BỆNH U LYMPHO ÁC TÍNH
lượt xem 16
download
U lympho ác tính là các bệnh ác tính phát sinh từ tổ chức liên võng lympho ( còn gọi là lympho lưới). U lympho ác tính hay còn gọi là: K hạch hệ thống, hoặc hạch ác tính. 2/ Phân loại :2loại - U lympho ác tính Hodgkin - U lympho ác tính Non- Hodgkin 3/ Nguyên nhân & cơ chế bệnh sinh: Cho đến nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn chưa rõ ràng. - Do Virus Epstein- Barr(EBV) Gây bệnh Lympho Burkitt - Do suy giảm MD. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH U LYMPHO ÁC TÍNH
- U LYMPHO ÁC TÍNH I - ĐẠI CƯƠNG: 1/ Định nghĩa: U lympho ác tính là các bệnh ác tính phát sinh từ tổ chức liên võng lympho ( còn gọi là lympho lưới). U lympho ác tính hay còn gọi là: K hạch hệ thống, hoặc hạch ác tính. 2/ Phân loại :2loại - U lympho ác tính Hodgkin - U lympho ác tính Non- Hodgkin 3/ Nguyên nhân & cơ chế bệnh sinh: Cho đến nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn chưa rõ ràng.
- - Do Virus Epstein- Barr(EBV) Gây bệnh Lympho Burkitt - Do suy giảm MD. II - TRIỆU CHỨNG : 1/ Lâm sàng : * Tại chổ: H/C hạch to. - Vị trí: Hay gặp ở cổ ( góc hàm, dưới cằm, trước và sau cơ ức đò chủm, hố thượng đòn, trước và sau tai, cạnh xương chẩm.); Hố nách; khuỷu tay dọc bờ trong cơ nhị đầu; vùng bẹn; kheo chân; hạch trung thất; hạch trong ổ bụng; dọc theo ĐM chủ bụng. - Số lượng:Số lượng hạch thường tăng dần. - Mật độ: Chắc . - Kém di động . - Không đau. - Da trên bề mặt hạch : Không biến đổi hoặc tím đỏ. - Tiến triển của hạch: Thường tiến triển nhanh, thường dính với nhau thành chùm. * Toàn thân:
- + Sốt : - Bệnh Hodgkin sốt thường diễn ra từng đợt ( kiểu sốt hồi quy: từng đợt sốt kéo dài nhiều ngày xen kẽ những đợt nghỉ nhiều ngày không sốt) xuất hiện sớm, mổi lần sốt hạch lại to, sau sốt hạch nhỏ lại nhưng không về vị trí ban đầu. - Bệnh Non- Hodgkin Thường sốt liên tục, sốt nhẹ, xuất hiện muộn. + Ra mồ hôi trộm: Mồ hôi ra nhiều về ban đêm. không liên quan đến nóng và hoạt động thể lực. + Gầy sút cân: Giảm sút > 10% cân nặng trong 6 tháng. + Ngứa: Thường gặp trong bệnh Hodgkin ; ít gặp trong bệnh Non - Hodgkin. Ngứa không đáp ứng với thuốc kháng Histamin. Cơ chế chưa rỏ. + Có thể gặp các t/c: gan, lách to, tổn thương da, đau xương, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn . 2/ Cận lâm sàng: XN mô bệnh học chẩn đoán xác định: Sinh thiết hạch làm GPBL - Hodgkin: Là tổ chức Stemberg, còn gọi là tổ chức hạt ( Granulom) tổ chức này gồm tb Stemberg, lymphocyte, E(Eosinophile), N(Neutrophile), plasmocyte, tb xơ…Đặc trưng vẫn là tb Stemberg là tb kích thước lớn 30-60àm. Nguyên sinh chất
- rộng, có một hoặc nhiều nhân, nhân to có hạt n hân, có khoảng sáng quanh nhân, lưới nhân thô. - Non-Hodgkin: Tăng sinh mạnh dòng lympho B, hình thái tb biến đổi mang đặc điểm của tb K( nhân quái, nhân chia), sự tăng sinh làm đảo lộn và phá vở cấu trúc hạch, vỏ bao hạch bị phá vở. III - CHẨN ĐOÁN : 1/ Chẩn đoán xác định: - LS: H/C hạch to : mang tính định hướng. - CLS: GPBL chẩn đoán xác định. 2/ Chẩn đoán giai đoạn: - Giai đoạn 1:Tổn thương ở 1 nhóm hạch ở 1 phía cơ hoành. - Giai đoạn 2:Tổn thương từ 2 nhóm hạch trở lên không kề nhau ở 1 phía cơ hoành. - Giai đoạn 3:Tổn thương 2 hoặc nhiều nhóm hạch ở 2 phía cơ hoành. - Giai đoạn 4:Tổn thương các nhóm hạch ngoại vi và tổn thương phủ tạng( Gan, thận, phổi).
- vNgười ta chia ra giai đoạn A, B dựa vào T/C toàn thân: + Không có T/C toàn thân là gđ A + Có T/C toàn thân là gđ B( sốt, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm) *Chú ý: Lách và vòng Waldeyer được coi là những nhóm hạch mà không đánh giá như một tạng. 3/ Chẩn đoán phân biệt: 3.1/ Lao hạch: + Tại chổ: Hạch - Vị trí : Hố thượng đòn, sau cơ ức- đòn- chủm, dưới hàm, hạch bẹn, hạch nách, - Kích thước: kích thước nhỏ, thường tạo thành chùm - Tính chất : mật độ không đồng đều cái rắn chắc cái mềm, cái thì nhủn., di động. Da trên bề mặt bình thường Có thể có loét, có lổ dò( thể bả đậu). Tiến triển từng đợt. + Toàn thân: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi , kém ăn gầy sút cân . + XN: - Phản ứng Mantoux(+) mạnh.
- - Sinh thiết làm GPBL: hình ảnh nang Lao :Hoại tử bã đậu ở trung tâm nang lao, tế bào khổng lồ, tế bào dạng biểu mô(tế bào bán liên), các Lymphocyt ở ngoại vi nang lao, các nguyên bào sợi. - Cấy dịch hoặc mủ tìm BK. 3.2/ K biểu mô di căn hạch: + Hạch: thường ở vị trí gần tạng K. - Vị trí: Mổi tạng K thường có một vị trí di căn đặc hiệu vd: K dd, K phế quản di căn hạch ở hố thượng đòn trái; K vòm họng di căn hạch sau tai , xương chủm K tinh hoàn, buồng trứng, tử cung di căn hạch bẹn. - Tích chất: giống tích chất hạch U lympho + XN: GPBL: Thấy tổ chức biểu mô của tạng di căn. 3.3/ Hạch to trong bệnh BCC, M dòng Lympho: - Hạch : - Triệu chứng của bệnh BC
- - XN máu ngoại vi, XN tủy đồ cho ta chẩn đoán xác định. 3.4/ Hạch viêm: - Hạch có tích chất : Sưng, nóng, đỏ, đau. Da trên bề mặt hạch biến đổi : đỏ, nóng hoá mủ. - Toàn thân: có thể có sốt. - XN : GPBL tổ chức hạch: xâm nhập nhiều tb viêm. 3.5/ Hạch phản ứng do nhiễm khuẩn: - Hạch thường xuất hiện vùng nách, bẹn - Hạch nhỏ, di động , rất đau 4/ Chẩn đoán thể và phân loại: 4.1/ Các thể lâm sàng: - Thể hạch nông - Thể hạch trung thất. - Thể da, - Thể bụng .
- - Thể dd, ruột. - Thể TK, - Thể xương. - Thể lách to 4.2/ Phân loại theo thể giải phẩu bệnh: + Đối với Hodgkin: phân loại theo Paris Rye, có 4 thể: - Thể Lymphô trội (ưu thế là tế bào lymphô). - Thể xơ hòn (xơ cục). - Thể hỗn hợp. - Thể suy thái lymphô (vắng tế bào lymphô). + Đối với ulymphô non- Hodgkin được phân theo mức độ ác tính. - Mức độ ác tính thấp. - Mức độ ác tính trung bình. - Mức độ ác tính cao. IV - TIẾN TRIỂN & BIẾN CHỨNG:
- 1 – Tiến triển: Tiến triển & tiên lượng phụ thuộc vào giai đoạn , thể bệnh và phương pháp điều trị. U lympho ác tính Hodgkin tiên lượng tốt hơn Non- Hodgkin 2 – Biến chứng: - Nhiễmkhuẩn (do suy giảm miễn dịch). - Suy kiệt. - Chèn ép , gây tổn thư*ơng nhiều cơ quan, nội tạng khác nhau. - Chuyển thể sang bệnh bạch cầu cấp (1 thể bệnh khác có tiên l*ượng xấu hơn). V - ĐIỀU TRỊ : 1/ Phẩu thuật: Cắc bỏ nhóm hạch bị tổn thương cùng với nhóm hạch kế cận Chỉ áp dụng ở giai đoạn I,II và áp dụng với một số thể như ( Thể dd, ruột, thể lách to) 2/ Quang tuyến liệu pháp:
- - áp dụng ở giai đoạn I,II,III. - liều chiếu: 4000-4500 rad 3/ Hóa trị liệu:Theo phác đồ CHOP. Mỗi liệu trình gồm 6-8 đợt: Mỗi đợt gồm 2 tuần nội trú và 3 tuần ngoại trú. Nếu sau mổi liệu trình mà chưa hết hạch thì tiếp tục liệu trình thứ 2. + C: Cyclophosphamide( BD: Endoxan, Cytoxan) - DT: lọ 100mg. - TD: ức chế tb K phát triển; giảm miễn dịch. - TDP: Giảm BC kèm theo nguy cơ nhiễm khuẩn; giảm HC, Hb -> thiếu máu; Buồn nôn, nôn, tiêu chảy ,táo bón, chán ăn, viêm loét niêm mạc miệng. Viêm đại tràng, viêm BQ. Thay đổi sắc tố lòng bàn tay, chân, móng tay, suy giảm tinh trùng. - CĐ: U lympho ác tính Hodgkin, Non-Hodgkin; K Biểu mô( kvú, K buồng trứng, K tinh hoàn, K phế quản, ). - CCĐ: Giảm TC, BC, suy tủy ; nhiễm khuẩn giai đoạn tiến triển, vi êm bàng quang; có thai , cho con bú; quá mẫn với thuốc.
- - LL&CD: 100mg x 8 lọ/24h pha HTM 0,9% truyền TM 1 liều duy nhất/ 1 đợt. Hoặc 800mg chia làm 2 lần : 400mg ngày thứ nhất 400mg ngày thứ hai + H: Hydroxy Daunombicin( BD: Doxorubicin, Adriamycine, Farnombicin). - DT: Lọ 10mg, 50mg ; dd màu hồng. - TD: kháng sinh kìm tb thuộc họ anthracylin; ức chế quá trình tổng hợp AND và ARN. - TDP: Tăng độc tính trên cơ tim, rối loạn nhịp tim, ngừng tim Tăng độc tính với gan, thận, tăng độc tính trên cơ quan tạo máu. Rụng tóc; chán ăn, buồn nôn, nôn, loét niêm mạc, ỉa chảy, tăng acid uric huyết; giảm tinh trùng. - CĐ: U lympho ác tính Hodgkin , Non-Hodgkin; K Biểu mô ( k vú, K ) buồng trứng, K tinh hoàn, K BQ, K phổi ) , BCC,M. - CCĐ: Bệnh tim kèm theo suy tim., suy tủy, phụ nữ có thai , cho con bú. - LL&CD:10mg x 6 lọ/24h pha HTM 0,9% truyền TM 1 liều duy nhất/ 1 đ ợt. Hoặc 60mg chia làm 2lần :
- 30mg ngày thứ nhất 30mg ngày thứ hai . + O: Oncovin( Vincristine). - DT: lọ bột đông khô: 0,5mg; 1mg - TD: là 1Alcaloid chiết xuất từ cây dừa cạn. Có t/d chống K, chống nguyên phân, ức chế sự phân bào các tb BC và tb K. - TDP: Gây độc trên TK ngoại vi ( dị cảm đầu chi ) giảm , mất phản xạ , cảm giác; giảm BC, TC; Tăng hoặc giảm HA; RLTH; Rụng tóc ; đau x ương hàm, đau cổ họng; sốt , viêm mô tb, sưng nề; teo TK thị giác gây mù. - CĐ: U lympho ác tính Hodgkin, Non-Hodgkin; BCC; U tb TK; Sarcom lưới. - CCĐ: Giảm BC, quá mẩn với thuốc, có thai- cho con bú. - LL&CD: 1mg x 2 lọ pha HTM 0,9% truyền TM 1 liều duy nhất/ 1 đợt. + P: Prednisolone( BD: Solu-Medron, Depedsolon, ) - Prednisolone: viên 5mg + CĐ: Trên các bệnh về máu: U lympho ác tính, BCC, Suy tủy, thiếu máu tan huyết MD, xuất huyết giảm TC,
