intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

231
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo "Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)" được chia sẻ sau đây để làm quen với cấu trúc đề thi, tích lũy kinh nghiệm giải đề thi, từ đó giúp các em có kế hoạch ôn tập phù hợp để sẵn sàng bước vào kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Đề Thi Học Kì 2 Môn Sinh Học Lớp 10 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)

1. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Làm nước mắm là ứng dụng của quá trình

A. phân giải prôtêin.                                                             B. lên men rượu.

C. lên men lactic.                                                                 D. phân giải xenlulôzơ.

Câu 2. Virut có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là

A. lõi axit nuclêic và vỏ prôtêin.                                                 B. lõi axit nuclêic và vỏ ngoài.

C. vỏ prôtêin và gai glicôprôtêin.                                               D. vỏ ngoài và gai glicôprôtêin.

Câu 3. Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh, vì nhiệt độ thấp

A. làm thức ăn ngon hơn.                                                                          B. tiêu diệt được vi sinh vật.

C. kìm hãm sự sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.                                D. làm tăng hương vị thức ăn.

Câu 4. Hình thức sống của virut là

A. Sống kí sinh không bắt buộc.                                                             B. Sống hoại sinh.

C. Sống cộng sinh.                                                                                 D. Sống kí sinh nội bào bắt buộc.

Câu 5. Loại vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất rượu vang là

A. vi khuẩn lactic.                 B. nấm mốc.                 C. động vật nguyên sinh.                 D. nấm men.

Câu 6. Phân tích axit nuclêic của một virut thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau:

A = 20%, X = 20%, T= 25%. Axit nuclêic này là

A. ADN mạch đơn.                                                                                 B. ADN mạch kép.

C. ARN mạch đơn.                                                                                 D. ARN mạch kép.

Câu 7. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên dừng ở đầu pha

A. tiềm phát.                 B. suy vong.                 C. lũy thừa.                 D. cân bằng.

Câu 8. Hoạt động xảy ra trong pha tối của quang hợp là

A. giải phóng oxi.

B. biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohiđrat.

C. giải phóng điện tử từ quang phân li nước.

D. tổng hợp nhiều phân tử ATP.

Câu 9. Quần thể E. coli ban đầu có 106 tế bào. Sau 1 giờ, số lượng tế bào E. coli của quần thể là 8.106 tế bào. Thời gian thế hệ của E. coli là

A. 20 phút.                 B. 10 phút.                 C. 8 phút.                 D. 30 phút.

Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục?

A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.

B. Số tế bào sống trong quần thể giảm dần.

C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.

D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều.

Câu 11. Đặc điểm nào sai khi nói về cấu tạo của virut?

A. Capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin là capsôme.

B. Capsit là thuật ngữ chỉ vỏ prôtêin của virut.

C. Virut trần là virut không có vỏ capsit.

D. Virut gồm hai thành phần cơ bản là lõi (axít nuclêic) và vỏ (prôtêin).

Câu 12. Cho các thông tin sau:

(1). Nhiễm sắc thể kép tách ở tâm động tạo thành 2 nhiễm sắc thể đơn và phân ly về 2 cực.

(2). Nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo.

(3). Xảy ra ở tế bào sinh dục vùng chín.

(4). Xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit không chị em trong cặp tương đồng.

(5). Bộ nhiễm sắc thể của tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

Đặc điểm chỉ có ở giảm phân mà không có trong nguyên phân là:

A. (1), (3), (4), (5).                 B. (1), (2), (4).                 C. (2), (3), (5).                 D. (3), (4), (5).

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Trình bày chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ.

Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số tế bào nhất định?

Câu 2. (2,0 điểm)

Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

Câu 3. (1,0 điểm)

Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?


2. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)

Câu 1. Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất nào sau đây?

A. Hợp chất phenol.                 B. Chất kháng sinh.                 C. Axit amin.                 D. Iôt.

Câu 2. Ở vi sinh vật, enzim nào sau đây được sử dụng để phân giải xenlulôzơ?

A. Nuclêaza.                 B. Xenlulaza.                 C. Lipaza.                 D. Prôtêaza.

Câu 3. Kết thúc quá trình giảm phân II (diễn ra bình thường), mỗi tế bào con thu được có bộ nhiễm sắc thể nào sau đây?

A. 2n (đơn).                 B. n (đơn).                 C. n (kép).                 D. 2n (kép).

Câu 4. Cho phương trình phản ứng khi làm sữa chua: Glucôzơ  X + Năng lượng (ít). X là hợp chất nào sau đây?

A. Axit béo.                 B. Axit lactic.                 C. Êtilic.                 D. Glucôzơ.

Câu 5. Trong quá trình nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha nào sau đây?

A. Lũy thừa.                 B. Suy vong.                 C. Tiềm phát.                 D. Cân bằng.

Câu 6. Vi khuẩn lactic sử dụng glucôzơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu. Vậy vi khuẩn lactic thuộc kiểu dinh dưỡng nào sau đây?

A. Quang tự dưỡng.                 B. Hóa dị dưỡng.                 C. Hóa tự dưỡng.                 D. Quang dị dưỡng.

Câu 7. Hình vẽ bên mô tả kì nào sau đây của quá trình giảm phân?

A. Kì giữa I.

B. Kì giữa II.

C. Kì sau I.

D. Kì sau II.

Câu 8. Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc là đặc điểm của kì nào sau đây?

A. Kì đầu I.                 B. Kì đầu II.                 C. Kì giữa I.                 D. Kì giữa II.

Câu 9. Trong nuôi cấy không liên tục, sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn gồm các pha:

I. Pha suy vong.                 II. Pha tiềm phát.                 III. Pha lũy thừa.                 IV. Pha cân bằng.

Các pha trên diễn ra theo thứ tự đúng là:

A. II → IV → I → III.                                                                 B. I → IV → II → III.

C. II → III → IV → I.                                                                 D. I → II → III → IV.

Câu 10. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục có đặc điểm nào sau đây?

A. Chất dinh dưỡng được bổ sung thêm.

B. Quần thể vi sinh vật luôn sinh trưởng liên tục.

C. Chất thải không được loại bỏ.

D. Mật độ vi sinh vật luôn ổn định.

Câu 11. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là chất vô cơ (NH4+, NO2-...) và nguồn cacbon chủ yếu là CO2 thuộc kiểu dinh dưỡng nào sau đây?

A. Quang dị dưỡng.                 B. Quang tự dưỡng.                 C. Hóa dị dưỡng.                 D. Hóa tự dưỡng.

Câu 12. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở tế bào nào sau đây?

A. Tế bào sinh dục chín.                                                                 B. Hợp tử.

C. Tế bào sinh dưỡng.                                                                    D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 13. Thực phẩm nào sau đây được sản xuất bằng cách sử dụng vi sinh vật phân giải prôtêin?

A. Rượu êtilic.                 B. Dưa cải chua.                 C. Giấm ăn.                 D. Nước mắm.

Câu 14. Hình thức nào sau đây không phải là hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ?

A. Nảy chồi.                                                                                 B. Ngoại bào tử.

C. Phân đôi.                                                                                 D. Nội bào tử.

Câu 15. Trong quá trình lên men ở vi sinh vật, chất nhận electron cuối cùng là

A. NO3-.                 B. O2.                 C. các phân tử hữu cơ.                 D. các hợp chất vô cơ.

Câu 16. Theo lí thuyết, trong nguyên phân các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc là đặc điểm của kì nào sau đây?

A. Kì giữa.                 B. Kì đầu.                 C. Kì sau.                 D. Kì cuối.

Câu 17. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây người ta chia vi sinh vật thành các nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt?

A. Độ pH.                 B. Độ ẩm.                 C. Nhiệt độ.                 D. Ánh sáng.

Câu 18. Chất nào sau đây được sử dụng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A. Prôtêin.                 B. Lipit.                 C. Cloramin.                 D. Cacbohiđrat.

Câu 19. Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật

A. không tự tổng hợp được tất cả các chất dinh dưỡng.

B. tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.

C. không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.

D. tự tổng hợp được tất cả các chất dinh dưỡng.

Câu 20. Đơn phân nào sau đây tham gia tổng hợp nên phân tử prôtêin ở vi sinh vật?

