intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình giảng về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Chia sẻ: Vũ Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

412
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử được gợi cảm hứng từ một tấm bưu thiếp nhưng bài thơ không đơn thuần chỉ là lời vịnh cảnh, vịnh người mà đó là tiếng lòng đầy uẩn khúc của một tình yêu mãnh liệt nhưng vô vọng, một niềm khát khao sống, tha thiết, gắn bó với đời khi mà nhà thơ có nguy cơ phải sớm lìa xa cuộc đời. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình giảng về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

VĂN MẪU LỚP 11 BÌNH GIẢNG VỀ BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ BÀI MẪU SỐ 1: Bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử được gợi cảm hứng từ một tấm bưu thiếp nhưng bài thơ không đơn thuần chỉ là lời vịnh cảnh, vịnh người mà đó là tiếng lòng đầy uẩn khúc của một tình yêu mãnh liệt nhưng vô vọng, một niềm khát khao sống, tha thiết, gắn bó với đời khi mà nhà thơ có nguy cơ phải sớm lìa xa cuộc đời. Bài thơ mở đầu bằng bức tranh phong cảnh bình minh nơi thôn Vĩ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Câu hỏi như một lời trách móc nhẹ nhàng, lời mời gọi tha thiết đối với nhà thơ. Câu thơ có thể hiểu theo hai cách, trước hết có thể hiểu đó là lới của cô gái thôn Vĩ hướng tới thi sĩ nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhà thơ tự trách mình, cũng là ước mơ thầm kín của người đi xa mong được trở về thăm chốn xưa. Trong câu thơ tác giả dùng tư “chơi” một cách thân mật khác hẳn từ “về thăm” mang tính chất xã giao, cách dùng từ ấy phù hợp với một lời mời chân tình, gần gũi. Câu hỏi sẽ là duyên cơ để khơi dậy trong lòng nhà thơ biết abo kỉ niệm sâu sắc, hình ảnh đẹp đẽ về xứ Huế, về thôn Vĩ. Từ câu hỏi tác giả mở ra một cảnh thật đẹp, thật trong sáng về cảnh thôn quê. Hình ảnh của “nắng vườn cau” và những vườn xanh mướt nơi thôn Vĩ gợi lên sự tinh khôi, tinh khiết. Trong thơ của Hàn Mạc Tử thường miêu tả nhiều nắng, ví như bài “Mùa xuân chín”: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan… Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang”. ở mỗi câu thơ tác giả lại có sự phát hiện riêng về sắc màu của nắng ở những thời điểm khác nhau. Cái nhìn của tác giả chuyển dần xuống thấp hơn, quan sát cảnh vườn tươi đẹp bao quanh nhà tạo thành cấu trúc thẩm mĩ xinh xắn mà Xuân Diệu từng ví như một bức tranh tứ tuyệt tuyệt đẹp. Từ “mướt quá” gợi vẻ đẹp tươi tốt, đầy sức sống của vườn cây thôn Vĩ, câu thơ như một lời cảm thán gợi sắc thái ngợi ca. Phép so sánh “xanh như ngọc” là một so sánh đẹp gợi hình ảnh những chiếc lá xanh mướt dưới nắng sớm, sạch sẽ, láng bóng. Qua những câu thơ ta còn nhận ra tình cảm của cả những người chăm sóc dành cho vườn cây. Phải là một người có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với cuộc sống, có ân, có tình đặc biệt tha thiết đậm đà với thôn Vũ mới lưu giữ được những hình ảnh sống động và đẹp đẽ đến thế. Câu thơ cuối “ Lá trúc che ngang mặt chữ điền” có sự xuất hiện của con người làm cho cảnh vật thêm ấm áp, sinh động hơn. Sự xuất hiện ấy cũng rất tế nhị, kín đáo, phù hợp với bản tính nhẹ nhàng của người xứ Huế. Thấp thoáng sau lá trúc là khuôn mặt chữ điền – khuôn mặt cương trực, phúc hậu, thẳng thắn. Tác giả không miêu tả cụ thể hình ảnh con người cụ thể mà chỉ ghi lại một chi tiết, một nét trong vẻ đẹp tâm hồn, tính cách thông qua khuôn mặt. Tiếp sau bức tranh vườn tược, khổ thơ thứ hai của bài thơ miêu tả bức tranh sông nước xứ Huế. “Gió đi lối gió, mây đường mây Mặt nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay”’ Hai câu thơ đầu, khi quan sát cảnh vật thiên nhiên, nhà thơ nhận thấy mọi sự vật đang chia lìa, xa cách “gió đi lối gió, mây đường mây”. Về mặt tự nhiên, hình ảnh có vẻ rất vô lý vì gió mây thường bay cùng hướng không thể có sự ngược chiều. Nhưng nỗi đau trong tâm trạng của nhà thơ đã chi phối cách nhìn cảnh vật, bản thân nhà thơ đang bị tách rời cuộc sống nên ông nhìn sự vật trong cái nhìn đầy mặc cảm – mặc ảm chia lìa. Nỗi đau càng sâu sắc, càng cho ta thấy niềm khao khát sống của nhà thơ. Câu thơ được diễn tả theo logic tâm lý. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp nhân hóa để diễn tả được tình cảnh khác thường, không chỉ trong mây và gió mà còn trong cả dòng nước sông Hương “dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Câu thơ diễn tả nhịp điệu êm đềm, khoan thai của xứ Huế, gió mây nhè nhẹ, dòng nước chảy hững hờ, cỏ cây khẽ đung đưa. Như vậy từ sự chia lìa của mây gió đã làm nên nỗi buồn cho tâm trạng hay cũng chính là nỗi buồn của thi nhân. Cách ngắt nhịp 4/3, hình ảnh gắn với mỗi vế làm cho câu thơ như bị cắt đôi, cảnh vật cũng bị chia rẽ, chia lìa ngang trái.nếu ở hai câu thơ đầu hình ảnh còn mang tính chất thực thì sang hai câu thơ sau hình ảnh đã chuyển sang tính chất ảo. Hình ảnh “sông trăng” chính là dòng nước, dòng ánh sáng. Hình ảnh con thuyền có thể là thật nhưng hình ảnh sông trăng và thuyền chở trăng lại mang tính chất ảo, lúc này dòng sông không còn là dòng nước nữa mà là trở thành dòng ánh sáng lấp lánh ánh trăng, tạo ra một không gian nghệ thuật hư ảo, mênh mang. Chính vì thế, con thuyền cũng trở nên mộng tưởng, nó đậu trên sông trăng để chở trăng về một cõi mơ. Như vậy, nhà thơ đã phác họa ra một nét rất đẹp của sông Hương dưới ánh trăng, các hình ảnh được thi sĩ sử dung có tính chất bóng bẩy, gây chú ý cho người đọc, tạo nên một bầu không khí hư hư, thực thực, nét thực, nét ảo chuyển hóa một cách ảo mộng. Đặt hình ảnh ánh trăng trong thế giới quan với các hình ảnh khác trong khổ thơ, nhà thơ có cảm giác mình đang bị bỏ quên ở bến bờ quên lãng, trong cô đơn thi nhân chỉ biết bấu víu vào trăng. Trăng là bạn, là tri âm, tri kỉ của thi nhân từ ngàn đời nay, là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật. Ngoài ra, trong lúc này, trăng là điểm tựa, là niềm an ủi duy nhất đối với thơ, vì thế nhà thơ đã đặt hi vọng vào con thuyền chở trăng có về “kịp” tối nay hay không? Lời thơ chứa đựng bao thấp thỏm, lo âu, khắc khoải, đợi chờ và cả một cảm giác cô đơn. Chữ “kịp” không phải là một chữ được dùng bóng bẩy ,à hoàn toàn bình dị nhưng chính nó lại hé mở cho người đọc cảm nhận về tâm thế sống của Hàn Mặc Tử : đó là một cảm nhận về hiện tại ngắn ngủi, sống chạy đua với thời gian, tranh thủ từng giờ, từng khắc. Nhà thơ đã trực tiếp tâm sư với con người xứ Huế trong khổ thơ thứ ba: “Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” Cảnh vật trong đoạn thơ hoàn toàn là cảnh ảo. Sương khói làm mờ nhân ảnh, cảnh vật được gợi ra mang nét đặc trưng của xứ Huế. Hình ảnh con người xuất hiện với “áo em trắng quá nhìn không ra”, sử dụng từ cực tả. Câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà” có thể hiểu là lời cô gái hướng tới nhân vật trữ tình nhưng cũng có thể hiểu là lời nhân vật hỏi cô gái. Câu thơ tràn ngập mặc cảm tự ti về tình người, sự hoài nghi về tình cảm của con người xứ Huế liệu có đậm đã hay không. Trong câu thơ cáo ai đại từ “ai”, một đại từ chỉ tác giả, một đại từ chỉ cô gái hay chính là chỉ tình người trong nhân gian. Đọc bài thơ ta thấy không phải Hàn Mạc Tử hoàn toàn không tin vào sự đậm đà của tình người mà là không dám tin. Câu thơ vẫn bao hàm một niềm hi vọng sâu sắc , nó mang sự hoài nghi của một người yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha với người nhưng đầy mặc cảm. Qua hệ thống các câu hỏi và hình ảnh, bài thơ đã thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình, từ mơ ước, đắm say đến hoài vọng, phấp phỏng cho đến mơ tưởng, hoài nghi của một tâm hồn yêu đời, khát khao cuộc sống. BÀI MẪU SỐ 2: ... Bài thơ Dây thôn Vĩ Dạ có mặt trong tập Thơ Diên, tức tập thơ viết về giai đoạn sau cùng, nhưng là bài thơ gần gũi với nhiều bài thơ hay trong tập thơ Gái quê trước đó như Mùa xuân chín, Tình