intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

507
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi học kì 2 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Đề Thi Học Kì 2 Môn Sinh Học Lớp 9 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)

1. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Hoạt động nào sau đây của con người làm xói mòn và thoái hóa đất?

A. Hái lượm.             B. Đốt rừng.              C. Săn bắt động vật hoang dã.              D. Trồng cây.

Câu 2: Sử dụng nguồn năng lượng nào không gây hại cho môi trường?

A. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió.                                B. Năng lượng khí đốt, dầu mỏ than đá.

C. Năng lượng hạt nhân nguyên tử.                                        D. Năng lượng hóa học.

Câu 3: Xét chuỗi thức ăn: Cỏ → chuột → rắn hổ mang → diều hâu. Trong đó, sinh vật tiêu thụ là

A. cỏ, chuột, rắn hổ mang, diều hâu.                                        B. chuột, rắn hổ mang, diều hâu.

C. cỏ, đại bàng.                                                                         D. cỏ.

Câu 4: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?

A. Số lượng các loài trong quần xã.

B. Thành phần loài trong quần xã.

C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã.

D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã.

Câu 5: Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?

A. Xây dựng công viên cây xanh.                                           B. Sử dụng nguồn năng lượng gió.

C. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt.                                   D. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.

Câu 6: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật?

A. Tập hợp các cây sống trong một khu rừng.

B. Cá rô phi sống trong một cái ao.

C. Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau.

D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

Câu 7: Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt gọi là

A. tài nguyên tái sinh.                                                         B. tài nguyên không tái sinh.

C. tài nguyên sinh vật.                                                        D. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

Câu 8: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi không mong muốn các tính chất nào của môi trường?

A. Vật lí, hóa học, sinh học.                                                         B. Vật lí, sinh học, toán học.

C. Vật lí, hóa học, toán học.                                                         D. Vật lí, địa lí.

Câu 9: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất?

A. Than đá.               B. Dầu mỏ.               C. Gió.               D. Khí đốt.

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Đốt rừng gây mất cân bằng sinh thái.

B. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh giúp hạn chế ô nhiễm môi trường.

C. Trồng rừng tạo nơi ở cho nhiều loài sinh vật.

D. Rừng là tài nguyên tái sinh nên có thể khai thác bừa bãi.

Câu 11: Nhận định nào sau đây sai về tài nguyên nước?

A. Tài nguyên nước nếu không được sử dụng hợp lí sẽ bị ô nhiễm và cạn kiệt.

B. Tài nguyên nước thuộc dạng tài nguyên tái sinh nên sẽ không bị cạn kiệt.

C. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước.

D. Trồng rừng có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

1. Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra nhiều bệnh cho con người và sinh vật.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu do núi lửa phun nham thạch.

3. Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử… và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.

4. Nhiều hoạt động của con người đã tác động đến môi trường tự nhiên gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 1.                             B. 2.                             C. 3.                             D. 4.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,5 điểm)

a. Cho biết quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong một hệ sinh thái như sau: cỏ là nguồn thức ăn của bọ rùa, châu chấu và gà; ếch sử dụng bọ rùa và châu chấu làm thức ăn; châu chấu là thức ăn của gà và rắn; ếch là thức ăn của rắn và cáo sử dụng gà làm thức ăn.

Hãy vẽ một lưới thức ăn từ mối quan hệ dinh dưỡng của các loài.

b. Hãy sắp xếp các sinh vật trong hệ sinh thái trên theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.

Câu 2. (2,5 điểm)

Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Câu 3. (2,0 điểm)

Tài nguyên thiên nhiên là gì? Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên?


2. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 - Trường PTDTBT THCS Trà Thanh

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

          Hãy chọn đáp án đúng trong những ý sau (2 điểm)

Câu 1. Chuỗi thức ăn là một dãy các sinh vật có quan hệ với nhau về

A. nguồn gốc.                 B. dinh dưỡng.                 C. hợp tác.                      D. cạnh tranh

Câu 2. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu

A. các thành phần vô sinh, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

B. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.

C. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

D. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Đốt rừng gây mất cân bằng sinh thái.

B. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh giúp hạn chế ô nhiễm môi trường.

C. Trồng rừng tạo nơi ở cho nhiều loài sinh vật.

D. Rừng là tài nguyên tái sinh nên có thể khai thác bừa bãi.

Câu 4. Năm sinh vật: Trăn, Cỏ, Châu chấu, Gà rừng và Vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau đây?

A. Cỏ → Châu chấu → Trăn → Gà rừng → Vi khuẩn.

B. Cỏ → Châu chấu → Vi khuẩn → Gà rừng → Trăn.

C. Cỏ → trăn → châu chấu → gà rừng → vi khuẩn.

D. Cỏ → Châu chấu → Gà rừng → Trăn → vi khuẩn.

Câu 5: Hãy ghép các thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp (2 điểm)

Các giải pháp

Hiệu quả

   1. Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây, gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất

  a. Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng

   2. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh

   b. Góp phần đem lại lợi ích kinh tế cao

   3. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí

   c. Hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt, tạo môi trường cho nhiều loài sinh vật và tăng mức độ đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu,…

   4. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao

   d. Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh các vùng đất bị hoang hóa. Bón phân hợp vệ sinh là phân hữu cơ đã được xử lí kĩ thuật, không mang mầm bệnh truyền cho người và động vật

 

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 6 (2 điểm): Hãy phân loại các tài nguyên: đất, quặng sắt, gió, nước, dầu lửa, thủy triều, sinh vật, suối nước nóng vào đúng dạng tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

Câu 7 (2 điểm):

          - Theo em, tài nguyên rừng là tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao?

          - Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là sử dụng như thế nào?

Câu 8 (2 điểm):     

          a) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường (1 điểm) 

          b) Có ý kiến cho rằng “Mất rừng là mất nhiều nguồn tài nguyên sinh vật quí giá, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, …”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy nêu ý kiến của cá nhân. (1 điểm)


3. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Phấn Mễ I

I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu tương ứng:

1. Các loài giun sán kí sinh sống trong môi trường nào sau đây:

A. Môi trường trong đất                    B. Môi trường trong nước

C. Môi trường sinh vật                      D. Môi trường mặt đất, không khí

2. Con người đã sử dụng mối quan hệ nào sau đây giữa sinh vật với sinh vật để trừ sâu hại?

A. Cạnh tranh                                      B. Kí sinh

C. Hội sinh                                        D. Cộng sinh

3. Người ta chia động vật thành 2 nhóm thích nghi với cường độ chiếu sáng khác nhau:

A. Động vật Ưa sáng- Ưa tối                        B. Động vật Chịu bóng- Chịu sáng   

C. Động vật Ban ngày- Ban đêm                  D. Động vật Hằng nhiệt- Biến nhiệt

4. Biện pháp lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy có tác dụng hạn chế?

A. Ô nhiễm nguồn nước                                B. Ô nhiễm chất phóng xạ

C. Ô nhiễm tiếng ồn                                       D. Ô nhiễm không khí

Câu 2 (1 điểm):  Điềm từ thích hợp vào chỗ chấm

     - Bảo vệ các khu rừng hiện có kết hợp với trồng cây gây rừng  là biện pháp rất quan trọng nhằm ............(1) và khôi phục môi trường đang bị ..............(2)

     -  Mỗi chúng ta đều có ..........(3) trong việc gìn giữ và cải tạo .........(4)

II. TỰ LUẬN: ( 8 điểm)

Câu 3 (3 đ): Quần thể sinh vật là gì? Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào? Phân biệt quần xã và quần thể?

Câu 4 (2đ): Giả sử có 1 quần xã sinh vật gồm các loài sau: cỏ, thỏ, dê, sâu hại  thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật, chim sâu.

a) Hãy viết  ra 4 chuỗi thức ăn ở quần xã.

b) Vẽ lưới thức ăn, chỉ rõ: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

Câu 5 (2 điểm):

Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào? Cho ví dụ. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?


4. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Quang Trung

Trắc nghiệm (3 điểm)

I. Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng nhất.

Câu 1: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là

A. Đất, nước, trên mặt đất – không khí .                     B. Đất, trên mặt đất, không khí.

C. Đất, nước, sinh vật.                                                 D. Đất, nước, trên mặt đất – không khí, sinh vật

Câu 2: Cá rô phi Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ của nước từ 50C  đến 420C và phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ của nước là 300C . Khoảng nhiệt độ của nước từ 50C  đến 420C được gọi là

A. Giới hạn chịu đựng đối với nhân tố sinh thái của cá rô phi.       B. Giới hạn trên của cá rô phi

C. Nhiệt độ sinh trưởng đối với cá rô phi                                        D. Nhiệt độ hữu hiệu của cá rô phi.

Câu 3: Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người và không có ở những quần thể sinh vật khác là

A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hóa                           B. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế

C. Pháp luật, kinh tế, văn hóa, hôn nhân, giáo dục          D. Tử vong, văn hóa, giáo dục, sinh sản

Câu 4: Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, biện pháp cần làm là

A. Không lạm dụng thuốc trừ sâu và các chất hóa học khác trên đồng ruộng

B. Tăng cường bón thật nhiều phân bón hóa học cho cây trồng

C. Dùng nhiều thuốc diệt cỏ để phòng trừ cỏ dại

D. Dùng thật nhiều thuốc kích thích tăng trưởng để giúp cây nhanh lớn

II. Sắp xếp các mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài tương ứng với từng mối quan hệ                                        

Các mối quan hệ khác loài

Các quan hệ giữa các sinh vật

Trả lời

1. Cộng sinh                                  

2. Hội sinh 

3. Cạnh tranh

4. Kí sinh

a. Giun đũa sống trong ruột người

b. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu

c. Cá ép bám vào rùa biển để được đi xa

d. Trâu và bò cùng sống trên một đồng cỏ

1………

2………

3………

4……….

Tự luận (7 điểm)

Câu 1: (1,5đ)  Thế nào là quần thể sinh vật? Lấy ví dụ.

Câu 2: (2,5đ)  Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Là một học sinh, em làm gì để góp phần hạn chế gây ô nhiễm môi trường?

Câu 3: (1,5đ)  Viết sơ đồ một chuỗi thức ăn gồm 5 mắt xích. Hãy chỉ rõ các thành phần trong chuỗi thức ăn đó.

Câu 4: (1,5đ)

- Vì sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa?

- Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có kiểu gen dị hợp Aa chiếm 100%. Hãy cho biết tỉ lệ phần trăm thể đồng hợp lặn ở thế hệ con lai thứ 3.

 


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2