Bệnh tiêu chảy
lượt xem 8
download
Tham khảo tài liệu 'bệnh tiêu chảy', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh tiêu chảy
- Bệnh tiêu chảy Hiện tượng tiêu chảy chẳng qua là một hình thức tự bảo vệ của cơ thể chống lại những chất mà nó không thích, bằng cách tống những chất này ra ngoài. Và đây cũng là lý do khiến đa số bác sĩ thường không cho thuốc men gì cả khi bạn đến khám về bệnh tiêu chảy. Hãy để cơ thể tự đề kháng, vậy sẽ tốt hơn. Đó là lý luận của đa số bác sĩ tại châu Âu trong kỷ nguyên y khoa hiện đại (khác với việc cho thuốc chống tiêu chảy của các bác sĩ ở thế hệ trước). Các bác sĩ hiện đại còn nói thêm rằng, việc dùng thuốc chống tiêu chảy có thể làm bệnh kéo dài lâu hơn. Chỉ nên dùng thuốc trong những trường hợp bất khả kháng như đang bận việc quan trọng.Dù theo trường phái nào, cũ hay mới, các phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn ứng phó một cách hữu hiệu với bệnh tiêu chảy.
- Bạn có bị phản ứng với sữa không? Đau bụng và tiêu chảy vì sữa là một trong những lý do phổ thông nhất. Vì thế, nếu bạn đang uống sữa mà bị tiêu chảy, hãy ngưng uống, bệnh sẽ tự động hết. Bệnh tiêu chảy có thể bắt nguồn từ thuốc đau dạ dày Các thuốc trị bệnh về dạ dày hoặc chống lại sình bụng (antigas) thường có magiê, chất này có tác dụng kích thích tiêu chảy sau khi uống. Hai loại thuốc thông dụng nhất là Mylanta và Maalox đều có magiê. Nếu bạn thường bị tiêu chảy vì lý do trên, hãy đọc kỹ nhãn hiệu của thuốc dạ dày, antacid hoặc antigas mà mình thường mua, tránh mua loại chứa magiê hydroxide. Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh và ký ninh cũng có thể gây tiêu chảy. Nên ăn uống như thế nào trong thời gian bị tiêu chảy?
- 1. Uống nhiều nước: Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này. Cơ thể bạn tống ra quá nhiều nước do tiêu chảy, cần được bồi đắp lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những bệnh khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể bạn. Việc uống nước nhiều có thể sẽ làm bạn tiêu chảy nhiều hơn, nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn. Chứng tiêu chảy cũng làm bạn mất đi một số đường và muối khoáng trong cơ thể. Song song với nước, bạn nên bồi bổ những chất này bằng cách pha một thìa cà phê đường cùng một chút xíu muối (cỡ bằng đầu đũa) trong một lít nước lọc. Dĩ nhiên, bạn có thể pha thêm nước cam hay nước chanh nếu cần hương vị thơm ngon. Có một loại chất lỏng tuyệt đối không nên uống là sữa. Dù bạn có bị nhạy cảm với sữa hay không, chất này vẫn thường làm tiêu chảy nặng hơn. Các loại nước ngọt có hơi cũng không nên uống nhiều. 2. Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá... Nên tránh những loại trái cây có bột như lê, đào, mận... cùng những loại cám, khoai, ngũ cốc; ngay cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều quá .
- Nhìn chung, khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn ít và uống nhiều. Trường hợp sợ đuối sức vì không có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như xúp gà, nước phở; tránh những loại súp mầu đục như súp đậu hay khoai tây. Nên uống thuốc gì? Như đã nói ở trên, bạn không nên dùng bất cứ loại thuốc gì để chống lại cơn tiêu chảy, vì nó sẽ làm chất độc nán lại trong cơ thể lâu hơn và có thể gây những tác hại khác. Dù sao, có đôi lúc bạn cần ngừng cơn tiêu chảy vì quá mệt hoặc quá bận rộn, có thể dùng các loại sau đây: - Pepto-Bismol hoặc Kaopectate: tiêu chảy từ nhẹ đến trung bình. - Imodium: tiêu chảy nặng. Những thuốc này đều có bán tự do trong các tiệm thuốc tây. Ngoài ra, những thực phẩm có khuynh hướng tạo bệnh táo bón như trà đậm, chuối... cũng có kết quả tương đối tốt với chứng tiêu chảy nhẹ.
- Lưu ý: Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng vì vi trùng, vi khuẩn hoặc chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho người khác. Hãy rửa tay thật kỹ trước khi ăn và sau khi đi cầu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chế độ ăn trong bệnh tiêu chảy cấp
6 p | 244 | 53
-
9 câu hỏi thường gặp về bệnh tiêu chảy
5 p | 195 | 21
-
Nguyên nhân bệnh tiêu chảy
7 p | 148 | 19
-
Mẹo trị bệnh tiêu chảy
5 p | 355 | 19
-
Cảnh giác với bệnh tiêu chảy mùa hè ở trẻ em bởi Rotavirus
5 p | 144 | 15
-
4 Khuyến Cáo Phòng Chống Bệnh Tiêu Chảy Cấp Nguy Hiểm
4 p | 744 | 10
-
Sự thật về gánh nặng của bệnh tiêu chảy
8 p | 101 | 10
-
Cảnh giác với bệnh tiêu chảy do Rota virus
5 p | 162 | 7
-
Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh tiêu chảy cấp của người dân tại 2 xã thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013
8 p | 117 | 7
-
Kiến thức, thực hành phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ của bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội
5 p | 31 | 6
-
Đánh giá kiến thức, thái độ về phòng và xử trí bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Trung tâm Y tế Hòa Thành, Tây Ninh 2012
5 p | 126 | 5
-
Đánh giá một số kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp và một số yếu tố liên quan của các bà mẹ có con tiêu chảy cấp tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương
5 p | 78 | 4
-
Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
5 p | 21 | 2
-
Nhận xét kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Tiêu hóa - Máu Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020
4 p | 14 | 2
-
Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy tại 2 xã/ phường thành phố Thái Bình
6 p | 39 | 2
-
Tình hình mắc bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli, clostridium perfringens ở dê nuôi tại Thái Nguyên và thử nghiệm một số phác đồ điều trị
4 p | 81 | 2
-
Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Tiêu hóa - Máu Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020
6 p | 16 | 2
-
Khảo sát sự hiểu biết của bà mẹ dân tộc ít người về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk
4 p | 66 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn