intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình giảng khổ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thơ ca viết về Huế có nhiều bài hay. Tiêu biểu là bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), nhà thơ lỗi lạc trong phong trào "Thơ mới". Bài thơ có ba khổ thơ thất ngôn nói về cảnh sắc và cô gái Vĩ Dạ trong hoài niệm với bao cảm xúc bâng khuâng, man mác, thẫn thờ. Vĩ Dạ, một làng cổ xinh đẹp nằm bên bờ Hương Giang thuộc cố đô Huế, qua hồn thơ Hàn Mặc Tử mà trở nên gần gũi yêu thương đối với nhiều người trong bảy mươi năm qua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình giảng khổ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Đề bài: Bình giảng khổ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ<br /> Bài làm<br /> Huế đẹp và thơ. Núi sông diễm lệ. Con gái Huế xinh tươi và đa tình. Nếp sống thanh lịch  <br /> của miền núi Ngự  sông Hương đã trở  thành  ấn tượng và cảm mến sâu sắc đối với bao  <br /> người gần xa:<br /> "Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ<br /> Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt..."<br /> Thơ ca viết về Huế có nhiều bài hay. Tiêu biểu là bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc  <br /> Tử (1912 ­ 1940), nhà thơ lỗi lạc trong phong trào "Thơ mới". Bài thơ  có ba khổ  thơ thất  <br /> ngôn nói về cảnh sắc và cô gái Vĩ Dạ trong hoài niệm với bao cảm xúc bâng khuâng, man <br /> mác, thẫn thờ.<br /> Vĩ Dạ, một làng cổ  xinh đẹp nằm bên bờ  Hương Giang thuộc cố  đô Huế, qua hồn thơ <br /> Hàn Mặc Tử  mà trở  nên gần gũi yêu thương đối với nhiều người trong bảy mươi năm <br /> qua. Đây là khổ thơ thứ hai của bài "Đây thôn Vĩ Dạ":<br /> "Gió theo lối gió, mây đường mây<br /> Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay<br /> Thuyền ai đậu bến sông trăng đó<br /> Có chở trăng về kịp tối nay?"<br /> Khổ  thơ  thứ  nhất nói về  cảnh vật thôn Vĩ khi "nắng mai lên"...  Ở  khổ  thơ  thứ  hai, Hàn <br /> Mặc Tử  nhớ  đến một miền sông nước mênh mang, bao la, một không gian nghệ  thuật  <br /> nhiều thương nhớ  và lưu luyến. Có gió, nhưng "gió theo lối gió". Cũng có mây, nhưng <br /> "mây đường mây". Mây gió đôi đường, đôi ngả:<br /> "Gió theo lối, gió/mây đường mây".<br /> Cách ngắt nhịp 4/3, với hai vế tiểu đối, gợi tả một không gian gió, mây chia xa, như một  <br /> nghịch cảnh đầy ám ảnh. Chữ "gió" và "mây" được điệp lại hai lần trong mỗi vế tiểu đối <br /> đã gợi lên một bầu trời thoáng đãng, mênh mông. Thi nhân đã và đang sống trong cảnh  <br /> ngộ  chia li và xa cách nên mới cảm thấy gió mây đôi ngả  đôi đường như  tình và lòng <br /> người bấy nay. Ngoại cảnh gió mây chính là tâm cảnh Hàn Mặc Tử.<br /> Không có một bóng người xuất hiện trước cảnh gió mây ấy. Mà chỉ có "Dòng nước buồn <br /> thiu, hoa bắp lay". Cảnh vật mang theo bao nỗi niềm. Sông Hương lững lờ  trôi xuôi êm <br /> đềm, trong tâm tưởng thi nhân đã hoá thành "dòng nước buồn thiu", càng thêm mơ hồ, xa <br /> vắng. "Buồn thiu" là buồn héo hon cả gan ruột, một nỗi buồn day dứt triền miên, cứ thấm <br /> sâu mãi vào hồn người. Hai tiếng "buồn thiu" là cách nói của bà con xứ Huế. Bờ  bãi đôi <br /> bờ  sông cũng vắng vẻ, chỉ nhìn thấy "hoa bắp lay". Chữ " lay" gợi tả hoa bắp đung đưa  <br /> trong làn gió. Hoa bắp, hoa bình dị của đồng nội cũng mang tình người và hồn người.<br /> Hai câu thơ  thất ngôn với bốn thi liệu (gió, mây, dòng nước, hoa bắp) đã hội tụ  hồn vía <br /> cảnh sắc thôn Vĩ. Hình như đó là cảnh chiều hôm? Hàn Mặc Tử tả ít mà gợi nhiều, tượng  <br /> trưng mà ấn tượng. Ngoại cảnh thì chia lìa, buồn lặng lẽ biểu hiện một tâm cảnh: thấm <br /> thía nỗi buồn xa vắng, cô đơn.<br /> Hai câu thơ tiếp theo gợi nhớ một cảnh sắc thơ mộng, cảnh đêm trăng trên Hương Giang  <br /> ngày nào. "Dòng nước buồn thiu" đã biến hoá kì diệu thành "sông trăng" thơ mộng:<br /> "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó<br /> Có chở trăng về kịp tối nay?"<br /> Đây là hai câu thơ tuyệt bút của Hàn Mặc Tử được nhiều người ngợi ca, kết tinh rực rỡ <br /> bút pháp nghệ thuật tài hoa lãng mạn. Một vần lưng tài tình. Chữ "đó" cuối câu 3 bắt vần <br /> với chữ  "có" đầu câu 4, âm điệu vần thơ  cất lên như  một tiếng khẽ  hỏi thầm "có chở <br /> trăng về kịp tối nay?". "Thuyền ai" phiếm chỉ gợi lên bao ngỡ ngàng bâng khuâng, tưởng  <br /> như  quen mà lạ, gần đó mà xa xôi. Con thuyền mồ  côi nằm trên bến đợi "sông trăng" là  <br /> một nét vẽ  thơ  mộng và độc đáo. Đã có "Thuyền ai đậu bến Cô Tô" hiện lên trong ánh <br /> trăng tà và tiếng quạ  kêu sương trong thơ  Trương Kế đời Đường. Đã có "Sông xuân đâu  <br /> chẳng sáng ngời trăng" trong "Xuân giang hoa nguyệt dạ" của Trương Nhược Hư, 1300  <br /> năm về trước. Lại có cảnh "Gió trăng chứa một thuyền đầy" (Nguyễn Công Trứ). Còn có <br /> "Trăng sông Trà như  tấm gương soi dòng nước bạc" (Cao Bá Quát) Qua đó, ta thấy hình <br /> tượng "sông trăng" là mới mẻ, sáng tạo. Cả  hai câu thơ  của Hàn Mặc Tử, câu thơ  nào <br /> cũng có trăng. Ánh trăng tỏa sáng dòng sông, con thuyền và bến đò. Con thuyền không chở <br /> người (vì người xa cách chia li) mà chỉ "chở trăng về". Phải "về kịp tối nay" vì đã cách xa <br /> và mong đợi sau nhiều năm tháng. Con thuyền tình của  ước vọng nhưng đã thành vô <br /> vọng! Bến sông trăng trở nên vắng lặng vì "thuyền ai" chỉ là con thuyền mồ côi.<br /> Sau cảnh gió, mây, là con thuyền, bến đợi và sông trăng, cảnh đẹp một cách mộng ảo. Cả <br /> ba hình ảnh  ấy đều biểu hiện một nỗi niềm, một tâm trạng cô đơn, thương nhớ  đôi với <br /> cảnh và người nơi thôn Vĩ. Như ta đã biết, thời trai trẻ, Hàn Mặc Tử đã từng học ở Huế <br /> từng có một mối tình đơn phương với một thiếu nữ thôn Vĩ, mang tên một loài hoa. Với <br /> chàng thi sĩ tài hoa, đa tình và bất hạnh, đang sống trong cô đơn và bệnh tật, nhớ Vĩ Dạ là  <br /> nhớ  cảnh cũ người xưa. Cảnh "gió theo lối gió, mây đường mây", cảnh "thuyền ai đậu <br /> bến sông trăng đó" là cảnh đẹp mà buồn. Buồn vì chia lìa, xa vắng, lẻ loi và vô vọng.