intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BIỂU TƯỢNG HÀ NỘI

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

617
lượt xem
186
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thăng Long - Hà Nội là một trong những Thủ đô cổ kính của vùng Đông Nam Á và là thành phố duy nhất ở vùng này có lịch sử lâu đời và phát triển liên tục hàng ngàn năm. Lịch sử Thăng Long - Hà Nội gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc, hệ biểu tượng hình thành qua năm tháng ở nơi đây không chỉ là nét đặc trưng của văn hoá Thăng Long mà còn là biểu tượng chung của nền văn hoá Việt Nam. Đó là thành Cổ Loa, một trong những toà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BIỂU TƯỢNG HÀ NỘI

  1. BIỂU TƯỢNG HÀ NỘI Thăng Long - Hà Nội là một trong những Thủ đô cổ kính của vùng Đông Nam Á và là thành phố duy nhất ở vùng này có lịch sử lâu đời và phát triển liên tục hàng ngàn năm. Lịch sử Thăng Long - Hà Nội gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc, hệ biểu tượng hình thành qua năm tháng ở nơi đây không chỉ là nét đặc trưng của văn hoá Thăng Long mà còn là biểu tượng chung của nền văn hoá Việt Nam. Đó là thành Cổ Loa, một trong những toà thành cổ nhất ở các nước Đông Nam Á - minh chứng về một nhà nước Âu Lạc hùng mạnh, một bài học về bảo mật quốc gia, một bi kịch mất nước, một tiếng lòng cảm thông trước số phận tình yêu giữa hai con người trẻ tuổi vừa là kẻ có tội vừa là nạn nhân của những mưu đồ đen tối. Chùa Một cột Hồ Hoàn Kiếm Khuê Văn Các Là Thành cổ Thăng Long vừa mới phát lộ trong cuộc khai quật khảo cổ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI này. Một toà thành hoành tráng
  2. về quy mô, độc đáo về kiến trúc, lộng lẫy về nghệ thuật - biểu tượng sống động của một kinh đô được xây dựng cách ngày nay hàng ngàn năm trong cảm hứng hào sảng của một dân tộc vừa thoát khỏi ngàn năm ách ngoại bang, vươn mình xây dựng nền độc lập tự chủ, mở đầu cho kỷ nguyên Đại Việt. Là chùa Một Cột thanh thoát như đoá hoa sen. Là Văn Miếu Quốc Tử Giám - biểu tượng của nền học vấn quốc gia, truyền thống hiếu học, thái độ trân trọng, tôn vinh người hiền tài của dân tộc. Là Hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn lung linh bóng nước, biểu tượng của khát vọng hoà bình - hoà hợp, của tâm hồn người Hà Nội dào dạt cảm hứng thi ca… Đó là khu phố cổ - nơi lưu giữ dấu ấn của một “Hà Nội băm sáu phố phường” thủa xưa. Những tên gọi Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Bài, Hàng Chuối… không giản đơn chỉ là tên phố mà ẩn sau mỗi tên gọi là một nghề thủ công đặc sắc, một hoài niệm của lịch sử. Hàng Bài xưa là nơi chuyên làm ra những Bài lá, Tam cúc, Tổ tôm… phục vụ thú vui chơi giải trí bình dị không thể thiếu trong mỗi gia đình, làng quê những ngày vui Tết hay hội hè, đình đám. Tên gọi Hàng Bạc gợi về bao thế hệ
  3. những người thợ tài hoa chạm vàng, đậu bạc làm sang trong cho cung vua, phủ chúa, làm tôn thêm vẻ đẹp kiêu sa của các cô gái Hà Thành. Phố Hàng Chuối rợp bóng cây xanh ngày nay lại lưu giữ trong tên gọi của nó kỷ niệm về một vùng bãi chuối bạt ngàn khi xưa dùng để chăn voi cho nhà Vua; Phố Hàng Đàn như còn ngân vang đâu đó những âm thanh óng chuốt của đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt… cùng rộn rã bước chân giọng nói của bao tài tử, giai nhân đến đây so dây, chọn phím… và còn bao nhiêu tên Hàng gợi cảm khác đã khiến ta phải suy nghĩ khi chạm vào mỗi chiếc lá, hàng cây, khi ngắm nhìn những mái ngói cổ kính lô xô nơi này. Cửa ô Hà Nội Chợ Đồng Xuân Phố Tràng Tiền Là Năm cửa Ô, là chợ Đồng Xuân, là Phố Tràng Tiền, là hương hoa sữa nồng nàn, là tiếng tàu điện leng keng quanh Bờ Hồ toả về Cửa Nam, Cầu Giấy, về chợ Bưởi, chợ Mơ ngày nào. Sẽ rất thú vị nếu biết bao trẻ thơ Hà Nội thời công nghiệp hoá lại
  4. được cùng ông bà, cha mẹ ngồi trên tàu điện chạy ra Bờ Hồ ăn que kem, thanh thản ngắm Tháp Rùa cùng hàng liễu thướt tha bên Hồ Gươm. Bánh cuốn Thanh Chả cá Lã Vọng Bánh tôm Hồ Tây Trì Là “dưa La, cà Láng”, là bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây, là phở Hà Nội, là cốm Làng Vòng… mỗi món ăn là một hương vị quyến rũ không nơi nào bắt chước nổi. Nghệ thuật ẩm thực là một phần làm nên cái tinh tế của văn hoá và con người Hà Nội. Là Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà trong ngày 2 tháng 9 năm 1945 lịch sử; là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trang nghiêm mà bình dị như bài ca vĩnh cửu bằng đá,
  5. tắm mình trong xanh hoa lá từ mọi miền đất nước tụ về, toả hương, che mát, giữ yên lành cho giấc ngủ của Người giữa lòng dân tộc. Biểu tượng Hà Nội còn là những danh nhân, nhân cách lớn đã làm rạng danh cho Hà Nội và dân tộc. Có những Danh nhân sinh ra ở Hà Nội, cũng có những Danh nhân không sinh ra ở Hà Nôi, song tên tuổi, sự nghiệp của họ mãi bất tử với Hà Nội, họ thực sự là những biểu tượng thiêng liêng của văn hiến Thăng Long. Đó là những con người như Lý Công Uẩn - vị Vua anh minh đã chọn vùng đất này làm nơi định đô cho muôn đời con cháu; Với cảm hứng của thời đại vươn mình tự giải phóng. Lý Công Uẩn Hoàng Diệu Nguyễn Du Lý Công Uẩn không chỉ thiêng liêng hoá mảnh đất này bằng tên gọi “Thăng Long” thực tế ông đã mở ra một kỷ nguyên “Thăng Long” cho non sông Đại Việt. Đó cũng là những con người như Lý Thường Kiệt, Chu Văn An, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi… và biết bao
  6. người hiền tài nối tiếp nhau qua các thế kỷ, tiêu biểu cho một Hà Nội anh hùng ma hào hoa thanh lịch… Khó có thể nói hết về Biểu tượng văn hoá Hà Nội qua những tháng năm. Song mỗi thế hệ con người Hà Nội phải vừa khám phá những bí ẩn của qua khứ để biết yêu quý, trân trọng những gì mà ông cha để lại vừa không ngừng sáng tạo những biểu tượng mới cho một Hà Nội của hôm nay và của ngày mai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2