Bộ 7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
lượt xem 3
download
Hãy tham khảo “Bộ 7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
Đề Thi Học Kì 2 Môn GDCD Lớp 6 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)
1. Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 - Trường THCS Nguyễn Hiền
I. Trắc nghiêm: (5 đ) Chọn một ý đúng cho mỗi câu sau đây.
Câu 1: Biển báo cấm được mô tả như thế nào sau đây?
A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen. B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.
C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen. D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam.
Câu 2: Biển hiệu lệnh được mô tả như thế nào?
A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen. B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.
C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen. D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam.
Câu 3: Theo em, nguyên nhân quan trọng nào là phổ biến gây ra tai nạn giao thông?
A. Phương tiện giao thông không đảm bảo. B. Mặt đường xấu, người tham gia giao thông đông.
C. Không chấp hành đúng quy định về an toàn giao thông. D. Pháp luật xử lí người vi phạm giao thông chưa nghiêm.
Câu 4: Việc học của con người là vô cùng quan trọng. Nó giúp con người tránh được hậu quả nào sau đây?
A. Làm giàu tri thức. B. Phát triển toàn diện bản thân.
C. Có hiểu biết. D. Nghèo khổ vì không biết làm ăn.
Câu 5: Hành vi nào sau đây không đúng về quyền và nghĩa vụ học tập?
A. Trẻ em khuyết tật vẫn phải học tập. B. Gia đình khó khăn nhưng học tập tốt.
C. Học để có việc làm nuôi sống bản thân. D. Lo học tập và giúp việc gia đình.
Câu 6: Trong khi làm bài kiểm tra, em thấy H sử dụng tài liệu. Em chọn cách giải quyết nào sau đây?
A. Im lặng để bạn H xem tài liệu. B. Báo với thầy, cô giáo.
C. Nói với cha mẹ của H. D. Khuyên bạn không xem nữa.
Câu 7: A đỗ lỗi và nghi B lấy cắp cây bút của A, A đã xâm phạm tội nào sau đây ?
A. Xâm phạm về tính mạng. B. Xâm phạm về thân thể, sức khoẻ.
C. Xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. D. Xâm phạm về tính mạng, thân thể.
Câu 8: Tình huống A đánh B rách ở tay chảy máu, A đã xâm phạm tội nào sau đây ?
A. Xâm phạm về tính mạng. B. Xâm phạm về thân thể, sức khoẻ.
C. Xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. D. Xâm phạm về tính mạng, thân thể.
Câu 9: H là học sinh lớp 6. Hằng ngày, H thường đi bộ đến trường trên con đường vắng vẻ. Một hôm H gặp nhóm bạn trai trêu chọc, giật tóc H. H chọn cách giải quyết nào sau đây?
A. H mắng và cãi nhau với đám con trai. B. H sợ hãi không dám đi học nữa.
C. H không có phản ứng và không báo cho cha mẹ biết. D. H phản đối và báo cho cha mẹ biết
Câu 10: A và B học cùng lớp ngồi gần nhau. Một hôm A và B cãi nhau, A rũ anh trai tên C đánh B. Nếu em là B có cách giải quyết nào sau đây ?
A. Im lặng và chấp nhận chịu đòn của C. B. Xin lỗi A, xin anh C tha cho và im lặng.
C. Chửi lại và rủ người đánh lại với A và C. D. Báo cho cha mẹ, thầy cô về hành vi của C.
Câu 11: Hành vi nào sau đây xâm phạm về tính mạng người khác?
A. Bắt trẻ em làm việc độc hại, nguy hiểm. B. Chữa bệnh bằng bùa, phép gây chết người.
C. Đánh bạn sưng đầu, rách da ở tay chảy máu. D. Chửi mắng, vu khống bạn học cùng lớp.
Câu 12: Hành vi nào sau đây không xâm phạm về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm người khác?
A. Truy bắt kẻ cướp làm cho tên cướp nhảy qua hàng rào gãy chân.
B. Khám xét cặp xách của bạn cùng lớp.
C. Đe dọa đánh bạn trên đường từ trường về nhà.
D. Tố cáo hành vi sử dụng tài liệu khi kiểm tra.
Câu 13: Nếu tình cờ em phát hiện có người đột nhập vào nhà bác hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách xử lý nào sau đây?
A. Lờ đi coi như không thấy để tránh rắc rối. B. Nhanh chóng báo cho cha mẹ hoặc người lớn biết.
C. Chạy sang để bắt quả tang kẻ đột nhập. D. La to để kẻ đột nhập sợ hãi mà bỏ chạy.
Câu 14: Quần áo của nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm. Em muốn lấy về nhưng không có người ở nhà. Em chọn cách giải quyết nào sau đây?
A. Dùng cây, gậy đứng ở nhà khèo để lấy về. B. Nhảy rào qua nhà bên để lấy về.
C. Chờ có người về, xin phép qua lấy về. D. Chấp nhận bỏ luôn chẳng cần thiết nữa.
Câu 15: Để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân, chúng ta Không có thái độ, việc làm nào sau đây?
A. Tự ý vào chỗ ở của người khác. B. Có ý thức giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình.
C. Không xâm phạm chỗ ở của người khác. D. Vào chỗ ở người khác khi họ đồng ý.
II. Tự luận: (5 đ)
Câu 1: (2 đ) Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?
Câu 2: (3 đ) Một buổi chiều, A đang ngồi học bài một mình ở nhà. A thấy có hai thanh niên lạ mặt đến bảo A mở cổng để vào nhà kiểm tra điện. Trong trường hợp này:
- Theo em, A có mở cửa cho hai thanh niên vào không?
- Nếu em là A, em có cách xử lý nào là tốt nhất?
- Pháp luật quy định công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như thế nào?
2. Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 - Trường THCS Quang Trung
I. TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đầu câu đúng nhất. (Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)Công dân có quyền học tập không hạn chế tức là:
A. Học bất kì trường nào. B. Học đến bất kì lúc nào mình không muốn học nữa.
C. Học không phải đóng học phí. D. Học lớp nào mà mình thích.
Câu 2: (0,5 điểm) Công dân Việt Nam, phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học là:
A. Ai cũng phải đi học. B. Học có giới hạn. C. Học hết lớp năm. D. Học suốt đời.
Câu 3: (0,5 điểm) Điền tiếp vào câu UNESSCO “Trẻ em hôm nay………” sao cho phù hợp.
A. Thế giới tương lai. B. Tương lai trái đất. C. Thế giới ngày mai. D. Nhân loại ngày mai.
Câu 4: (0,5 điểm) Công ước LHQ quyền trẻ em gồm có:
A. 2 nhóm quyền. B. 3 nhóm quyền. C. 4 nhóm quyền. D. 5 nhóm quyền.
Câu 5: (0,5 điểm) Hành vi xâm phạm đến thân thể của người khác là:
A. Chạy xe đụng phải người đi đường rồi bỏ đi. B. Tỏ thái độ không đồng ý vì bạn trêu chọc quá mức.
C. Vu oan cho người khác để trả thù. D. Đổ rác bừa bãi.
Câu 6:(0,5 điểm) Việc làm không thực hiện quyền trẻ em:
A. Tổ chức tiêm phòng cho trẻ em. B. Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến.
C. Được chăm sóc sức khỏe. D. Đánh đập trẻ em.
II/ TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 1: Là công dân nhỏ tuổi của nước CHXHCH Việt Nam em phải có bổn phận gì? (1 điểm)
Câu 2: Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Cho 3 ví dụ vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân. (2 điểm)
Câu 3: Pháp luật nước ta quy định về học tập như thế nào? (2 điểm)
Câu 4: Tình huống:(2 điểm) Bà Năm thiếu nợ nhiều người nên đã bỏ trốn, các chủ nợ đến đòi nợ nhiều lần nhưng không được. Tức giận, họ đã chặn đường hành hung anh An, con trai bà Năm, và còn vào cơ quan anh An sinh sự chửi bới anh thậm tệ nhằm làm nhục anh. Hãy cho biết hành động của bà Năm và các chủ nợ đúng hay sai và họ có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì vi phạm tội gì?
3. Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 - Trường THCS Tô Hiến Thành
Câu 1. Hình tròn viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen thuộc loại biển báo nào?
A. Biển báo cấm. B. Biển báo nguy hiểm. C. Biển hiệu lệnh. D. Biển chỉ dẫn.
Câu 2. Trẻ em bao nhiêu tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3?
A. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. D. Từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là?
A. Uống rượu bia khi tham gia giao thông. B. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
C. Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông. D. Tất cả đều đúng.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông?
A. Thả trâu, bò trên đường quốc lộ B. Đi xe đạp vào phần đường dành cho xe cơ giới
C. Đá bóng dưới lòng đường D. Đi bộ sang đường theo vạch quy định
Câu 5. Mục đích học tập của học sinh là ...... học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình, xã hội. Điền vào dấu chấm (....)
A. phương pháp B. cách thức C. nỗ lực D. kiên trì
Câu 6. Việc học của con người là vô cùng quan trọng, nó giúp con người tránh được những hệ quả nào sau đây?
A. Làm giàu tri thức B. Có hiểu biết C. Phát triển toàn diện cá nhân D. Nghèo khổ vì không biết làm ăn
Câu 7. Bạn M thường trốn học để đi chơi, nên mẹ thường đưa đi học và ngồi chờ đến khi tan học đón về, nếu không bạn lại đi chơi. Em có nhận xét gì về bạn M?
A. M là người có ý thức học tập. B. M là người chưa có ý thức học tập.
C. N là người lười biếng. D. N là người vô ý thức.
Câu 8. Trong hệ thống giáo dục nước ta, bậc học nào là bậc học nền tảng?
A. Mầm non B. Tiểu học C. Trung học cơ sở D. Trung học phổ thông
Câu 9. Hoạt động nào thể hiện học sinh không có mục đích học tập?
A. Học bài cũ và soạn bài mới. B. Học tiếng anh thông qua bài hát và phim.
C. Bỏ học đi chơi điện tử. D. Nhờ bạn giảng bài khó.
Câu 10. Trẻ em trong độ tuổi nào bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục Tiểu học?
A. Từ 6 đến 14 tuổi B. Từ 6 đến 15 tuổi C. Từ 7 đến 14 tuổi D. Từ 7 đến 15 tuổi
Câu 11. Nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là… tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. Trong dấu “…” đó là?
A. Tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. B. Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.
C. Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức. D. Chăm ngoan, học giỏi.
Câu 12. Học sinh chăm ngoan, học giỏi, xác định đúng đắn được mục đích học tập sẽ giúp ích được cho những ai?
A. Bản thân. B. Gia đình. C. Xã hội. D. Tất cả đều đúng.
Câu 13. Việc mở mang hệ thống trường lớp, trách nhiệm thuộc về ai?
A. Cá nhân B. Nhà trường C. Gia đình D. Nhà nước
Câu 14. Ý nào không thể hiện tính nhân đạo của chính sách và pháp luật của Nhà nước khi thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh:
A. Thực hiện công bằng trong giáo dục
B. Quan tâm, giúp đỡ trẻ em là con em gia đình thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
C. Xử phạt thật nghiêm những học sinh vi phạm nội quy, quy chế học tập
D. Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi.
Câu 15. Quyền xâm phạm vào chỗ ở là một trong những quyền .... của công dân được quy định trong Hiến Pháp của nước ta.
A. Thực chất B. Bản chất C. Cơ bản D. Cơ sở
Câu 16. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp ..... cho phép
A. Cảnh sát B. Công an C. Tòa án D. Pháp luật
Câu 17. Hành vi nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
A. Tự ý xông vào nhà người khác. B. Xông vào nhà hàng xóm tìm con gà bị mất.
C. Bắt đối tượng truy nã đang lẩn trốn tại đó. D. Công an xã tự ý khám xét nhà người dân.
Câu 18. Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt hình thức nào?
A. Phạt cảnh cáo. B. Cải tạo không giam giữ. C. Phạt tù. D. Tất cả đều đúng
Câu 19. A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động đó vi phạm quyền nào sau đây?