<br /> Khổ thơ trên đây, mỗi câu, mỗi chữ, mỗi vần thơ đều thấm đẫm tình thương nhớ và một  <br /> nỗi "buồn thiu" lẻ loi, vần thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Thơ  Hàn Mặc Tử, đúng là thơ <br /> trữ tình hướng nội "tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này"... <br /> Bài Mẫu Số 2:<br /> Hàng triệu năm anh qua trái đất có một lần<br /> Có một lần anh là tài năng.<br /> ... Rút ra cái gì như là tuyết băng<br /> Trao cho người viên ngọc thơ tuyệt vời chói lọi<br /> (Di cảo Thơ 2)<br /> Đó là những dòng thơ  Chế  Lan Viên viết về  Hàn Mặc Tử  và điều  ấy thật đúng với bài  <br /> thơ  Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ  ca ngợi vẻ đẹp thơ  mộng của xứ  Huế  và kín đáo gửi gắm  <br /> niềm khát khao gắn bó với tình người, tình đời của nhà thơ. Gợi tả  cảnh mà chan chứa <br /> nỗi niềm là khổ thứ hai của bài thơ:<br /> Gió theo lối gió, mây đường mây<br /> Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay<br /> Thuyền ai đậu bến sông trăng đó<br /> Có chở trăng về kịp tối nay?<br /> Khổ  thơ  đầu gợi tả  vẻ  đẹp trong sáng tinh khôi, mới mẻ, vui tươi của thôn Vĩ. Lòng  <br /> người như  quyến luyến trước vẻ đẹp ấy. Bức tranh còn gợi nhiều rung động khao khát <br /> yêu thương thầm kín, nên mạch thơ soi vào nội tâm tác giả. Hàn Mặc Tử mong ước được <br /> gặp người xưa, cảnh cũ nhưng thực tế  đắng cay oan nghiệt, vì vậy chuyện tình duyên  <br /> gắn bó chỉ là chuyện gió mây chia đường:<br /> Gió theo lối gió, mây đường mây<br /> Câu thơ  cắt đôi, gió cuốn trong gió, mây về  phía mây, mỗi vế  được chắn trước sau bởi <br /> một từ  gió và mây, tất cả  như  đóng khung số  phận. Gió một đường và mây trôi về  một <br /> ngả, trái ngược với quy luật tự nhiên. Đáng lý ra gió thổi mây bay, mây nương theo gió để <br /> có thể đưa nhau đến cuối đất cùng trời. Thế nhưng tất cả đều cách xa chia lìa. Khách thể <br /> phi lô gích ấy, trong tình cảnh này đã nói được sự xa cách của nhà thơ đối với cuộc đời và  <br /> với người mình thầm yêu mến. Số phận cay nghiệt, nỗi vật vã bởi nỗi đau của bệnh tật  <br /> làm cho duyên tình trở nên ngang trái vô vọng. Khát vọng không thành, nỗi đau tràn ngập <br /> tâm hồn, tràn ra ngoại cảnh thấm vào núi sông, buồn đến từng lá cây ngọn cỏ, dòng nước <br /> buồn nên cũng chẳng muốn trôi, còn hoa bắp khẽ lay trong gió nhẹ:<br /> Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay<br /> Tác giả không chỉ gợi tả dòng sông buồn mà còn làm hiện lên cảnh dòng sông trong xanh <br /> lững lờ trôi trong nắng chiều tà gợi vẻ đẹp êm ả, hiền hòa của dòng Hương. Cảnh dòng <br /> sông còn gợi không khí riêng: trầm tư, mặc tưởng, chút sâu lắng, nhẹ  nhàng đặc trưng <br /> của xứ Huế vẻ duyên dáng trữ tình của dòng Hương giang cũng đã được Tố Hữu ca ngợi:<br /> Hương giang ơi, dòng sông êm<br /> Quả tim ta vẫn ngày đêm tự tình<br /> Tình yêu của nhà thơ đã mang dòng sông Hương đi xa.<br /> Nỗi buồn nặng trĩu tâm tư đưa nhà thơ  dần tách khỏi thực tại để  bay về  thế  giới huyền <br /> ảo, thần tiên: cảnh dòng Hương chìm trong đêm trăng vừa như thực vừa như mộng:<br /> Thuyền ai đậu bến sông trăng đó<br /> Có chở trăng về kịp tối nay?<br /> Cả  một miền quê chìm dưới ánh trăng đẹp như  miền cổ  tích, vẻ  đẹp này của xứ  Huế <br /> được nhà thơ Pháp ca ngợi:<br /> Núi Ngự lơ thơ chòm cỏ mới,<br /> Sông Hương lai láng bóng trăng xưa.<br /> Cảnh thơ  đã sáng lên với con thuyền trăng nằm trên bến sông trăng, cả  không gian tràn <br /> ngập ánh trăng vàng. Cảnh thơ có vẻ đẹp như trong huyền thoại, lãng mạn, bay bổng mà  <br /> có lần nhà thơ Hồ Chí Minh đã viết:<br /> Giữa dòng bàn bạc việc quân<br /> Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.<br /> Tâm hồn tác giả  như  đang sống trong miền cực lạc, sáng láng  ấy. Nhưng trái tim đau  <br /> buồn chưa tách hẳn khỏi cõi thực đế về với bến mơ. Nên trong cảnh đẹp thiếu vắng tình  <br /> người ấy, lòng nhà thơ đã trỗi lên niềm khao khát yêu thương hạnh phúc, dù biết rằng xa  <br /> xôi vô vọng. Vì thế khổ thơ đọng lại với câu hỏi đầy khắc khoải âu lo:<br /> Có chở trăng về kịp tối nay?<br /> Thơ  của Hàn Mặc Tử  là cả  một thế giới của trăng với nhiều màu vẻ  khác nhau. Có khi  <br /> trăng tạo thành thể giới huyền hồ:<br /> Không gian dày đặc toàn trăng cả<br /> Tôi cũng trăng và nàng cũng trăng.<br /> (Huyền ảo)<br /> Còn trăng trong Đây thôn Vĩ Dạ là hình ảnh của cái đẹp, là biểu tượng cửa hạnh phúc nên  <br /> con thuyền mộng chở trăng về bến mơ, nhưng phải về kịp tối nay. Phải tối nay đó là giới  <br /> hạn thời gian cuối cùng, không thì tất cả sè dở dang. Tác giả đang chạy đua với thời gian.  <br /> Ai sẽ đem hạnh phúc từ vầng trăng tròn đầy trở về trong tối nay để tác giả thay đổi dòng  <br /> sông buồn thiu ám ảnh, để tác giả thay đổi đường đời, số phận nghiệt ngã? Lòng nhà thơ <br /> luôn khát khao tìm kiếm, gặp gỡ hình ảnh huyền diệu, thiên thần ấy:<br /> Tôi đi trên ánh trăng mờ<br /> Tìm con trăng lạc ngoài bờ bên kia<br /> Nhưng mong ước dù khắc khoải, thảng thốt cũng chỉ là mong ước hão huyền mà thôi. Vì <br /> con thuyền ai chưa xác định và trăng chỉ là thứ hạnh phúc xa xăm, mong manh, mơ hồ khó <br /> nắm bắt ở bài thơ khác nhà thơ cũng nhắc đến con thuyền tình đầy mơ ước:<br /> Thuyền anh buông lững lờ trong hiu quạnh<br /> Tới em chưa đã tới bến lòng em?<br /> (Khói hương tan)<br /> Con thuyền mơ của tác giả thật khó cập bến bờ hạnh phúc. Chuyện tình duyên mộng ảo  <br /> như đêm trăng. Tuy vậy ở khổ thơ cuối, lòng thơ vẫn không thôi khao khát.<br /> Khổ thơ  mang âm hưởng buồn, nhưng tiếp tục đoạn thơ  trên, tác giả  đã gợi tả  được vẻ <br /> đẹp dịu dàng, mộng mơ của xứ Huế qua dòng Hương. Khổ  thơ  giúp ta thêm yêu quý vẻ <br /> đẹp quê hương, đất nước Việt Nam.<br /> Qua đó nhà thơ  bộc lộ  được tâm sự  u hoài, thầm kín, nhưng nỗi khao khát vẫn trỗi dậy <br /> đầy ám ảnh, bởi tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Bài thơ <br /> giúp người đọc hiểu và biết trân trọng vẻ đẹp và giá trị cuộc sống.<br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2