- +LL&CD:1-1,5mg/ kg/ 24h. => 5mg x 10v/24h uống s,c x 5ngày - Solu-Medron: lọ 40mg,125mg, 500mg ( 40.000đ/lọ) + LL&CD: 40mg x2-4lọ/ 24h tiêm TM x 5 ngày - Depersolon : 30mg x 2 ống/ 24h tiêm TM x 5 ngày ( 12.000đ/lọ) * Chú ý: TD phụ của corticoid: + H/C Cushing + H/C DD-HTT: viêm, xuất huyết , thủng. + THA + Thưa xương, đau nhức xương->gảy xương bệnh lý. + Đục thủy tinh thể. + Dễ nhiễm khuẩn. + Vết thương chậm liền, teo cơ. + Tăng đường máu. + RL kinh nguyệt, mọc râu , nổi trứng cá. + Cắt thuốc đột ngột -> Suy tuyến thượng thận.
- + Đơn cụ thể: 1.Endoxan :100mg x 8 lọ/24h pha HTM 0,9% truyền TM 1 liều duy nhất/ 1 đợt 2.Doxorubicin:10mg x 6 lọ/24h pha HTM0,9% truyền TM 1 liều duy nhất/ 1 đợt. 3. Oncovin: 1mg x 2 lọ pha HTM 0,9% truyền TM 1 Liều duy nhất/ 1 đợt. 4.Solu-Medron: 40mg x2lọ/ 24h tiêm TM x 5 ngày + Nếu BN có bệnh tim mạch; hoặc có biến chứng của Doxorubicin trên tim mạch thì dùng phác đồ: VCP 1. Vincristine:1mg x 2 lọ pha HTM 0,9% truyền TM 1 Liều duy nhất/ 1 đợt. 2 Cyclophosphamide :100mg x 8 lọ/24h pha HTM 0,9% truyền TM 1 liều duy nhất/ 1 đợt. 3. Prednisolone:5mg x 10v/ 24h uống s,c x 5 ngày 4/ Làm tăng khả năng MD cơ thể: - Đông Y: Tam tất, củ đinh lăng, nấm linh chi, phylamin, Flavonoid.
- - Một số chất khác: BCG, Interferon ỏ- 2B, TFX, Thymomodelin... 5/ Phối hợp các phương pháp trên : + Chiếu xạ trước + hóa trị liệu + Tăng khả năng MD. + Hóa trị liệu + Chiếu xạ sau + Tăng khả năng MD 6- Ghép tế bào gốc tạo máu: Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân hoặc đồng loại được áp dụng trong những giai đoạn sớm của bệnh (giai đoạn I,II) sau khi đã được điều trị bằng hoá chất hay xạ trị (hoặc kết hợp cả hai biện pháp này) mà đạt được hiệu quả lui bệnh. Đây là một biện pháp được đánh giá là có hiệu quả tốt làm tăng thêm đời sống cho bệnh nhân một cách đáng kể. Phương pháp này ngày nay đang được các nhà khoa học lưu ý lựa chọn, tuy nhiên chưa được ứng dụng rộng rãi do đòi hỏi chi phí khá cao và chỉ thực hiện được ở một số cơ sở có trang thiết bị cần thiết. 7- Sử dụng kháng thể đơn clon: là một phương pháp điều trị tốt và mang tính chống u đặc hiệu cao. Tuy nhiên phải xác định được kháng nguyên của tế bào u bằng phương pháp hoá mô miễn dịch. Kháng thể đơn clon chưa được dùng nhiều ở nước ta vì còn đắt tiền và phụ thuộc vào khả năng chẩn đoán của các cơ sở điều trị
- Tóm tắt phác đồ điều trị + Giai đoạn I,II và mở rộng IIIA: - Tia xạ, sau đó điều trị hoá chất - Nâng cao sức đề kháng miễn dịch của cơ thể . - Nếu có điều kiện ghép tế bào gốc tạo máu + Giai đoạn IIIB, IV: - Điều trị hoá chất . - Nâng cao sức đề kháng miễn dịch của cơ thể ****************************** PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ K BIỂU MÔ SAU PT Caf- Paf- af 1.Cyclophosphamid 100mg x 8 lọ x 1ngày duy nhất. Pha HTM 0,9% truyền TM Hoặc 400mg- ngày thứ nhất.
- 400mg - ngày thứ hai 2.Adreamycin10mg x 6lọ x 1ngày duy nhất- truyền TM HoặcDoxorubicin10mg x 6 lọ có thể dùng: 30mg - ngày thứ nhất 30mg - ngày thứ hai 3. 5-FU( Fluoro Uracil )0,25g x 2 lọ/24h x 5-7 ngày- truyền TM. 4. Plastin50-100mg BS. Nguyễn Văn Thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học ở bệnh nhân U lymphô ác tính Hodgkin và không Hodgkin
7 p | 163 | 4
-
Nghiên cứu giá trị NLR, PLR và một số chỉ số hóa sinh máu ở bệnh nhân u lympho ác tính không hodgkin tại Bệnh viện Quân Y 103
11 p | 12 | 3
-
Kết quả điều trị bệnh u lympho ác tính không hodgkin tế bào B lớn lan tỏa CD20(+) bằng phác đồ R-CHOP tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
6 p | 15 | 3
-
Báo cáo ca bệnh u lympho ác tính không Hodgkin nguyên phát tại tim
8 p | 17 | 3
-
Đặc điểm hình ảnh và vai trò của FDG PET/CT trong đánh giá giai đoạn u lympho ác tính trước điều trị
5 p | 13 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và mối liên quan giữa giảm lympho bào trong máu ngoại vi với một số yếu tố tiên lượng trong u lympho ác tính không Hodgkin
8 p | 29 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học u lympho ác tính không Hodgkin vùng đầu cổ
4 p | 48 | 2
-
So sánh hình ảnh 18F-FDG PET/CT ở bệnh nhân u lympho ác tính không hodgkin trước và sau điều trị
10 p | 12 | 2
-
Nghiên cứu sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch để chẩn đoán bệnh lý nghi ngờ u lymphô ác tính
6 p | 62 | 2
-
Nghiên cứu sự biểu lộ một số dấu ấn miễn dịch và mối liên quan dòng tế bào với mô bệnh học u lymphô ác tính không Hodgkin
7 p | 80 | 2
-
Nghiên cứu nồng độ beta 2-microglobulin và một số chỉ số hóa sinh máu ở bệnh nhân u lympho ác tính
7 p | 76 | 2
-
Xạ trị u lymphô ác tính ở trẻ em
3 p | 2 | 2
-
Điều trị tia xạ đối với u lympho ác tính nguyên phát ở não
3 p | 3 | 2
-
Xạ trị trường chiếu rộng điều trị u lymphô ác tính
4 p | 2 | 1
-
Đặc điểm tế bào máu ngoại vi và tủy xương bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin tế bào B lớn lan tỏa
6 p | 3 | 1
-
Nghiên cứu nồng độ beta 2-microglobulin trong huyết tương ở ba nhóm bệnh nhân: Suy thận mạn tính, u lympho ác tính và đa u tủy xương
6 p | 2 | 1
-
Bước đầu nghiên cứu giá trị của CT-SCAN ngực-bụng trong chẩn đoán bệnh u lympho ác tính không Hodgkin tại Viện Huyết học - Truyền máu TW năm 2019
9 p | 8 | 1
-
U lympho ác tính (Quy trình kỹ thuật khám chữa bệnh chuyên ngành Ung bướu)
3 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn