Đề bài: Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật <br />
cũng là một mặt trận”. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Đảng ta và Hồ Chủ tịch quan tâm lãnh đạo văn hóa nghệ thuật. Đường lối văn nghệ của <br />
Đảng được thể hiện trong nhiều Nghị quyết, trong những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí <br />
Minh. Năm 1951, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược đang diễn ra vô cùng <br />
ác liệt, trong Thư gửi anh chị em hoạ sĩ, Bác đã viết: <br />
<br />
"Văn hóa nghệ thuật cũng là một mật trận. Anh em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”<br />
<br />
Câu nói trên đây của Hồ Chí Minh đã thâu tóm đầy đủ bản chất xã hội và lịch sử, chức <br />
năng và nhiệm vụ của văn học nghệ thuật trong kháng chiến, đồng thời chỉ ra chỗ đứng <br />
(vai trò và vị trí) của văn nghệ sĩ trong cách mạng và thời đại mới. Bác Hồ nói câu này khi <br />
cuộc kháng chiến đã giành được nhiều thắng lợi, nhưng còn đầy gian khổ, hi sinh, chân <br />
trời thắng lợi còn ở xa phía trước. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mang <br />
tính chất toàn dân và toàn diện sâu sắc. Toàn dân là chiến sĩ. Ta đánh giặc trên tất cả các <br />
mặt trận và phương diện: quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa nghệ thuật v.v...<br />
<br />
"Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”. Bác nhấn mạnh đến nhiệm vụ cao cả, thiêng <br />
thiêng, đến tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Tuy không có tiếng <br />
súng, không có kẻ thù trực tiếp nhưng tính chất của nó vô cùng phức tạp và quyết liệt. <br />
Mặt trận này diễn ra trên phương diện tư tưởng tình cảm của thời đại. Văn học nghệ <br />
thuật thể hiện tư tưởng, tâm lí giai cấp, tâm hồn dân tộc, là vũ khí đấu tranh sắc bén. <br />
Trước cách mạng, nó vạch trần tội ác Pháp, Nhật và lũ tay sai bán nước, khích lệ lòng yêu <br />
nước căm thù giặc, cổ vũ nhân dân đứng lên chiến đấu giành tự do. Trong kháng chiến, nó <br />
góp phần lo lớn trong sự nghiệp cách mạng, vì độc lập, tự do, vì cơm áo hòa bình của dân <br />
tộc. Khi quân xâm lược dùng mọi mưu ma chước quỷ gieo rắc tư tưởng chiến bại, chia <br />
rẽ đồng bào ta thì văn học nghệ thuật là vũ khí tuyên truyền, là bài ca yêu nước, là khúc <br />
tráng ca xung trận và chiến thắng, khích lệ sĩ khí toàn dân và toàn quân ta tiến lên: "... <br />
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu – Thề diệt xâm lăng lũ sói cày" ("Lên núi" – Hồ Chí <br />
Minh, 1950).<br />
<br />
"Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận" vì ở đó luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay <br />
gắt, liên tục giữa cái lạc hậu và cái tiến bộ, giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa <br />
nhân dân ta và kẻ thù, giữa cái mới và cái lạc hậu. Câu nói của Bác chỉ rõ tác dụng lớn lao <br />
của văn hóa nghệ thuật. Nó là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với chiến sĩ và đồng <br />
bào.<br />
<br />
Ngay trong "Nhật kí trong tù" (19421943), Bác Hồ đã từng viết:<br />
<br />
"Nay ở trong thơ nên có thép,<br />
<br />
Nhà thơ cũng phải biết xung phong".<br />
<br />
Thơ ca hiện đại phải có "thép", nhà thơ phải là người chiến sĩ "biết xung phong" trên mặt <br />
trận văn hóa nghệ thuật. Chất "thép" là tính chiến đấu, là nội dung cách mạng của thơ ca <br />
nói riêng, đồng thời cũng là bản chất của văn hóa nghệ thuật phục vụ công nông binh, góp <br />
phần tuyên truyền đường lối kháng chiến. Văn hóa nghệ thuật có một sức mạnh vô cùng <br />
to lớn như nhà thơ Sóng Hồng đã viết:<br />
<br />
"Lấy bút làm đòn chuyển xoay chế độ<br />
<br />
Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền”.<br />
<br />
"Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” không những thế vị trí và vai trò của người <br />
nghệ sĩ chân chính rất vẻ vang: "Anh em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Văn nghệ sĩ không <br />
thể ngồi trong tháp ngà, thoát li cuộc sống để làm nghệ thuật. Họ không thể "ngủ yên <br />
trong đời chật" để "gặm nhấm văn chương”. Trái lại, họ phải là người lính, người trí <br />
thức, người nghệ sĩ của thời đại “đau nỗi đau của giống nòi, vui niềm vui của người <br />
lính”. Họ tự nguyện đứng trong hàng ngũ nhân dân lấy ngòi bút và tác phẩm để phục vụ <br />
chính trị, phục vụ công nông binh, ngợi ca chiến đấu và chiến thắng của dân tộc.<br />
<br />
“Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” biết bao niềm tin yêu chứa đựng trong câu nói <br />
ấy. Bác khẳng định trách nhiệm nặng nề nhưng hết sức vẻ vang của nhà văn, nhà thơ, <br />
hoạ sĩ... Trong thời máu lửa, câu khẩu hiệu: “Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa <br />
văn hóa" đã trở thành phương châm sống và sáng tác của các văn nghệ sĩ. Các nhà văn, nhà <br />
thơ như Nam Cao, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân,... đã cùng bộ đội tham gia <br />
các chiến dịch. Có một số nhà văn, nhà thơ đã ngã xuống trên chiến trường như Trần <br />
Đãng, Nam Cao, Hoàng Lộc,... và sau này là Lê Anh Xuân, Nguyễn Thi, Dương Thị Xuân <br />
Quý...<br />
<br />
Nhà thơ Xuân Diệu đã viết một cách thấm thía tình cảm của người nghệ sĩ gắn trang văn <br />
câu thơ với nhịp đập của trái tim nhân dân một thời gian khổ:<br />
<br />
... "Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi<br />
<br />
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu<br />
<br />
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu.<br />
<br />
Của triệu người yêu dấu gian lao"...<br />
<br />
(“Những đêm hành quân")<br />
<br />
Vai trò công dân, tư thế chiến sĩ của người nghệ sĩ là sự thức nhận rất đẹp, được nhiều <br />
tác giả nói đến trong những năm kháng chiến:<br />
<br />
"Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy<br />
<br />
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng<br />
<br />
và hạ trực thăng rơi”<br />
<br />
(Chế Lan Viên)<br />
<br />
Bộ đội kéo pháo vào Điện Biên, nhạc sĩ Hoàng Vân có bài “Hò kéo pháo”. Sau 55 ngày <br />
đêm dũng cảm chiến đấu, quân đội ta đã bắt sống tướng Đờcát lập nên chiến công Điện <br />
Biên "chấn động địa cầu" thì Tố Hữu có bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên", Đỗ Nhuận <br />
có khúc tráng ca anh hùng “Chiến thắng Điện Biên”, v.v.. Qua đó, ta càng thấy rõ văn <br />
nghệ sĩ là chiến sĩ, những bài thơ, bản nhạc, bức vẽ của họ “là súng là gươm" của thời <br />
máu lửa.<br />
<br />
Cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân ta đã toàn thắng. Cùng với máu <br />
xương của đồng bào, chiến sĩ, những trang thơ văn, những thước phim, bức họa, bản <br />
nhạc... của văn nghệ sĩ đã góp phần làm nên bản anh hùng ca thắng lợi.<br />
<br />
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn nghệ sĩ đã xứng đáng là người chiến <br />
sĩ trên "mặt trận văn hóa nghệ thuật". Với sứ mệnh lớn lao, nặng nề, nhưng vẻ vang họ <br />
đã góp phần xứng đáng làm đẹp, làm giàu nền văn hóa Việt Nam. Đất nước đang chuyển <br />
động đi lên phía trước, văn nghệ Việt Nam đổi mới và có nhiều khởi sắc. Câu nói nổi <br />
tiếng trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có ý nghĩa động viên văn nghệ sĩ bồi dưỡng <br />
cái tâm và cái tài, khám phá và sáng tạo nên nhiều tác phẩm hay và tốt để phục vụ Tổ <br />
quốc, tô đẹp nền văn hiến Việt Nam.<br />