intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh loãng xương - “kẻ thù” của tuổi mãn kinh

Chia sẻ: Goi Xoai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

70
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loãng xương là một rối loạn bất thường của xương, là nguy cơ hàng đầu gây ra gãy xương. Bệnh này rất thường gặp đối với người già, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Những hiểu biết cơ bản Cùng với thời gian và tuổi tác, hàm lượng estrogen sẽ giảm dần đi và bạn sẽ phải “đương đầu” với nguy cơ bị loãng xương. Loãng xương làm cho hàm lượng canxi và protein bị tiêu huỷ, khiến cho trọng lượng của xương bị giảm đi, mất dần độ dẻo dai, vỏ của xương trở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh loãng xương - “kẻ thù” của tuổi mãn kinh

  1. Bệnh loãng xương - “kẻ thù” của tuổi mãn kinh Loãng xương là một rối loạn bất thường của xương, là nguy cơ hàng đầu gây ra gãy xương. Bệnh này rất thường gặp đối với người già, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Những hiểu biết cơ bản Cùng với thời gian và tuổi tác, hàm lượng estrogen sẽ giảm dần đi và bạn sẽ phải “đương đầu” với nguy cơ bị loãng xương. Loãng xương làm cho hàm lượng canxi và protein bị tiêu huỷ, khiến cho trọng lượng của xương bị giảm đi, mất dần độ dẻo dai, vỏ của xương trở nên mỏng, giòn và rất dễ bị gãy. Người mắc bệnh loãng xương sẽ xuất hiện những lỗ thủng li ti trên bề mặt của xương giống như bọt biển. Bệnh loãng xương, được ví như một loại “kẻ thù giấu mặt”, bởi bệnh không “xuất đầu lộ diện ngay” mà phát triển trong một thời gian dài, thậm chí là hàng chục năm. Ngăn ngừa
  2. Theo kết quả thống kê của Viện Y Khoa tại Hoa Kỳ, cứ 2 người phụ nữ thì có 1 người mắc bệnh loãng xương, còn trong 8 người đàn ông thì mới có một người mắc căn bệnh này. Điều đáng quan tâm là trong số họ 50% có nguy cơ dễ bị gãy xương, 33% phụ nữ trên 65 tuổi có nguy cơ bị gãy xương sống và 20% có nguy cơ gãy xương hông. Căn bệnh này tuy rất nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và biết cách phòng ngừa sẽ cải thiện được đáng kể tình hình. Hãy tuân thủ các nguyên tắc dưới đây để có một bộ xương chắc khoẻ. - Tránh xa rượu, thuốc lá, và đồ uống có chứa cafein. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, 1/8 phụ nữ mắc bệnh loãng xương là “nạn nhân” của thuốc lá. Không chỉ dừng lại ở đó, thuốc lá còn khiến cho vết gãy xương khó phục hồi. - Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học (giàu canxi) là yếu tố rất quan trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh nên “nạp” vào cơ thể một lượng canxi tối thiểu là 1000mg mỗi ngày. Đặc biệt, bệnh
  3. loãng xương có tính di truyền, nên những phụ nữ có khả năng bị mắc chứng loãng xương cao nên bổ sung lượng canxi nhiều hơn so với những phụ nữ khác, khoảng 1500mg canxi mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu canxi có trong sữa, cá, các loại rau củ như xúp lơ xanh, cải xoăn, đậu tương. - Thêm vào đó, cần kết hợp với việc luyện tập thường xuyên và đều đặn. Nếu quỹ thời gian của bạn eo hẹp, bạn cũng nên luyện tập ít nhất 3 ngày trong một tuần, với tổng thời gian tương đương là 90 phút/tuần.Xin nhấn mạnh thêm rằng, việc luyện tập diễn ra càng đều đặn và thường xuyên càng đem lại rất nhiều ích lợi cho sức khoẻ của bạn. -Ngoài ra, bạn có thể dùng một số loại thuốc để cải thiện tình hình. Một số thuốc được khuyên dùng là Calcitonin, Alendronate, Risedronate, đều có tác dụng bổ sung độ đậm đặc cho xương. Tuy nhiên, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, và đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào nhé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2