intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh học phụ khoa - Ung thư (K) nội mạc tử cung

Chia sẻ: Nbguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

98
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư đứng hàng thứ nhì trong các loại ung thư sinh dục ở phụ nữ Việt Nam. Loại ung thư nội mạc tử cung hay gặp nhất là ung thư thượng bì tuyến nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ 95%

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh học phụ khoa - Ung thư (K) nội mạc tử cung

  1. Bệnh học phụ khoa - Ung thư (K) nội mạc tử cung 1. Đại cương: Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư đứng hàng thứ nhì trong các loại ung thư sinh dục ở phụ nữ Việt Nam. Loại ung th ư nội mạc tử cung hay gặp nhất là ung thư thượng bì tuyến nội mạc tử cung chiếm tỷ lệ 95% 1.1. Tuổi mắc ung thư: 1.1.1. Tuổi đã mãn kinh: Trong 85 - 90% các trường hợp ung thư nội mạc tử cung gặp ở lứa tuổi đã mãn kinh, chủ yếu trong khoảng 55 - 65 tuổi 1.1.2. Tuổi hoạt động tình dục: Khoảng 15% trường hợp là ở trong lứa tuổi hoạt động tình dục. Ở lứa tuổi này ung thư được giải thích là do hoạt động bất thường của vùng dưới đồi, do cường estrogen ở những phụ nữ béo phì, buồng trứng đa nang, hội chứng Stein - Leventhal 1.2. Yếu tố thuận lợi:
  2. 1.2.1. Bệnh hay gặp ở những bệnh nhân bị béo phì 1.2.2. Bệnh hay gặp ở những bệnh nhân bị cao huyết áp 1.2.3. Bệnh hay gặp ở những bệnh nhân bị tiểu đường 1.2.4. Vô sinh, nạo, sẩy thai nhiều lần 1.2.5. Rối loạn nội tiết 1.2.6. Suy giảm miễn nhiểm 1.2.7. Các khối u buồng trứng nội tiết, buồng trứng đa nang, tăng sinh nội mạc tử cung 1.2.8. Dùng Estrogen ngoại lai kéo dài 1.2.9. Bệnh hay gặp ở những phụ nữ mãn kinh muộn 2. Lâm sàng 2.1. Cơ năng 2.1.1. Xuất huyết bất thường: Đặc biệt là xuất huyết sau tuổi mãn kinh. Máu đỏ sậm, lượng nhiều hay ít, thường tái phát nhiều lần. Rong kinh rong huyết ở người chưa mãn kinh
  3. 2.1.2. Khí hư bất thường: Tăng tiết dịch thường là dạng nhầy, có lẫn máu, mùi hôi. Đôi khi có tình trạng ứ mủ trong lòng tử cung với triệu chứng nhiễm trùng 2.1.3. Đau hạ vị: Đau trằn bụng dưới là triệu chứng thường xuất hiện muộn, khi ung thư đã xâm nhiễm ra ngoài tử cung lan đến đám rối thần kinh. 2.1.4. Sụt cân: Tổng trạng thay đổi tuỳ theo giai đoạn của bệnh. Sụt cân yếu ớt xanh xao thiếu máu 2.2. Thực thể 2.2.1. Khám âm đạo đặt mỏ vịt thấy máu, mủ chảy từ buồng tử cung ra 2.2.2. Thăm khám thấy tử cung tăng kích thước to bè ra 2.2.3. Mật độ tử cung cứng, gồ ghề lồi lõm không đều, khó xác định ranh giới hoặc có khi hơi mềm trong trường hợp ứ dịch, ứ mủ 2.2.4. Di động tử cung hạn chế, di động đau, hoặc không di động được 2.3. Cận lâm sàng: 2.3.1. Phết tế bào lòng tử cung bằng một ống sonde hút buồng tử cung. Tuy nhiên tỷ lệ âm tính giả của phương pháp này từ 6 - 25%
  4. 2.3.2. Soi buồng tử cung giúp thấy được sang thương, dạng lâm sàng của sang thương, cũng như giúp đánh giá được mức độ lan rộng của ung th ư trên bề mặt lớp nội mạc. Ngoài ra soi buồng tử cung còn giúp sinh thiết đúng chổ sang thương 2.3.3. Nạo sinh thiết từng phần nhằm xác định ung thư nội mạc tử cung tđã ăn lan xuống cổ tử cung hay chưa. Thực hiện nạo kênh cổ tử cung trước, sau đó mới nạo nội mạc tử cung, mô từng phần này đựng và lọ riêng biệt 2.3.4. X quang tử cung - vòi trứng có cản quang nên thực hiện ngoài giai đoạn xuất huyết và nhiễm trùng, cho thấy hình ảnh khuyết không đều, bờ răng c ưa, độ cản quang không đồng nhất, hoặc hình ảnh ứ dịch, tẩm nhuận thuốc không đều ở góc hay ở thân tử cung. 2.3.5. Siêu âm cho thấy echo dầy không đồng nhất, bờ nội mạc tử cung có hình răng cưa và nhất là sự gia tăngcủa bề dày nội mạc tử cung 2.4. Giai đoạn lâm sàng theo FIGO (Fédération Internationale de Gynecologie et d’Obstétrique) 2.4.1. Giai đoạn O: Ung thư tại chổ (carcinoma in situ) 2.4.2. Giai đoạn I: Ung thư khu trú tại thân tử cung 2.4.2.1. Ia: Buồng tử cung đo được < 8cm 2.4.2.2. Ib: Buồng tử cung đo được > 8cm
  5. 2.4.3. Giai đoạn II: Ung thư xâm lấn thân tử cung và cổ tử cung 2.4.4. Giai đoạn III: Ung thư đã lan ra khỏi tử cung nhưng còn khu trú trong tiểu khung, xâm lấn vào âm đạo 2.4.5. Giai đoạn IV: Ung thư xâm lấn vào bàng quang, trực tràng hay các cơ quan khác 2.4.5.1. Iva: Ung thư xâm lấn vào bàng quang, trực tràng 2.4.5.2. Ivb: Ung thư đã cho di căn xa 3. Xử trí 3.1. Tầm soát ung thư nội mạc tử cung: Cần thực hiện trên những phụ nữ có nguy cơ cao, sau khi mãn kinh hai năm 3.2. Phụ nữ có nguy cơ cao: Tất cả phụ nữ mãn kinh mà có những triệu chứng bất thường như ra máu, ra khí hư khác thường, những phụ nữ có các yếu tố thuận lợi dễ dấn đến ung thư đều phải đến những cơ sở y tế để được khám và tư vấn 3.3. Chỉ dẫn hoặc cho bệnh nhân làm các xét nghiệm cận lâm sàng nếu có thể làm được hoặc giới thiệu lên những tuyến cao hơn có đầy đủ các phương tiện chẩn đoán
  6. 3.4. Chuyển tuyến có khả năng phẩu thuật và hoá trị liệu 4. Diễn tiến và tiên lượng 4.1. Sự phát triển: 4.1.1. Ăn lan tại chổ theo bề mặt đến cổ tử cung, theo bề sâu vào lớp cơ tử cung 4.1.2. Xâm lấn 12% lan đến vòi trứng, buồng trứng. 10% - 15% lan xuống âm đạo, vùng dưới niệu đạo phúc mạc chậu, bàng quang,trực tràng 4.1.3. Di căn hạch bạch huyết khi ung thư còn năm ở vùng đáy tử cung thì các hạch ít bị xâm lấn, nhưng khi đã lan đến cổ tử cung thì tỷ lệ di căn hạch cao hơn trong ung thư cổ tử cung. Chủ yếu là di căn vào nhóm hạch cạnh động mạch chủ bụng ở vùng hông, hạch vùng trên của nhóm bụng dưới, hạch bẹn nông 4.1.4. Di căn xa đến gan, phổi rất hiếm gặp 4.1.5. Tiên lượng sống trên 5 năm - Giai đoạn I: 70-75% - Giai đoạn II: 70% - Giai đoạn III: 40% - Giai đoạn IV: 9%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0