A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
D. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 20. Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
A. Từ 3 tháng đến 1 năm. B. Từ 2 tháng đến 1 năm. C. Từ 5 tháng đến 2 năm. D. Từ 7 tháng đến 2 năm.
Câu 21. Ý nào dưới đây đúng?
A. Chỉ có thể vào nhà người khác nếu được chủ nhà đồng ý hoặc được pháp luật cho phép.
B. Nếu là bạn thân nhau thì có thể vào nhà nhau lúc nào cũng được.
C. Nếu là công an thì bất cứ lúc nào cũng có thể vào nhà dân
D. Mọi việc khám xét chỗ ở của người khác đều là vi phạm pháp luật.
Câu 22. Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:
A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ
B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền
C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới vào nhà họ
D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng
Câu 23. Cơ quan nào thực hiện việc khám xét chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật?
A. Công an B. Trưởng thôn C. Tòa án D. Hàng xóm
Câu 24. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác được quy định tại điều nào, hiến pháp năm nào?
A. Điều 19, Hiến pháp 2011. B. Điều 20, Hiến pháp 2011.
C. Điều 21, Hiến pháp 2013. D. Điều 22, Hiến pháp 2013.
Câu 25. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về .... Việc bắt giữ người phải đúng quy định của pháp luật
A. Thân thể B. Danh dự C. Nhân phẩm D. Lương tâm
Câu 26. Chửi mắng người khác một cách thậm tệ đã xâm phạm đến:
A. Tính mạng, thân thể sức khỏe B. Nhân phẩm, danh dự C. Thân thể D. Sức khỏe
Câu 27. Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Tự ý bắt người và giam giữ người vì lí do không chính đáng.
B. Tự ý bắt người và giam giữ người trái pháp luật.
C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.
D. Bắt giữ người do nghi ngờ.
Câu 28. Không ai được bắt giam người tùy tiện trừ có quyết định của:
A.Viện kiểm sát B. Công an C.Tòa án D. Viện kiểm sát, Tòa án
Câu 29. Tình huống nào vi phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
A. An bị tàn tật bẩm sinh, bị liệt 2 chân, ngày ngày đến trường trên chiếc xe lăn, An được các bạn giúp đỡ hết lòng, hỗ trợ đi lại cầu thang nếu lớp học trên tầng, cùng nhau chơi đùa trong giờ ra chơi để An đỡ buồn.
B. Bố mẹ B li dị, sau đó mẹ B đã đi bước nữa. Từ đó B bị mọi người xa lánh, hàng xóm không cho B chơi với con của họ vì họ bảo rằng B có người mẹ không tốt.
C. N để tiền học trong balo. Trong tiết thể dục, cả lớp ra sân học duy chỉ có bạn G bị ốm ở trong lớp. Hết tiết thể dục vào lớp N phát hiện ra bị mất tiền. N đã trình báo lên cô giáo và cô đã tiến hành kiểm tra tất cả các bạn trong lớp để tránh hiểu lầm cho G.
D. H đang đi đường thấy một bà cụ bị ngã, H đã chạy đến đỡ bà cụ dậy và dắt bà về đến nhà để đảm bảo rằng bà không bị ngã trên đường về nhà nữa.
Câu 30. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được ghi nhận tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013?
A. Điều 20. B. Điều 21. C. Điều 22. D. Điều 23.
Câu 31. Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?
A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi. B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.
C. Bắt người theo quy định của Tòa án. D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.
Câu 32. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là:
A. Không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
B. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật.
C. Không ai có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
D. Không tổ chức nào có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
Câu 33. Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là?
A. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân. B. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ.
C. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân. D. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân.
Câu 34. Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của mình em sẽ làm gì?
A. Quát bạn thật to cho cả lớp biết tính xấu của bạn.
B. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vi xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân.
C. Nói với cô giáo để cô xử lý.
D. Không chơi với bạn nữa.
Câu 35. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được nêu tại điều nào và hiến pháp năm nào?
A. Điều 21, Hiến pháp 2013. B. Điều 22, Hiến pháp 2013.
C. Điều 23, Hiến pháp 2013. D. Điều 24, Hiến pháp 2013.
Câu 36. Nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị phạt bao nhiêu?
A. 1 - 1,5 triệu đồng B. 1 - 2 triệu đồng C. 500 - 1 triệu đồng D. Không bị phạt
Câu 37. Mức phạt cao nhất khi đọc trộm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là bao lâu?
A. 01 năm tù B. 03 năm tù C. Cảnh cáo D. Trung thân
Câu 38. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Chuyển giúp thư cho nhà hàng xóm. B. Xem thư của bạn sau đó dán lại như cũ
C. Nhặt được thư đem chuyển cho địa chỉ ghi trên thư. D. Nghe điện thoại của người khác khi được nhờ.
Câu 39. Ý kiến nào sau đây đúng với việc đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín:
A. Thư của người thân được mở ra xem
B. Thư nhặt được thì được phép xem
C. Đã là vợ chồng thì được phép xem thư của nhau
D. Người có thẩm quyền được kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra
Câu 40. Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín?
A. Tin nhắn điện thoại B. Email C. Bưu phẩm D. Sổ tay ghi chép
4. Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 - Trường THCS Trần Quốc Toản
Câu 1. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông?
A. Không đội mũ bảo hiểm. B. Đi xe vượt quá tốc độ.
C. Đi đúng phần đường. D. Uống rượu bia khi lái xe.
Câu 2. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen là biển báo:
A. biển báo nguy hiểm. B. biển hiệu lệnh. C. biển báo cấm. D. biển chỉ dẫn.
Câu 3. Điều nào sau đây không thể hiện quyền được học tập của công dân?
A. Học từ bậc mầm non đến sau đại học. B. Học bằng nhiều hình thức và học suốt đời.
C. Học không hạn chế, học bất kỳ ngành nghề nào thích hợp. D. Học hết cấp tiểu học là đủ.
Câu 4. Quy định nào dưới đây không dành cho người đi bộ?
A. Đi trên hè phố, lề đường. B. Qua đường ở nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
C. Đi trên lề đường. D. Không lạng lách đánh võng.
Câu 5. Theo em việc làm sau đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Đọc trộm tin nhắn của bạn vì thấy hay. B. Bạn cho phép em đọc thư của bạn.
C. Lấy cắp thư của bạn rồi cho người khác xem. D. Điện thoại của bố mẹ cũng như của mình nghe thoải mái.
Câu 6. An là bạn thân của Bảo, do thích đọc truyện Conan nên Bảo hay sang nhà An mượn, có lần nhà An không có ai ở nhà, Bảo tự ý mở cửa lên phòng của An trả cuốn truyện và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động đó vi phạm quyền nào sau đây?
A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
D. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 7. Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? (1,0 điểm)
Câu 8. Đối với mỗi người, việc học tập quan trọng như thế nào? (1,5 điểm)
Câu 9. Vì sao phải thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông? (1,5điểm)
Câu 10. Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? (1,0 điểm)
Câu 11. Bài tập tình huống: (2,0 điểm)
Nhà Bình ở cạnh nhà Hải. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Bình đă chửi Hải và rủ anh trai đánh Hải.
Hỏi: a – Em có nhận xét gì về hành vi của Bình?
b – Nếu là Bạn của Bình em sẽ nói gì với Bình?
Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!
>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
51 p | 245 | 38
-
Bộ 15 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án
62 p | 292 | 28
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án
22 p | 119 | 15
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 564 | 12
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
45 p | 526 | 11
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 (có đáp án)
30 p | 69 | 9
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 74 | 9
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
48 p | 150 | 8
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
49 p | 84 | 7
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
47 p | 128 | 7
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2021 (Có đáp án)
38 p | 468 | 6
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 507 | 5
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2021 (Có đáp án)
41 p | 455 | 4
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
40 p | 516 | 4
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
28 p | 33 | 4
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
30 p | 214 | 4
-
Bộ 7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
30 p | 43 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn