intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé sợ gì nhất?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé đang chập chững biết đi, tìm hiểu thế giới xung quành và có rất nhiều nỗi sợ. Mẹ hãy tìm hiểu những nỗi sợ của bé và giúp bé học cách chế ngự chúng. Bé sợ bóng tối: Bé không nhìn thấy gì cả và cảm thấy bị đe dọa trong bóng tối. Phần lớn trẻ nhỏ đều sợ bóng tối dù ít dù nhiều. Để đối mặt với nỗi sợ này, mẹ hãy dậy bé cách bật đèn ở xung quanh nhà và có thể lắp cho bé một cái đèn ngủ. Hãy cho trẻ kiểm soát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé sợ gì nhất?

  1. Bé sợ gì nhất?
  2. Bé đang chập chững biết đi, tìm hiểu thế giới xung quành và có rất nhiều nỗi sợ. Mẹ hãy tìm hiểu những nỗi sợ của bé và giúp bé học cách chế ngự chúng. Bé sợ bóng tối: Bé không nhìn thấy gì cả và cảm thấy bị đe dọa trong bóng tối. Phần lớn trẻ nhỏ đều sợ bóng tối dù ít dù nhiều. Để đối mặt với nỗi sợ này, mẹ hãy dậy bé cách bật đèn ở xung quanh nhà và có thể lắp cho bé một cái đèn ngủ. Hãy cho trẻ kiểm soát lượng ánh sáng khi trẻ đi ngủ và điều đó sẽ dần làm trẻ bớt sợ ánh sáng hơn. Mẹ cũng có thể giúp trẻ hiểu hơn về bóng đêm bằng cách đi dạo với con, thảo luận về tất cả những điều mới mẻ và thú vị mà bạn có thể nhìn được ở trong bóng tối. Bé sợ ma: Bé sợ có gì đó cái gì đó nấp dưới giường và chỉ chực chồm lên làm hại bé. Mặc dù chúng ta đều biết rằng trên đời không có ma nhưng sẽ không có cách nào làm trẻ tin vào điều đó. Trí tưởng tượng của trẻ thường rất phong phú, có thể nhìn ra quái vật ở những góc tối, mây, và ở bất cứ nơi đâu. Mẹ hãy giả vờ là tin vào những gì trẻ nói và dẫn trẻ đi kiểm tra tất cả những nơi mà trẻ nghĩ là có ma. Khi đó thì tất nhiên là cả hai mẹ con đều
  3. chẳng nhìn thấy gì cả. Mẹ cũng có thể lấy một bình xịt hơi nước đưa cho trẻ và nói rằng xịt nước này trong phòng trẻ sẽ khiến cho ma quỷ không dám làm gì cả. Bé sợ ác mộng: Bé sợ ngủ một mình vì đôi khi mơ thấy ác mộng. Ác mộng chính là sự chiến đấu của trẻ giữa hiện thực và điều không tưởng. Có thể trẻ sẽ không nói ra mình gặp ác mộng nhưng thường có những biểu hiện như: tỉnh giấc liên tục, la hét, khóc lóc, sợ ngủ… Mẹ hãy dỗ dành trẻ sau mỗi cơn ác mộng bằng tấm chăn ấm hay con thú bông xinh xắn và nhấn mạnh là bé sẽ an toàn vì luôn có mẹ ở bên. Nếu trẻ liên tục gặp những cơn ác mộng khủng khiếp thì mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám. Bé sợ người lạ: Bé không biết người ta là ai và muốn gì. Bé chỉ gần gũi với mỗi bố mẹ thôi. Sợ người lạ là nỗi sợ mang tính tự vệ. Trẻ không nên đi cùng với người mà trẻ không biết để tránh gặp kẻ bắt cóc hay buôn bán trẻ em trái phép. Nếu trẻ sợ cả họ hàng, người thân lâu ngày mới gặp thì lại là điều đáng lưu tâm. Mẹo cho mẹ là hãy cho trẻ có thời gian biết về người đó trước rồi mới hi vọng trẻ giao tiếp và thân thiện với họ. Hãy luôn ở bên trẻ khi trẻ giao tiếp
  4. với người mới quen, rồi tỏ ra thân thiện với người ta để trẻ học theo. Mẹ hãy nói với các cô chú kia là bé hơi nhút nhát nên phải mất thời gian để bé làm quen, rồi cho họ biết một số sở thích của bé để họ có cách tiếp cận dễ dàng hơn. Bé sợ ở 1 mình: Bé thấy an toàn khi ở cùng mẹ và không thích khuất bóng mẹ. Hãy chơi trò mẹ và con mỗi người ở một nơi. Mẹ có thể ngồi cách xa con, con ở phòng bên này, mẹ ở phòng bên kia nhưng vẫn có thể nhìn thấy nhau qua một ô nhỏ để trẻ vẫn nhìn thấy và nghe thấy tiếng mẹ. Cứ kiên nhẫn tập như thế cho đến khi mẹ ở phòng cách biệt với bé mà không hề làm bé buồn. Nhưng nhớ là đừng bao giờ để trẻ ở một mình trong khoảng thời gian dài, rất có thể sẽ nguy hiểm cho trẻ. Bé sợ toilet: Bồn cầu “ồn ào” lắm, bé sợ ngã vào trong đó. Bé cũng sợ bước vào nhà tắm nữa. Trẻ nhỏ thường sợ rất nhiều thứ liên quan đến toilet và nhà tắm. Tiếng giật nước to, một luồng nước xoáy biến mất làm cho trẻ sợ co rúm người lại. Mẹ hãy nói rõ cho bé biết cơ chế hoạt động của bồn cầu là như thế nào và dậy bé thực hành.
  5. Bé sợ bác sĩ, nha sĩ: Bé sợ bác sĩ tiêm vì nó rất đau và gây chảy máu. Thông thường, các bé vẫn sợ bác sĩ. Bé có thể sợ đến cứng người lại khi bước vào phòng vì bé nghĩ bước vào phòng khám là sắp sửa bị đau. Mẹ hãy nói trước cho con biết là con sẽ phải trải qua liệu trình điều trị nào và đưa ra phần thưởng nếu con chịu “hợp tác”. Hãy cùng nhau hát để giúp trẻ giảm sợ hãi và ở cùng trẻ khi điều trị. Mẹ cũng hãy chúc mừng trẻ, khen trẻ dũng cảm sau khi bác sĩ làm việc xong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2