm dẫn đến tuỳ tiện trong quản lý ngân sách, gây thất thoát và lãng phí nguồn lực. Từ n ăm 1994, đ ặc biệt là sau năm 1995, tổng chi NSNN so với GDP liên tục giảm. Trong 5 năm, tỷ trọng chi NSNN đã giảm từ 29.4% GDP năm 1993 xuống 22.7% n ăm 1998. Các năm 1999, 2000, dù đã áp dụng các biện pháp kích cầu nhưng chi so với GDP chỉ đạt 22.5%. Tuy nhiên, nếu xét cả thời kỳ 10 năm, tính theo giá hiện hành, quy mô tuyệt đối chi NSNN năm 2000 tăng gấp 8.5 lần so với năm 1991. Nếu loại trừ yếu tố lạm phát, quy mô tuyệt đối chi NSNN năm 2000 vẫn tăng 2.9 lần năm 1991. Thực tiễn cuộc sống đ a d ạng và phong phú hơn nhiều so với các quy định của luật pháp, luật NSNN cũng không phải là ngoại lệ. Trong quá trình thực thi luật,
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com bên cạnh những thành tựu đạt được là nh ững hạn chế, bất cập phát sinh, đặc biệt là khi lu ật đ ang ở giai đoạn còn phải tiếp tục xem xét và hoàn thiện, những bất cập cần phải được phát hiện và giải quyết kịp thời. II. Đánh giá thực trạng phân cấp và qu ản lý NSNN ở Việt nam: 1. Bất cập giữa văn bản và thực tế áp dụng. Đây là những bất cập trong quá trình triển khai, vân h ành luật NSNN. Những nét chung là: Do nền kinh tế có những biến động nên giữa văn b ản và thực tế thường không khớp nhau, lệch pha dẫn đ ến sự lạc hậu, hiệu lực điều chỉnh thấp của nhiều văn bản khi đưa vào cuộc sống. Hơn nữa, nhiều văn b ản, ngoài bỏ sót đối tượng đ iều ch ỉnh, chưa dự kiến hết các tác động đ iều chỉnh trong nền kinh tế, các quan hệ kinh tế quốc tế còn qu y định quá chung chung nên thực tế việc chấp h ành luật là áp dụng các văn bản dưới luật. Các văn bản n ày lại quá nhiều nên sự chồng chéo, trùng lắp, thậm chí là vô hiệu hoá quy định lẫn nhau là khó tránh khỏi. Một nguyên nhân khác là do năng lực của bản thân h ệ thống. Dù ch ất lượng cán bộ làm công tác tài chính, kế toán, thuế, kho bạc nh à nước,…đã không ngừng được nâng cao, bộ máy tổ chức đ ang từng bước tinh gọn đ ể phát huy tốt hiệu quả. Tuy vậy với yêu cầu quản lý NSNN trong tình hình hiện nay, đội ngũ cán bộ tài chính ở cơ sở, nhất là từ xã, phường đ ến quận, huyện, th ành phố vẫn còn ph ải hoàn thiện. Các văn b ản hướng dẫn luật nói chung là luôn thiếu sự thống nhất nên dễ dẫn đến sự hiểu sai, hiểu nhầm, khó đ ưa luật vào cuộc sống, nhiều quy đ ịnh ch ưa sát với thực tế, chưa chỉ rõ nh ững quy định cũ cần bác bỏ. Ngoài ra, khi có luật, có
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhiều điều mới song văn b ản của cấp dưới, sự giải thích của cấp co thẩm quyền, các thủ tục hành chính lại gò bó trở lại. Trên đ ây là những nét chung thường gặp phải nảy sinh giữa luật và thực tế khi áp dụng, đối với luật NSNN quy đ ịnh về hệ thống và phân cấp quản ly NSNN có những nét riêng. Chế định luật về hệ thống NSNN Quyết định hệ thống NSNN gồm bốn cấp: trung ương- tỉnh- huyện- ã là phù hợp vời Hiến pháp 1992 và luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (1994), đồng thời, nó gắn với nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền. Tuy nhiên, hệ thống trên là lồng ghép, thể hiện ở tính bao hàm của ngân sách cấp trên đối với ngân sách cấp dưới, cấp dưới lại bao h àm cấp d ưới nữa. Nó thể hiện rõ trong quy trìng lập, duyệt, tổng hợp dự toán và phân bổ ngân sách, cấp trên vẫn can thiệp vào công việc của cấp dưới, trung ương can thiệp vào công việc của địa phương; phân bổ ngân sách cấp dưới phải phù hợp với ngân sách cấp trên theo từng lĩnh vực và khi tập hợp chung thì ph ải tổng mức đã đ ược Quốc hội thông qua, không được bố trí tăng giảm các khoản chi trái với định mức được giao, do vậy đã không khuyến khích các đ ịa phương ban hành chính sách, chế đ ộ, biện phàp nh ằm thực hiện tố dự toán NSNN. Mặt khác, các định mức, tiêu chu ẩn do trung ương giao nhiều khi không sát với thực tế điạ phương. Điều n ày vừa hạn chế tính chủ động, sáng tạo của ngân sách cấp dưới vừa là nguyên nhân dẫn đ ến sự thoả hiệp, thương lượng trong quá trình lập dự toán và quá trình qu ản lý NSNN. Hiện nay, cả nước có 10387 ngân sách xã, ph ường, thị trấn; 604 ngân sách huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, 61 ngân sách tỉnh,
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thành phố trực thuộc trung ương. Do có tính ch ất như trên nên trên thực tế, quá trình lập tổng hợp dự tóan NSNN rất khó đ ảm bảo đúng trình tự và thời gian do phải trải qua nhiều đầu mối và làm nhiều thủ tục phức tạp. Mặc dù đã được phân đ ịnh nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp rõ ràng nh ưng hiện nay do khả n ăng quản lý của một số cấp nhích quyền địa phương chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao nên mức độ tự chủ ngân sách còn hạn ch ế. Chế định luật về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách. Với cơ ch ế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTƯ với ngân sách tỉnh, tỉnh với các cấp NSĐP khác đ ã có nh ững thay đổi căn bản so với khi chưa có luật. Khuynh hướng chung là tăng tính chủ động nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách cơ sở. Về tiêu thức phân định nguồn thu. Cách phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách như h iện nay chủ yếu dựa theo tiêu thức tính chất, mức độ của các khoản thu chứ chư a th ật chú ý đến đ ặc điểm của đối tượng quản lý thu. Tuy có đơn giản hơn, song nếu chỉ phân chia theo sắc thuế sẽ dẫn đến tình trạng một số khoản thu nhỏ, phân tán, khó quản lý, gắn với cấp thấp lại được phân về cho cấp cao. Điều này th ường làm h ạn chế nỗ lực của cơ quan thuế cũng như của chính quyến cơ sở trong việc khai thác đầy đủ nguồn thu đó, vì tâm lý của cơ quan thuế ngại va chạm và coi th ường các nguồn thu nhỏ, lẻ, còn chính quyền cơ sở thì lại có thái độ thờ ơ đối với những khoản hoặc không phải của m ình hoặc chỉ được một phần nhỏ.