A. Glucôzơ.                 B. Axit amin.                 C. Nuclêôtit.                 D. Mônôsaccarit.

Câu 21. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục không trải qua những pha nào sau đây?

A. Pha cân bằng và pha suy vong.                                 B. Pha cân bằng và pha lũy thừa.

C. Pha tiềm phát và pha cân bằng.                                 D. Pha tiềm phát và pha suy vong.

II. TỰ LUẬN ( 3 điểm )

Câu 1: (2,0 điểm)

Dựa vào hình bên về chu kì tế bào, hãy:

a. Chú thích các kí hiệu I, II, a, b, c về các giai đoạn của chu kì tế bào.

b. Xác định số lượng và trạng thái nhiễm sắc thể của một tế bào ở giai đoạn (a). Biết rằng các giai đoạn trong chu kì của tế bào diễn ra bình thường và tế bào này có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20.

Câu 2: (1,0 điểm)

Ở vi khuẩn E.coli, khi sinh trưởng trong điều kiện thích hợp thì thời gian thế hệ (g) của chúng là 20 phút. Một nhóm vi khuẩn E.coli gồm 15 cá thể được nuôi cấy trong điều kiện tối ưu sau một thời gian tạo ra 960 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Biết rằng các cá thể này sinh trưởng với tốc độ như nhau. Hãy cho biết:

a. Số lần phân chia của nhóm tế bào trên.

b. Nhóm tế bào này cần bao nhiêu phút để tạo ra được 960 cá thể?


3. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 - Trường THPT Bình Chiểu

Câu 1 (3,0 điểm).

a) Trình bày về ý nghĩa của quá trình nguyên phân. (2,0 điểm)

b) Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất nhiễm sắc thể ở kì nào? Tại sao? (1,0 điểm)

Câu 2 (2,0 điểm). Thế nào là vi sinh vật? Nêu các đặc điểm cơ bản của vi sinh vật?

Câu 3 (2,0 điểm). Phân biệt hai kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật theo những yêu cầu trong bảng sau:

Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn Cacbon chủ yếu
Quang tự dưỡng    
Quang dị dưỡng    

Câu 4 (1,0 điểm). Dựa vào hình ảnh sau, hãy trình bày về sự thay đổi số lượng tế bào qua từng pha của quá trình nuôi cấy không liên tục ở quần thể vi khuẩn.

Câu 5 (1,0 điểm). Cho một quần thể vi khuẩn có số lượng tế bào ban đầu là 15. Trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, quần thể vi khuẩn này đã phân chia 4 lần sau thời gian 80 phút. Hãy tìm

a) Thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên

b) Số tế bào vi khuẩn tạo ra

Câu 6 (1,0 điểm). Kể tên một sản phẩm là ứng dụng của lên men vi sinh vật và trình bày các bước quy trình chế biến để tạo ra sản phẩm đó.


4. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Câu 1. (2.0 điểm)

a. Trong nuôi cấy liên tục, vì sao quần thể vi sinh vật có thể sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài?

b. Vì sao O2 là nguyên tố thiết yếu đối với sự sinh trưởng của nhóm vi khuẩn này nhưng lại có thể là chất độc gây chết đối với nhóm vi khuẩn khác?

Câu 2. (2.0 điểm)

Hãy cho biết: Vi khuẩn, nấm men, nấm sợi có thể sinh sản theo những hình thức nào?

Câu 3. (4.0 điểm)

a. Nêu các ứng dụng của virut. Chỉ ra những nguyên nhân làm cho virut phải kí sinh nội bào băt buộc.

b. Phân biệt chiều hướng phát triển của virut ôn hòa và virut độc.

Câu 4. (2.0 điểm)

a. Một tế bào sinh dục đực có kiểu gen XY. Nếu quá trình giảm phân xảy ra bình thường thì trên thực tế sẽ cho bao nhiêu giao tử? Viết kiểu gen của các loại giao tử.

b. Giả sử quá trình giảm phân bị rối loạn, cặp NST này không phân li trong giảm phân I, giảm phân II xảy ra bình thường. Xác định các loại giao tử được tạo ra.


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2