quê... Dây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ hay, nhưng cho đến bây giờ nó vẫn là bài thơ gợi ra nhiều cách suy cảm. Sở dĩ thế, vì cái hay của nó gắn bó với toàn bộ cấu trúc của bài thơ từ âm điệu, câu chữ, hình ảnh, khó tách bạch với một nỗi buồn vừa rõ vừa không rõ. Mở đầu là câu hỏi rất nhẹ nhàng, nhưng không cần sự trả lời, mà chính là để giới thiệu phong cảnh của thôn Vĩ Dạ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Cảnh không đầy ắp, mà thưa, nhưng rất chọn lọc. Nhờ thế, tính “thần hổn” của cảnh luôn có sức gợi cảm. Cái sắc nắng chiếu tỏa trên hàng cau trong câu thơ là cái sắc nắng có khoảnh khắc thời gian: nắng mới lên và chính trong khoảnh khắc này, mà tính chất “sáng trong” và cái “lực rọi” của ánh nắng đã làm sáng ra, ánh lên màu sắc của khu vườn: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Tả màu xanh của vườn như thê thật không kém gì Đường thi! Trong cái đẹp đẽ, sáng trong, tươi mát của không gian gần gũi ấy, xuất hiện một khuôn mặt chữ điền. Khuôn mặt không rõ đường nét, nhưng nó ứng với chữ đầu của khố thơ: Sao anh.. Vậy là có một bóng hình nào đó như đang ẩn hiện trong khung cảnh tưởng tượng của tác giả, mà hình ảnh lá trúc che ngang khuôn mặt... góp phần nói thêm điều này. Trong khổ thơ thứ hai, cảnh được nói đến nhiều hơn, không gian được mở rộng hơn, nhưng thực ra cũng không hẳn là đặc trưng của thôn Vĩ Dạ. Nhưng chính cảnh tượng này lại gắn bó với cảm giác man mác, xa vắng, khó xác định đã chớm hiện từ khố thơ đầu. Hình ảnh thuyền ai đậu bến sông trăng đã đẩy thêm cảm giác man mác, xa vắng vào thế giới bát ngát, mênh mông, làm ta thấy thêm cái chơ vơ của thuyền ai trong niềm mong đợi. Câu thơ cuối thì tình cảm đã hoàn toàn đưa về một miền tâm trạng nào đó: “Có chở trăng về kịp tối nay? ” Niềm tâm trạng nào cũng khó hiểu hết. Chỉ biết rằng đến đây, bài thơ tự nhiên mờ dần một không gian thôn Vĩ Dạ, để hiện dần một tâm trạng chờ mong - chờ mong một “lời hẹn”. Nếu lời lẽ ở khổ thơ đầu dễ hiếu là của một người con gái thì lời lẽ ở khô thơ cuối không phải của người con gái nữa, mà là của người con trai, của nhân vật trữ tình. Thoạt như vô lí. Mà bài thơ cũng còn nhiều chi tiết khác như vừa vô lí, vừa rời rạc, nhưng đọc kĩ, nó rất có lí và vô cùng gắn bó lẫn nhau. Cái niềm tâm trạng nói ở trên chính là sự hướng nội của tác giả. Từ đây mà tâm trạng mới có nỗi niềm ám ảnh: Mơ khách dường xa, khách dường xa Áo em tráng quá nhìn không ra. Đến đây, không còn là sự “hiện dần” nỗi niềm tâm trạng nữa, mà lồ lộ một tình yêu đầy khao khát. Cái khao khát này lại cũng không rõ về nhân hình, nhân ảnh. Nó vừa như thực, lại vừa như mơ, khi ấn khi hiện. Cái màu áo trắng của người con gái ở đây thật nghiệt ngã! Nó rõ ràng là thê, mà nhìn vẫn không ra! Chính nó đã choán toàn bộ tâm tưởng, cảm xúc của người nhìn. Tác giả như muôn cắt nghĩa thêm: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”, nhưng như thế là đã thấm thìa không ít cái “bất lực” đơn phương của mình. Cái thú vị là chính từ sương khói đã nói thay được tính chất của tình yêu này. Thật vậy! Tha thiết va khát khao đến thế, nhưng tình yêu ấy vẫn cứ xa xôi, làm sao có thể nói hết lòng mình? Nó còn đó, không bao giờ mất đi. Nhưng nó đã ở trong vòng tay mình chưa thì chưa đạt được bao giờ. Nó như sương khói mà thôi, cái sương khói thật buồn và thâm thìa, nói không bao giờ hết được. Hai khổ thơ trên đều có từ ai không xác định. Khổ cuối có hai từ ai trong câu cuối cùng lại là hai từ xác định. Đó là quan hộ của mối tình “chưa cụ thể” trong bài thơ. Cái “chưa cụ thể” chưa đạt nỗi khao khát này cũng chí làm cho tình yêu xa vắng thêm, vời vợi thêm và xót xa thêm. Nhưng cũng chính điều này đã tạo ra cái đặc sắc của cảm xúc trong bài thơ. Như vậy, từ bài thơ cảnh què đã dần dần chuyển thành bài thơ tình yêu - một loại tình yêu chỉ biết tự lắng nghe, cảm nhận đơn phương, nhưng luôn có thực.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2