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chẳng hạn, trong nội dung phân cấp nguồn thugiữa các cấp ngân sách, mỗi cấp ngân sách đ ếu có những nguồn thu được hưởn g 100%, mặc dù theo nguyên tắc NSTƯ n ắm giữ các nguồn thu quan trọng nhưng một số nguồn thu nế giao cho ngân sách cơ sở (huyện, xã) thì hiệu quả thu sẽ cao hơn, hạn chế được tình trạng thất thu trong thực tế. Ví dụ: Đối với thuế tiêu thụ đ ặc biệt, trừ những khoản giành lại cho ngân sách đại ph ương (các dịch vụ tiêu thụ đ ặc biệt mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã) thì còn những khoản phát sinh từ những cơ sở sản xuất kinh doanh thủ công, phân tán ở các xã, phường vốn là nh ững khoản mà trung ương được hư ởng 100% (thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ sản xuất thuốc lá, rư ợu, bia…). Do đó, sự thất thu từ những khoản này là đ iều dễ hiểu. Thuế GTGT (không kể thuế GTGT đối với h àng nhập khẩu) và thu ế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp của những doanh nghiệp hạch toán toàn ngành) là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa trung ương và cấp tỉnh. Theo luật thì trung ương và tỉnh hưởng mỗi bên một phần từ những khoản thu này. Đối với tỉnh và trung ương thì đ âp là kho ản chiếm tỷ trọng nhỏ ngưng đối với ngân sách huyện, xã thì đây lại là nguồn thu quan trọng. Song, tính chất quan trọng của nó lại phụ thuộc vào tỷ lệ điều tiết phân chia mà cấp trên quy định cho họ được hưởng. Nếu tỷ lệ này càng xa 100% bao nhiêu thì nỗ lực tìm cách tăng thu của họ càng giảm đi bấy nhiêu. Việc ổn định nguồn thu lâu dài cho địa phương. Việc ổn định nguồn thu lâu d ài cho đ ịa phương là bước tiến rất quan trọng trong luật NSNN, được pháp lý hoá ở mức cao nên tạo đ iều kiện cho địa ph ương
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chủ động xây dựng, b ố trí và điều h ành nhân sách cấp m ình. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSĐP không chỉ phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế m à còn bị tác động rất nhiều của các yếu tố ngoại lai n ên việc ổn định này đ ôi khi gây bị động cho cả trung ương và địa phương. Qua nghiên cứu lịch sử chế độ phân cấp trước đây th ấy rằng: chế độ phân cấp quản lý NSNN đều ra đời trong điều kiện kinh tế tương đối ổn định (mặc dù là sự ổn đ ịnh trong bao cấp) và phù hợp với những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong mỗi thời kỳ. Chẳng hạn, với chủ trương xây dựng huyện thành “pháo đài Xã hội chủ nghĩa” dựa trên cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá toàn diện và trực tiếp đã là một trong những nguyên nhân ra đời Nghị quyết 108/CP (n ăm 1976) về phân cấp ngân sách cho địa phương mà nét nổi bật là phải tạo cho huyện trở th ành một cấp ngân sách độc lập. Thế nhưng, kế hoạch 5 năm (1976 -1980) không đạt được mục tiêu, tốc độ phát triển kinh tế chậm lại và đến cuối kỳ kế hoạch, đất nước bắt đầu lâm vào khủng hoảng. Trong bối cảnh đó, quan hệ NSTƯ và NSĐP lại thêm căng thẳng mà nhiều nhà quản lý và khoa học đ ánh giá nổi bật là hiện tượng “phá rào” của nhiều địa phương. Tiếp theo thời kỳ suy thoái, bước vào thập kỷ 80, nền kinh tế n ước ta có dấu hiệu đ i lên, có những điểm sáng nh ất đ ịnh do thực hiện cơ chế khoán trong nông nghiệp (nghị quyết 10 và chỉ thị 100), nghị quyết 125/CP về kế hoạch ba phần trong công nghiệp đã tác động vào cơ ch ế phân cấp quản lý NSNN. Yêu cầu về ổn đ ịnh nguồn thu cho NSĐP lại nổi lên và nghị quyết 138/CP (năm 1983) ra đời. Theo đó tỷ lệ điều tiết được giữ ổn đ ịnh từ 3 đến 5 năm. Đến năm 1985, cuộc tổng đ iều chỉnh giá- lương- tiền đ ã làm đảo lộn to àn bộ cơ cấu thu chi
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com NSNN. Việc vận h ành cơ chế giá không thống nhất giữa các địa phương dẫn tới tình trạng giành giật nguồn thu qua chênh lệch giá của NSNN. Khi nguồn chênh lệch giá giảm dần thì các đ ịa phương đề nghị sửa lại tỷ lệ đ iều tiết, sửa không ch ỉ một lần một n ăm mà th ậm chí hai, ba lần một năm. Như vậy, trong lịch sử phân cấp quản lý NSNN đã có ổn định nguồn thu và nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết từ 3 đến 5 năm cho chính quyền địa phương. Thế nh ưng, việc thực hiện đã không mang lại kết quả như mong muốn, một phần do nên kinh tế còn đang trong giai đo ạn khủng hoảng, một phần chưa có cơ sở pháp lý tối cao để đảm bảo chắc chắn việc ổn định nên khi thực hiện chỉ mang tính hình thức, nửa vời. Thêm vào đó, mục đích của ổn định nguồn thu là để đảm bảo NSĐP chủ động xây dựng, bố trí và điều hành ngân sách cấp m ình, tuy nhiên trên thực tế, luật vẫn chư a tạo được thế chủ động thực sự cho các cấp ngân sách ở địa ph ương, đ áng chú ý nhất là cơ sở đ ể tính toán, phân bổ để giao nhiệm vụ thu chi cho các ngành, cấp ch ưa đầy đủ và chính xác. Vì vậy, việc phân cấp nhiệm vụ thu chi cho các cấp, ngành, tỉnh còn chưa thực hiện ổn định được tối thiểu 3 năm theo quy định của luật NSNN. Về vấn đề tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách. Sẽ hết sức phức tạp nếu thực hiện đầy đ ủ những quy định về tỷ lệ phần trăm phân chia cho các cấp NSĐP. Theo đ iều 39 của luật NSNN và điều 28 của Nghị định 87/CP (19/12/1996) và Nghị định 51/1998/NĐ-CP (18/7/1998) thì ngân sách các địa phương có thể có các loại tỷ lệ sau đ ây: * Tỷ lệ phân chia cho ngân sách từng tỉnh về 5 khoản thu: thuế GTGT, thuế thu nh ập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chuyển thu nhập ra nước ngo ài, thuế về sử dụng vốn ngân sách. Các tỷ lệ này do Chính phủ quy định cho từng tỉnh, th ành phố và là tỷ lệ thống nhất cho cả 5 khoản thu thuộc diện phân chia. * Tỷ lệ phân chia giữa ngân sách tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xá, thành phố thuộc tỉnh và ngân sách xã, phư ờng, thị trấn đối với một phần của 5 khoản thu mà ngân sách càp tỉnh được phân chia; tỷ lệ này do chính quyền tỉnh quy định. * Tỷ lệ phân chia giữa ngân sách tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngân sách xã, phường, thị trấn đối với 7 khoản thu thuộc loại phân chia giữa ngân sách các cấp này (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đ ất, thu ế tài nguyên, thu ế nhà đất, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nh à đ ất, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nư ớc thu vào một số mặt hàng); tỷ lệ này do cấp tỉnh quy định. Rõ ràng là việc xác định tỷ lệ đ iều tiết phân chia cho từng địa ph ương h ết sức phức tạp. Để việc tính toán chính xác đòi hỏi phải có sự trung thực của từng địa ph ương và cán bộ phải có n ăng lực, trình độ chuyên môn. Về phân định chi và tính toán số bổ sung: Đối với nhiệm vụ chi có tính chất không thường xuyên hoặc các khoản chi đột xuất phát sinh thì chưa có cơ sở để xác định nhu cầu chi loại n ày. Đồng thời, việc ổn đ ịnh nhu cầu chi này từ 3 đến 5 n ăm liệu có vững chắc hay không? Nếu không vững chắc thì khó có thể ổn định được số bổ sung từ ngân sách cấp trên. nhu cầu chi cũng như số bổ sung từ ngân sách cấp trên được xác định cho n ăm đầu tiên của thời kỳ ổn đ ịnh nên việc bảo vệ được kế hoạch trong giai đo ạn này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2