Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)
lượt xem 5
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)" được chia sẻ sau đây để làm quen với cấu trúc đề thi, rèn luyện và nâng cao khả năng nghị luận văn học nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kì kiểm tra sắp diễn ra. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)
Đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)
1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản:
A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) - “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.
[…] Tài năng văn học của Puskin thể hiện trên nhiều thể loại. Ngoài hơn tám trăm bài thơ trữ tình, ông còn viết tiểu thuyết bằng thơ Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin-một kiệt tác của văn học thế giới, nhiều trường ca thơ tầm cỡ (Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ…). Truyện ngắn của ông cũng rất xuất sắc (Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân…). Tác phẩm Con gái viên đại úy là một tiểu thuyết lịch sử mẫu mực. Đồng thời, Puskin còn viết nhiều vở kịch nổi tiếng.
Puskin trước hết là nhà thơ. Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đương thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa dạng của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi viết về nhũ mẫu (1), trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Tôi yêu em (1829) là một trong những bài thơ tình hay nhất của Puskin, được ví như “viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga”.
(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.165-166)
(1) Nhũ mẫu: người ở nuôi con chủ nhà bằng sữa của mình, còn gọi là vú nuôi.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin.
Câu 3. Đọc đoạn văn bản, anh/chị hiểu “Mặt trời của thi ca Nga” nghĩa là gì?
Câu 4. Thơ Puskin cùng bài thơ Tôi yêu em gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách ứng xử trong tình yêu?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu qua đoạn thơ:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr.22-23)
2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Thế mà hãy thử xem chúng ta đã đối xử với sự sống như thế nào? Trong vòng chưa đầy hai thế kỷ qua, con người đã làm thay đổi sinh thái trái đất gấp cả trăm lần nhiều tỉ năm trước đó cộng lại. Hàng triệu loài động vật, những loài góp phần bảo vệ, chuyển tải và nâng cấp sự sống đến mức hoàn hảo nhất là Con người, đã vĩnh viễn biến mất bởi chính kẻ đến sau phải mang ơn; già nửa số rừng bị chặt phá, khiến tầng O-zon, lá chắn bảo vệ sự sống, bị đục thủng để mặc sự chết chóc tung hoành; lòng đất mỗi ngày lại bị khoét rỗng thêm, trong khi biển, cái nôi của sinh tồn, thì đang thoi thóp, chết ngạt và ngộ độc từng ngày bởi đồ phế thải. Tuổi thọ của hành tinh này, dự đoán khoảng 10 tỉ năm, đủ để con người, nếu muốn, có thể chuyển sự sống sang hành tinh khác, hóa ra chả có ý nghĩa gì. Cứ đà này, con người sẽ bị diệt vong sớm hơn rất nhiều so với lập trình của Tự nhiên. Con người sẽ tử vong trước khi đóng góp được phần công đức báo ân của mình cho Vũ trụ.
(Trích Cài đặt lại Hy vọng, Tạ Duy Anh, in trong Viết&Đọc, NXB HNV, 2020, tr.18)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0,75 điểm) Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào để chứng minh cho luận điểm trong vòng chưa đầy hai thế kỷ qua, con người đã làm thay đổi sinh thái trái đất gấp cả trăm lần nhiều tỉ năm trước đó cộng lại?
Câu 3. (1,0 điểm) Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Câu 4. (0,5 điểm) Theo anh/chị, mỗi cá nhân có thể cứu sự sống của trái đất thoát khỏi diệt vong không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điều cần làm để đóng góp được phần công đức báo ân của mình cho Vũ trụ.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.44)
3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 - Trường THCS&THPT Trưng Vương
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt. Đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, lí do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. Cái cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn khao khát được vươn ra xa hơn. Thế nên rễ nó mới dài tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó mới vươn rộng và cành không ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không? Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm. mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân…
(Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu, Phi Tuyết)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên là gì?
Câu 2: Tác giả đã liệt kê những hành động nào cần làm nếu bản thân muốn trải nghiệm trong cuộc sống?
Câu 3: Em hiểu thế nào về ý kiến Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt.?
Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ), trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc trải nghiệm trong cuộc sống đối với tuổi trẻ.
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Hãy cảm nhận cùng Xuân Diệu những bước đi của thời gian qua đoạn thơ sau:
“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…”
(Trích “Vội vàng”-Xuân Diệu)
4. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 - Trường THPT Bình Chiểu
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
[1]… Tự tin và kiêu ngạo trông có vẻ giống nhau nhưng về bản chất lại trái ngược nhau hoàn toàn. Người tự tin là người có self-worth (giá trị bản thân qua mắt nhìn của chính bạn) cao và không lung lay theo gió. Người kiêu ngạo là người có self-worth thấp và hay lung lay. Người kiêu ngạo thích được chứng tỏ và khao khát sự công nhận từ người khác để tăng self-worth cho bản thân. Trong khi đó, người tự tin hiểu bản thân và không có nhu cầu chứng tỏ, thể hiện hay được công nhận từ người khác để tăng self-worth.
[2] Mục tiêu của bạn là trở thành người tự tin. Tự tin không nhất thiết là phải nói nhiều, nói luôn mồm không biết trời đất là gì. Tự tin là cảm giác thỏa mãn bên trong khi bạn biết tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn và sự kỷ luật của bản thân. Bạn biết bạn là con người chín chắn, mẫu mực, thân thiện và tích cực. Bạn biết bạn có giá trị và không cần đến cái gật đầu công nhận của người ngoài. Cảm giác này khiến bạn luôn tràn đầy năng lượng tích cực và khiến mọi người muốn ở gần bạn.
(Trích Lập trình quỹ đạo cuộc đời – Kiên Trần, Nxb Hồng Đức, tr.107-108)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả văn bản, điểm khác biệt giữa người tự tin và người kiêu ngạo là gì?
Câu 3 (1 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn [1].
Câu 4 (1 điểm): Qua đoạn trích, tác giả đã gửi gắm những thông điệp nào?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Làm thế nào để có thể luôn tự tin vào bản thân?
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ “Từ ấy” của tác giả Tố Hữu:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
(Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục, trang 44)
Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!
>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
13 CÂU TRẮC NGHIỆM VỀ SẮT -Ngô Xuân Quỳnh
1 p | 251 | 77
-
13 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên
43 p | 1176 | 49
-
Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2019-2020 có đáp án
47 p | 387 | 38
-
Bài giảng Địa lý 12 bài 13: Thực hành Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi
15 p | 381 | 33
-
Giáo án Sinh học 9 bài 13: Di truyền liên kết
6 p | 491 | 18
-
Bộ 13 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Vật lí (Có đáp án)
73 p | 62 | 8
-
Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
58 p | 210 | 8
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9
30 p | 125 | 7
-
Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 470 | 7
-
Kì thi thử đại học năm học 2010 -2011 môn toán - đề 13
4 p | 97 | 6
-
Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
62 p | 89 | 5
-
Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)
75 p | 473 | 5
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Hóa học có đáp án - Đề số 13
10 p | 42 | 4
-
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 1 năm 2018-2019 - Vòng 13
6 p | 83 | 4
-
Bộ 13 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD (Có đáp án)
70 p | 32 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 38 | 3
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
109 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn